Pages

Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

Bạn Có Muốn Chết Để Sống?


Thập tự giá là nơi giết chết xác thịt, do đó về một mặt thì rất đau đớn, nhưng đó là cái giá rất đắt để được bước vào sự hiện diện của Chúa. Nếu tôi biết những huyền nhiệm cao quý trong hiện diện của Ngài và sự sung mãn niềm vui Ngài, thì tôi phải đến chỗ hy sinh và giết chết xác thịt. Công việc thập giá trong cuộc đời tôi càng sâu sắc hơn, sự mặc khải về Chúa Jêsus mở ra cho tôi càng lớn. Những người được tha thứ nhiều sẽ yêu thương Chúa nhiều hơn, những người đến thập tự giá và dám cư ngụ ở đó một thời gian dài có thể sẽ sống lại và sống một cuộc sống dồi dào linh ân. Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng liên tục để đến cư ngụ nơi đó và bước vào sự hiện diện của Ngài.

Trong sự hiện diện của Ngài, chúng ta học cách đầu phục theo ý muốn của Ngài mà cuối cùng đánh bại xác thịt mình. Có thể có nhiều cảm xúc trong sự thờ phượng chân thật, nhưng không có sự cường điệu. Để bước vào hiện diện của Đấng Christ, chúng ta phải trải qua bàn thờ bằng đồng trước hết, đây là nơi chúng ta hy sinh. Điều này đảm bảo rằng tất cả những người thờ phượng theo cách "làm bộ khiêm nhường" (Col. 2:18) không bao giờ có thể được bước vào. Bạn có muốn hy sinh xác thịt để bước vào nơi chí thánh không? Bạn có muốn đến và ở dưới chân thập giá rồi chịu chết ngay ngày hôm nay để bạn có thể đứng dậy từ nơi đó và sống cuộc sống Cơ Đốc nhân chiến thắng trong sự hiện diện biểu lộ của Đức Chúa Trời hằng sống chăng? Hãy để cho xác thịt mình chết đi!

Chúng Ta Sống Hay Chết-


"Vì nếu chúng ta sống, là sống cho Chúa, và nếu chúng ta chết, là chết cho Chúa. Cho nên dù sống hay chết, chúng ta đều thuộc về Chúa cả" (Rô-ma 14: 8).
Khi người lính ở giữa chiến trường, anh sẽ hiểu thấu đáo lời nầy: 'Hoặc chúng ta sống hay chúng ta chết , phía nào cũng có thể xảy ra".
Linh của Chúa ở trong Đa-vít đã ép buộc ông ta không chỉ phải thách thức Gô-li-át mà còn phải liều chết xông vào trận chiến. Ba người bạn Hê-bơ-rơ tại ba-by-lôn nói với vị vua già nua độc ác đó rằng Đức Chúa Trời của họ có thể sẽ cứu họ khỏi ngọn lửa. Có ​​bao nhiêu người trong Cơ Đốc giáo nói amen với điều đó? Tuy nhiên, nhiều giới Tin lành thường không trích dẫn tuyên bố về đức tin như sau: "Còn nếu Ngài không cứu, thì xin đức vua biết cho rằng chúng tôi cũng không phục vụ các thần của vua và không thờ lạy pho tượng vàng mà vua đã dựng "(Đa. 3:18). Bạn thấy, dù họ sống hay chết, họ sẽ tôn vinh Đức Chúa Trời của họ. Các bạn có thái độ như vậy không? Sống hay chết cũng chấp nhận.
"Dù Chúa giết tôi, tôi vẫn tin cậy Ngài"(Gióp 13:15). Gióp nói rằng thậm chí dù ông đã mất mọi thứ và thậm chí nếu Đức Chúa Trời giết ông, thì ông vẫn tin tưởng Đức Chúa Trời của mình. Phao-lô nói: "Vì đối với tôi, sống là Đấng Christ, còn chết là ích lợi" (Phi líp 1:21).
Anh chị em ơi, chúng ta có thể nói rằng đây là điểm kết cuộc chính yếu của chúng ta không? Cho dù chúng ta sống hay chết, chúng ta sẽ làm vinh danh Đức Chúa Trời không? Có một câu Kinh Thánh được nhiều người trong Cơ Đốc giáo trích dẫn là "Họ đã chiến thắng nó (sa tan) nhờ huyết Chiên Con, Và nhờ lời làm chứng của họ; Họ chẳng tiếc sự sống của mình cho đến chết"(Khải. 12:11). "Họ chẳng tiếc mạng sống của mình cho đến chết"- Anh chị em ơi, đây là dấu hiệu của người thánh đồ chân chính--không phải họ luôn luôn được cứu khỏi mọi tình thế, nhưng họ tôn vinh Đức Chúa Trời bất kể hoàn cảnh của họ, thậm chí trong sự việc sống hay chết. Đây là hội thánh Cơ Đốc bình thường. Đây là chứng cớ cho thế giới.

.

BẠN Ở ĐÂU TRONG CHIẾN TRẬN?


Nhiều Cơ Đốc nhân không có ý tưởng về trận chiến thuộc linh đang diễn ra. Tuy nhiên, khi được Chúa kêu gọi, là chúng ta được kêu gọi để chiến đấu. Trận chiến này đã được khai chiến ngay từ ban đầu ở vườn Ê-đen, đó là trận chiến giữa ánh sáng và bóng tối.
Là Cơ Đốc nhân, tất cả chúng ta đều ở đâu đó liên quan đến cuộc chiến và chúng ta có thể nóng sôi tâm linh để có thể thấy bốn vị trí có liên quan đến chiến trận. Vị trí số một là chiến binh. Đây là người nam hoặc người nữ tự trang bị mình chiến đấu và mạnh dạn đối mặt với kẻ thù. Người này biết tiếng kèn và âm thanh của nó. Khi tín hiệu tấn công vang lên, anh di chuyển về phía trước để đối mặt và giao chiến đối phương. Vị trí này không nên đánh giá thấp. Thông thường, khi người Y-sơ-ra-ên trang bị mình, họ sẽ phải đối mặt với số kẻ thù là hàng ngàn người. Kinh thánh gọi đó là "những người dũng cảm". Trận chiến không thể tham gia và giành chiến thắng nếu không có những người dũng cảm như vậy.
Tiếng kèn trong những tình huống này tượng trưng cho những mệnh lệnh của Đức Chúa Trời, vì Ngài là người lãnh đạo của chúng ta, Ngài là Đấng Chỉ Huy của chúng ta. Con người đừng bao giờ nên nhầm lẫn coi mình là người chỉ huy. Điều này trái ngược với Lời Đức Chúa Trời. Mục sư, giáo sư, trưởng lão, người hướng dẫn thuộc linh, chấp sự, nhân viên không phải và không hề đại diện cho Đấng Chỉ Huy. Ngày nay chúng ta có lỗi khi đưa họ vào danh mục này. Giô-suê đã khám phá ra điều này khi gặp Chỉ huy trưởng thật sự của các cơ binh thuộc linh, và sấp mặt xuống trước mặt Ngài, tiếp nhận sự hướng dẫn của Đấng Christ tiền nhục hóa.

2 CÔ-RIN-TÔ BÀI 59


NHỮNG LỜI KHÍCH LỆ CUỐI CÙNG, LỜI CHÀO THĂM VÀ CHÚC PHƯỚC (2)
Kinh Thánh: 2 Cô-rin-tô 13:11-14
MỘT PHƯỚC HẠNH TAM DIỆN
Trong 13:14, chúng ta có một phước hạnh tam diện: “Ân điển của Chúa Jesus Christ, sự thương yêu của Đức Chúa Trời và sự tương giao của Thánh Linh ở với anh em hết thảy”. Phước hạnh tam diện này liên quan đến Đức Chúa Trời Tam Nhất, vì ở đây chúng ta có ân điển của Christ Con, tình yêu của Đức Chúa Trời Cha và sự tương giao của Thánh Linh.
Trong Cựu Ước, chúng ta cũng có một phước hạnh tam diện, phước hạnh này được công bố bởi chức tế lễ Lê-vi ở cuối Dân Số Kí chương 6. Trong phước hạnh tam diện này có hàm ý đến Đức Chúa Trời Tam Nhất. Dân Số Kí 6: 24-26 chép: “Cầu xin Đức Giê-hô-va ban phước cho ngươi và phù hộ (gìn giữ) ngươi! Cầu xin Đức Giê-hô-va chiếu sáng mặt Ngài trên ngươi và làm ơn (ban ân điển) cho ngươi! Cầu xin Đức Giê-hô-va đoái xem ngươi và ban bình an cho ngươi!”. Thứ nhất, chúng ta có phước hạnh liên quan đến Cha: “Chúa ban phước cho ngươi và gìn giữ ngươi”. Thứ hai, chúng ta có phước hạnh liên quan đến Con: “Chúa chiếu sáng mặt Ngài trên ngươi và ban ân điển cho ngươi”. Thứ ba, chúng ta có phước hạnh liên quan đến Linh: “Chúa đoái xem ngươi và ban bình an cho ngươi”. Thầy tế lễ Lê-vi chắc chắn rất quý báu phước hạnh này. Tuy nhiên, phước hạnh đó không thể so với phước hạnh trong 2 Cô-rin-tô 13:14. Điều chúng ta có trong Dân Số Kí 6: 24-26 chỉ là phước hạnh, tức là một phước hạnh mà không vui hưởng được. Nhưng trong 13:14, điều chúng ta có không chỉ là một phước hạnh mà chúng ta còn có Đức Chúa Trời trong Thần Cách Tam Nhất của Ngài, Cha, Con và Linh.

2 CÔ-RIN-TÔ BÀI 58

NHỮNG LỜI KHÍCH LỆ CUỐI CÙNG, LỜI CHÀO THĂM VÀ CHÚC PHƯỚC (1)
Kinh Thánh: 2 Cô-rin-tô 13:11-14
Trong bài này, chúng ta sẽ suy xét bốn câu cuối của 2 Cô-rin-tô chương 13 từ câu 11 đến 14.
MỘT ĐỜI SỐNG VUI MỪNG
Trong đoạn 13 câu 11, Phao-lô nói: “Rốt lại, anh em ơi, hãy vui mừng, hãy nên trọn vẹn, hãy chịu yên ủi, hãy đồng tâm chí, hãy ở cho hoà thuận, thì Đức Chúa Trời của sự thương yêu và bình an sẽ ở cùng anh em”. Vì các sứ đồ đang vui mừng (c. 9) nên họ có thể khích lệ tín đồ cũng vui mừng. Điều này không được thực hiện trong sự sống thiên nhiên của họ nhưng trong Chúa (Phi. 3:1; 4:4; 1Tê. 5:16).
Theo Tân Ước, đời sống Cơ Đốc phải là một đời sống vui mừng. Nếu đời sống của anh em không phải là một đời sống vui mừng thì nếp sống Cơ Đốc của anh em không bình thường. Vui mừng mang ý nghĩa nhiều hơn là hoan hỉ. Có thể hoan hỉ mà không vui mừng. Sự hoan hỉ là điều gì đó ở bên trong, còn vui mừng có nghĩa là niềm vui ở bên trong chúng ta được biểu lộ ra bên ngoài. Tôi tin Phao-lô muốn nói rằng để vui mừng chúng ta phải dùng giọng nói của mình, tức là chúng ta cần phát ra âm thanh vui vẻ của mình, cho niềm vui đó một thanh giọng. Vì thế, xướng lên niềm vui của chúng ta là vui mừng. Chúng ta nên vui mừng bằng cách ca hát, ngợi khen, reo hò, và kêu cầu Chúa. Do đó, vui mừng là xướng lên niềm vui bên trong của chúng ta, tức phát ra âm thanh. Sự vui mừng là một đặc điểm quan trọng trong đời sống Cơ Đốc của chúng ta. Nếu đời sống Cơ Đốc của chúng ta bình thường thì đó sẽ là một đời sống vui mừng.

2 CÔ-RIN-TÔ BÀI 57

PHAO-LÔ BÊNH VỰC UY QUYỀN SỨ ĐỒ CỦA ÔNG (8)
Kinh Thánh: 2 Cô-rin-tô 12:19 –13:10
NÓI TRƯỚC MẶT ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG CHRIST
Trong 12:19, Phao-lô nói: “Đã lâu nay anh em tưởng rằng chúng tôi chữa mình đối với anh em. Ấy là trong Christ, trước mặt Đức Chúa Trời, mà chúng tôi nói. Anh em yêu dấu ơi, mọi điều đó thảy vì sự xây dựng anh em”. Cùng với những người Cô-rin-tô, chúng ta có thể nghĩ rằng trong những chương này Phao-lô đang bảo vệ cho chính ông. Tựa đề của loạt bài này nói về việc Phao-lô bênh vực uy quyền sứ đồ của ông. Có vẻ như trong những chương này, Phao-lô đang bênh vực chính mình nhưng thật ra ông không bênh vực chính ông, cũng không bảo vệ chính ông.
Trong câu này Phao-lô nói rằng ông nói trước mặt Đức Chúa Trời và trong Christ. “Trong Christ” nói đến sự sống mà nhờ đó các sứ đồ nói; chữ đó nói đến phương tiện và thực chất về sự phát ngôn của họ. “Trước mặt Đức Chúa Trời” nói đến bầu không khí mà trong đó các sứ đồ phát ngôn; chữ đó nói đến lĩnh vực của sự phát ngôn của họ.
Dường như Phao-lô không nhất quán. Trong đoạn 11 câu 17 ông nói rằng ông không nói theo Chúa nhưng theo như kẻ ngu dại. Bây giờ ông nói rằng ông nói trước mặt Đức Chúa Trời trong Christ. Tôi không nghĩ rằng Phao-lô bảo vệ chính mình chống lại lời cáo buộc về sự không nhất quán. Hoặc chúng ta hiểu ông, hoặc chúng ta không hiểu nhưng Phao-lô biết ông đang làm gì và ông đang nói gì. Ngày nay chúng ta cũng đang bị cáo buộc về sự không nhất quán và mâu thuẫn.

2 CÔ-RIN-TÔ BÀI 56

PHAO-LÔ BÊNH VỰC UY QUYỀN SỨ ĐỒ CỦA ÔNG (7)
Kinh Thánh: 2 Cô-rin-tô 12: 11-18
VÀI LỜI CHO TẤT CẢ TÍN ĐỒ
Điều Phao-lô đề cập trong 12: 11-18 ngày nay bị nhiều công nhân Cơ Đốc phớt lờ. Tất cả thánh đồ trong sự khôi phục của Chúa cần phải hiểu những câu này khải thị điều gì vì những câu này áp dụng cho tất cả chúng ta chứ không chỉ cho trưởng lão hay đồng công. Đừng nghĩ rằng điều Phao-lô nói ở đây không liên quan gì đến chúng ta. Những gì Phao-lô là, những gì ông đã làm, và ông đã ăn ở như thể nào đều là gương mẫu cho tất cả tín đồ chứ không chỉ là gương mẫu cho những người dẫn dắt. Tân Ước khải thị rằng giống như Phao-lô, tất cả tín đồ trong Christ nên sống một đời sống vì sự xây dựng Thân Thể Đấng Christ. Điều này được khải thị một cách dứt khoát, mạnh mẽ và rõ ràng trong Sách Ê-phê-sô. Theo Ê-phê-sô, từng bộ phận của Thân Thể phải sống một đời sống để xây dựng Thân Thể.
Dù vô thức hay có ý thức chúng ta vẫn còn ở dưới ảnh hưởng của bối cảnh tôn giáo rất nhiều. Chúng ta ở dưới sự kiểm soát, hướng dẫn và lôi kéo của những quan điểm truyền thống. Cụ thể là vì ảnh hưởng này mà chúng ta có thể nghĩ rằng những gì Phao-lô nói trong chương 12 chỉ dành cho những người dẫn dắt, cho trưởng lão, đồng công, chấp sự và nữ chấp sự. Có thể chúng ta nghĩ rằng là những Chi Thể bình thường của Thân Thể, chương này không liên quan đến chúng ta. Thật ra, lời của Phao-lô dành cho tất cả chúng ta. Vì lí do này nên tôi rất khó nói rằng tôi có bao nhiêu đồng công. Sự hiểu biết bên trong của tôi đó là tất cả những ai nhóm chung với chúng ta trong sự khôi phục của Chúa đều là đồng công. Tuy nhiên vì ảnh hưởng của bối cảnh tôn giáo mà chúng ta có thể nghĩ rằng nếu chúng ta không phải là sứ đồ, trưởng lão hay chấp sự thì lời của Phao-lô trong 12:11-18 không áp dụng cho chúng ta. Chúng ta cần đọc những câu này với nhận thức rằng những câu này muốn nói đến tất cả chúng ta. Ngay cả những người trẻ giữa vòng chúng ta cũng nên nhận biết rằng những câu này dành cho họ. Chúng ta không thể nói trước rằng bao lâu nữa Chúa sẽ nhận lấy những người trẻ này và Ngài sẽ sử dụng họ nhiều bao nhiêu trong tương lai. Tôi nói điều này như một lời giới thiệu để chúng ta suy xét những gì được khải thị trong những câu này.

2 CÔ-RIN-TÔ BÀI 55

PHAO-LÔ BÊNH VỰC UY QUYỀN SỨ ĐỒ CỦA ÔNG (6)
Kinh Thánh: 2Cô-rin-tô 12: 1-10
2 Cô-rin-tô 12: 1-10 là một phần Lời tuyệt vời. Những câu này cho thấy rằng Phao-lô thật sâu sắc và cũng khôn ngoan một cách uyên bác. Người Giu-đa khoe khoang họ biết nhiều thể nào, công bố rằng họ hiểu biết nhiều hơn Sứ Đồ Phao-lô. Thay vì tranh cãi với họ, Phao-lô trước hết khoe khoang về sự yếu đuối của mình. Bây giờ trong 12: 1-10, ông nói đến những khải tượng và khải thị. Chiến lược khôn ngoan của Phao-lô là để đánh bại những người Giu-đa kiêu căng bằng cách chỉ ra rằng họ thật sự không có khải tượng hay khải thị nào cả. Điều người Giu-đa biết chỉ là hư không.
MỤC ĐÍCH CỦA PHAO-LÔ
Tôi tin rằng mục đích của Phao-lô khi viết mười câu này là để tỏ cho tín đồ tại Cô-rin-tô thấy ông hiểu biết nhiều hơn người Giu-đa. Ông không chỉ có tri thức về đời sống con người trên đất mà còn về những điều ở trong pa-ra-đi và thậm chí trên tầng trời thứ ba. Không chỉ Phao-lô biết những điều này mà ông còn có khải tượng về những điều này. Phao-lô nói đến điều này để những hành động dại dột của người Giu-đa bị vạch trần.
Nếu người Cô-rin-tô so sánh những điều Phao-lô biết và những điều ông đã nhìn thấy với tri thức của người Giu-đa thì họ sẽ nói: “Những người Giu-đa thật là nông cạn. Họ chỉ có một ít tri thức về Cựu Uớc liên quan đến luật Môi-se và những nghi lễ truyền thống. Nhưng ở đây là một người có một tri thức đầy đủ về giao ước mới. Ông có tri thức về đời sống con người và về những điều ở trong pa-ra-đi cũng như trong tầng trời thứ ba”.,/

2 CÔ-RIN-TÔ BÀI 54

PHAO-LÔ BÊNH VỰC UY QUYỀN SỨ ĐỒ CỦA ÔNG (5)
Đọc Kinh Thánh: 2Cô. 11:16-33
Đến đây, chúng ta đã đề cập đến ba phương diện về việc Phao-lô bênh vực uy quyền sứ đồ của ông: đánh trận theo Linh, sự chia phần về sự cai trị của Đức Chúa Trời, và vì Đấng Christ, ông ghen tức các tín đồ mà chống lại những giáo sư giả. Trong bài này, chúng ta sẽ xem phương diện thứ tư, tức là sự khoe khoang miễn cưỡng của Phao-lô. Trong một phân đoạn khá dài của 2 Cô-rin-tô (11:16-12:18), Phao-lô bênh vực uy quyền của ông bằng sự khoe khoang miễn cưỡng. Dù không muốn khoe khoang nhưng ông cần phải làm như vậy.
CÓ VẺ NHƯ NGU DẠI
Trong 11:16-33, Phao-lô không khôn ngoan cách thiên nhiên, và ông không chơi trò chính trị. Nếu ông khôn ngoan hay chính trị, ông đã không khoe khoang. Tuy nhiên, Phao-lô sẵn sàng tỏ vẻ ngu dại bằng sự khoe khoang.
Chúng ta cần học từ Phao-lô để có những lúc chúng ta không nên quá khôn ngoan hay chính trị. Sự lịch thiệp thiên nhiên của chúng ta có thể là một loại khôn ngoan tinh vi. Thay vì thế, chúng ta cần trung tín, thật thà và thẳng thắn. Nhưng trong khi làm như vậy, có thể chúng ta có vẻ như ngu dại trong mắt người khác.
Trong những câu này, Phao-lô nài khuyên người Cô-rin-tô dung chịu ông trong sự ngu dại của ông. Ông xin phép họ để vận dụng sự ngu dại trong sự khoe khoang. Trong câu 16 ông nói: “Tôi lại nói, chớ có ai coi tôi như kẻ ngu dại; phỏng có như vậy, thì ít nữa hãy tiếp nhận tôi như kẻ ngu dại, hầu cho tôi cũng khoe khoang ít nhiều”. Ở đây, dường như Phao-lô đang nói: “Hãy dung chịu tôi trong sự ngu dại của tôi. Cho đến điểm này, tôi đã khôn ngoan nhưng bây giờ tôi phải nói cách mạnh mẽ. Trước khi làm điều này, tôi xin anh em dung chịu sự ngu dại của tôi. Tôi sẽ nói với anh em điều gì đó một cách rất thẳng thắn”. Sau đó, Phao-lô tiếp tục dùng n

2 CÔ-RIN-TÔ BÀI 53

PHAO-LÔ BÊNH VỰC UY QUYỀN SỨ ĐỒ CỦA ÔNG (4)
Đọc Kinh Thánh: 2 Cô. 11:1-15
Trong 11:3, Phao-lô nói: “Nhưng tôi ngại rằng tâm tư của anh em bị bại hoại mất sự đơn thuần thanh khiết đối với Đấng Christ, cũng như xưa kia con rắn đã dùng quỉ kế mà dụ hoặc Ê-va vậy”. Ở đây, Phao-lô chỉ ra rằng những sự dạy dỗ của người Giu-đa có thể được so với những lời của con rắn lừa dối Ê-va trong Sáng Thế Kí chương 3. Nói cách khác, Phao-lô ví những hoạt động của người Giu-đa với công việc của con rắn đối với Ê-va. Từ việc đọc Sáng Thế Kí chương 3, chúng ta biết con rắn đã lừa dối Ê-va khỏi sự vui hưởng cây sự sống. Cách để hắn xoay bà khỏi sự vui hưởng cây sự sống là chỉ cho bà một cây khác, tức cây tri thức thiện ác, là cây dẫn đến sự chết.
HAI CÂY
Nhiều lần chúng tôi đã chỉ ra rằng cây sự sống thì đơn giản. Với cây này, chỉ có một yếu tố, và yếu tố đó là sự sống. Cây sự sống dẫn đến sự sống. Ngược lại, cây tri thức thiện ác thì phức tạp và cũng làm cho phức tạp. Với cây này, chúng ta có thiện, ác, tri thức và sự chết.
Cả Kinh Thánh là sự phát triển của hai cây này. Cây sự sống tượng trưng cho Đức Chúa Trời trong Christ là Linh làm sự sống cho chúng ta. Cây tri thức thiện ác tượng trưng cho Sa-tan là sự chết. Sa-tan là quyền lực sự chết. Cây tri thức thiện ác tượng trưng cho Sa-tan là sự chết bao gồm tri thức, điều thiện, và điều ác. Con rắn dụ hoặc Ê-va khỏi cây sự sống bằng cây tri thức thiện ác cùng với sự phức tạp của cây ấy. Vì Ê-va bị lừa dối và bị bắt lấy, nên bà đã đánh mất sự đơn thuần và thanh khiết đối với Đức Chúa Trời. Kết quả là Ê-va sa ngã, và sự chết đã bước vào qua sự sa ngã. Đây là câu chuyện về phương cách con rắn đã dụ dỗ Ê-va khỏi gia tể của Đức Chúa Trời.

2 CÔ-RIN-TÔ BÀI 52


PHAO-LÔ BÊNH VỰC UY QUYỀN SỨ ĐỒ CỦA ÔNG (3)
Đọc Kinh Thánh: 2 Cô. 11:1-15
Sách 1 Cô-rin-tô cho thấy có nhiều nan đề giữa người Cô-rin-tô. Nhưng qua Thư thứ nhất của Phao-lô gởi cho người Cô-rin-tô, nhiều người trong số họ được đem trở lại với Chúa. Họ kinh nghiệm được sự giải hoà thêm nữa với Đức Chúa Trời. Một số người đã được đem lại với Đức Chúa Trời cách trọn vẹn. Nhưng dù nhiều nan đề đã được giải quyết, vẫn còn lại một nan đề—vấn đề chức sứ đồ của Phao-lô. Điều tế nhị nhất trong một Hội thánh địa phương là đặt ra những câu hỏi về các sứ đồ, về những người cung ứng Christ cho các Hội thánh.
Phao-lô giữ điểm này đến sau cùng vì giải quyết những vấn đề khác là điều kiện cần thiết để giải quyết vấn đề này. Nếu các thánh đồ vẫn còn nhiều nan đề và nếu tình hình ở giữa họ không lắng dịu thì không thích hợp để Phao-lô nói về chức sứ đồ của ông. Sẽ không phải là thời điểm thích hợp để ông bênh vực uy quyền sứ đồ của ông. Tuy nhiên, vì ít ra là đa số người Cô-rin-tô đã được lắng dịu và những nan đề ở giữa họ đã được giải quyết nên Phao-lô nhận biết rằng bây giờ là thời điểm thích hợp để giải quyết nan đề cuối cùng, tức nan đề mà tín đồ đang gặp phải đối với chức sứ đồ của ông. Nan đề cuối cùng trong bất kỳ Hội thánh địa phương nào cũng luôn là nan đề với những người cung ứng, tức với các sứ đồ.
Vì thật khó để ai đó tự bênh vực, nên Phao-lô thấy khó bênh vực uy quyền sứ đồ của mình. Nếu ông bênh vực uy quyền sứ đồ của Phi-e-rơ thì vấn đề dễ hơn nhiều. Nói thay cho người khác thì luôn dễ hơn là nói trực tiếp cho chính mình.
Trong chương 10 đến chương 13, Phao-lô trình bày nhiệm vụ khó khăn về việc bênh vực chức sứ đồ của ông và do đó giải quyết nan đề cuối cùng còn tồn tại trong Hội thánh ở Cô-rin-tô. Nếu vấn đề này không được giải quyết thì Hội thánh ở Cô-rin-tô vẫn còn bệnh hoạn. Bất cứ Hội thánh nào có nan đề với các sứ đồ đều không lành mạnh. Vì Hội thánh ở Cô-rin-tô có nan đề với Phao-lô, tức người cung ứng, nên Hội thánh đó đau yếu. Do đó, bốn chương cuối của 2 Cô-rin-tô được viết vì mục đích giải quyết nan đề này. Nếu có ai đó khác như Ti-mô-thê hay Phi-e-rơ có thể làm điều này cho Phao-lô thì sẽ tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, không ai có thể thay thế Phao-lô trong việc viết những chương này.
BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI SỰ DẠY DỖ CỦA DO THÁI GIÁO
Từ chương 10 đến 13, Phao-lô thật sự giải quyết nan đề do người Giu-đa gây ra. Điều này có nghĩa là ở đây ông đang xử lí chính những người Giu-đa vì chính họ là nan đề nghiêm trọng. Trong việc xử lí người Giu-đa, trước hết trong chương 10, Phao-lô nói rằng vũ khí trong chiến trận của các sứ đồ không phải là xác thịt, mà là quyền năng của Đức Chúa Trời để triệt hạ mọi đồn luỹ. Ở chỗ khác trong chương 10, Phao-lô nói tiếp rằng trong khi ông vẫn còn ở trong giới hạn của mình thì người Giu-đa đã vượt quá giới hạn của họ.
Trong chương 10, trước hết Phao-lô chỉ cho người Cô-rin-tô thấy rằng họ đã bị tiêm nhiễm, ít nhất họ đã bị ảnh hưởng bởi những sự dạy dỗ Do Thái giáo. Theo lời của Phao-lô trong 10:5, những sự dạy dỗ đó là sự tranh biện và những điều cao ngạo đang dấy lên chống nghịch lại sự hiểu biết Đức Chúa Trời. Những tư tưởng phản loạn như thế đã tiêm vào người Cô-rin-tô và khiến họ phản loạn. Do đó, có một nhu cầu của trận chiến thuộc linh để phá đổ những đồn luỹ của những sự tranh biện cao ngạo và làm cho mọi tâm tư qui hàng dẫn đến vâng phục Đấng Christ.
Nguồn gốc của sự phản loạn này là người Giu-đa. Rõ ràng người Giu-đa đã vượt quá giới hạn của họ. Theo sự tể trị của Ngài, Đức Chúa Trời đã không chia phần lãnh thổ A-chai cho người Giu-đa. Thật ra, Đức Chúa Trời chẳng chia phần gì cho họ cả. Tuy nhiên, vượt quá giới hạn, đã đi ra theo ý riêng và hậu quả là xen vào quyền hạn của vị sứ đồ.
Trong việc bênh vực chính mình chống lại người Giu-đa, Phao-lô nhận thức rằng đề cập đến họ một cách công khai trong việc viết thư là không thích hợp. Đây là lí do mà nhiều Cơ Đốc nhân đã lấy làm khó hiểu chương 10. Khi còn trẻ, tôi đọc chương này nhiều lần mà không hiểu Phao-lô muốn nói gì. Lúc đó, tôi không có ý tưởng nào về bối cảnh của chương này. Một ngày kia, tôi khi biết lịch sử và bối cảnh của chương này và điều này làm cho tôi có thể biết cảm nhận của Phao-lô và đụng chạm đến linh của ông trong chương này. Lúc đó, tôi mới bắt đầu hiểu 2 Cô-rin-tô chương 10 theo cách như được giải thích ở trên. Bây giờ, chúng ta có thể thấy Phao-lô đã viết chương này để xử lí người Giu-đa, là những người đã khuấy động sự phản loạn ở giữa những tín đồ tại Cô-rin-tô. Câu 4 đến 6 của 2 Cô-rin-tô chương 10 không nói đến người vô tín nhưng nói đến tín đồ tại Cô-rin-tô.
Các sứ đồ đi ra rao giảng phúc âm và dạy lẽ thật trong giới hạn của Đức Chúa Trời theo sự phân chia của Ngài. Hoạt động của họ thật ra là của Đức Chúa Trời. Sau đó những người Giu-đa vượt quá giới hạn và xâm phạm quyền hạn của vị sứ đồ. Loại vượt quá giới hạn đó luôn luôn đem đến sự phản loạn. Đây là nguyên nhân của sự phản loạn bên trong tín đồ tại Cô-rin-tô, và đã khiến Phao-lô cần phải chiến đấu chống lại những tư tưởng cao ngạo và những lí lẽ phản loạn. Trong chương 10, Phao-lô thật sự tham chiến chống lại sự phản loạn này. Trong chương này, chúng ta thấy sự phản loạn và sự vượt quá mức lượng đúng đắn.
VÀI LỜI MẠNH MẼ
Dù Phao-lô mạnh mẽ trong chương 10, nhưng ông thậm chí còn mạnh hơn trong chương 11. Trong 11:13-15, ông nói về người Giu-đa: “Ví mấy người dường ấy là sứ đồ giả, là kẻ làm công lừa dối, tự mạo làm sứ đồ của Christ. Nào có lạ gì, chính Sa-tan cũng tự mạo làm thiên sứ của sự sáng. Vậy thì nếu những chấp sự của nó tự mạo làm chấp sự của sự công chính cũng chẳng lạ gì. Kết cuộc của họ hẳn theo công việc của họ”. Chữ “tự mạo” trong câu 13 theo tiếng Hy Lạp cũng có nghĩa là tạo hình. Các sứ đồ giả, lừa dối, tự tạo thành dáng vẻ của sứ đồ thật, tức những người đúng đắn mọi đàng.
Câu 14 cho thấy Sa-tan là nguồn của những sứ đồ giả. Họ theo hắn trong sự dối trá của hắn để phá hoại gia tể của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là sự sáng, và các thiên sứ của Ngài thuộc về sự sáng. Trái lại, Sa-tan là sự tối tăm và tất cả những người theo hắn đều ở trong tối tăm. Không có sự tương giao giữa sự sáng và sự tối tăm (6:14).
Những chấp sự của sự công chính trong câu 15 là những sứ đồ thật, tức những người thực hiện chức vụ của sự công chính (3:9). Bất cứ điều gì các chấp sự của Sa-tan làm đều là bất chính. Sự công chính không có phần gì với sự bất pháp (6:14).
Trong 11:5, Phao-lô nói đến những người Giu-đa là những siêu-sứ đồ: “Nhưng tôi tưởng rằng tôi chẳng thua kém các sứ đồ hạng nhất (siêu-sứ đồ) đó chút nào”. Bằng cách dùng từ liệu siêu-sứ đồ, tức là những sứ đồ ở cấp vượt trội, Phao-lô đang nói đến những sứ đồ giả cách mỉa mai như đã được đề cập trong câu 13 và 12:11. Những sứ đồ giả này vượt quá mức độ đích thực của các sứ đồ. Đây là những người Giu- đa đến Cô-rin-tô để rao giảng Jesus khác bằng một linh khác với một Phúc Âm khác (c.4).
Người Cô-rin-tô nghĩ rằng người Giu-đa tuyệt vời và họ đã làm một công việc tuyệt vời để giúp đỡ người Cô-rin-tô. Thật ra, người Giu-đa đã làm cùng một công việc như Sa-tan. Họ tự mạo làm những chấp sự của sự công chính, tự mạo thành những sứ đồ của Christ. Do đó, Phao-lô dùng bốn từ liệu để mô tả họ: các sứ đồ giả, những người làm công lừa dối, siêu-sứ đồ, và chấp sự của Sa-tan.
Phao-lô cũng nói đến người Giu-đa trong câu 4: “Vì nếu có người đến rao giảng cho anh em một Jesus khác mà chúng tôi chẳng rao giảng, hoặc anh em nhận một linh khác với linh anh em đã nhận, hoặc nhận một Phúc Âm khác mà anh em chẳng nhận, thì anh em chắc (giỏi) dung chịu”. Jesus khác nghĩa là một người khác; một linh khác nghĩa là linh của một bản chất khác; và một Phúc Âm khác là Phúc Âm của một loại khác.
Người Giu-đa đã dùng nhiều từ liệu tương tự như các sứ đồ đã dùng: Jesus, linh, và Phúc Âm. Tuyên bố rằng họ là những sứ đồ của Christ, họ rao giảng Jesus và cung ứng một loại linh nào đó. Hơn nữa, họ công bố rằng điều họ dạy dỗ là Phúc Âm. Tuy nhiên, họ đã có một Jesus khác, một linh khác, và một Phúc Âm khác.
Chắc chắn, những người Giu-đa này có khả năng hùng biện và rất lôi cuốn. Họ có nhiều kiến thức về Cựu Ước và cũng biết Phúc Âm Tân Ước. Nhưng khi nói về họ, Phao-lô đã dạn dĩ gọi họ là những sứ đồ giả, những người làm công lừa dối, những chấp sự của Sa-tan. Thậm chí ông đã cho họ một biệt danh ”siêu-sứ đồ”.
Trong câu 4, Phao-lô nói với người Cô-rin-tô rằng họ đang giỏi dung chịu người Giu-đa. Chữ “giỏi” theo tiếng Hy Lạp cũng có nghĩa là đẹp, lí tưởng. Ở đây nó được dùng theo cách mỉa mai. Trong câu 1, vị sứ đồ bày tỏ khát vọng của ông rằng tín đồ Cô-rin-tô, là những người dung chịu ông thì cũng sẽ dung chịu ông hơn nữa. Bây giờ, trong câu này, ông nói đến họ, đến sự dung chịu của họ một cách đẹp đẽ đối với những sứ đồ giả. Ý của Phao-lô là như vầy: “vì anh em dung chịu những sứ đồ giả rất giỏi, rất đẹp, rất lí tưởng thì xin hãy vui lòng dung chịu tôi càng hơn”. Đây là lí do vì sao ông dùng từ “vì” ngay đầu câu này.
NGƯỜI GIU-ĐA NGÀY NAY
Anh em có nghĩ rằng tình huống của chúng ta ngày nay khác với tình huống của Phao-lô không? Tình huống của chúng ta hoàn toàn tương tự. Về nguyên tắc, ngày nay có những người Giu-đa giống như trong thời của vị sứ đồ.
Hồi trẻ, tôi nghĩ rằng thời các sứ đồ chắc rất tuyệt vời, rất lạ lùng, và kỳ diệu. Cuối cùng, tôi học biết rằng tình hình lúc đó cũng cùng một nguyên tắc với tình hình ngày nay. Nếu hiểu điều này, chúng ta sẽ không thất vọng khi gặp sự chống đối. Một số người ngợi khen Chúa về sự khôi phục. Tuy nhiên, khi suy xét đến sự chống đối, có thể họ bị bối rối cách sâu xa. Tôi khích lệ anh em đừng buồn vì tình hình chúng ta đối diện ngày nay cũng cùng một nguyên tắc với tình hình Phao-lô đối diện trong suốt thời các sứ đồ.
CHIẾN ĐẤU ĐỂ BẮT PHỤC NHỮNG TƯ TƯỞNG PHẢN LOẠN
Trong 2 Cô-rin-tô chương 11, Phao-lô phải xử lí tình hình trong một Hội thánh do ông trực tiếp thiết lập. Có những sứ đồ giả nào đó, những người làm công giả dối, những chấp sự của Sa-tan đã thăm viếng Hội thánh ở Cô-rin-tô và khuấy động sự phản loạn chống lại Phao-lô và sự dạy dỗ của ông. Dù Phao-lô đã đến Cô-rin-tô trước và đã đem nhiều người đến với Chúa qua sự rao giảng của ông, nhưng tín đồ Cô-rin-tô vẫn chấp nhận những sứ đồ giả.
Công Vụ chương 16 kí thuật thể nào Phao-lô đến Ma-xê-đoan. Ông đang rao giảng ở Tiểu Á, trong một vùng mà Đức Chúa Trời đã phân chia cho ông. Tại một thời điểm nào đó, Phao-lô cảm nhận sâu sắc bên trong rằng ông nên tiếp tục rao giảng ở một nơi khác. Tuy nhiên, ông đã không biết phải làm gì hoặc phải đi đâu. Có lẽ ông đã nghĩ rằng không nên đi Châu Âu, nhưng nên ở lại A-si. Sau đó ông có một giấc mơ về một người Ma-xê-đoan nói rằng: “Xin qua Ma-xê-đoan giúp chúng tôi” (Công. 16:9). Sau khi suy xét giấc mơ đó, Phao-lô kết luận rằng Đức Chúa Trời đang kêu gọi ông thi hành chức vụ ở Châu Âu. Vì thế ông đã rao giảng phúc âm ở Phi-líp, Tê-sa-lô-ni-ca, A-then và Cô-rin-tô. Kết quả của việc rao giảng này là một Hội thánh được lập lên ở Cô-rin-tô. Sau đó, người Giu-đa đến Cô-rin-tô và gây rắc rối.
Thật khó tin rằng các thánh đồ ở Cô-rin-tô lại chấp nhận sự dạy dỗ của người Giu-đa. Tuy nhiên, thực tế có ít nhất một số người Cô-rin-tô chấp nhận những sự dạy dỗ này và hoặc là họ bị khuấy động hoặc ít nhất là bị ảnh hưởng. Những sự dạy dỗ đó đã khiến cho một số người nghi ngờ chức sứ đồ của Phao-lô, chống đối ông và chức vụ của ông.
Chúng ta đã thấy rằng Phao-lô giúp đỡ người Cô-rin-tô giải quyết nhiều nan đề. Nhưng nan đề về mối quan hệ giữa tín đồ Cô-rin-tô với sứ đồ Phao-lô vẫn cần phải được giải quyết. Dĩ nhiên, không phải tất cả người Cô-rin-tô đều có nan đề với Phao-lô. Chỉ một số người là có nan đề. Nhưng ngay cả điều này cũng cần thiết để Phao-lô dành bốn chương xử lí vấn đề này.
Chúng ta sẽ thấy Phao-lô mạnh mẽ trong chương 10 và thậm chí còn mạnh hơn trong chương 11, ở đó ông nói về các sứ đồ giả, những người làm công giả dối, những chấp sự của Sa-tan, và những siêu-sứ đồ. Nếu anh em là một tín đồ ở Cô-rin-tô, tức người chấp nhận sự dạy dỗ của người Giu-đa thì anh em có nhận lấy lời của Phao-lô về các sứ đồ giả không? Chắc không đời nào. Đây là lí do Phao-lô chiến đấu để bắt phục những tư tưởng phản loạn giữa vòng người Cô-rin-tô.
CÁCH CHIẾN ĐẤU CỦA PHAO-LÔ
Bây giờ, chúng ta hãy xem cách Phao-lô đánh trận chống lại những sự dạy dỗ của người Giu-đa. Trong 11:1, ông nói: “Chớ chi anh em dung chịu sự ngu dại của tôi một ít! Phải, anh em nên dung chịu”. Dùng từ “ngu dại” là một sự ám chỉ mỉa mai đến sự tự bênh vực và khoe khoang của vị sứ đồ. Ở đây, dường như Phao-lô đang nói với người Cô-rin-tô: “Xin vui lòng chịu đựng tôi trong sự ngu dại một chút. Trong mọi việc trước, tôi đều khôn ngoan. Bây giờ tôi định nói cách ngu dại. Trước khi làm điều này, tôi xin anh em chịu đựng tôi trong sự ngu dại một ít. Tôi sẽ không khoe khoang hay nói cách ngu dại không có chừng mực nhưng sẽ nói theo giới hạn”.
Trong câu 2, Phao-lô nói tiếp: “Vì tôi lấy sự ghen tức của Đức Chúa Trời mà ghen tức anh em, bởi tôi đã gả anh em cho một chồng mà thôi, hầu trình diện anh em cho Đấng Christ như một đồng nữ trinh khiết”. Sự ghen tức này có thể so với sự ghen tức của chồng đối với vợ. Từ “đồng nữ trinh khiết” trong câu này có nghĩa là trở thành Cô Dâu cho Chàng Rể (Giăng 3:29), tức Vợ của Chiên Con (Khải. 19:7).
Bởi âm thanh ra từ lời được ghi chép trong câu 2, Sa-tan bị đánh bại, và tất cả những người Giu-đa đều bị triệt hạ. Dù trong thời của Phao-lô hay trong thời của chúng ta, người Giu-đa không bao giờ cung ứng bất cứ điều gì cho chúng ta khiến chúng ta đánh giá cao Chúa Jesus là Đấng yêu dấu và quý báu. Trái lại, điều mà người Giu-đa cung ứng đã khuấy động lòng sốt sắng tôn giáo. Người Giu-đa ngày nay có thể nói thế này: “Sự dạy dỗ này là tà giáo và phá hoại tôn giáo của chúng ta. Nó đi ngược lại truyền thống mà chúng ta đã thừa hưởng từ cha ông mình”. Người Giu-đa qua nhiều thế hệ và nhiều thế kỷ đã tìm cách bảo vệ tôn giáo của họ và nắm giữ những giáo lí truyền thống.
Những người Giu-đa đến Cô-rin-tô có thể đã nói: “Vâng, chúng ta nên tin Jesus Christ. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể bỏ kinh luật được Đức Chúa Trời ban cho qua Môi-se? Người này, Phao-lô là tà giáo. Ông đã huỷ hoại kinh luật, và ông chống lại sự cắt bì. Điều này có nghĩa là kết thúc tôn giáo của chúng ta. Đức Chúa Trời sai lầm trong việc ban cho kinh luật sao? Môi-se, Giô-suê, Sa-mu-ên, Đa-vít, Ê-li, và tất cả những tiên tri khác đều sai ư? Chỉ có Phao-lô là đúng sao? Phao-lô, người đến với anh em như một sứ đồ đó phải bị lên án”. Đây là cách mà người Giu-đa nói trong thời của Phao-lô, và đây cũng là cách họ nói ngày nay. Những người chống đối sự khôi phục của Chúa thường nói thế này: “Các anh cho rằng mọi người và mọi điều đều sai trật ngoại trừ các anh phải không? Chỉ những sự dạy dỗ của các anh mới là những sự dạy dỗ đúng đắn sao? Chúng ta sẽ đứng lên chống lại Hội thánh địa phương và đánh bại nó. Điều này phải bị kết liễu”
ĐƯỢC DỨT DẤY ĐỂ YÊU CHÚA JESUS
Vì Phao-lô khôn ngoan nên ông đã không cãi với người Giu-đa về giáo lí. Thay vì thế, ông bảo người Cô-rin-tô rằng ông ghen tức họ bằng sự ghen tức của Đức Chúa Trời. Ông tiếp tục nói rằng ông đã gả họ cho một chồng để trình diện một đồng nữ trinh khiết cho Đấng Christ. Một cách nói tuyệt vời làm sao! Lời của Phao-lô trong câu 2 rất đụng chạm. Lời này chạm đến lòng của chúng ta cách sâu xa và khuấy động chúng ta yêu Chúa Jesus. Những bài nghiên cứu sự sống thường chạm đến lòng chúng ta cùng một cách như vậy. Sau khi đọc vài trang, một cảm giác dịu dàng bên trong anh em đối với Chúa Jesus được khuấy động, và anh em lại nhận ra rằng Ngài thật đáng yêu và quý báu. Tuy nhiên, đôi khi tâm trí giáo lí và thần học của anh em có thể bị quấy rối dấy lên những câu hỏi về Đấng Tam-Nhất hoặc về Đấng Christ là Linh. Có thể anh em thắc mắc về đoạn thần thuyết. Có thể anh em hỏi liệu chức vụ trong sự khôi phục của Chúa có đáng tin không. Nhưng sau khi đọc một phần của bài nghiên cứu sự sống, lại một lần nữa, anh em bắt đầu cảm nhận rằng là Chàng Rể, Chúa Jesus thật đáng yêu và thật quý báu. Tự nhiên anh em nói: “Ô Chúa Jesus, Chàng Rể yêu dấu, tôi yêu Ngài. Chúa ôi, cảm ơn Ngài về Lời Ngài, về chức vụ của Ngài, và về sự khôi phục của Ngài”. Nhưng sau một lúc có thể anh em thắc mắc về các giáo phái và hỏi: “Tất cả các giáo phái có sai không? Có thật đúng khi chỉ có một Hội thánh trong một thành phố không? Thế thì, còn tất cả những Cơ Đốc nhân khác thì sao?” Người Giu-đa dấy lên những câu hỏi, nhưng chức vụ đích thực thì khuấy động tình yêu đối với Chúa Jesus là Chàng Rể của chúng ta.
Người Giu-đa ngày nay tìm cách lung lạc tín đồ xa khỏi tình yêu Chúa Jesus. Tuy nhiên, chúng ta nên xoay khỏi kinh luật Môi-se và xoay khỏi những tiên tri để tập trung vào Chúa. Chúng ta cần thấy từ 11:2 rằng chúng ta đã được gả cho một chồng để được trình diện như một đồng nữ trinh khiết cho Đấng Christ. Do đó, chúng ta nên nói: “Chúa Jesus yêu dấu của chúng tôi là Chồng duy nhất của chúng tôi, và tôi là một phần của đồng nữ trinh khiết của Ngài. Tôi không quan tâm đến giáo lí hay thần học. Tôi chỉ quan tâm đến chức vụ cung ứng Christ cho tôi. Ngài là Đấng dịu dàng và yêu dấu mà tôi yêu”.
Gánh nặng của tôi trong bài này là trồng sâu trong các thánh đồ lời của Phao-lô trong câu 2: “Tôi đã gả anh em cho một chồng, để trình diện như một đồng nữ trinh khiết cho Đấng Christ”. Chúng ta đã thấy trong chương 11, Phao-lô có một số điều mạnh mẽ để nói về người Giu-đa, tức những sứ đồ giả. Nhưng trước khi nói những lời như thế, ông nhắc nhở tín đồ tại Cô-rin-tô rằng ông đã gả họ cho một chồng, chứ không phải trình diện họ như những sinh viên thần học, nhưng đã trình diện họ như một đồng nữ trinh khiết cho Đấng Christ
ĐƠN THUẦN VÀ THANH KHIẾT ĐỐI VỚI ĐẤNG CHRIST
Trong câu 3, Phao-lô nói tiếp: “Nhưng tôi ngại rằng tâm tư của anh em bị bại hoại mất sự đơn thuần thanh khiết đối với Đấng Christ, cũng như xưa kia con rắn đã dùng quỷ kế mà dụ hoặc Ê-va vậy”. Từ Hy Lạp được dịch là “đơn thuần” cũng có thể dịch là đơn giản. Ở đây từ này nói đến lòng trung thành chân thật, sự trung tín chuyên tâm của tín đồ đối với Đấng Christ. Phao-lô quan tâm đến tâm tư của tín đồ tại Cô-rin-tô sẽ bị hư hoại. Họ là một đồng nữ trinh khiét đối với Đấng Christ, nhưng như con rắn đã dụ dỗ Ê-va, thì cũng vậy, tâm tư của họ cũng có thể bị hư hoại mất sự đơn thuần và thanh khiết đối với Đấng Christ . Thực ra, một số người Cô-rin-tô đã bị hư hoại theo cách này rồi. Vì thế, ở đây Phao-lô dường như muốn nói: “Người Cô-rin-tô yêu dấu, sự quan tâm của tôi là muốn anh em giữ sự đơn thuần và thanh khiết đối với Đấng Christ. Anh em nên quên những sự dạy dỗ và tôn giáo Do Thái đi mà hãy đơn thuần đối với Đấng Christ. Đấng Christ là Chàng Rể yêu dấu của anh em, và anh em chỉ cần yêu Ngài”.
Mục tiêu sự khôi phục của Chúa không phải là khôi phục giáo lí hay thần học. Đó là khôi phục chính Đấng Christ là Chồng duy nhất để chúng ta yêu. Chúng ta chỉ nên thuộc về Ngài. Miễn là chúng ta như một đồng nữ trinh khiết được đem đến cho người Chồng này và yêu Ngài, đánh giá cao Ngài và thuộc về Ngài, chúng ta sẽ được giữ vẹn. Điều này sẽ gìn giữ chúng ta, thánh hoá chúng ta, dầm thấm chúng ta, và biến đổi chúng ta. Như sẽ thấy trong bốn chương cuối của Thư Tín này, không có gì thuộc về giáo lí hay thần học. Điều mà chúng ta có ở đây là một Thân Vị đáng yêu, người Chồng hoàn vũ, duy nhất. Tất cả chúng ta đều đã được trình diện như một đồng nữ trinh khiết cho Ngài. Chúng ta là dành cho Ngài, và chúng ta nên được thu hút đến với Ngài, yêu Ngài, đánh giá cao Ngài, và quý trọng Ngài. Điều này sẽ gìn giữ chúng ta và giúp chúng ta được thánh hoá và được biến đổi.

Sự khôi phục của Chúa không phải là vấn đề thần học, truyền thống, tôn giáo, hay những thực hành. Sự khôi phục của Chúa là vấn đề một Thân Vị sống động, tức Chúa Jesus Christ là Chàng Rể của chúng ta. Ngài đã thu hút chúng ta, và chúng ta được trình diện như một đồng nữ trinh khiết cho Ngài. Bây giờ, chúng ta chỉ nên quan tâm đến Ngài, yêu Ngài, và không cho phép bất kỳ ai thay thế Ngài trong lòng chúng ta. Hơn nữa, tình yêu của chúng ta đối với Ngài nên thuần khiết, tâm trí chúng ta nên đơn thuần, và toàn bản thể chúng ta nên tập trung vào Ngài. Điều này sẽ giữ gìn, thánh hoá, dầm thấm, và biến đổi chúng ta. Ngợi khen Chúa, đây là sự khôi phục của Ngài!

2 CÔ-RIN-TÔ BÀI 51

PHAO-LÔ BÊNH VỰC UY QUYỀN SỨ ĐỒ CỦA ÔNG (2)
Đọc Kinh Thánh: 2Cô. 10:7-18
Trong 10:7-18, Phao-lô nói về thước đo theo luật lệ của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy xem xét phần lời này từng câu một.
NHỮNG PHƯƠNG DIỆN VỀ UY QUYỀN SỨ ĐỒ
Câu 7 chép: “Anh em cứ xem theo bề ngoài à! Bằng có ai tự tin mình thuộc về Christ, thì hãy tự nghĩ lại rằng kẻ đó thuộc về Christ thể nào, thì chúng tôi cũng thuộc về Ngài thể ấy”. Đây là một lời thẳng thắn, rất khác với những lời trong chương 6 và 7. Chắc chắn, người Giu-đa là những người tự tin rằng họ thuộc về Christ. Dù những người Giu-đa này là Cơ Đốc nhân nhưng họ không sẵn sàng làm một với Phao-lô trong chức vụ của ông. Họ công bố thuộc về Christ. Do đó, Phao-lô đã tìm cách làm sáng tỏ rằng các sứ đồ chắc chắn cũng thuộc về Christ. Điều này cho thấy rằng thuộc về Christ là một vấn đề quan trọng. Điều đó là sống còn đối với đời sống Cơ Đốc và chức vụ.
Trong câu 8 và 9, Phao-lô nói: “Dầu tôi khoe khoang hơi quá về quyền bính của chúng tôi mà Chúa đã ban cho để gây dựng anh em, chớ chẳng phải để đánh đổ anh em, thì tôi cũng không đến đỗi hổ thẹn đâu, để tôi khỏi hình như hống hách anh em bằng thư từ của tôi”. Câu 8 cho thấy trong quá khứ, Phao-lô đã nói điều gì đó với người Cô-rin-tô về uy quyền sứ đồ của ông. Uy quyền sứ đồ không phải là cai trị trên tín đồ theo ý nghĩa thiên nhiên, nhưng để xây dựng họ.

DÒNG MÁU ĐỎ THẮM-


Dòng đỏ thắm trong tôi nóng cháy,
Đốt cháy tiêu hao mãi không thôi,
Từ nơi hông vỡ Thầy tôi,
Lửa nầy bật cháy từ đồi gô-tha.

Gặp Chúa lửa đỏ đà cháy sáng,
Từ năm xưa ranh hạn tái sinh,
Thời gian nhanh chóng chuyển mình,
Lửa trời không ngớt quang vinh cháy bừng.

Lửa cháy nung nấu trong lòng mới,
Lòng bằng thịt tuyệt đối Chúa ban,
Lửa còn luyện lọc tâm can,
Cháy lên từ núi huy hoàng Gô-tha.

Từ tay Chúa của ta đinh đóng,
Nhỏ từng giọt thật đúng trên tôi,
Cúi mình dòng đỏ thắm rồi,
Hiệu năng thập giá muôn đời còn nguyên.

Dòng đỏ thắm năng quyền thật lớn,
Dấy tôi lên bình ổn xưa nay,
Huyết Ngài rửa sạch trong ngoài,
Tăng cường, đưa dắt từng ngày lên cao.

Dắt trọn con đường vào thiên quốc,
Phủ phục đầu quỳ trước ngai vàng,
Giơ tay hết dạ kêu vang:
"Huyết Ngài, ôi Chúa, huy hoàng cứu con".

Tình yêu tinh luyện còn nung nấu,
Từ trên cao thẩm thấu hồn tôi,
Đốt qua toàn thể con người,
Cám ơn Chúa đến muôn đời vô chung.
MK. 21-10-2017











Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

2 CÔ-RIN-TÔ BÀI 50



PHAO-LÔ BÊNH VỰC UY QUYỀN SỨ ĐỒ CỦA ÔNG (1)
Đọc Kinh Thánh: 2 Cô. 10:1-6
Khi đọc sách 2 Cô-rin-tô, có thể chúng ta nghĩ rằng cuối chương 9, Phao-lô đã đề cập đến tất cả những điểm cần thiết và ông không cần phải viết thêm nữa. Tuy nhiên, ở cuối 4 chương của Thư Tín này, Phao-lô đề cập đến vấn đề quan trọng khác ở trong lòng ông. Đây là vấn đề về uy quyền sứ đồ của ông. Ông đã nói một ít về vấn đề này trong 1 Cô-rin-tô, nhưng vì thời điểm không thích hợp nên ông không nói hết. Khi viết 1 Cô-rin-tô, tình hình không thuận tiện để Phao-lô nói đến vấn đề uy quyền sứ đồ của ông. Nhưng vào thời điểm 2 Cô-rin-tô chương 10, bão tố đã dừng và mọi sự đã lắng dịu. Vì thế, ai nấy đều yên lặng và bình ổn nên có một bầu không khí thanh bình. Trong một bầu không khí và một điều kiện như thế, Phao-lô đề cập đến vấn đề uy quyền sứ đồ của ông. Trong chương 10, 11, 12 và một phần chương 13, Phao-lô đặt vấn đề này trước mặt người Cô-rin-tô và xử lí vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau.
Vì ông là một tác giả tuyệt vời nên Phao-lô luôn xử lí mọi vấn đề một cách thấu đáo, không để lại nền tảng cho bất kỳ một sự bàn cãi nào. Như chúng ta sẽ thấy, nguyên tắc này cũng đúng với việc Phao-lô bênh vực uy quyền sứ đồ của ông. Tín đồ Cô-rin-tô cần rõ ràng về điều này và chúng ta cũng vậy

2 CÔ-RINH-TÔ BÀI 49



VỊ SỨ ĐỒ TƯƠNG GIAO VỀ SỰ CUNG CẤP CHO CÁC THÁNH ĐỒ CÓ NHU CẦU (4)
Đọc Kinh Thánh: 2 Cô. 8:1-5, 15; 9:6-15
Trong 9:6 Phao-lô nói: “Khá nhớ rằng ai gieo bỏn xẻn thì gặt bỏn xẻn, ai gieo rời rộng (với phước hạnh) thì gặt phước hạnh”. Theo nghĩa đen, tiếng Hy Lạp dịch chữ “với” có nghĩa là ở trên. Phước hạnh ở đây trước hết là những sự ban cho dồi dào như là phước hạnh cho người khác, và sau đó là những mùa gặt dồi dào như là phước hạnh từ Đức Chúa Trời. Chính quy luật tự nhiên được Đức Chúa Trời chỉ định là nếu chúng ta gieo bỏn xẻn thì cũng sẽ gặt bỏn xẻn, nhưng nếu gieo với phước hạnh thì cũng sẽ gặt với phước hạnh.
Trong câu 7, Phao-lô nói tiếp: “Mỗi người hãy làm theo lòng mình đã dự định, chớ phàn nàn hay là vì ép buộc, vì Đức Chúa Trời thương yêu kẻ vui lòng quyên trợ (ban cho)”. Chúng ta không nên buồn trong việc ban cho. Thay vì thế, chúng ta nên vui mừng. Nếu buồn rầu trong việc ban cho, thì tốt hơn là đừng cho. Hơn nữa, việc chúng ta cho không nên là sự ép buộc. Tiếng Hy Lạp dịch chữ ép buộc ở đây giống như chữ được dùng trong chương 6. Từ này có nghĩa là chúng ta bị ép vào trong điều gì đó, bị bắt buộc vào trong điều đó. Ban cho vì ép buộc cho thấy rằng sự ban cho là tai hoạ đối với chúng ta. Chúng ta không nên ban cho vì bị ép buộc; cũng không nên ban cho nếu cảm thấy ban cho là tai hoạ. Trong suy nghĩ của một số người, ban cho của cải vật chất giống như chịu đựng một tai hoạ. Ban cho đối với chúng ta chắc chắn không nên giống như vậy. Như Phao-lô nói trong câu này, Đức Chúa Trời yêu thương kẻ vui lòng ban cho. Tiếng Hy Lạp dịch chữ vui lòng cũng có nghĩa là vui vẻ hay hân hoan. Trong việc ban cho, chúng ta nên vui vẻ, hân hoan, thoả lòng

2 CÔ-RIN-TÔ BÀI 48



VỊ SỨ ĐỒ TƯƠNG GIAO VỀ VIỆC CUNG CẤP CHO CÁC THÁNH ĐỒ CÓ NHU CẦU (3)
Đọc Kinh Thánh: 2Cô. 8:15; 9:1-15
Trong Sách 2 Cô-rin-tô chương 9, Phao-lô nói thêm về việc cung cấp cho những thánh đồ có nhu cầu. Dường như đối với chúng ta, chương này không cần thiết, vì chúng ta có thể nghĩ rằng những điều Phao-lô nói trong chương 8 là đầy đủ. Theo sự hiểu biết của anh em, tại sao Phao-lô nói thêm vào trong chương 9? Nếu đọc lại hai chương này, anh em có thể suy xét về sự cung cấp cho các thánh đồ có nhu cầu thì chỉ phần đầu của chương 8 là đủ và phần cuối chương 8 và cả chương 9 thì không thật sự cần thiết. Chúng ta cần hỏi tại sao Phao-lô dành quá nhiều chỗ cho vấn đề này. Như chúng ta sẽ thấy, lí do ông làm như vậy có liên quan đến những tư tưởng sâu sắc nào đó.
THÂU VÀ GIEO
Tư tưởng của Phao-lô trong chương 8 và 9 rất sâu sắc. Chìa khoá để hiểu tư tưởng sâu sắc của Phao-lô được tìm thấy trong hai vấn đề. Thứ nhất, trong 8:15 Phao-lô kết luận: “Cũng như có chép rằng: ‘Kẻ đã thâu nhiều cũng chẳng dư, kẻ thâu ít cũng chẳng thiếu’”. Đây là lời trích từ Xuất Ai Cập Kí 16:18 về việc thâu lượm ma-na vì sự cung ứng hằng ngày. Tại sao sứ đồ Phao-lô liên hệ việc cung ứng những điều vật chất cho các thánh đồ với việc lượm ma-na? Nếu xem xét vấn đề này kỹ lưỡng, chúng ta sẽ nhận ra rằng việc cung cấp vật chất cho những thánh đồ có nhu cầu chắc chắn là vì sự cung ứng hằng ngày của họ. Ma-na được con cái Israel lượm vì sự cung ứng hằng ngày của và những điều vật chất được cung ứng cho những thánh đồ có nhu cầu cũng vì sự cung ứng hằng ngày của họ. Lời trích của Phao-lô trong Xuất Ai Cập Kí 16:18 là yếu tố quan trọng trong việc nắm bắt tư tưởng sâu sắc của ông.

2 CÔ-RIN-TÔ BÀI 47



VỊ SỨ ĐỒ TƯƠNG GIAO VỀ VIỆC CUNG CẤP CHO CÁC THÁNH ĐỒ CÓ NHU CẦU (2)
Đọc Kinh Thánh: 2 Cô. 8:16-24
Trong 8:16-24, chúng ta có một phần của Thư Tín này cho thấy các sứ đồ là loại người nào. Trong nửa đầu chương này, Phao-lô đã tương giao với các thánh đồ tại Cô-rin-tô về việc cung cấp cho các thánh đồ có nhu cầu ở Giu-đa. Khi đọc chương này, đối với chúng ta dường như sự tương giao này được kết thúc ở câu 15, dường như sự tương giao này thật hoàn hảo và trọn vẹn. Phao-lô không chỉ có sự tương giao với các thánh đồ ở Cô-rin-tô về vấn đề này, nhưng ông cũng mô tả cho họ một tình trạng để bảo đảm với họ rằng những gì ông đang làm thì được thực hiện một cách đúng đắn.
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC QUẢN LÍ TIỀN BẠC
2 Cô-rin-tô 8:16-24 có thể giúp chúng ta nhiều trong thái độ của chúng ta đối với tiền bạc. Phần lớn nan đề trong xã hội đều có liên quan đến tiền bạc. Do đó, tất cả chúng ta phải học tập cẩn thận trong việc quản lí tiền bạc.
Tưởng tượng ra những loại nan đề khác có thể nổi lên liên quan hệ đến việc quản lí tiền bạc thì vượt quá khả năng tưởng tượng của chúng ta. Tiền là nguồn cám dỗ. Chúng ta không nên tự cho mình thuộc linh đến nỗi không bao giờ có nan đề gì về tiền bạc. Chắc chắn không ai trong chúng ta trung tín hay thuộc linh hơn sứ đồ Phao-lô. Tuy nhiên, ông rất thận trọng đối với tiền bạc. Tôi tin rằng ông rất thận trọng về vấn đề tiền bạc. Vì lí do này, sau khi tương giao với các thánh đồ ở Cô-rin-tô về việc cung cấp cho các thánh đồ nghèo ở Giu-đa, ông thêm các câu 16 đến câu 24 vào để chỉ ra những vấn đề quan trọng liên quan đến việc quản lí tiền bạc.

2 CÔ-RIN-TÔ BÀI 46



VỊ SỨ ĐỒ TƯƠNG GIAO VỀ VIỆC CUNG CẤP CHO CÁC THÁNH ĐỒ CÓ NHU CẦU (1)
Đọc Kinh Thánh: 2 Cô. 8:1-15
Phao-lô viết Thư 1 và 2 Cô-rin-tô như một người cha yêu thương. Trong Thư thứ nhất, Phao-lô kỷ luật người Cô-rin-tô. Cha mẹ nào cũng biết rằng trong việc kỷ luật con cái, chúng ta rất dễ làm cho chúng xa lánh. Nếu cha mẹ kỷ luật con cái mà không có giới hạn thì có thể làm con cái bỏ nhà đi. Sau khi viết 1 Cô-rin-tô, Phao-lô lo về cách tín đồ tại Cô-rin-tô sẽ phản ứng lại với kỷ luật của ông. Phao-lô không yên tâm về vấn đề này, và thậm chí ông đã có phần hối tiếc khi viết Thư đó. Ông lo rằng toàn thể Hội thánh ở Cô-rin-tô sẽ xa lánh ông. Vì sự quan tâm sâu sắc của ông, nên ông háo hức chờ đợi Tít đem tin tức về việc người Cô-rin-tô đáp lại Thư Tín thứ nhất của ông. Trong chương 2, Phao-lô không yên nghỉ trong linh, vì ông không gặp được Tít. Nhưng chúng ta thấy từ chương 7, Tít đã đem tin vui đến.
Thư Tín thứ nhất của Phao-lô đã khiến người Cô-rin-tô buồn rầu, nhưng sự buồn rầu này sinh ra sự ăn năn dẫn đến sự cứu rỗi. Sự cứu rỗi đó là sự giải hoà hoàn toàn. Khi Phao-lô nghe tin tức tốt lành này, ông mừng quýnh lên. Như ông nói trong 7:13 rằng “Cho nên chúng tôi nhơn sự vui mừng của Tít mà mừng rỡ càng thêm quá đỗi”. Khi viết Thư Tín thứ hai, Phao-lô ở trong một bầu không khí khích lệ và vui mừng như thế. Vì thế, khi đọc chương 7, chúng ta có thể chạm đến cảm xúc trong linh của Phao-lô, một cảm xúc quan tâm sâu sắc về Hội thánh ở Cô-rin-tô.

CÁC TIÊN TRI GIẢ-




Vào ngày 17 tháng 8 năm 1999, một trận động đất 7,2 độ richter đã tấn công Kocaeli, Thổ Nhĩ Kỳ. Cơn địa chấn kéo dài trong 45 giây và sự kiểm tra đầu tiên cho biết có 17.000 người đã chết. Trong cuộc điều tra sau này, người ta phát hiện ra rằng nhiều người đã chết vì các quy luật xây dựng không được tôn trọng và do đó các tòa nhà sụp đổ không cần thiết. Các nhà thầu bị buộc tội có trách nhiệm giết người.
Các thành phần chính giúp gắn kế tòa nhà là vữa, cát, vôi, xi măng và nước. Thành phần đắt tiền và quan trọng nhất là xi măng. Một phân tích về vữa ở Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện ra rằng có rất ít xi măng trong vữa, do đó, khi sự rung chuyển xảy ra, các cấu trúc cao tầng không có sức mạnh gắn kết tổng hợp và vữa theo nghĩa đen biến thành bụi.

Tin Mừng Vinh Quang.Của Đấng Christ.

"Sự sáng chói của Tin Mừng vinh quang của Đấng Christ" (2 Cor 4: 4).
Phần Kinh Thánh nầy là câu 4 của 2 Cor 4. Tôi muốn tập trung vào "Tin Mừng của vinh quang Đấng Christ". Tin Mừng của vinh quang Đấng Christ là gì? Chúng ta biết rằng từ ngữ Tin Mừng có nghĩa là tin tốt, vì vậy chúng ta có thể nói đó là tin mừng về vinh quang của Đấng Christ. Bạn có biết vinh quang của Đấng Christ không? Nếu chính tin tốt lành nầy là nói về sự vinh hiển của Đấng Christ, bạn không có thể chia sẻ Tin Mừng nầy nếu chính bản thân bạn không có kinh nghiệm vinh quang của Đấng Christ không?
"Con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho Con, để họ trở nên một như Chúng Ta là một" (Giăng 17:22). Chúa Jêsus đang nói rằng vinh quang của Ngài đến từ Cha và Ngài đã ban cho chúng ta chính vinh quang giống y như vậy. Tại sao? Để chúng ta có thể là một. Vì thế, nếu không có vinh quang, chúng ta không thể là một với Cha và Chúa Con --và chúng ta không thể là một với Thân Thể Đấng Christ. Bạn có được ban cho vinh quang không? "Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, sống giữa chúng ta, đầy ân điển và chân lý. Chúng ta đã chiêm ngưỡng vinh quang Ngài, thật là vinh quang của Con Một đến từ nơi Cha"(Giăng 1:14) Bạn đã nhìn thấy vinh quang của Ngài không?

Giữa Lò Hửa Hực-



Người thứ tư vinh diệu giữa lửa,
Đứng với Ngài muôn thuở bình an,
Sững sờ trước mắt thế gian,
Giữa lò lửa hực đốt càng cháy cao.
-
Có vàng ròng nơi nào lửa luyện,
Giữa thế gian ta quyện bùn dơ,
Còn nơi luyện lọc bao giờ
Con Trời chói sáng diễn phô tuyệt vời.
-
Đừng sợ kẻ thừ ngồi trước cửa,
Chớ lo hang sư tử tiếng gầm,
Chúa ta đứng cạnh thì thầm:
"Quyền năng, ân điển siêu phàm dành con".
-
Giữa lửa cháy an toàn không ngã,
Giữa tố giông tàn phá Chúa kêu:
"Nhìn xem Ta, hỡi con yêu,
"Thắng xong sợ hãi cho nhiều lên ngôi".
M.K. 18-10-2017