THỜI TRIỆU THÚC ĐẨY SỰ ỨNG NGHIỆM LỜI TIÊN TRI-
Tôi không biết ngày nào có hiệp ước hòa bình Trung Đông. Tôi phủ nhận lời rao giảng rằng toàn bộ cộng đồng dân Chúa trên mặt đất sẽ được cất lên ngay trước khi hiệp ước đó được ký kết.
THỜI TRIỆU THÚC ĐẨY SỰ ỨNG NGHIỆM LỜI TIÊN TRI-
Tôi không biết ngày nào có hiệp ước hòa bình Trung Đông. Tôi phủ nhận lời rao giảng rằng toàn bộ cộng đồng dân Chúa trên mặt đất sẽ được cất lên ngay trước khi hiệp ước đó được ký kết.
Nguyên chỉ của Đức Chúa Trời, kế hoạch thần thượng của Ngài là muốn chiếm hữu một đại gia đình con cái mà Con đầu lòng là Jesus Christ, một Người Vợ đời đời cho Đấng Christ, một ngôi đền xây bằng vàng, trân châu, đá quý cho Đức Thánh Linh cư trú, và cả ba sẽ tồn tại đến các thời đại vô chung.
Tại sao cuối sách Giô-suê, một nhân vật nào đó, có thể là
Phi-nê-a, do lời đặn dò trước của Giô-suê, đã đặt bút miêu tả ba nấm mồ của ba
nhân vật thượng thặng là Giô-suê, Giô-sép và Ê-lê-a-sa?
Tại sao sau những trang sử vẻ vang chinh phục đất hứa cách
oai hùng, sách Giô suê lại chấm dứt với một cảnh trạng ảm đạm dường như tuyệt vọng
vậy?
1.
Mộ
của Giô-suê:
“Sau các việc đó, Giô-suê, con trai Nun, đầy tớ Đức Gia-Vê
qua đời, thọ được một trăm mười tuổi. Người ta an táng người trong lãnh thổ cơ
nghiệp người tại Thim-nát Sê-rách, trên miền rừng núi Ép-ra-im, phía bắc núi
Ga-ách” (Giô-suê 24:29-30).
Dù là con người thông
thường hay tôi tớ Chúa, ai cũng phải chết, nhưng tại sao Chúa cho phép chép về
ngôi mộ của Giô-suê tại đây.? Giô-suê là người lãnh đạo dân Israel chinh phục đất
hứa trong một thời gian dài chừng 40 năm. Ông ra khỏi Ai cập và theo làm tôi tớ
hầu hạ Môi se vào năm khoảng 20 tuổi. Sau khi Môi-se qua đời, ông được 60 tuổi,
rỗi dẫn dắt dân Israel trong 40 năm chinh phục xứ thánh. Năm ông 100 tuổi, cuộc
chinh phục đất hứa dừng lại, lúc ấy Chúa
phán với ông, “Khi Giô-suê về già, tuổi đã cao, Đức Giê-hô-va phán với ông rằng:
“Con đã già, tuổi đã cao, mà đất phải đánh chiếm thì còn nhiều lắm. Đây là đất còn lại: Tất cả các địa phận của
dân Phi-li-tin và tất cả các địa phận của dân Ghê-su-rít gồm từ sông Si-cô đối
diện Ai Cập cho đến biên giới Éc-rôn về phía bắc, vốn được coi là thuộc về dân
Ca-na-an . Địa phận của dân A-vim từ phía nam, toàn xứ Ca-na-an và Mê-a-ra, vốn
thuộc về dân Si-đôn, cho đến A-phéc và đến tận biên giới dân A-mô-rít. Địa phận của dân Ghi-bê-lít, và cả Li-ban về
hướng mặt trời mọc, từ Ba-anh Gát ở chân núi Hẹt-môn cho đến cửa khẩu của
Ha-mát. Còn tất cả cư dân miền đồi núi, từ Li-ban cho đến Mít-rê-phốt Ma-im,
luôn cả dân Si-đôn… “ (Giô- suê 13;1-6)
Lãnh thổ đất hứa còn rộng
hơn những gì đã chinh phục rồi, nhưng không có người kế tục công cuộc chinh phục
và về mặt khác, dân Israel chưa đủ dân số để chiếm hữu và vui hưởng hết miền đất,
nên công cuộc chinh phục phải dừng lại. Và cuộc đời Giô-suê sau 10 năm hưu hạ tại
thành phố sản nghiệp, Thim-nát Sê-rách (Phần Hưởng Từ Mặt Trời), ông đã qua đời và được chôn cất tại đó. Nấm mồ
của Giô-suê nói lên rằng công cuộc chinh phục đất hứa phải dừng lại.
Cuộc đời của Cơ Đốc nhân cá nhân hay nếp sống của giáo hội
nói chung phải tiếp tục tiến lên, không được phép ngừng. Trong Cựu ước khi nào
dân Chúa dừng lại thụ hưởng, từ bỏ tư thế thượng phong, quên tư thế chiến thắng
trên kẻ thù, ngày đó dân Chúa thối lui và sa bại. Đa- vít nói ngày nào tôi kêu
cầu, có nghĩa ông phải tranh chiến cùng các quỷ trong sự cầu nguyện tiếp tục
không ngừng, nếu ngừng cầu nguyện đuổi quỷ, ma quỷ sẽ tấn công, Đa vít thất bại,
“Ngày nào con kêu cầu, Các kẻ thù của con sẽ thối lui” (Thi thiên 56:9).
Cuộc đời chiến thắng của
bạn, đáng lẽ là: “nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần (Rô. 8:37), bạn
đã dừng lại, sống hưu hạ, buông vũ khí, ngừng đuổi quỷ mỗi ngày, giống như bạn bị
chôn cất trong nấm mồ như Giô suê phải không? Cộng đồng dân Chúa ngày nay, đã bỏ
mất thế đắc thăng trên kẻ thù, nên hội thánh của bạn có bị chôn lấp chưa?
Bạn còn có thể hát bài
hát sau đây chăng?--
“Nào dám đánh mất thế
đắc thắng ấy,
Jesus lãnh đạo tôi tiến,
Miền bóng tối chẳng thể cản lối,
Thẳng đến ngai vàng vinh hiển,
Cho tôi, người lính Ngài, Chúa ơi,
Thêm năng lực sử dụng gươm,
Cho tôi làm người luôn đắc thắng,
Bởi chính Lời là gươm thánh”.
Từ trong Cựu ước đến Tân ước, Chúa luôn muốn chúng ta: “đi tới,
sức lực lần lần thêm” (Thi 84:7), “ơn càng thêm ơn” (Giăng 1:16), từ “đức tin đến
đức tin“ (Rô ma 1:17) và “vinh quang đến vinh quang” (2 Cor. 3: 18), Ngài không
bao giờ muốn chúng ta hưu hạ hay chịu chôn vùi hoặc dừng lại.
2. Mộ của Ê-lê-a-sa:
Ê-lê-a-sa là con trai A-rôn, là thượng tế nối nghiệp A-rôn,
khi A-rôn đã chết vào năm thứ 40 cuối hành trình qua sa mạc.
Về sản nghiệp cấp cho con cháu Kê-hát, nhà Lê vi, thì Giô-suê
21:4-5 chép, “Người ta bắt thăm cho các họ hàng Kê-hát; những con cháu của thầy tế lễ A-rôn về dòng Lê-vi bắt thăm được
mười ba thành bởi trong chi phái Giu-đa,
chi phái Si-mê-ôn, và chi phái Bên-gia-min.
Còn những con cháu khác của Kê-hát, theo thăm được mười cái thành của chi phái Ép-ra-im, của chi phái
Đan,và của phân nửa chi phái Ma-na-se”.
Lê-vi sinh Kê-hát, Ghẹt-sôn và Mê-ra-ri là ba chi tộc người Lê vi. Kê-hát sinh
Am-ram, Dít-sê-ha, Hếp rôn và U-xi-ên.
Dít -sê ha sinh Cô-rê, tổ phụ của tiên tri Samu-ên, nên 1
Samu-ên 1 chép Sa-mu-ên xu61t tah6n từ vùng
đồi núi chi phái Ép-ra-im. Còn Ê-lê-a-sa là con trai A-rôn, mà theo Giô
21:13-19 “Người ta cấp cho con cháu thầy tế lễ A-rôn thành Hếp-rôn, là thành ẩn
náu cho kẻ sát nhân, và đất chung quanh thành; Líp-na và đất chung quanh thành,
Giạt-thia và đất chung quanh thành, Ê-thê-mô-a và đất chung quanh thành.
Hô-lôn và đất chung quanh thành, Đê-bia và đất chung quanh thành,
A-in và đất chung quanh thành,Giu-ta và đất chung quanh thành, Bết-Sê-mết và đất chung quanh thành: hết
thảy chín cái thành của hai chi phái nầy. Người ta lại lấy trong chi phái Bên-gia-min
mà cấp cho họ, Ga-ba-ôn và đất chung
quanh thành, Ghê-ba và đất chung quanh thành,
A-na-tốt và đất chung quanh thành, cùng Anh-môn và đất chung quanh
thành: hết thảy bốn cái thành. Cộng các
thành của những thầy tế lễ, con cháu A-rôn, là mười ba cái thành với đất chung quanh”. Như vậy đáng
lẽ sản nghiệp của Ê-lê-a-sa phải ở thành hếp rôn, là thành ẩn náu, trong chi
phái Giu đa.
Nhưng Giô suê 24:33 lại chép “Ê-lê-a-sa, con trai A-rôn, cũng
qua đời và được an táng tại Ghi-bê-a, là nơi Phi-nê-a, con trai người được cấp
trên miền đồi núi Ép-ra-im”. Tại sao Ê-lê a-sa bậc tôn trưởng của nhà A-rôn
không được cấp sản nghiệp tại Hếp rôn mà
phải lãnh cơ nghiệp tại vùng núi Ép-ra-im?
Nên Giô suê 21 giải thích vấn nạn đó, “Những người Lê-vi thuộc
về họ hàng con cháu khác của Kê-hát, được
mấy thành trong chi phái Ép-ra-im làm phần của mình. Người ta cấp cho họ
Si-chem, thành ẩn náu cho kẻ sát nhân, ở trên núi Ép-ra-im, và đất chung quanh
thành, Ghê-xe và đất chung quanh thành,
Kíp-sa-im và đất chung quanh thành, Bết-Hô-rôn và đất chung quanh thành:
hết thảy bốn cái thành. Người ta lấy
trong chi phái Đan,cấp cho họ Ên-the-kê và đất chung quanh thành, Ghi-bê-thôn
và đất chung quanh thành, A-gia-lôn và đất
chung quanh thành, Gát-rim-môn và đất chung quanh thành: hết thảy bốn cái
thành. Lại lấy trong phân nửa chi phái
Ma-na-se, Tha-a-nác và đất chung quanh thành,Gát-Rim-môn và đất chung quanh
thành: hết thảy hai cái thành. Cộng là
mười cái thành và đất chung quanh thành cho những họ hàng của các con cháu khác của Kê-hát”.
Trên đồi núi Ép-ra-im
có Si chem là thành phố ẩn náu, rất lớn, lưu dấu lịch sử của cha ông như
Áp-ra-ham, Gia cốp. Tại sao Phi-nê a không được lãnh sản nghiệp tại Hếp rôn mà
lãnh lại vùng núi Ép ra im, rất có thể
là Si chem, nhưng chưa chắc lắm? nên Sau đó Ê-lê-a sa được chôn cất tại
đó.
Tưởng cũng nên nhắc lại
rằng thượng tế A-rôn có 4 con trai, đều là thầy phó tế: Na-đáp, A-bi-hu,
Ê-lê-a-sa và Y-tha-ma. Hai con đầu vì dâng hương bằng lửa lạ, Chúa phạt cả hai
đều chết. Ê-lê-a- sa lên làm thượng tế và truyền lại cho Phi-nê-a. Trong thời Các
quan xét, “Đương khi ấy, hòm giao ước của Đức Chúa Trời ở tại đó, có Phi-nê-a,
con trai Ê-lê-a-sa, cháu A-rôn, phục sự trước mặt Đức Giê-hô-va. Vậy, dân
Y-sơ-ra-ên cầu vấn Đức Giê-hô-va mà rằng: Tôi còn phải giao chiến cùng người Bên-gia-min, anh em
tôi, hay là tôi phải đình lại? “ (Thẩm 20:27-28).
Vào đầu sách 1
Sa-mu-ên, chúng ta không biết tại sao chức
tế lễ của nhà Phi-nê-a chuyển sang cho nhà Hê li, thuộc dòng Y-tha-ma, vốn
không được làm thượng tế khi A-rôn còn sống.
Có A-bia-tha, dòng
Hê-li theo hầu việc Chúa bên cạnh vua David lưu vong. Sau đó có Xa-đốc, dòng
dõi của Ê-lê-a-sa, đầu quân theo David với 22 anh em chi tộc Ê-lê-a-sa (1 Sử kí
12: 26-28). Khi David lên ngôi tại Si-ôn, A-bia tha, chi tộc Y-tha-ma, làm thầy thượng tế, nhưng khi Sa-lô-môn lên
ngôi, A-bi tha bị loại bỏ, và con của Xa đốc, chi tộc Ê-lê-a-sa, làm thượng tế.
Có thể có sự tranh trưởng,
có xảy ra sự tranh giành của nhà Y tha ma, nên Phi- nê -a, thay vì nhận cơ nghiệp
tại Hếp-rôn đã phải nhận tại vùng Si chem, và bố của ông, là Ê-lê-a-sa, phải sống
hưu hạ và được chôn cất tại vùng đó.
Ngôi mộ của Ê-lê- a-sa
nói lên sự chôn cất của chức tế lễ chính thống, do Chúa ấn định cho nhà
Ê-lê-a-sa, chờ đến ngày Sa-lô-môn lên ngôi phục hồi.
Ngày nay cũng có sự
tranh giành, sự tranh trưởng thắng lợi của những mục tử thế mạnh. Nhiều sự oan ức,
thua thiệt, nhiều tôi tớ Chúa bị chôn vùi trong suốt thời kỳ ám thế, chờ vào
lúc Sa-lô-môn, tượng trưng Đấng Christ trong vương quốc thiên hi niên biện minh
cho kẻ cô thế và trừng phạt, sa thải kẻ bất pháp, bất lương, bất nghĩa.
3. Mộ của Giô-sép
“Hài cốt của Giô-sép mà dân Y-sơ-ra-ên đã đem ra khỏi Ai-cập được an táng tại Si-chem, trong miếng đất
Gia-cốp đã mua của con cái Hê-mô, cha Si-chem,giá một trăm nén bạc;dòng dõi
Giô-sép được đất này làm cơ nghiệp” (Giô-suê 24: 32).
Theo thứ tự ngôi mộ
Giô-sép đứng thứ nhì, nhưng tôi muốn đem xuống bàn luận sau hai ngôi mộ kia để
làm giải pháp cho hai nấm mồ chứa nhiều
tiêu cực, oan ức trong đó.
Sáng thế kí 50: 25-26
chép, “Giô-sép bảo các con trai của Israel thề mà rằng: Quả thật, Đức Chúa Trời sẽ đến viếng các anh em; xin anh
em hãy dời hài cốt tôi khỏi xứ nầy. Đoạn,Giô-sép qua đời, hưởng thọ được một trăm
mười tuổi. Người ta xông thuốc thơm cho xác Giô-sép, và liệm trong một cái quan
tài tại xứ Ai-cập”.
Xuất hành 13:19 chép
tiếp, “Môi-se dời hài cốt Giô-sép theo mình, vì Giô-sép có bắt dân Y-sơ-ra-ên
thề quyết rằng: Chắc Đức Chúa Trời sẽ viếng các ngươi; hãy dời hài cốt ta theo
các ngươi khỏi đây”.
Hài cốt của Giô-sép được táng tại Si-chem, nên sứ đồ Giăng
miêu tả, “Ngài đến một thành thuộc về xứ Sa-ma-ri, gọi là Si-kha, gần đồng ruộng mà Gia-cốp cho Giô-sép là con
mình. Tại đó có cái giếng Gia-cốp…
Tổ phụ chúng tôi là Gia-cốp để
giếng nầy lại cho chúng tôi, chính người uống giếng nầy, cả đến con cháu cùng các bầy vật
người nữa” (Giăng 4:)
Giô sép làm tiêu biểu
cho Đấng Christ. Hài cốt ông được chôn tại si chem, gần Si-khá, gần bên giếng Gia cốp. Từ trong sự chết của Đấng Christ phát ra một
giếng nước sống đến nỗi, “Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Phàm ai uống nước nầy vẫn
còn khát mãi; nhưng uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ
thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời” (Giăng
4:14).
Kết Luận:
Mộ của Giô sép còn nằm đó mãi đến hôm nay. Mộ của Chúa thì trống
không. Ngài đã sống lại trở nên nguồn nước sống ban cho chúng ta uống thỏa mãn.
Qua giá trị sự chết của Ngài, một dòng nước hằng sống vẫn văng ra, không ứ đọng,
nhưng tuôn tràn cho đến cõi vĩnh cửu.
Từ trong ngôi mộ của
Giô-sép thuộc linh, là Chúa Giê-su, một thủy lưu vô hạn đã quét sạch lịch sử co cụm của thánh dân, họ
đang tiến tới theo triều lên cao của dòng nước sống nầy. Dòng nước cũng đã xóa
sạch nỗi oan ức nhiều đời của dòng dõi thầy tế lễ mà Chúa chọn, lại bị chà đạp.
Mộ Giô suê đã chôn vùi thế thượng phong chiến thắng của dân
thánh. Mộ Ê-lê-a-sa chôn những cuộcc đời thầy tế lễ bị trù dập, thanh trừng
trong nhà Chúa trải nhiều đời. Chỉ có ngôi mộ Giô-sép là giải phái cho hai ngôi
mộ kia. Ngợi khen Chúa. “Đức Giê-su đáp: “Ai uống nước nầy rồi cũng khát lại,
nhưng uống nước Ta ban cho sẽ chẳng bao giờ khát nữa. Nước Ta ban cho sẽ biến thành giếng nước trong người,
tuôn tràn sự sống vĩnh phúc.”
Bản TKTC dịch, “Giê-xu
trả lời và phán cùng bà: “Mọi người uống từ nước này sẽ lại khát; nhưng hễ ai uống
từ nước mà Ta sẽ cho hắn, sẽ chẳng bao giờ khát; nhưng nước mà Ta sẽ cho hắn sẽ
trở thành trong hắn một giếng nước trào lên đến sự sống đời đời”
Minh Khải-- April 13,
2021
Kinh nghiệm (tiếng Anh: experience), hay trải nghiệm, là tri
thức hay sự thông thạo về một sự kiện hay một chủ đề có được thông qua tham
gia can dự hay tiếp xúc trực tiếp cách
thực tiễn, do thực hành đem lại. Trong triết học, những thuật ngữ như "tri
thức thực chứng" hay "tri thức tiên nghiệm," được dùng để chỉ tri
thức có được dựa trên kinh nghiệm. "Kinh nghiệm" và "trải nghiệm"
còn được dùng như là động từ.
Tôi xin trình bày 5 kinh nghiệm của phán quan Ghê-đê-ôn:
1-Đập Lúa Mì Trong Bồn Ép Nho:
Thẩm phán 6:11, “Thần sứ Yavê đến ngồi nơi gốc cây Sến ở
Ophrah, thuộc Giô-ách, họ Abiêzer. Ghêđêôn, con ông, đang đập lúa mì trong bồn
đạp nho, để lánh mặt quân Mađian”. Bản Darby dịch chính xác hơn: “Gideon
threshed wheat in the winepress”.
Giăng 12:24 nói, “Ta bảo các ngươi: giả như hạt lúa mì gieo
xuống đất không chết đi, thì nó trơ trọi một mình; nhưng nếu nó chết đi, nó mới
sai hoa lắm quả!”. Hạt lúa mì ám chỉ cuộc đời trải qua quá trìnhchết để được sự
giải phóng, như cuộc đời của Chúa Giê-su và của các môn đồ Ngài. Ghê-đê-ôn đập
lúa mì trong bồn ép nho, hay trong bàn ép nho, nói lên cuộc đời của ông đang ở
dưới sự đè nén, bị o ép từ mọi phía, nhằm phá vỡ bản năng trong bản ngã ông, hầu
ông trở nên người có kết quả.
Cuộc đời theo Chúa của
bạn có được thịnh vượng, nhàn nhã, êm ái như cây trồng gần dòng nước, mọi sự bạn
làm đều được thịnh vượng theo phúc âm sự thịnh vượng trong Thi thiên số 1
chăng? Hay cuộc đời bạn phải qua trũng bóng chết, được “từ bình nầy rót qua
bình khác” (Giê 48: 11). Nếu bạn chưa như Phao-lô khi kinh nghiệm “bị chèn ép đủ
điều nhưng vẫn không bị đè bẹp, ..có bối rối nhưng không bao giờ tuyệt vọng, ..
bị bắt bớ nhưng không bị bỏ rơi, ..bị đánh ngã nhưng không bị hủy diệt, ..luôn
luôn mang sự chết của Đức Giê-su trong thân thể mình để sự sống của Đức Giê-su cũng được thể
hiện trong thân thể chúng tôi hay sao.
Vì tuy vẫn sống, nhưng vì cớ Đức Giê-su chúng tôi luôn luôn bị đưa vào
chỗ chết để sự sống của Đức Giê-su được thể hiện trong thân xác hay chết của chúng tôi” (2 Cô-rinh-tô 4).
Nếu bạn đã kinh qua một thời gian dài ở trong bàn ép nho, bạn
sẽ thu hoạch nhiều lúa mì, nhiều lương thực nuôi mình và dân Chúa chẳng sai.
2-Ép Miếng Da Cừu Ra Nước Sương.
Thẩm phán 6:36-38, “Ghêđêôn thưa với Thiên Chúa:"Nếu quả
thực Người định dùng tay tôi cứu Israel như Người đã phán, thì này tôi xin trải
một mảnh lông chiên ngoài sân: nếu có sương trên lông chiên mà thôi, còn mặt đất
vẫn khô, tôi sẽ nhận biết là Người muốn dùng tay tôi để cứu Israel như Người đã
phán". Và đã xẩy ra như vậy. Hôm sau ông dậy sớm và vắt lông chiên; ông đã
vắt sương tự lông chiên ra được đầy một tô nước”.
Cả mặt sân nhà ông vẫn khô rang, chỉ có miếng lông cừu đượm đầy
sương mai. Ghê đê-ôn vắt miếng da cừu ra và được một tô nước sương mát lạnh.
Có phải cộng đồng dân
Chúa xung quanh bạn đang bị khô hạn, như lời tiên tri Ê-Ii nói “"Yavê hằng
sống! Thiên Chúa của Israel, Ðấng tôi chầu hầu, những năm tới đây sẽ không có
sương cũng không có mưa…” hay không?. (1 Vua 17: 1).
Bạn có thấy cộng động
nào của dân Chúa khô hạn, hay bạn có tương giao với những mục tử, những trưởng
lão nào khô hạn, khô khốc, khô đét trong khi tuyên rao lời Chúa không? Họ thông
minh, giàu có vật chất, giỏi văn tự kinh thánh, có khẩu tài tuyên đạo, nhưng rất
khô hạn, chai sạn, không có sương, không có mưa thuộc linh. Rất tiếc những con
người khi mở miệng tuyên rao lời Chúa thì lời giảng họ “rơi xuống như mưa,…buông
nhẹ như sương sa, Như mưa lất phất trên cỏ non, Như mưa tầm tã trên đồng xanh”
(Phục 32: 2) ít hiện diện trong nhà Chúa hôm nay. Những con người có chức vụ
tuyên đạo như vậy rất ít thấy trong cộng đồng dân Chúa trên xứ sở mình.
Trái lại chúng ta thấy tòa giảng hôm nay như suối dối gạt y
như Gióp nói về các giảng sư là bạn hữu ông: “Anh em tôi dối gạt tôi như dòng
khe cạn nước, Như lòng khe chảy khô” (Gióp 6:15). Tôi thường nghe thấy nhiều lời
thịnh nộ, gào thét trên tòa giảng ngày nay giống như “lượn sóng cuồng dưới biển,
sủi bọt bỉ ổi của mình” (Giu-đe 1: 13).
3. Chúa Thử Dân Chúng Thay Cho Ghê-đê-ôn
–
“Đức Giê-hô-va phán với Ghi-đê-ôn: “Số người vẫn còn đông
quá. Hãy dẫn họ xuống mé nước, rồi Ta sẽ
thử nghiệm họ tại đó. Nếu người nào Ta phán với con rằng: ‘Nó hãy đi với con,’ thì nó sẽ đi với con. Còn người
nào Ta phán với con rằng: ‘Nó chớ đi với
con,’ thì nó đó sẽ không được đi.” (Thẩm 7: 4).
Đâu phải Chúa không biết
mà phải thử nghiệm để biết trong lòng người ta có cái gì. Chúa tạo hoàn cảnh thử
nghiệm để chúng ta bị lộ ra, bị vạch trần, khi đó may ra chúng ta mới nhìn nhận
mình là chính điều đó và xác thịt chúng
ta mới bị phơi bày và khô héo. Như Kinh thánh chép về Ê-xê chia “Trong mọi việc
Ê-xê-chia được hanh thông. Song khi sứ
giả mà vua Ba-by-lôn sai đến người đặng hỏi thăm dấu lạ đã xảy ra trong xứ, thì
Đức Chúa Trời tạm lìa bỏ người đặng thử người, để cho biết mọi điều ở trong lòng người” (2 Sử kí
32:30-31).
Chúa muốn chúng ta nhận thức và nhìn nhận mình thuộc loại người
nào, vì thường thường lòng ngườ ta là giả dối, ưa chạy tội, ưa bênh vự chính mình,
không thấy mình là gì, mình thuộc loại người nào mà cúi đầu nhìn nhận như vậy
khi bị Chúa cho cơ hội phơi bày. Vua Ê-xê-chia bị vạch trần khi để lộ tính khoe
khoang kiêu ngạo của mình.
Chúa bảo Ghê-đê-ôn đưa
10 ngàn người xuống bờ suối uống nước để vạch trần tính cách của họ và phân loại.
Hạng buông vũ khí quỳ xuống uống nước, và hạng một tay cầm vũ khí và một tay bụm
nước rồi liếm như chó áp dụng hai hạng con dân Chúa như sau:
--Hạng người ham ăn, ham mê vật chất buông tay, không nắm vũ
khí để duy trì tình trạng chiến đấu với các quỷ suốt cuộc đời.
--Hạng người sử dụng phương tiện của thế giới trong giới hạn.
1 Cor 7:31 chép “những kẻ dùng thế giới”.
Chúa cho phép chúng ta sử dụng phương tiện thế giới, cho phép vui hưởng thế giới
trong giới hạn nào đó theo như Chúa dẫn dắt, để không đến nổi ngủ mê, quỵ xuống
và buông bỏ tư thế được Chúa thiết quân lực đối đầu binh đội sa-tan.
Bạn có bị hoàn cảnh vạch trần mình ra là hạng người “yêu-thương
thế-giới, hoặc các vật trong thế-giới” không? Bạn có bị phơi bày “sự tham muốn
của xác-thịt và sự tham muốn của mắt và sự kiêu-hãnh thích khoe-khoang của đời
sống nầy” đang hoạt động mãnh liệt trong mình chăng? Bạn có bị lộ tẩy là hạng
thánh dân ham mến “thế-giới đang trôi qua và sự tham muốn của nó” hay chăng? (1
Giăng 2:15-17)
Phước thay cho bạn khi
bị vạch trần, phơi bày, lộ tẩy như vậy. Bạn sẽ được biến đổi để trở nên chiến
sĩ thuộc linh của Chúa mà Ngài sẽ đại dụng.
4. Cái Bánh Bột Lúa Mạch-
Trong mùa gặt tại xứ Israel, lúa mạch chín sớm hơn lúa mì, nên nó tượng trưng sự phục sinh của
Chúa.
2 Vua 4:42 chép về
giai thoại,“Bấy giờ, có một người từ Ba-anh-Sa-li-sa đến, và đem cho người của
Đức Chúa TRỜI bánh làm bằng các trái đầu mùa, 20 ổ bánh lúa mạch và các gié lúa
còn tươi trong bị của hắn” (2 Các vau 4:42). Một giai thoại khác về cậu bé hảo
tâm cũng dâng lên Chúa 5 cái bánh bột lúa mạch và hai con cá” (Giăng 6: 8).
Do hai giai thoại sự sinh hoá kì diệu của bánh bột lúa mạch,
nên chúng ta hiểu về chiếc bánh bột lúa mạch mà một tên lính quân địch kể cho bạn
mình nghe khi Ghê-đê-ôn và người đầy tớ bò đến kịp lúc trong đêm tối, tượng
trưng Ghê-đê-ôn trong quyền năng sự phục sinh của Chúa. Vì ông đã bị sức ép khốc
liệt trong bàn ép nho đủ thì giờ, nay Chúa ban cho ông quyền năng của sự phục
sinh vô địch: “Khi Ghi-đê-ôn đến, ông nghe một tên lính nói với bạn đồng đội hắn
rằng:Tôi nằm mơ, thấy có một cái bánh lúa mạch tròn lăn vào trại quân Ma-đi-an.
Bánh ấy đụng vào trại làm cho trại bật ngã, khiến nó lật ngược từ trên ra dưới, và làm cho trại bị sụp đổ.” Người
bạn hắn đáp: “Điềm đó chẳng khác gì gươm của Ghi-đê-ôn, con trai Giô-ách, người
Y-sơ-ra-ên. Trời đã phó dân Ma-đi-an và tất cả đội quân nầy vào tay người ấy rồi”
(Thẩm. 7: 13-14).
Điều kinh ngạc là bè lũ sa-tan biết rõ ai là bánh bột lúa mạch,
còn chúng ta là dân thánh trong cộng đồng không nhận ra, hay nếu có ai gợi ý
ông A, anh B nào đó là bánh bột lúa mạch, chúng ta cũng tìm cách trù dập và
tiêu diệt những chiếc bánh lúa mạch được giả định ấy.
5. Đập Bể Bình Đất, Thổi Kèn, Giơ Cao Đuốc
Sáng
“Thế là, Ghê-đê-ôn và 300 người đi theo người đến tới ven trại
vào lúc bắt đầu của canh giữa, khi chúng vừa mới giao canh; và họ thổi kèn
trom-bét và đập bể các bình ở trong tay họ. Khi 3 toán thổi các kèn trom-bét và
đập bể các bình, thì họ cầm những cây đuốc trong tay trái của họ và kèn
trom-bét trong tay phải của họ để thổi, và la lên: "Một cây gươm vì Đức
GIA-VÊ và vì Ghê-đê-ôn!" Và mỗi người đứng tại chỗ của mình xung-quanh trại,
và toàn-thể quân ấy chạy, vừa la vừa chạy trốn. Và khi họ thổi 300 cây kèn trom-bét,
Đức GIA-VÊ khiến gươm của kẻ này chống lại kẻ kia thậm-chí cả trại; và quân ấy
chạy trốn” (Thẩm 7: 19-22).
Nếu hồn chúng ta, bản ngã chúng ta được tan vỡ và bị phá vỡ,
Chúa là sư sáng sẽ lòa chiếu từ trong
chúng ta. Tiếng hô la đuổi quỷ, tiếng hô vang chứng cớ về chiến thắng của Chúa,
tất cả hiệp lại làm đội hình loài quỷ dữ sẽ tan tác và chạy trốn.
Kết luận:
Ngày nay Chúa đang tìm kiếm nhiều ông Ghê-đê-ôn, nhiều chiếc
bánh bột lúa mạch để qua họ Ngài chiến thắng binh độ vô hình của sa-tan.
Bạn có vào bàn ép nho của
Chúa từ nhiều năm? Bạn đã bị vạch trần con người xác thịt của mình và đã cúi đầu
nhìn nhận? Bản ngã của bạn đã bị phá vỡ rồi? Nếu đã kinh nghiệm ba điều đó, bạn
sẽ hưởng quyền năng sự phục sinh của Đấng Christ. Vì bạn là chiếc bánh bột lúa
mạch. Chắc chắn khi anh em của bạn đứng lên thổi kèn đội hình các quỷ dữ sẽ rối
loạn và chạy trốn. Cám ơn Chúa.
Ezra Trần, April 11, 2021
1 Phiero 2: 21-23, “Anh em vốn được gọi đến sự đó, vì Đấng Christ
cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại cho anh em một gương mẫu, hầu cho anh em
noi dấu chân Ngài. Ngài
không phạm tội, trong miệng Ngài cũng không có quỉ quyệt. Ngài bị mắng nhiếc mà
chẳng mắng nhiếc lại, chịu khổ mà không ngăm doạ, nhưng cứ phó thác mình cho Đấng
xét đoán cách công nghĩa”.
-
Ôi Giê-su cho ta gương mẫu,
Trong nếp sống trung hậu của Ngài,
Chân Ngài ta dõi theo nay,
Bước đi, nếp sống tỏ bày bao dung.
.
Ngày ngày theo đuổi cùng tìm kiếm,
Chịu chỗ ngồi thấp kém giữa đời,
Hài lòng bị bỏ không thôi,
Chú tâm vinh hiển Chúa Trời tôn cao.
.
Bạn đừng sợ gặp bao thiệt mất,
Chớ thối lui hay tiếc bản thân,
Trên đường theo Chúa hiến dâng,
Quyền năng sự sống dần dần tỏ ra.
.
Bạn tự do thoát xa bản ngã,
Cuộc đời hi sinh đã lần lên,
Chúa làm lộ rõ khuôn thiêng,
Mà Ngài đã sống tại miền đất xưa.
.
Bạn ơi, khá chạy đua cật lực,
Ngước nhìn Cứu Chúa thực
vinh quang,
Cuộc đời biến đổi sáng choang,
Hình Ngài bày tỏ rõ ràng qua anh.
Hodos- April 11, 2021