Kinh
Thánh : Mác 9 :1-8, 16 :20 ;
Phil.1 :21 ; Ga.2 :20 ; Côl.3 :4
Toàn bộ Tân Ước
là một quyển sách về một thân vị là Chúa Jesus Christ. Các sách Phúc Âm là tiểu
sử của thân vị này và phần còn lại của Tân Ước là phần định nghĩa và giải thích
về thân vị này. Chúng ta cảm ơn Chúa vì
tiểu sử Chúa Jesus được trình bày trong Phúc Âm Mác. Tuy nhiên, chúng ta cần dành
nhiều thì giờ đọc các Thư tín để thấy định nghĩa về đời sống được ghi lại trong
sách Mác. Nếu chỉ đọc Phúc Âm Mác, chúng ta sẽ thấy nhiều sự kiện xảy ra trong
đời sống của Chúa nhưng không biết ý nghĩa của các sự kiện này. Nhưng khi đến
các Thư tín, chúng ta được soi sáng về những điều này
ĐẤNG CHRIST
VỚI SỰ CHẾT, PHỤC SINH VÀ THĂNG THIÊN
Trong các Thư tín của Phao-lô, chúng ta có một cái nhìn bao quát về Đấng
Christ với sự chết và phục sinh của Ngài. Trong các Thư của Phao-lô, ông chỉ rõ
rằng Đấng Christ thì bao-hàm-tất-cả. Chẳng hạn, Phao-lô không những cho chúng
ta biết Đấng Christ là Đầu của Người mới hoàn vũ mà ông cũng nói Đấng Christ là
Thân thể (1 Cô.12 :12). Trong Cô-lô se 3 :11, Phao-lô nói rằng trong
Người Mới, Đấng Christ là tất cả các chi thể và ở trong tất cả các chi thể. Từ
những câu Kinh Thánh này, chúng ta thấy rằng Christ, Đấng được xức dầu của Đức
Chúa Trời, là bao hàm tất cả.
Phao-lô cũng cho thấy rõ rằng sự chết của Đấng Christ là bao hàm tất cả.
Phao-lô nói rằng chúng ta đã bị đóng đinh trên thập tự giá với Đấng Christ và
trong Đấng Christ (Ga.2 :20). Trong La Mã 6 : 6, Phao-lô tuyên bố rằng
người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh với Đấng Christ. Những câu này cho thấy sự
chết của Đấng Christ trên thập tự giá không chỉ là sự chết của một cá nhân. Vì
Đấng Christ là bao hàm tất cả nên sự chết của Ngài cũng bao hàm tất cả. Làm sao
một Đấng bao-hàm-tất-cả thể ấy lại có thể chỉ chết một cái chết cá nhân mà
không trải qua cái chết bao-hàm-tất-cả ? Trong Phúc Âm Mác, không có ngụ ý
nào cho thấy rằng Đấng Christ đã chết một cái chết bao-hàm-tất-cả. Nhưng trong
các Thư tín là phần định nghĩa và giải thích được Đức Chúa Trời cảm thúc về Đấng Christ với sự chết và phục sinh
của Ngài, thì chúng ta thấy sự chết của Ngài chắc chắn là bao hàm tất cả.
Trong các Thư tín của Phao-lô, chúng ta cũng thấy rằng chúng ta được bao
hàm trong sự phục sinh và thăng thiên của Đấng Christ. Trong Ê-phê-sô
2 :6, Phao-lô nói rằng Đức Chúa Trời « đã khiến cho chúng ta đồng sống
lại với Ngài, và đồng ngồi với Ngài ở trên trời trong Christ Jesus». Vì vậy,
trong cách nhìn của Đức Chúa Trời, chúng ta được đồng ngồi với Đấng Christ trên
các từng trời. Là những người được Đức Chúa Trời chọn, tất cả chúng ta đều được
đặt vào trong Đấng Christ (1 Cô.1 :30). Vì Đấng Christ ở trên các từng trời
nên chúng ta cũng đang ở trên các từng trời. Từ các Thư tín, tất cả chúng ta cần
nhìn thấy rằng Đấng Christ cùng với sự chết, phục sinh và thăng thiên của Ngài,
là bao hàm tất cả.
ĐƯỢC BAO HÀM
TRONG SỰ CHẾT VÀ
PHỤC SINH CỦA ĐẤNG CHRIST
Theo Mác 10 :32, khi Chúa Jesus sắp lên Giê-ru-sa-lem, Ngài dẫn các
môn đồ theo. Ngài bao gồm họ trong tất cả những gì Ngài làm. Giu-đa là môn dồ
duy nhất không tiếp tục theo Chúa đến cùng. Sau tiệc Vượt Qua, Chúa Jesus vạch
trần Giu-đa và sau đó Giu-đa bỏ đi. Là
người Do Thái, ông có quyền vui hưởng tiệc Vượt Qua. Nhưng vì không được Đức
Chúa Trời chọn để cứ ở với Chúa nên ông không dự bữa ăn tối của Chúa. Tất cả
các môn đồ kinh nghiệm bữa ăn tối và được bao hàm trong sự chết và phục sinh của
Chúa.
Khi Chúa Jesus bị bắt trong vườn Ghết-sê-ma-nê, các môn đồ đã ở với Ngài.
Phi-e-rơ thậm chí còn mạnh dạn rút gươm và chém đứt tai của đầy tớ thầy tế lễ
thượng phẩm (14 :47). Trong sự mạnh dạn của ông, Phi-e-rơ gây rắc rối cho
Chúa và làm cho Ngài phải chữa lành tai của đầy tớ. Theo một ý nghĩa, Phi-e-rơ bị đóng đinh trước khi Chúa Jesus bị
đóng đinh. Chúa bị đóng đinh tại Gô-gô-tha còn Phi-e-rơ bị đóng đinh ở sân
ngoài sảnh đường
Điểm chúng tôi nhấn mạnh ở đây là Chúa Jesus đã đem các môn đồ trải qua tất
cả các bước dẫn đến sự chết và phục sinh
của Ngài và sau đó Ngài bao hàm họ trong sự chết và phục sinh của Ngài. Nếu hiểu
được câu chuyện trong Phúc Âm Mác theo những gì được bày tỏ trong các Thư tín của
Phao-lô, chúng ta sẽ thấy rằng không những
các môn đồ ấy mà chúng ta cũng được bao hàm trong sự chết và phục sinh của Đấng
Christ.
Khi ai đó nghe rằng chúng ta được bao hàm trong sự chết và phục sinh của Đấng
Christ, họ có thể nói: «Làm thế nào có thể bao hàm cả chúng ta trong sự
chết và phục sinh của Chúa ? Thậm chí chúng ta chưa được sinh ra khi các sự
kiện ấy xảy ra ». Theo cách suy nghĩ của con người thì chúng ta không thể nào
được bao hàm. Nhưng theo tư tưởng của Đức Chúa Trời, theo cách nhìn đời đời của
Ngài, thì khác. Theo cách hiểu của Đức Chúa Trời, chúng ta bị đóng đinh và phục
sinh cùng với Đấng Christ thậm chí trước khi chúng ta được sinh ra. Mặc dù
chúng ta không thể hiểu điều này theo tâm trí thiên nhiên, nhưng sự thật là như
vậy.
TIỂU SỬ CỦA TÍN ĐỒ
Khi nghiên cứu Phúc Âm Mác, thật ra chúng ta đang nghiên cứu tiểu sử của
chính mình. Điều này có nghĩa là tiểu sử của Jesus cũng là tiểu sử của chúng
ta. Trong lời của bài thánh ca 949 có câu: «Ngài là lịch sử tôi » và «Sự sống
Ngài là kinh nghiệm của tôi ». Vì vậy,
tiểu sử được kể lại trong Mác không những là tiểu sử của cá nhân Jesus mà còn
là tiểu sử của tín đồ.
Đặc biệt, Phúc Âm Mác là tiểu sử của Phi-e-rơ, người đại diện của chúng ta.
Phi-e-rơ có mặt trong chương đầu tiên của sách Mác, và tên của ông đặc biệt được
nhắc tới trong chương cuối cùng: «Hãy đi báo cho các môn đồ Ngài và cho
Phi-e-rơ rằng Ngài đi qua Ga-li-lê trước các ngươi » (16 :7). Hơn nữa,
các trường hợp trong sách này là một hình ảnh tổng hợp về chúng ta mà Phi-e-rơ
là đại diện. Chẳng hạn trên núi Hóa Hình, Phi-e-rơ nói rằng: «Ra-bi, chúng ta ở
đây tốt lắm : chúng ta hãy dựng ba
lều, một cho Thầy, một cho Môi-se, và một cho Ê-li » (9 :5). Vì
Phi-e-rơ là đại diện của chúng ta nên lời của ông nói ở đây cũng là lờichúng ta
nói. Cũng vậy, khi Phi-e-rơ chối Chúa ba lần, đó cũng là chính chúng ta chối
Chúa trong ba phương diện. Lời của thiên sứ về Phi-e-rơ trong 16 :7 cũng
là một lời liên quan đến chúng ta. Khi đọc câu Kinh Thánh này, hãy điền tên
chúng ta vào chỗ tên của Phi-e-rơ, điều đó là đúng vì ông đại diện cho chúng ta.
Từ lúc Phi-e-rơ được Chúa Jesus kêu gọi trong 1 :16 và 17, ông được
Ngài bắt lấy và luôn luôn ở với Ngài. Cùng với Gia-cơ và Giăng, ông ở với Chúa
trên núi Hóa Hình. Điều này cho thấy dù Chúa Jesus đi đâu, Phi-e-rơ cũng đồng
đi với Ngài vì Chúa đem Phi-e-rơ theo.
Anh em có tin rằng khi Chúa Jesus bị đóng đinh, Ngài bỏ Phi-e-rơ và các môn
đồ lại không ? Không, khi Chúa Jesus bị đóng đinh và bị chôn, Phi-e-rơ đại
diện cho tất cả chúng ta cùng chịu đóng đinh với Ngài. Hơn nữa, Chúa Jesus đã
không phục sinh đóng đinh với Ngài. Hơn nữa, Chúa Jesus đã không phục sinh một
mình. Theo quan điểm của Đức Chúa Trời là quan điểm vượt xa yếu tố không gian
và thời gian, thì tất cả chúng ta đều được bao hàm trong sự phục sinh của Đấng
Christ.
ĐƯỢC ĐỨC CHÚA TRỜI ĐẶT VÀO TRONG CHRIST
1 Cô-rin-tô
1:30 nói rằng chính bởi Đức Chúa Trời mà chúng ta ở trong Đấng Christ. Chúng ta
được Đức Chúa Trời đặt vào trong Đấng Christ khi nào ? Ê-phê-sô 1:4 nói rằng
Đức Chúa Trời chọn chúng ta trong Đấng Christ trước khi sáng thế. Điều này cho
thấy trong cõi đời đời, Đức Chúa Trời đã chọn chúng ta trong Dấng Christ. Đây ắt
phải là điểm khởi đầu của việc Đức Chúa Trời đặt chúng ta vào trong Đấng
Christ. Vì vậy, chúng ta được Đức Chúa Trời đặt vào trong Đấng Christ khi Ngài
chọn chúng ta trong Đấng Christ trước khi lập nền thế giới
Một ngày nọ, Đấng
Christ là Đấng mà trong Ngài chúng ta đã được Đức Chúa Trời lựa chọn trong cõi
đời đời, đã đến với chúng ta và kêu gọi
chúng ta. Trong Phúc Âm Mác chương 1, Đấng Christ kêu gọi Phi-e-rơ (1:16-18). Ở
đây, dường như Chúa nói rằng: “Phi-e-rơ, Ta là Đấn Christ mà trong Ta, Đức Chúa Cha đã chọn ngươi. Bây giờ Ta đến với
ngươi để thực hiện sự lựa chọn của Cha. Ngài đã đặt ngươi vào trong Ta rồi. Sao
ngươi vẫn còn ở đây đánh cá? Hãy theo Ta”.
Cha đã chọn
Phi-e-rơ trong Đấng Christ trước khi lập nền thế giới. Vì vậy, từ cách nhìn của
Đức Chúa Trời trong cõi đời đời Phi-e-rơ đã ở trong Đấng Christ rồi. Nhưng
trong Mác chương 1, Chúa đến với Phi-e-rơ để thực hiện sự lựa chọn của Cha.
Từ lúc Chúa kêu
gọi Phi-e-rơ, đi đâu Ngài cũng đem ông theo. Khi Chúa bị bắt và bị xét xử,
Phi-e-rơ cũng bị bắt và bị xét xử. Khi Chúa bị đóng đinh, được phục sinh và được
tôn cao.
Nếu chỉ có Phúc
Âm Mác, chúng ta không thể nào hiểu được mối liên hệ giữa Phi-e-rơ và Chúa như
thế này. Nhưng trong các Thư tín, chúng ta thấy Đấng Christ chết trên thập tự
giá với tư cách là Đấng bao-hàm-tất-cả, là Đấng bao hàm tất cả những người mà Đức
Chúa Trời đã chọn trong chính Ngài. Vì vậy, những người được Đức Chúa Trời lựa
chọn được bao hàm trong sự chết, sự chôn, sự phục sinh và thăng thiên của Đấng
Christ. Tất cả chúng ta đều cần nhìn thấy điều nầy.
TIẾP NỐI CHÚA
Đời sống mà
Chúa Jesus đã sống là đời sống của chúng ta bây giờ. Ngày nay, chúng ta là sự mở
rộng, gia tăng, tiếp nối của Ngài và chúng ta nên tiếp tục sống đời sống mà
Ngài đã sống
Sau khi Đấng
Christ thăng thiên, các môn đồ tiếp tục đời sống của Ngài, một đời sống rao giảng,
dạy dỗ, đuổi quỉ, chữa lành người bệnh và tẩy sạch người phung. Đó là ý nghĩa của
16:20: “Còn các môn đồ thì đi ra rao giảng khắp nơi, Chúa cùng làm việc với họ,
dùng những dấu lạ cặp theo mà chứng thực cho đạo”. Ở đây, chúng ta có sự tiếp nối
của Chúa Jesus được ghi lại trong Phúc Âm Mác. Đời sống này, một đời sống theo cuộc
gia tểTân Ước của Đức Chúa Trời , đã không ngừng lại vì đời sống này được tiếp
nối bởi những người tin Chúa.
Mười chin thế kỷ
qua, nhiều vấn đề đã xen vào làm ngăn trở,
làm hư hại và thậm chí thay thế sự sống duy nhất trong đời sống của nhiều Cơ Đốc
nhân, là sự sống theo cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Những vấn đề ngăn
trở này bao gồm văn hóa, tôn giáo, luân lý, đạo đức, triết lý, cải thiện tính
cách, và nỗ lực trở nên thuộc linh, phù hợp với Kinh Thánh, thánh khiết và đắc
thắng
Chúng ta cần có
một cái nhìn sáng tỏ về đời sống mà chúng ta nên sống. Anh em có đang sống một
đời sống theo văn hóa và tôn giáo không? Một đời sống theo luân lý, đạo đức,
triết lý và cải thiện tính cách không? Anh em có cố gắng trở nên thuộc linh,
phù hợp với Kinh Thánh, thánh khiết và đắc thắng không? Tất cả chúng ta đã bị
xao lãng khỏi cuộc gia tểcủa Đức Chúa Trời bởi một điều nào đó trong số những
điều này. Ngày nay anh em có thể tìm thấy ở đâu có những Cơ Đốc nhân mà không sống
một đời sống theo một hay vài điều trong mười điều này?
NHỮNG ĐIỀU THIỆN THAY THẾ CÂY SỰ SỐNG
Tất cả Cơ Đốc
nhân đều bị ngăn trở và bị hư hoại bởi điều thiện liên hệ đến đến cây tri thức thiện ác. Không chỉ cây biết điều ác đối kháng với cây sự sống mà là cây
biết cả điều thiện lẫn điều ác. Thật vậy, chữ “thiện” được đề cập trước chữ
“ác” trong Sáng Thế Ký 2:17. Điều nầy cho thấy rằng những điều thiện cũng như những điều ác có thể ngăn trở
chúng ta vui hưởng cây sự sống. Trong kinh ngghiệm Cơ Đốc của chúng ta, thật ra điều thiên ngăn
trở chúng ta nhiều hơn điều ác. Những người yêu mến Chúa có thể không chạm đến điều ác, nhưng hằng ngày có thể
họ để cho điều thiện thay thế cây sự sống
trong kinh nghiệm của mình. Không phải
văn hóa, tôn giáo, luân lý, đạo đức, triết lý và cải thiện tính cách là những
điều thiện sao? Chắc chắn những điều ấy
là thiện. Đúng là cố gắng trở nên thuộc linh, phù hợp với Kinh Thánh, thánh khiết
và đắc thắng là tốt. Tuy nhiên, bất cứ điều gì tách rời khỏi Linh ban-sự-sống đều
ngăn trở sự sống hoàn toàn theo và vì cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời
Đức Chúa Trời
đã đặt chúng ta vào trong Đấng Christ không phải để chúng ta có thể sống một đời
sống theo điều thiện, nhưng để chúng ta có thể sống một đời sống duy nhất trọn
vẹn và tuyệt đối vì Đấng Christ. Đức Chúa Trời đã đặt chúng ta vào trong Đấng
Christ hầu chúng ta có thê sống một đời sống thuộc về Đấng Christ để thực hiện cuộc
gia tểTân Ước của Đức Chúa Trời.
Mặc dù đã hơn
mười chín thế kỷ trôi qua kể từ khi Đấng Christ thăng thiên nhưng Ngài vẫn chưa
trở lại. Dân của Đức Chúa Trời chưa sẵn sàng để Chúa trở lại. Qua nhiều thế kỷ,
những người yêu mến Chúa Jesus đã bị những loại điều thiện khác nhau ngăn trở.
Những điều thiện này đã chiếm hữu những người yêu mến Chúa và tìm kiếm Ngài. Cơ
Đốc nhân yêu mến Đức Chúa Trời và tìm kiếm
Chúa không quan tâm đến những điều thế tục. Một khi họ bị Chúa bắt lấy để yêu mến
và tìm kiếm Ngài thì họ có thể bị ngăn trở bởi những điều họ cho là thuộc linh,
phù hợp Kinh Thánh, thánh khiết và đắc thắng. Một số Cơ Đốc nhân bị chiếm hữu bởi luân lý, đạo đức và cải thiện
tính cách; những người khác bị xao lãng khỏi Chúa bởi nỗ lực trở nên thuộc
linh, dung theo Kinh Thánh, thánh khiết và đắc thắng. Thật sự hiếm có người
quan tâm đến thân vị sống động là chính Đấng Christ.
ĐỜI SỐNG VÌ CUỘC GIA TỂ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Chúng tôi đã nhấn
mạnh sự kiện Phúc Âm Mác trình bày một bức tranh về một đời sống hoàn toàn theo
và vì cuộc gia tểTân Ước của Đức Chúa Trời. Trong quá khứ đời đời, Đức Chúa Trời
đã đặt chúng ta vào trong Đấng đã sống một đời sống như thế. Bây giờ chúng ta
nên là sự nối tiếp của đời sống ấy. Điều này có nghĩa là đời sống chúng ta sống
không nên là một đời sống theo văn hóa, tôn giáo, luân lý, đạo đức, triết lý
hay cải thiện tính cách. Đời sống này thậm chí cũng không nên là đời sống cố gắng
trở nên thuộc linh, phù hợp theo Kinh Thánh, thánh khiết và đắc thắng. Đời sống
chúng ta sống ngày nay phải là chính Đấng Christ. Chỉ có đời sống là Christ mới
hoàn toàn theo cuộc gia tểTân Ước của Đức Chúa Trời. Bất cứ một loại đời sống
nào cho dù tốt đến đâu, cũng thiếu hụt đối với cuộc gia tểcủa Đức Chúa Trời
Trong sách
Ga-la-ti, Phi-líp và Cô-lô-se, Phao-lô đã xử lý một số điều ngăn cản chúng ta sống
bày tỏ Christ. Trong sách Ga-la-ti và Phi-líp, chúng ta thấy tôn giáo mà được lập
theo Lời của Đức Chúa Trời đang ngăn cản tín đồ sống Christ. Sự ngăn cản bị xử
lý trong sách Cô-lô-se là triết lý, có lẽ là một loại Trí huệ giáo. Sách
Ga-la-ti và Phi-líp xử lý sự ngăn cản bởi Do Thái giáo gây ra, còn sách
Cô-lô-se xử lý sự ngăn cản do triết lý gây ra. Chúng ta có thể nói tôn giáo và
triết lý này là sản phẩm cao nhất của văn hóa con người. Nhưng những điều này
cũng chính là những điều ngăn cản những người được chọn của Đức Chúa Trời sống
Chrit. Vì vậy, trong Thư Phi-líp, Phao-lô tuyên bố: “Đối với tôi, sống là
Christ” (1:21). Trong Ga-la-ti 2:20, ông nói: “Tôi đã bị đóng đinh với Đấng
Christ trên thập tự giá, dầu vậy tôi sống, nhưng không phải là tôi sống nữa, bèn là
Christ sống ở trong tôi”. Rồi trong Cô-lô-se 3:4, ông nói về “Đấng Christ là sự
sống của chúng ta”.
Khi xem xét đời
sống được mô tả trong Phúc Âm Mác và định nghĩa về đời sống này trong các Thư
tín của Phao-lô, chúng ta cần thấy đời sống mà chúng ta nên sống ngày nay. Bức
tranh này nên là sự hướng dẫn, gìn giữ và kiểm soát chúng ta trong một đời sống
hoàn toàn theo và vì cuộc gia tểTân Ước của Đức Chúa Trời. Là những người đã được
dẫn qua suốt các chương của Phúc Âm Mác, chúng ta phải là sự nối tiếp của đời sống
được trình bày trong Phúc Âm này