Pages

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

JOHN HUSS (1369 (?)- 1415) Nhà Cải Chánh Tôn Giáo Czech

JOHN HUSS (1369 (?)- 1415) - Nhà Cải Chánh Tôn Giáo Czech

Thiếu thời


Ông thuộc gia đ́nh nông dân, sinh ra tại Husinec, Bohemia, nên ông có tên là Huss. Ông theo học tại đại học đường Prague, được tấn phong làm thầy tế lễ năm 1400. Vào năm 1402, ông được bổ nhiệm làm giảng sư tại nhà nguyện Bethlehem, là cơ sở rao giảng bằng tiếng Czech. Ông sớm chịu ảnh hưởng bởi các tác phẩm của John Wyclif, dầu ông không hoàn toàn tán thành giáo lư của Wyclif. Ông chống đối sự lên án mà trường đại học Prague dành cho Wyclif. Năm 1403 ông dịch quyển Triologus (Tam luận) của Wyclif ra tiếng Czech.Tấn Công Giáo hội:

Trong các bài giảng của ḿnh , Huss đă tấn công sự lợi dụng của hàng tăng lữ, do đó chuốc lấy nhiều sự thù hiềm của nhiều thầy tế lễ, và họ xúi giục tổng giám mục ở Prague chống nghịch ông. Tuy nhiên, Huss đă có được sự nâng đỡ của Wenceslaus IV, (hoàng đế của La mă thánh đế quốc).Hơn nữa ông đại diện cho những ước vọng dân tộc của người Czech trong cuộc tranh chấp với các yếu tố của Đức quốc tại Bohemia. Vào năm 1408, tổng giám mục và trường đại học chống đối mưu đồ của hoàng đế, là muốn có một Bohemia tuân theo sự trung lập giữa các giáo hoàng đang đối nghịch nhau là Gregory XII và Benedict XIII (Pedro De Luna). Chỉ có những thành viên người Czech ở đại học đường là ủng hộ Wenceslaus. Kết quả vào năm 1409, hoàng đế thay đổi hiến chương của trường đại học, ban cho người dân Czech có địa vị ưu việt, và lập Huss làm hiệu trưởng của trường. Do đó hàng tăng lữ người Bohemia chia làm hai phe.

T́nh thế nầy không c̣on lối thoát, nhưng vào năm đó hội nghị tại Pisa đă truất phế cả hai vị giáo hoàng đang tranh giành nhau, và chọn Pietro Cardinal Philarghi làm giáo hoàng, tước hiệu là Alexander V, và vị nầy cũng sớm được kế nhiệm bởi Baldassare Cardinal Cossa, lấy tước hiệu là giáo hoàng John XXIII. Với sự nâng đỡ của giáo hoàng mới, tổng giám mục cấm sự rao giảng tại nhà nguyện Bethlehem, truyền lịnh đốt các sách vở của Wyclif, và dứt phép thông công Huss cùng các người theo ông vào năm 1410. Hoàng đế Wenceslaus đứng về phía Huss. Vào năm 1411, ông đưa ra sự thỏa hiệp để hưu chiến. Nhưng cuộc chiến lại nổ bùng vào năm 1412, khi Huss tố cáo sự đầu cơ của giáo hoàng đối thủ là John XXIII 
đang chống nghịch Vua Lancelot của xứ Naples, và Huss cũng rao giảng nghịch lại các lá bùa xá tội.

Giáo hoàng dứt phép thông công Huss, v́ Huss muốn cứu dân Prague khỏi cấm lịnh của giáo hoàng, và cho ông an trí ở lâu đài gần Tabor. Trong suốt hai năm bị lưu đày đó, ông đă viết các tác phẩm chủ yếu của ḿnh, bao gồm De Ecclesia mà đă phản ảnh cách lớn lao ảnh hưởng của Wyclif. Ông từ chối tính vô ngộ của giáo hoàng vô luân và nhấn mạnh thẩm quyền tối hậu của Kinh thánh trên hội thánh. Ông cũng tán thành nhà nước có quyền và bổ phận giám sát hội thánh (!). Nói cách tổng quát, v́ cớ các ư tưởng nầy ông được coi là nhà tiền phong của cuộc Cải chánh Tin Lành.

Sự Tuận Đạo:

Theo lời mời của Sigismund, hoàng đế La mă thánh đế quốc, người ban sự cam kết an toàn cho ông, Huss đă đến tŕnh diện hội nghị tại Constance (Thụy sĩ) vào năm 1414, để biện minh cho các quan điểm của ḿnh. Hội nghị đă khước từ nh́n nhận sự bảo đảm an toàn của ông, kết quả Huss đă bị tống giam vào ngục và bị xử án như kẻ tà giáo. Bạn của ông, Jerome của Prague cũng đă bị bắt và đưa ra toà án. Huss đă từ chối một số niềm tin áp đặt cho ông. Hội nghị đă kết tội các tác phẩm của ông, và lên án hành quyết ông bằng cách cột vào cột sắt để thiêu sống. Ông đă anh dũng chết ở đó. Bởi sự chết của ông, ông đă trở nên người anh hùng của dân tộc Czech. Ông đă được đại học đường Prague tuyên bố là nhà tuận đạo, và hội thánh Tin lành hiện đại tại Czech tuyên bố tiếp tục bước theo truyền thống của ông.