Pages

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

NHÌN NGƯỜI TA NHƯ CÂY CỐI ĐANG BƯỚC ĐI—




Mác 8:22-26, “Jêsus và môn đồ đến Bết-sai-đa. Người ta đem cho Ngài một người mù, nài xin Ngài rờ đến người. Ngài bèn nắm tay người mù, dắt ra ngoài làng, nhổ nước miếng trên mắt người, đặt tay trên người, rồi hỏi rằng: “Có thấy chi không?” Người mù ngó lên mà thưa rằng: “Tôi thấy người ta, và nhìn họ đi giống như cây.”  Ngài lại đặt tay trên mắt người; người nhìn chăm thì được hoàn nguyên, thấy rõ ràng cả thảy.  Ngài bèn bảo người về nhà, mà rằng: “Đừng trở vào làng.”
Trong sách Công Vụ 26:18, Phao-lô có lặp lại lời Chúa phán về sứ vụ của ông đối với dân ngoại bang vô tín—“để mở mắt họ, khiến họ xây khỏi tối tăm mà hướng về sự sáng, khỏi quyền bính của Sa-tan mà hướng về Đức Chúa Trời..”. Nói chung, trước khi tin Chúa, chúng ta hoàn toàn đui mù thuộc linh. Sau khi tiếp nhận Chúa vào đời sống mình, mắt thuộc linh chúng ta đã được sáng ra.

VƯƠNG QUỐC THẾ GIỚI TRỞ THÀNH VƯƠNG QUỐC ĐẤNG CHRIST—




Đỉnh cao thế giới tốt như vàng,
Dập vùi sa bại thành bạc trắng,
Đồng đỏ mạo vàng tồi tệ nặng,
Độc tài, hiểm ác ấy sắt già.
Mười ngón chơn sắt đất sét pha,
Christ giáng xuống như hòn đá bén,
Đế quốc tan tành đầy hổ thẹn!
Đá hóa thành núi tràn địa cầu,
Là ngày vương quốc Christ khởi đầu:
Đá sống dự phần quyền tể trị,
Thánh đồ vàng cũng có ngôi vị,
Môn đồ bạc năm thành cao sang,
Sứ đồ ngọc bên Chúa huy hoàng;
Chén nước lạnh không mất phần thưởng,
Bán mọi sự đời đời thịnh vượng.
Trong vương quốc ngọc mười hai loài,
Là thiên dân trung tín xưa nay,
Thân bụi đất trải bao luyện lọc,
Lửa đốt nung, sức ép cùng tột,
Chất thiên nhiên chuyển hóa thạch anh,
Đủ màu sắc, kích cở trọn lành,
Là công dân nước trời trên đất,
Phải chăng bạn dự phần chu tất,
Bao rơm rạ, gỗ mục, cỏ khô,
Được cứu vương quốc chẳng được vô.
Minh Khải –8-8-2015



Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

SỰ PHẤN ĐẤU TRONG NẾP SỐNG PHỤC VỤ CỦA CHÚNG TA LÀ MỘT NHÂN TÍNH ĐƯỢC NÂNG CAO VỚI SỰ ỦY THÁC (2)




QUA Ý MUỐN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Paul đã được kêu gọi qua ý muốn Đức Chúa Trời. Ông là một “sứ đồ được kêu gọi”. Thật dịu ngọt vì Paul đã được kêu gọi qua ý muốn Đức Chúa Trời! Sự phong phú bao la của ý muốn Đức Chúa Trời rất chủ quan đối với ông. Điều Đức Chúa Trời là, điều Đức Chúa Trời ao ước, điều Ngài mong đợi, điều Ngài muốn hoàn thành, điều Ngài đang thực hiện ngày nay, tất cả những điều này đều có liên hệ đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Đối với Paul, tất cả những điều này đều rất chủ quan. Ông đã tiếp nhận, dự phần vào, vui hưởng và sống trong ý muốn của Đức Chúa Trời. Điều này không dễ. Khi phục vụ, chúng ta thường nói: “Tôi không thể là được, nhưng Đức Chúa Trời có thể!” Điều đó đúng hay không? Nói như vậy vẫn làm cho điều đó trở nên một điều thuộc linh phải làm. Có thể Đức Chúa Trời thậm chí không quan tâm đến điều đó. Chúng ta nghĩ: “Tôi có năm người bạn. Tôi phải làm một điều gì đó để có được họ!” Đức Chúa Trời có thể nói: “hãy quên điều đó đi” Chúng ta may mắn nói: “Chúa ơi, tôi không thể làm điều đó, nhưng Ngài có thể” Phải, Đức Chúa Trời có thể, nhưng có lẽ Ngài muốn. Chúng ta luôn luôn tập trung vào một điều phải làm, nhưng chúng ta không vì chính Đức Chúa Trời.

NHÂN TÍNH ĐƯỢC NÂNG CAO VỚI THẦN TÍNH CỦA SỨ ĐỒ PAUL TRONG 1 CONRINTH (2)




SỰ PHẤN ĐẤU TRONG NẾP SỐNG PHỤC VỤ
CỦA CHÚNG TA LÀ MỘT NHÂN TÍNH
ĐƯỢC NÂNG CAO VỚI SỰ ỦY THÁC (1)

Lời giới thiệu
Ngay từ đầu chúng ta cần được nhắc nhở rằng đây là sự huấn luyện về sự phục vụ . Tại sao chúng ta ở đây? Vì chúng ta có sự ao ước phục vụ Chúa. Chúng ta hi vọng rằng sau tuần này toàn bộ cái nhìn của chúng ta về nếp sống phục vụ sẽ trở nên rất khác. Sách 1 Corinth chỉ tỏ rằng nếp sống phục vụ là một nếp sống tranh đấu. Điều đó giống như các bậc cha mẹ dưỡng dục con cái của họ. Dưỡng dục một đứa trẻ là một sự tranh đấu, vì không người cha người mẹ nào biết cách. Không ai có thể nói: “Tôi biết cách dưỡng dục con cái mình. Tôi có thể làm được. Tôi có bí quyết”. Ngay cả một tiến sĩ giáo dục cũng chỉ có thể giúp đỡ anh em về mặt lý thuyết. Cha mẹ không dưỡng dục con cái theo lý thuyết. Họ chỉ có thể dưỡng dục con cái bằng cách tranh đấu. Để phục vụ trong nếp sống hội thánh, chúng ta phải học cách tranh đấu. Nếp sống phục vụ là một nếp sống tranh đấu.

“CHÚA DÂNG MẠNG VÀNG VÌ TÔI!”




“Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã thương yêu tôi và phó chính mình vì tôi” (Galati 2:20b).
-
Lời tôi kinh ngạc, Chúa ơi:
“Chúa dâng thân báu cứu tôi lạ lùng”;
Tôi thì nổi loạn, buông lung,
Ô dơ, hư hoại vô cùng bẩn hôi;
Treo mình cây gỗ hổ ngươi,
Gánh thay tội lỗi cứu tôi an lành.

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Ý NGHĨA CỦA SỰ CẦU NGUYỆN-




Lời cầu nguyện giống mùi hương thơm nồng,
Trình Thiên Chúa mọi nan giải đau lòng,
Hơi Linh nhen nhúm xông lên hương vị,
Cánh niềm tin chuyển đến Chúa hiểu thông.
-
Lời cầu nguyện giống hương cây ân hồng,
Dường hoa kiên nhẫn, yêu thương thật lòng,
Đựng trong chén vàng hương hoa thơm ngát,
Chúa thở hơi thánh đến màn bên trong.

ƯỚC MONG LỚN LÊN TRONG CHÚA—





Ban thêm thánh khiết cho tôi,
Cho tâm linh được ngọt bùi,
Thêm buồn tội phạm thường nhật,
Tin cậy Chúa không đổi dời.
Chúa chăm sóc cảm biết vui,
Lâm đau khổ kiên nhẫn rồi,
Ban thêm vui mừng hầu việc,
Cầu nguyện tự do liên hồi.

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

ĐỨC CHÚA TRỜI CỦA SỰ AN ỦI— -





Vào ngày trải qua trũng sâu u buồn,
Lệ tuôn lả chả, hoạn nạn vật vả,
Đấng An Ủi đi cùng mọi nơi cả,
Nâng vực, dắt đưa đời tôi nào ngơi.

Đất cần ánh sáng, mưa đổ liên hồi,
Vui vẻ, đau buồn cho hồn được tốt,
Thử thách gay gắt trong lửa nóng nhất,
Chất pha vàng ròng tiêu sạch sâu xa.

VƯƠNG TỬ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI—






Cha tôi giàu có khôn lường,
Nào nhà, nào đất, kim cương, bạc vàng,
Kho vàng, đá quý vô vàn,
Cha là Chủ Tể trần hoàn mọi nơi.

Con Cha, Cứu Chúa loài người,
Con Người lưu lạc, cuộc đời nghèo thay,
Hôm nay biện hộ bên ngai,
Cho dân mình sống chờ ngày hồi lai.

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

CHÚA LÀ TIÊN TRI, THƯỢNG TẾ, QUÂN VƯƠNG—




Tiên tri từ Đức Chúa Trời,
Chúa ơi, Ngài đến giảng lời phân minh,
Môi-se kế hoạch tường trình,
Chúng tôi am hiểu thật tinh ý Ngài.
Giô- na như Chúa đến đây,
Trải qua sự chết ba ngày phục sinh,
Nhưng qua dấu hiệu đinh ninh,
Chúng tôi tin Chúa, được sinh lại rồi.

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

QUYỀN LỰC CỦA SỰ CHẾT--




1 Cor. 15: 45, 54-56 “A-đam sau hết lại nên linh ban sự sống-“Sự chết đã bị sự đắc thắng nuốt mất”. “Ớ sự chết, sự đắc thắng của mầy ở đâu? Ớ sự chết, cái nọc của mầy ở đâu?” Cái nọc của sự chết là tội lỗi, quyền lực của tội lỗi là luật pháp.  Nhưng tạ ơn Đức Chúa Trời, Ngài ban cho chúng ta sự đắc thắng bởi Chúa chúng ta là Jêsus Christ”.
Heboro 2:14, “hầu cho nhờ sự chết mà Ngài có thể diệt trừ (phế thải) kẻ cầm quyền sự chết là ma quỉ”.
Theo tiếng Hi lạp, từ ngữ “sự chết” là θανάτος, tiếng Pháp là: la mort; tiếng Anh là: the Death; tiếng Hoa là: 死亡 = tử vong. Nhà khoa học định nghĩa sự chết là tình trạng bị cắt đứt đối với nguồn sống. Thí dụ, một cành hoa bị cắt khỏi gốc, nó còn sống trong chính nó, nhưng nó đã chết đối với nguồn sống của gốc cây hoa.Chết là tách rời khỏi Chúa là nguồn sự sống.
Ngay từ vườn Ê-đen, chúng ta thấy sự chết, vũ khí lợi hại của satan, đã khai chiến tấn công sự sống của Đức Chúa Trời. Lời Chúa dự báo trước cùng A-đam đã ứng nghiệm khi A-đam sa ngã; “nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết” (Sáng 2:17).
Những câu kinh thánh trên đây cho thấy có sự giao chiến trải nhiều đời giữa Chúa là Linh ban sự sống và Ma quỷ-- kẻ cầm quyền sự chết. Các bạn có thấy hội thánh là mục tiêu tấn kích của satan, và là bãi chiến trường của sự tranh chấp rất căng thẳng nầy chăng?

BẢN NGÃ GIA-CỐP TAN VỠ--




Khi bạn so sánh Sáng thế kí 41: 46- với 47: 9 và 30:25-26, chúng ta sẽ thấy khi Gia-cốp xuống Ai-cập gặp Giô sép, thì Gia cốp được 130 tuổi và Giô sép được 39 tuổi. Giô sép lên làm tể tướng năm 30 tuổi, rồi tiếp theo là 7 năm được mùa và hai năm đói kém, nên ông được 39 tuổi khi gặp lại cha mình. Còn khi Giô sép mới sinh ra, thì Gia cốp vừa mản hạn ở đợ 14 năm để cưới hai con gái La ban làm vợ. Vậy Gia cốp ra khỏi nhà cha mẹ mình vào năm 77 tuổi, và ông đã chịu Chúa xử lí, trừng trị, huấn luyện suốt 53 năm dài (39 cộng với 14), ông mới trở nên một Israel (vương tử của Đức Chúa Trời thực thụ). Chúa dùng đến 53 năm dài để phá vỡ bản ngã quá rắn chắc của Gia cốp? Sau đó ông biển đổi thành người thuộc linh trưởng thành.
Còn bản ngã của bạn cần Chúa xử lí mấy năm để phá vỡ??
Tôi có ba bài thơ bình luận về bản ngã tan vỡ của Gia cốp như sau:

TRÁI SỰ SỐNG VÀ TRÁI TRI THỨC THIỆN ÁC-




Chúa là sự sống nhiệm mầu,
Chúa ơi, Ngài định truyền vào chúng tôi,
Là cây sự sống đời đời,
Người cần ăn trái như lời Chúa rao.

Satan dẫn dụ từ đầu,
Truyền vào tri thức thật sâu hồn người,
Trái cây kiến thức ăn rồi,
Quyền năng chế ngự con người lộ ra.

TUỔI GIÀ—




Thượng thọ trái tim chưa chịu già,
Kê-tu-ra ấy vợ đời ba,
Tuổi già Đa-vít thắng tình dục,
Trưởng lão ít ai tiết dục mà.
-
Y-sác tuổi già thích miếng ngon,
Tự mình cố chúc phước cho con,
Chúc nhầm Gia-cốp hợp lòng Chúa,
Tiếng nói, lông tay vấn nạn còn.