Pages

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

TÂN SINH 9-



CHÚNG TA ĐÃ NHẬN ĐƯỢC ĐIỀU CẦN YẾU LÀ 
MỘT CÁCH SỐNG MỚI (3)

LỜI MỞ ĐẦU

                   MỘT CÁCH SỐNG VÌ THÂN THỂ ĐẤNG CHRIST
Chúng ta đã thấy rằng khi được sinh lại chúng ta nhận được điều cần yếu là một cách sống mới. Cách sống mới này có hai phương diện. Phương diện thứ nhất là điều chúng ta đã bàn đến, sự vui hưởng Đấng Christ. Phương diện thứ hai của cách sống mới này là một cách sống vì Thân Thể  Christ và nếp sống hội thánh thực tiễn. Hai phương diện này của cách sống mới liên hệ mật thiết với nhau. Chúng ta chỉ có thể có sự vui hưởng Đấng Christ trong Thân Thể Đấng Christ và sự vui hưởng của chúng ta làm cho chúng ta trở nên một phước hạnh cho Thân Thể. Mọi sự vui hưởng Đấng Christ của chúng ta thật sự là vì Thân Thể Đấng Christ. Khi đó, cách sống mới vì Thân Thể Đấng Christ này được kinh nghiệm thực tiễn trong nếp sống hội thánh địa phương. Sự vận hành của chúng ta trong nếp sống hội thánh địa phương phải ra từ sự vui hưởng Đấng Christ của chúng ta.

Khi được sinh lại, chính ta được sinh vào trong Thân Thể Đấng Christ. Sự sống trong chúng ta mà chúng ta đã nhận được bởi sự sinh lại đòi hỏi một cách sống tập thể. Điều này nghĩa là chúng ta không có thể là những người cá nhân chủ nghĩa nữ. Ở Mỹ, chúng ta được nuôi nấng trong một nền văn hóa bảo chúng ta “là chính mình”. Từ khi còn  nhỏ, chúng ta có thể tự thấy sự phát triển khả năng của chính mình. Như bây giờ chúng ta không còn sống một mình nữa. Chúng ta nhận được đều cần yếu là một cách sống mới. Chúng ta được sinh vào trong Thân Thể Đấng Christ. Trước đây, nếp sống của chúng ta là vì chính mình. Bất cứ điều gì chúng ta cho là đúng hoặc bất cứ điều gì chúng ta muốn làm, chúng ta sẽ làm. Nhưng bây giờ, sau khi được sinh lại, mọi sự đã khác. Bây giờ chúng ta được sinh vào trong Thân Thể Đấng Christ để sống “nếp sống Thân Thể”. Nếp sống Thân Thể được kinh nghiệm thực tiễn trong hội thánh địa phương của chúng ta.
Nếp sống Thân Thể có được biểu mình bằng cách  nhìn vào chính thân thể vật lý của chúng ta. Khi nhìn vào thân thể mình, chúng ta nhận thức rằng Đức Chúa Trời thật khôn ngoan. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể đặt mọi sự lại với nhau theo một cách kỳ diệu như vậy. Chúng ta  được sắp xếp cân đối trong mỗi chi tiết. Mỗi phần của thân thể chúng ta hoàn toàn phối hợp với nhau. Mỗi chi thể đều có chức năng riêng nhưng tất cả các chi thể cùng tác nhiệm như một thân thể. Điều này thậm chí đúng đối với Thân Thể Đấng Christ. Khi được sinh lại, chúng ta trở nên các chi thể của Thân Thể Đấng Christ. Chúng ta nhận được điều cần yếu là một cách sống mới. Chúng ta không còn sống một mình nữa. Chúng ta không còn là các cá nhân cô độc nữa. Các sống mới của chúng ta là một cách sống tập thể, trong đó chúng tác nhiệm trong sự hòa hợp với mọi chi thể khác của Thân Thể Đấng Christ
BA SỰ ỦY THÁC CỦA CHÚA CHO CHÚNG TA
TRONG THÂN THỂ ĐẤNG CHRIST
Bây giờ vì chúng ta ở trong Thân Thể Đấng Christ nên chúng ta phải nhận thức rằng Chúa đòi hỏi một điều gì đó từ chúng ta. Kết quả của việc được sinh lại một lần nữa liên quan đến trách nhiệm. Bây giờ vì chúng ta ở trong Thân Thể Đấng Christ nên chúng ta không nên chỉ tập trung vào chính mình nữa. Phúc Âm John khải thị rằng Đấng Christ có ba sự ủy thác cho chúng ta; nhưng ba sự ủy thác này không phải là các đòi hỏi nặng nề đối với chúng ta. Đúng hơn, điều đó ra từ sự vui hưởng mọi sự phong phú của Đấng Christ mà chúng ta đã bàn đến trước đây.
1. YÊU THƯƠNG LẪN NHAU
Trước hết, Chúa bảo chúng ta yêu thương lẫn nhau. “đây là điều răn của Ta: Đó là các ngươi yêu thương lẫn nhau cũng như Ta đã yêu các ngươi” (John 15:12). Như Đấng Christ đã yêu chúng ta, chúng ta cũng phải yêu thương lẫn nhau. Tình yêu giữa vòng nhiều Cơ Đốc nhân có thể rất suy thoái. Tình yêu của họ chỉ là vấn đề trao đổi ân huệ. “Tôi làm điều này cho anh và anh làm điều kia cho tôi. Vì vậy chúng ta yên thương lẫn nhau”. Đó là một tình yêu suy thoái. Tình yêu mà chúng ta phải có là tình yêu truyền sự sống vào trong nhau, cũng như Đấng Christ đã yêu chúng ta. Đấng Christ đã yêu chúng ta như thế nào? Ngài yêu chúng ta  bằng cách chết vì chúng ta và sau đó truyền sự sống Ngài vào trong chúng ta. Chúng ta phải yêu thương lẫn nhau trong Thân Thể Đấng Christ, cho đến mức chúng ta phải từ bỏ sự sống của mình. Chúng ta phải học tập hi sinh sự sống của mình vì cớ các anh chị em của chúng ta bằng cách tuyệt đối đổ sự sống ra trên họ. Chúng ta cũng phải học tập truyền sự sống thần thượng vào trong các thánh đồ. Đây là ý nghĩa thật của việc “yêu thương lẫn nhau”, sự ủy thác đầu tiên mà Chúa ban cho chúng ta.
2. GIỮ GÌN SỰ HIỆP NHẤT
Thứ hai, Chúa ủy thác cho chúng ta gìn giữ sự hiệp nhất. Chúa cầu nguyện với Cha:“Để họ có thể  là một cũng như Chúng Ta là một”(John 17:11b). Ngài cầu nguyện thêm “Để tất cả họ có thể là một; Cha ơi, cũng như Cha ở trong Con và Con trong Cha, hầu cho họ cũng có thể ở trong chúng Ta; để thế giới có thể tin rằng Cha đã sai Con” (John 17:21). Sự ủy thác này về việc giữ gìn sự hiệp nhất liên hệ mật thiết đến sự ủy thác thứ nhất về việc yêu thương lẫn nhau. Nếu chúng ta yêu thương lẫn nhau như Đấng Christ đã yêu chúng ta thì trong một tình yêu như vậy, chúng ta sẽ có thể giữ gìn sự hiệp nhất. Ngày nay, Thân Thể Đấng Christ bị chia rẽ. Tại sao Thân Thể bị chia rẽ? Vì có sự thiếu hụt loại tình yêu này. Các Cơ Đốc nhân thường yêu các giáo lý và các sự thực hành của họ thay vì yêu thương các anh chị em của họ. Họ sẽ nói: “Tôi yêu các giáo lý mà tôi tin và anh yêu các giáo lý mà anh tin. Tôi yêu các sự thực hành mà tôi có, còn anh yêu các sự thực hành mà anh có”. Họ không nhận thức rằng sự sống mới của chúng ta khiến chúng ta chịu đổ chính mình ra trên các anh chị em. Khi được sinh lại, chúng ta được sinh vào trong Thân Thể Đấng Christ. Vậy chúng ta phải làm giì? Chúng ta phải học tập ở trước mặt Chúa và vui hưởng sự sống và ân điển của Ngài. Khi đó, chúng ta phải yêu thương lẫn nhau. Chúng ta phải truyền sự sống cho nhau và đổ chính mình ra trên nhau. Trong một tình yêu như vậy, chúng ta phải nỗ lực gìn giữ sự hiệp nhất. Chúng ta không nên chiến đấu về các sự thực hành. Chúng ta không nên tranh cãi về các giáo lý. Những điều này không quan trọng. Điều chúng ta cần là trở nên một. Giữa vòng chúng ta phải có một của báu: đó là chúng ta yêu thương lẫn nhau và chúng ta là một. Chúng ta không nên quan tâm đến bất cứ điều gì khác. Chúng ta chỉ nên quan tâm đến việc yêu thương lẫn nhau và sự hiệp nhất của Thân Thể Đấng Christ.
3. NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂN DẮT
Sự ủy thác thứ ba và cuối cùng từ Đấng Christ  được tìm thấy trong John 21:15-17. Sự ủy thác đó là “hãy nuôi các Chiên Con của Ta” (c.15), “hãy chăn chiên của Ta” (c.16), và “hãy nuôi chiên của Ta” (c.17). Từ giây phút chúng ta  được sinh lại, chúng ta phải học cách nuôi dưỡng và chăn dắt người khác. Trong nếp sống Cơ Đốc, không ai là quá trẻ đến nỗi không thể học tập điều này. Đừng nói: “Tôi chỉ mới được cứu. Làm thế nào tôi có thể chăm sóc người khác? Tôi là người cần được nuôi dưỡng và chăn dắt” Nếu còn trẻ trong Chúa, ít nhất chúng ta có thể chăm sóc các chiên con còn nhỏ khác. Chiên con này có thể chăm sóc chiên con kia. Chắc chắn có một số chiên con trong nếp sống Thân Thể để chúng ta nuôi dưỡng. Chúng ta thường nghĩ rằng nan đề của chúng ta là chính mình, nhưng nan đề thật sự là chúng ta không có chiên con nào để chăm sóc. Chúng ta cần nói: “Chúa ơi, tôi cảm tạ Ngài vì tôi có thể vui hưởng Ngài như sự sống. Bây giờ, sự sống bên trong tôi đòi hỏi một cách mới. Tôi nhận thức rằng Ngài đã đem tôi vào trong Thân Thể Đấng Christ và ban cho tôi ba sự ủy thác. Chúa ơi, tôi muốn trung tín với sự ủy thác của Ngài” Ba sự ủy thác này là gì? Thứ nhất, chúng ta phải yêu thương lẫn nhau và dâng mình cho nhau. Thứ hai, chúng ta phải giữ gìn sự hiệp nhất. Chúng ta chỉ nên quan tâm đến sự hiệp nhất chứ đứng quan tâm đến các giáp lý và sự thực hành. Và thứ ba, chúng ta phải nuôi dưỡng và chăn dắt ai đó. Tất cả chúng ta phải học tập nuôi dưỡng và chăn dắt người khác.
KẾT LUẬN
Chúng ta được sinh lại vào trong Thân Thể Đấng Christ. Chúng ta không còn sống một mình nữa. Chúng ta không còn chỉ chăm lo cho chính mình nữa. Chúng ta phải chăm lo cho những người mới và những người trẻ. Chúng ta phải yêu thương lẫn nua, gìn giữ sự hiệp nhất, rồi nuôi dưỡng và chăn dắt chiên con và chiên. Đây là ba sự ủy thác trong Phúc Âm John. Nguyện Chúa thương xót chúng ta! Tất cả chúng ta hãy cầu nguyện: “Chúa ơi, cảm tạ Ngài vì chúng tôi được sinh lại. Bây giờ chúng tôi muốn vui hưởng và thực hiện các sự ủy thác của Ngài. Bởi vui hưởng Ngài như sự sống và ân điển, chúng tôi muốn sống nếp sống Thân Thể. Chúng tôi không ở đây vì chính mình. Chúng tôi ở đây vì các mối quan tâm của Ngài. Hãy làm vững mạnh chúng tôi để thực hiện các sự ủy thác này! Chúng tôi dâng mình cho Ngài để chúng tôi sẽ yêu thương lẫn nhau, gìn giữ sự hiệp nhất và nuôi các chiên con. Cảm tạ Ngài, Chúa Jesus ơi.”