Pages

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2019

CHÚA DẪN ĐƯỜNG-




Dân số kí 10:33-34- “Vậy dân Y-sơ-ra-ên khởi hành từ núi Đức Giê-hô-va trong ba ngày đường. Hòm Giao Ước của Đức Giê-hô-va đi trước dân chúng trong ba ngày đường để tìm cho họ một nơi an nghỉ. 34 Ban ngày khi dân Y-sơ-ra-ên dời trại quân đi thì đám mây của Đức Giê-hô-va ở trên họ”.
-
Chúa Trời là ánh sáng dẫn dắt,
Ta nương theo lối chưa người đi,
Bước chân Jesus giẫm trước nhất,
Chỉ đường từng bước theo lạ kì.

Mỗi bước đi mới đều chứng tỏ,
Đấng Hướng Đạo khôn ngoan tuyệt vời,
Tình yêu thành tín và nhẫn nại,
Không hề dẫn sai hướng cả đời.

Ma-na, suối nước không vơi cạn,
Hằng ngày thỏa mản mọi nhu cầu,
Chùm nho Ếch-côn lời tuyên bố,
Ô lối Chúa đúng đắn dường nào!

Trụ mây, trụ lửa dẫn đường đúng,
Trụ mây dừng hạ trại nghỉ ngơi,
Trụ lửa mở đường trong đêm tối,
Xua bóng đêm kinh hoàng rồi.

Hòm chứng cớ đi tìm chỗ nghỉ,
Hội chúng vào cơ nghiệp kịp thời,
Hôm nay theo Jesus cao quý,
Ta vào hưởng vương quốc nghỉ ngơi
MK

GIA-VÊ ĐẤNG THÁNH HÓA-





Lê 21:8; 1 Phi e ro 1: 15-16, Hê 2:11, 1 tê 5:23;
1 Tê 4:3-4;  1 Phi  e ro 4:3-4 ; Ga 5:19-21

Danh của Gia-vê Đấng Thánh Hóa,
Bảy lần xuất hiện sách Lê-vi,
Ngài chuyên tâm làm dân nên thánh,
Cả tư tưởng, nếp sống thần kỳ.

Gia-vê hứa “con sẽ nên thánh”,
“Vì Ta là Đấng Thánh xưa nay! ».
Người tin được thánh hóa địa vị,
Sau thực nghiệm sự thánh khiết Ngài.

Đấng Thánh Hóa là Jesus- Christ,
Gọi dân được nên thánh đệ huynh,
Chúa Cha là nguồn gốc tất cả,
Christ không thẹn với anh em mình.

Chúa Trời sự bình an hiện thực,
Thánh hóa người tin cách hoàn toàn,
Cả tâm hồn, tâm linh, thân thể,
Được thánh khiết trong ngoài vẻ vang.

Người tin đều là thánh đồ cả,
Được gọi đến sự thánh khiết trời,
Hãy giữ chiếc bình cho thánh khiết,
Là địa vị tôn trọng muôn đời.

Từng phí thời gian đời phóng túng,
Nay thánh hóa không còn dự vào,
Dân ngoại ngạc nhiên và nói xấu,
Thánh đồ theo Chúa sống thanh cao.

Ai gian dâm, ô uế, phóng đãng,
Cặp mắt tà dâm ham muốn luôn,
Buông mình dâm loạn, theo sắc lạ,
Không thừa kế nước Christ trường tồn.
MK. 
-




SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI VÀ VƯƠNG QUỐC NGÀN NĂM



Có một nghịch lý trong đời sống đức tin các tín đồ ngày hôm nay như sau. 
Tôi thấy con cái Chúa dễ ngờ vực sự cứu rỗi chắc chắn, mà trong việc được cứu rỗi chúng ta sở hữu sự sống đời đời. Khi thấy một tín đồ nào đó, đã tin Chúa lâu năm, có dấu hiệu tái sinh rõ ràng, những sa ngã và không có dịp ăn năn trước khi chết, nhiều nguời phán quyết anh ấy đã hư mất đời đời, mất sự cứu rỗi rồi.
Còn về lẽ thật tín đồ tham dự vương quốc ngàn năm của Đấng Christ và được quyền đồng trị vì với Ngài trong nước đó, thì hầu hết con cái Chúa đền dễ dàng tin tưởng, và in trí rằng họ sẽ đương nhiên có phần trong đó.
Đại đa số con cái Chúa hiểu chung chung và nông cạn rằng việc được cứu rỗi, có được sự sống đời và việc được vào nước trời thì giống y như nhau. Điều đó có chính xác không?
Thưa anh chị em,
Được cứu rỗi hay sở hữu sự sống đời đời là một sự việc quan trọng, còn được vào vương quốc ngàn năm của Chúa, cũng là sự việc không kém phần quan trọng. Tôi xin trình bày hai sự việc nầy có nhiều điểm khác biệt như sau: Tôi dùng Kinh văn trong Bản Tân ước Nhuận Chánh, vì theo quan điểm của tọi, sách đó khá đúng nguyên văn Hi Lạp.

CHÚA KÊU GỌI GIÊ-RÊ-MI-



(Giê-rê-mi 1; 5:14)
“Nầy, Ta sẽ khiến lời Ta như lửa trong miệng ngươi,
Dân nầy sẽ như củi, và lửa ấy sẽ thiêu nuốt chúng.”
-
Trước khi tạo con trong lòng mẹ,
Ta lập con làm kẻ tiên tri,
Giảng lời các nước chi li,
Lân bang dân thánh thời kỳ của con.

Con đừng nói minh còn con trẻ,
Dù nơi thành thị, kẻ chợ chi,
Con đừng sợ hãi điều gì,
Có Ta ở với quyền uy bảo toàn.

Lời Ta đặt miệng con từng lúc,
Lời quyền năng có sức mạnh thay,
Nhổ cây, lật đổ, dựng xây,
Thẩm quyền lời nói còn hoài trong con.

Nầy hai khải tượng toàn sứ điệp,
Nồi nước phương bắc kíp xảy ra,
Canh đê tàn phá Giu-đa,
Ứng cho tội ác dân Ta thực hành.

Cây hạnh ra hoa nhanh sớm nhất,
Đầu xuân mới thức giấc trước tiên,
Lời Ta hứa chẳng biến thiên,
Thảy đều ứng nghiệm trong quyền năng cao.

Thành đồng, cột sắt nào lay đổ,
Ta lập con đứng đó vững bền,
Quốc gia bội đạo vô quyền,
Chống con rao giảng sấm truyền của Ta.

Trong miệng con lời Ta như lửa,
Dân thánh gian ác tựa củi khô,
Lửa thần đốt cháy bất ngờ,
Phạt cho tội ác trước giờ ghê thay.

Tuổi Già Của Vua David



Thi thiên 71: 17-18, 20-21-TKTC- Đức Chúa TRỜI ôi, lâu nay Chúa dạy con từ thuở nhỏ của con; Và con vẫn tuyên-bố các việc làm lạ-lùng của Chúa. Và cả khi con già và tóc bạc, Đức Chúa TRỜI ôi, xin đừng bỏ con, Cho đến khi con tuyên-bố cánh tay của Chúa cho thế-hệ nầy, Quyền-năng của Chúa cho mọi người sắp đến. Chúa, Đấng đã tỏ cho con thấy nhiều sự phiền-hà và các cảnh hiểm-nghèo, Sẽ hồi-sinh con một lần nữa, Và sẽ lại đem con lên khỏi các vực sâu của trái đất. Nguyện xin Chúa gia-thêm sự cao-quý của con, Và quay lại để an-ủi con”.
Lê vi kí 19:32 TKTC, “'Ngươi sẽ đứng dậy trước mặt người có đầu bạc, và tôn-trọng mặt người có tuổi, và ngươi sẽ tôn-kính Chúa TRỜI của ngươi; Ta là GIA-VÊ”.

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2019

GIẢI NGHĨA LU-CA 17: 20-37



Lu-ca 17: 20-37-
«Các người Pha-ri-si hỏi Chúa: “Bao giờ Nước Đức Chúa Trời mới đến?” Ngài đáp: “Nước Đức Chúa Trời không đến để người ta có thể quan sát được. 21 Không ai có thể nói: Kìa, Nước Đức Chúa Trời ở đây hoặc ở đó, vì kìa, Nước Đức Chúa Trời ở giữa vòng  các ngươi. !”
22 Chúa bảo các môn đệ: “Sẽ có lúc các con mong được thấy một ngày của Con Người mà không được. 23 Người ta sẽ bảo các con: ‘Kìa, Ngài ở đây!’ ‘Kìa, Ngài ở đó!’ Nhưng các con đừng đi, cũng đừng chạy theo! 24 Vì như tia chớp lòe sáng và chiếu rạng từ phương trời này đến phương trời kia thể nào, thì Con Người, trong ngày Ngài hiện ra cũng sẽ như thế. 25 Nhưng trước hết, Con Người phải chịu đau khổ đủ điều và bị thế hệ này loại bỏ. 26 Trong thời Nô-ê thể nào thì thời Con Người cũng thể ấy. 27 Người ta ăn, uống, cưới, gả cho đến ngày Nô-ê vào tàu và nước lụt tràn đến hủy diệt tất cả. 28 Thời của Lót cũng thế, người ta ăn, uống, mua, bán, trồng trọt, xây cất, 29 nhưng đến ngày Lót ra khỏi Sô-đôm, trời mưa lửa và diêm sinh xuống hủy diệt tất cả.30 Ngày Con Người hiện đến (được biểu lộ) cũng giống như thế. 31 Trong ngày ấy, ai ở trên sân thượng có của cải trong nhà thì đừng xuống lấy; cũng vậy, ai ở ngoài đồng đừng quay về lấy của cải. 32 Hãy nhớ lại vợ của Lót! 33 Hễ ai tìm cách bảo tồn mạng sống thì sẽ mất; nhưng ai chịu mất mạng sống thì sẽ bảo toàn được nó. 34 Ta bảo các con, trong đêm ấy, 35 hai người nằm chung giường, một người sẽ được đem đi, người kia bị bỏ lại; 36 hai người nữ cùng xay cối, một người sẽ được đem đi, người kia bị bỏ lại.” 37 Các môn đệ hỏi: “Thưa Chúa, việc ấy xảy ra tại đâu?” Ngài đáp: “Xác chết ở đâu, diều hâu bâu tại đó!” 

-
Trong các câu 20 và 21 người Pharisi hỏi Chúa "Bao giờ Nước Đức Chúa Trời mới đến?”.Chúa trả lời: "Nước Đức Chúa Trời ở giữa các ngươi." Nhưng người Pharisi mù mắt. Chúa đã nói rõ ràng rằng không có thể nói, "Này, đây hay là đó!" Câu này là chìa khóa; nó được sử dụng trong câu 23 cũng như trong câu 21. Người Pharisi hỏi khi nào vương quốc của Đức Chúa Trời đến, và Chúa trả lời đơn giản, "Nó ở giữa các ngươi." Nhưng Ngài dành những lời giải thích cho các môn đệ của Ngài. Ngay lập tức Ngài quay sang họ và giải thích. Hãy lưu ý, câu hỏi của người Pharisi ám chỉ đến vương quốc, nhưng trong lời giải thích của Ngài, Chúa nói đến Con Người (c. 22). Điều này bởi vì Con người là vương quốc của Đức Chúa Trời. Bất cứ khi nào bạn có vương quốc của Đức Chúa Trời trong quyền lực, bạn có Con Đức Chúa Trời trong sự hiện diện.
Câu 24 nói về ngày hiển lộ. Nếu bạn có sự hiện diện của Chúa hôm nay, bạn có vương quốc ngày nay. Vương quốc không phải là một điều gì; đó là chính Chúa. Nơi có hiện diện của Ngài, quyền năng và vinh quang được thể hiện trên trái đất, thì bạn có vương quốc của Đức Chúa Trời. Hiện nay là một vấn đề của mức độ, không phải chất lượng hoặc bản chất.
Trong câu 26 đến 29 Chúa sử dụng hai hình ảnh minh họa từ Cựu Ước, Nô-ê và Lót. Ngài liên kết hai ông với ngày của Con Người. Chúng ta đều quen thuộc với thuật ngữ "Con Người". Thuật ngữ này được sử dụng trong Hêbơrơ 2 khi nói về Đấng Christ là người thừa kế trái đất (cc. 6, 8). Tất cả mọi sự của Đức Chúa Trời sẽ được kí thác cho Ngài. Là "một người mới" của Đức Chúa Trời, Ngài sẽ nhận cơ nghiệp của mình. Ngài sẽ được tôn vinh và sẽ sở hữu trái đất. Tuy nhiên, một cái gì đó sẽ xảy ra để đưa ngày của Con Người đến. Sẽ có sự phán xét trên trái đất và sự giải thoát và cất lên cho dân của Đức Chúa Trời. Nô-ê được ra đi và cơn lũ đến; Lót ra đi và sau đó mưa lửa từ trời đến. Chúa đã cố gắng rút ra một số bài học rõ ràng từ hai trường hợp này cho các môn đệ của Ngài thấy.

Câu 31 là một lời khuyên đừng trở về nhà. Câu 32 là một cảnh báo "hãy nhớ lại vợ của Lót". Câu 33 chỉ tỏ rằng lối thoát là bỏ mất sự sống của hồn (soul-life). Ngày đó đang đến khi tất cả các ông "Nô-ê" và "Lót" sẽ được cất lên. Các ông "Nô-ê" và "Lót" sẽ ra đi theo một tiếng gọi đặc biệt, tiếng gào thét, tiếng của thiên sứ trưởng, và một tiếng kèn (1 Tê. 4:16). Trường hợp của Nô-ê không minh họa sự biến hóa cục bộ, vì ông và cả gia đình của ông đã được giải cứu. Chúa đã không rút ra bài học của Ngài khi giảng dạy về câu chuyện của Nô-ê, nhưng từ câu chuyện của Lót. Lời giải luận của Ngài dựa vào câu chuyện của Lót, và lời cảnh báo được rút ra từ chuyện về vợ của Lót.
Chúng ta được bảo rằng nếu có của cải trong nhà, chúng ta không nên đi xuống để lấy đi; nếu chúng ta đang ở ngoài đồng ruộng, chúng ta không nên quay lại với những điều đằng sau. việc Phản ứng với tiếng gọi thần thượng là "Hãy lên đây" (Khải Huyền 4: 1). Vợ của Lót nhận được lời kêu gọi ra đi; bà đã không phạm bất cứ tội lỗi nào, nhưng đã có một phản ứng của sự nhìn lại, trở lại với của cải của mình. Sự cất lên sẽ không có sự thay đổi kỳ diệu trong chúng ta. Nó sẽ chỉ là một bước ra đi, và nó sẽ là một vấn đề về thái độ của chúng ta.

Những điều trong câu 28 đang chiếm hữu cuộc sống của dân chúng như ăn uống, mua bán, gieo trồng và xây dựng—những việc đó có tội lỗi gì không. Chúng hoàn toàn hợp pháp, nhưng dân chúng thường không có sự tách rời khỏi chúng. Những điều không nhất thiết phải là tội lỗi đó cũng sẽ là trở ngại.
Chúng ta phải đạt một điểm mà khi tiếng gọi đến, đáp ứng tức thì của tấm lòng chúng ta sẽ là, "Chúa đó!" Có sự đáp ứng đối với Chúa hay không thì phụ thuộc vào thái độ của tấm lòng chúng ta. Chúng ta thiếu sự tách rời đối với công việc hoặc bất cứ điều gì đang chiếm hữu mình và  bất cứ điều gì thiếu hụt chính Ngài. Khi tiếng gọi đến, sẽ có những suy nghĩ, "Nhưng về những công việc thì làm sao?" Nếu vậy, thì chúng ta có thể ở lại để làm điều đó! Chúng ta có thể không bị chết mất trong Sô-đôm, nhưng chúng ta không thể lên đến đỉnh núi.

Hãy thoáng nhìn về toàn bộ lịch sử. Rất dễ gắn chặt với những món quà của Chúa; do đó, Y-sác đã phải được dâng lên. Có phải chúng ta không được cất lên bởi những gì chúng ta đã được ban cho cản trở không? Chúng ta có thể nói rằng Chúa có tất cả các nơi, mà chúng ta không mong muốn gì cho bản thân mình chăng? "Lạy Chúa, Ngài là Đấng duy nhất có thể ảnh hưởng đến sự tách rời như vậy". Khi Chúa chúng ta hiện đến với các môn đệ nơi bờ biển, Phi-e-rơ nghe, "Đó là Chúa", ông liền bỏ tất cả những sự khác (Giăng 21: 7). Phản ứng ngay lập tức của ông là nhảy xuống biển để đi đến với Ngài.

Theo Luca 17:33 sự tách rời này có thể nhờ việc từ bỏ hồn mà có kiến hiệu. Đây là điều kiện nhất định để sẵn sàng chờ sự tái lâm của Chúa. Cần bỏ mất người thiên nhiên của chúng ta, là phần trong bản ngã chúng ta ưa ham muốn, cảm thấy, và luôn lo cho mình. Đức Thánh Linh có ở đây để chỉ cho chúng ta sự sống thiên nhiên này là gì, bởi vì một ngày kia nó sẽ biểu lộ nếu không được xử lý ngay bây giờ. Nó sẽ biểu lộ chính nó, và chúng ta sẽ có những phản ứng sai trật. Vì thế, thập tự giá phải cắt sâu vào cuộc sống của chúng ta hằng ngày. Lĩnh vực cho công việc của thập giá là gì? Đó là bất cứ điều gì trong chúng ta mà thuộc về bên ngoài Chúa. Chúa phải đứng một mình. Ngài phải là tất cả.

Trong câu 34, một người sẽ được cất lên, đó là, bên cạnh Chúa. Khi Chúa nói về Nô-ê và Lót, Ngài đang bàn về câu hỏi sự cất lên. Chúng ta đứng ở đâu với Chúa? Thái độ của chúng ta nên là "như thể họ không có" (1 Cor. 7:30), "như thể" chúng ta đã không có điều này điều nọ. Chúng ta không nên khổ hạnh; chúng ta vẫn còn trong xác thịt, nhưng chúng ta phải "như thể không có", như thể không sử dụng chúng gì cả. Chúng ta sở hữu chúng, và chưa có một sự tách rời tất cả mọi thứ không phải là Chúa. Điều này có thể được thực hiện  bởi các công việc bên trong của thập giá.
Khi tiếng gọi vang động đến, chúng ta sẽ phản ứng cách này hay cách khác, và cách chúng ta phản ứng sẽ đúng theo con người chúng ta là gì.

W.N.

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

THẦY GIẢNG KHÔNG CÓ LỜI GIẢNG SỐNG-




Chữ “thầy giảng” trong bài nầy không nhất thiết là mục tử, trưởng lão, quản nhiệm hay hàng giáo phẩm trong cộng đồng dân Chúa. Tôi ngụ ý những người nào nói và viết ra lời Chúa cách thông thường.
A-hi-mát, con trai của Xa-đốc, nói cùng Giô-áp rằng: Xin cho phép tôi chạy đem cho vua tin lành nầy rằng Đức Giê-hô-va đã xử công bình và giải cứu người khỏi kẻ thù nghịch mình. Giô-áp đáp: Ngày nay ngươi sẽ chẳng làm kẻ đem tin lành, một ngày khác ngươi sẽ làm; ngày nay cái tin chẳng được lành, vì vương tử đã chết.  Giô-áp bèn nói cùng Cu-si rằng: Hãy đi thuật cho vua điều ngươi đã thấy. Cu-si lạy Giô-áp, rồi chạy đi. A-hi-mát, con trai của Xa-đốc, lại nói cùng Giô-áp rằng: Mặc dầu xảy đến điều chi, hãy để cho tôi chạy theo sau Cu-si. Giô-áp tiếp: Hỡi con, cớ sao con muốn chạy đi? Việc báo tin nầy sẽ chẳng thưởng gì cho con. Người thưa: Mặc dầu, tôi muốn chạy đi. Giô-áp nói cùng người rằng: Hãy chạy đi. Vậy, A-hi-mát chạy qua đồng bằng và bươn tới trước Cu-si--…..Nhưng vua hỏi rằng: Chàng Áp-sa-lôm trai trẻ được bình an vô hại chăng? A-hi-mát thưa rằng: Khi Giô-áp sai kẻ tôi tớ vua và chính tôi đi, thì tôi thấy có sự ồn ào dữ dội dấy lên; nhưng tôi chẳng biết là chi.  Vua phán cùng người rằng: Hãy lui ra và đứng tại đó. Người bèn lui ra và chờ.-- Cu-si bèn đến, và tâu rằng: Nầy là một tin lành cho vua chúa tôi. Ngày nay Đức Giê-hô-va đã xử công bình cho vua và giải cứu vua khỏi các kẻ dấy lên phản nghịch cùng vua.  Vua nói cùng Cu-si rằng: Chàng Áp-sa-lôm trai trẻ được bình an vô hại chăng? Cu-si đáp: Nguyện các kẻ thù nghịch vua chúa tôi, và hết thảy những người nào phản nghịch đặng hại vua, bị đồng số phận với người trai trẻ ấy” (2 Sa-mu-ên 18:19-32).
Trong câu chuyện trên chúng ta thấy ba hạng loại thầy giảng như sau:

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2019

BÓNG RÂM CỦA CÂY GAI-



Sáng thế kí 3:117-18  chép, “Nên đất đai sẽ vì con mà bị nguyền rủa; Con phải khổ nhọc suốt đời mới có miếng ăn từ đất sinh ra. Đất sẽ sinh gai góc và cây tật lê,..,”.
Trong Nhã Ca có cây táo có bóng râm và trái ngon, Giăng 15 có cây nho. Cả hai cây nầy trượng trưng Chúa Jeus là nguồn sự sống. Còn câu gai mà Chúa nói nó che bóng trên nhiều cây lúa mì thì tượng trưng điều gì? “Và các hạt đã rơi giữa gai góc, đây là những kẻ đã nghe, và khi họ tiếp-tục lối đi của họ, họ bị nghẹt với các sự lolắng và sự giàu-có và các thú-vui của đời này, và chẳng mang một trái nào đến chín” (Lu ca 8:14). Tôi tin cây gai, sự rủa sả tượng trưng quỷ sa-tan.
-
Cây lúa hay cây cối nào trồng dưới bóng râm thì hoa quả nó đều sanh bệnh. Chúa Jesus nói cây lúa bị bóng râm của  cây gai che phủ sẽ sinh các loại bệnh như: các sự lo lắng và sự giàu-có và các thú-vui của đời này.
Bạn có quá lo lắng, đầu tắt mặt tối hay quá lo sợ thế sự không? Bạn có ham tiền, bị sự giàu có lừa dối không? Bạn có ham thú vui đời nầy không?. Nếu bạn vướng phải một trong ba căn bệnh nầy, bạn không thể nào trưởng thành thuộc linh “chẳng mang một trái nào đến chín”. Bạn sẽ sa ngã vào cuối đời. Không có trái chín mà trái sẽ rụng hết.