Pages

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 8

BẢY GIÁ ĐÈN
Vì gần như mọi sự trong sách Khải Thị đều dựa trên Cựu Ước nên hầu hết những điều được đề cập trong sách này không phải là mới. Hầu hết những gì sách này khải thị đều có thể truy về Cựu Ước. Dù vậy, tất cả những điều được thấy trong sách Khải Thị đều có một ý nghĩa mới mẻ. Chẳng hạn, thành Giê-ru-sa-lem, một thành có mười hai cổng, được thấy trong Ê-xê-ci-ên chương 48, nhưng đến cuối sách Khải Thị là sách đúc kết, là sự hoàn thành những điều trong Kinh Thánh, nên hầu như mọi sự trong sách này đều được trình bày cách mới mẻ. Điều này đúng với những giá đèn trong chương 1. Giá đèn đã được đề cập trong Xuất Ai Cập Kí chương 25 và Xa-cha-ri chương 4, nhưng trong Khải Thị, giá đèn được đề cập cách mới mẻ. Trong bài này, chúng ta xem xét bảy giá đèn trong Khải Thị chương 1.
Các giá đèn là biểu hiệu về các Hội thánh địa phương. Dù chúng ta đã thấy các Hội thánh địa phương là chứng cớ của Jesus, nhưng nhiều người có thể cảm thấy khó nắm được ý nghĩa của điều này. Nói rằng các Hội thánh địa phương là chứng cớ của Jesus có nghĩa là gì? Điều này có nghĩa là các Hội thánh là những giá đèn.

Trải suốt nhiều thế kỉ, rất ít Cơ Đốc nhân chạm đến chiều sâu về ý nghĩa của giá đèn. Trong bài này, chúng ta sẽ khảo sát kĩ về chiều sâu của vấn đề giá đèn. Các biểu hiệutrong Kinh Thánh thật khó hiểu vì chúng ta không thể hiểu được một biểu hiệunhư giá đèn theo quan niệm thiên nhiên. Theo quan niệm thiên nhiên của chúng ta, giá đèn chỉ là một vật giữ lấy ngọn đèn để chiếu sáng trong tối tăm. Giá đèn trong Xuất Ai Cập Kí chương 25 là vàng ròng, và các giá đèn trong Xa-cha-ri chương 4 và Khải Thị cũng bằng vàng. Về chất liệu, giá đèn là bằng vàng. Với giá đèn, chúng ta thấy ba điểm quan trọng: vàng, giá và các ngọn đèn. Giá đèn mang ý nghĩa về Đức Chúa Trời Tam Nhất. Vàng là chất liệu tạo thành giá đèn, giá là hiện thân của vàng, và các ngọn đèn là sự biểu lộ của giá. Vàng chỉ về Cha là chất liệu, giá chỉ về Con là hiện thân của Cha, và các ngọn đèn chỉ về Linh là sự biểu lộ của Cha trong Con. Vì thế, giá đèn mang ý nghĩa liên quan đến Đức Chúa Trời Tam Nhất.
Trên các vách tường của những nhà hội Do Thái đều có biểu hiệugiá đèn. Dù người Do Thái đã dùng biểu hiệuấy trong nhiều thế kỉ, nhưng họ không biết ý nghĩa thật của giá đèn liên quan đến Đức Chúa Trời Tam Nhất. Anh em có bao giờ nhận thức rằng giá đèn mang ý nghĩa liên quan đến Đức Chúa Trời Tam Nhất không?
Về chất liệu, giá đèn là một, nhưng về sự biểu lộ, giá đèn là bảy vì đó là một giá đèn có bảy ngọn đèn. Ở phần đế, giá đèn là một ở phần trên, giá đèn là bảy. Chúng ta có nên tranh luận về việc giá đèn là một hay bảy không? Về chất liệu, giá đèn là một khối vàng, nhưng giá đèn giữ lấy bảy ngọn đèn. Điều này hàm ý cách huyền nhiệm rằng về thực chất, Đức Chúa Trời Tam Nhất là một. Về thực chất, Ngài là một, nhưng về sự biểu lộ, Ngài là bảy Linh. Cha là thực chất được hiện thân trong Con là hình thể, và Con được biểu lộ như là bảy Linh.
Làm sao chúng ta có thể chứng minh bảy giá đèn là Linh biểu lộ Đấng Christ? Giá đèn được đề cập lần đầu tiên trong Xuất Ai Cập Kí. Tuy nhiên, nếu chỉ có phần ghi lại trong Xuất AI Cập Kí thì khó mà nhận thấy bảy ngọn đèn này là Linh. Nhưng khi đi từ Xuất Ai Cập Kí đến sách Xa-cha-ri, chúng ta thấy rằng bảy ngọn đèn là bảy mắt của Đấng Christ và là bảy mắt của Đức Chúa Trời (Xa. 3:9; 4:10). Khi tiếp tục đến với sách Khải Thị, chúng ta nhận thấy rằng bảy mắt của Chiên con chính là Linh được tăng cường của Đức Chúa Trời. Do đó, chúng ta có nền tảng vững chắc để nói rằng bảy ngọn đèn là Linh tăng cường gấp bảy như là sự biểu lộ của Đấng Christ.
Chúng ta đã thấy rằng giá đèn mang ý nghĩa liên quan đến Đức Chúa Trời Tam Nhất; giá đèn tượng trưng cho Đức Chúa Trời Tam Nhất được hiện thân và được biểu lộ. Đức Chúa Trời Cha là vàng thân thượng được hiện thân trong Christ là Con và sau đó hoàn toàn được biểu lộ qua Linh. Sự biểu lộ khác với sự hiện thân. Sự hiện thân phải là một duy nhất vì Đức Chúa Trời là duy nhất. Cho nên, sự hiện thân phải là một cái giá. Tuy nhiên, sự biểu lộ phải trọn vẹn, và trọn vẹn trong sự chuyển động của Đức Chúa Trời. Xin nhớ rằng số 7 là con số chỉ về sự trọn vẹn trong chuyển động của Đức Chúa Trời. Trải qua nhiều thế kỉ, Đức Chúa Trời được biểu lộ trong chuyển động của Ngài. Đó là lí do vì sao bảy ngọn đèn chỉ về Linh được tăng cường là sự biểu lộ của Đấng Christ trong chuyển động trọn vẹn của Đức Chúa Trời. Đây là cách hiểu thực tiễn về Đấng Tam Nhất. Đấng Tam Nhất là để ban phát vào trong nhân tính. Đức Chúa Trời là Bản Thể thần thượng, trước hết được hiện thân trong Christ, và sau đó được biểu lộ qua Linh tăng cường gấp bày. Bây giờ, chúng ta kông chỉ có Đức Chúa Trời Tam Nhất; trong giá đèn, chúng ta có Đức Chúa Trời Tam Nhất về mặt thực chất, được hiện thân, và được biểu lộ một cách rõ ràng. Vàng được tạo hình, trở thành cái giá vững chắc. Trước đây là vàng nhưng bây giờ là cái giá. Vàng đã được tạo hình, trở thành cái giá để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời. Nếu không có giá, mục đích của Đức Chúa Trời không cách nào được hoàn thành. Như chúng ta đã thấy, là một biểu hiệu về christ, giá này được biểu lộ qua bảy ngọn đèn tượng trung cho bảy Linh của Đức Chúa Trời. Bảy Linh của Đức Chúa Trời không tách biệt khỏi Đức Chúa Trời mà là bảy mắt của Đức Chúa Trời và của Chiên con, là Đấng cứu chuộc. Như chúng ta sẽ thấy, bảy Linh cũng là bảy mắt của viên đá xây dựng. Vì thế, bảy Linh là bảy mắt với sự cứu chuộc của Đấng Christ vì sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Hễ khi nào bảy mắt này nhìn vào người ta thì họ được cứu chuộc và được xây dựng thành nhà của Đức Chúa Trời. Đây là Đấng Tam Nhất.
Trong Xuất Ai Cập Kí chương 25, điểm nhấn mạnh là cái giá, trong Xa-cha-ri chương 4, điểm nhấn mạnh là các ngọn đèn, và trong Khải Thị chương 1, điểm nhấn mạnh là sự tái sản sinh. Trong cả Xuất Ai Cập Kí lẫn Xa-cha-ri, giá đèn là một, nhưng trong Khải Thị, giá đèn ấy được tái sản sinh và trở thành bảy. Trước hết, trong Xuất Ai Cập Kí, điểm nhấn mạnh là về giá, tức là Đấng Christ. Sau đó, trong Xa-cha-ri, điểm nhấn mạnh là về các ngọn đèn, tức là Linh. Cuối cùng, trong Khải Thi, cả giá lẫn các ngọn đèn, tức cả Đấng Christ lẫn Linh, đều được tái sản sinh là các Hội thánh. Trong Xuất Ai Cập Kí và Xa-cha-ri chỉ có bảy ngọn đèn, nhưng ở đây trong Khai Thị thì có đến 49 ngọn đèn, vì mỗi giá đèn đều có bảy ngọn. Vì thế, một giá đèn đã trở thánh bảy, và bảy ngọn đèn trở thành 49 ngọn. Các giá đèn và ngọn đèn trong sách Khải Thị là sự tái sản sinh của Đấng Christ và Linh. Khi Đấng Christ được thực tại hóa, Ngài là linh, và khi Linh được thực tại hóa, chúng ta có các Hội thánh là sự tái sản sinh.
Hội thánh không những là một về phương diện tổng quát mà về phương diện địa phương, Hội thánh còn được biểu lộ tại nhiều thành phố. Trong cả vũ trụ chỉ có một Đấng Christ, một Linh và một Hội thánh. Thế thì tại sao lại có bảy Hội thánh? Đó là vì cần phải có sự biểu lộ. Về sự hiện hữu thì một là đủ, nhưng để biểu lộ thì cần phải có nhiều. Nếu muốn biết Hội thánh, chúng ta phải biết thực chất, sự hiện hữu và sự biểu lộ của Hội thánh. Về thực chất, Hội thánh, và thậm chí tất cả các Hội thánh, là một. Về sự biểu lộ, các Hội thánh là nhiều giá đèn. Hội thánh là gì? Hội thánh là sự biểu lộ của Đức Chúa Trời Tam Nhất, và sự biểu lộ ấy được thấy tại nhiều địa phương trên đất. Hội thánh không những được tượng trưng bởi một giá đèn mà còn được tượng trưng bởi bảy giá đèn. Trong Khải Thị chương 1, có bảy giá đèn với 49 ngọn đèn chiếu sáng trong vũ trụ. Đó là chứng cớ của Jesus. Hội thánh là chứng cớ của Jesus. Điều này có nghĩa là Hội thánh là sự biểu lộ của Đức Chúa Trời Tam Nhất về mặt thực chất và về mặt biểu lộ. Về thực chất, Hội thánh là một thực chất trong cả vũ trụ; về sự biểu lộ, Hội thánh là nhiều giá đèn với nhiều ngọn đèn chiếu sáng trong tối tăm để biểu lộ Đức Chúa Trời Tam Nhất. Cha là thực chất được hiện thân trong Con; Con là sự hiện thân được biểu lộ qua Linh; Linh được thực tại hóa đầy đủ và được tái sản sinh là các Hội thánh; và các Hội thánh là chứng cớ của Jesus. Nếu chúng ta thấy khải tượng này, khải tượng ấy sẽ chi phối chúng ta và chúng ta sẽ không bao giờ chia rẽ. Khải tượng này sẽ nắm chặt, bảo vệ gìn giữ chúng ta trong chứng cớ của Jesus.
Chúng ta đã thấy rằng giá đèn là vàng thần thượng được hiện thân trong một hình dạng được thực thể hóa để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời trong chuyển động của Ngài. Sự biểu lộ này chiếu sáng thì sự chiếu sáng ấy hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời. Vì thế, giá đèn không chỉ tượng trưng cho Đức Chúa Trời Tam Nhất mà còn tượng trưng cho chuyển động của Đức Chúa Trời Tam Nhất trong sự hiện thân và sự biểu lộ của Ngài. Chúng ta cũng đã thấy rằng các Hội thánh địa phương là sự tái sản sinh của sự hiện thân và sự biểu lộ của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Đây không phải là chuyện nhỏ. Chúng ta không nên thỏa mãn bằng cách nói rằng các Hội thánh địa phương là những giá đèn chiếu sáng trong đêm tối. Tuy nói như vậy là đúng nhưng khá nông cạn. Chúng ta phải thấy các Hội thánh địa phương là sự tái sản sinh của sự hiện thân và sự biểu lộ của Đức Chúa Trời Tam Nhất.
Trong Kinh Thánh, giá đèn luôn luôn liên quan đến sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Lần đầu tiên giá đèn được đề cập là trong Xuất Ai Cập Kí 25:31-40; đó là thời điểm đền tạm được xây dựng. Lần thứ hai là trong việc xây dựng đền thờ trong 1 Các Vua 7:49. Lần thứ ba liên quan mật thiết đến việc tái thiết đền thờ của Đức Chúa Trời trong Xa-cha-ri 4:2-10. Ở đây, trong sách Khải Thị, giá đèn liên quan đến việc xây dựng các Hội thánh. Trong Xuất Ai Cập Kí chương 25, điểm nhấn mạnh về Đấng Christ là giá đèn như ánh sáng thần thượng, chiếu sáng như bảy ngọn đèn với Linh (dầu). Trong Xa-cha-ri chương 4, điểm nhấn mạnh là Linh (c. 6) chiếu sáng như bảy ngọn đèn là bảy mắt của Đức Chúa Trời (cc.2, 10). Bảy mắt của Đức Chúa Trời là bảy Linh của Đức Chúa Trời (Khải. 5:6) vì sự chuyển động tăng cường của Đức Chúa Trời. Điều này cho thấy rằng giá đèn trong Xa-cha-ri là thực tại của giá đèn trong Xuất Ai Cập Kí, và các giá đèn trong Khải Thị là sự tái sản sinh của giá đèn trong Xa-cha-ri. Đấng Christ được thực tại hóa là Linh, và Linh được biểu lộ là các Hội thánh. Linh chiếu sáng là thực tại của Đấng Christ chiếu sang, còn các Hội thánh chiếu sáng là sự tái sản sinh và sự biểu lộ của Linh chiếu sáng để hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời hầu Giê-ru-sa-lem Mới là thành phố chiếu sáng có thể được tổng kết. Christ, Linh và các Hội thánh đều ra từ cùng một bản chất thần thượng.

-
I. GIÁ ĐÈN ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀN TẠM (ĐỀN THỜ)
Chúng ta đã thấy rằng giá đèn là vì sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Giá đèn trong Xuất Ai Cập Kí chương 25 là để xây dựng đền tạm, giá đèn Xa-cha-ri chương 4 là để khôi phục sự xây dựng của Đức Chúa Trời, và các giá đèn trong Khải Thị chương 1 là để xây dựng Hội thánh. Điều này hàm ý rằng Đức Chúa Trời Tam Nhất là vì sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Trong khi Cơ Đốc nhân nói nhiều về Đấng Tam Nhất thì có rất ít người thấy Đức Chúa Trời Tam Nhất là vì sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Giá đèn trong Xuất Ai Cập Kí chương 25 làm hình bóng cho Đấng Christ là sự biểu lộ của Đức Chúa Trời đang chiếu sáng bằng bảy ngọn đèn tức bảy Linh của Đức Chúa Trời.
Cách Kinh Thánh trình bày các giá đèn thì rất thú vị. Trước hết, Kinh Thánh khải thị rằng để xây dựng đèn tạm cần phải có giá đèn. Giá đèn cũng cần thiết cho chức năng của đền tạm. Đền tạm không có cửa sổ, và lối vào của nó được một tấm màn che kín. Vì không có một lối mở nào nên ánh sáng bên ngoài không thể lọt vào. Không có giá đèn chiếu sáng trong đèn tạm thì không người nào bên trong có thể thi hành chức năng. Vì thế, giá đèn không những để xây dựng đền tạm mà còn để thi hành chức năng trong đền tạm.
Cũng vậy, không có giá đèn thì không có sự xây dựng Hội thánh và không có sự thi hành chức năng trong Hội thánh. Chức năng của Hội thánh tùy thuộc vào giá đèn chiếu sáng. Trong Hội thánh, chúng ta cần sự chiếu sáng của giá đèn. Khi cân nhắc phải làm gì hay phải làm thế nào, anh em thường thấy bối rối. Anh em càng suy nghĩ thì sự tối tăm càng trở nên dày đặc. Nhưng khi vào buổi nhóm Hội thánh hay tương giao với các thánh đồ, ngay lập tức anh em được soi sáng và thốt lên: “Bây giờ tôi đã thấy phương cách”. Không ai chia sẻ với anh em một bài giảng bảo anh em phải làm gì. Anh em được sáng tỏ bởi sự chiếu sáng của giá đèn trong Hội thánh. Giá đèn chiếu trên chúng ta trong Hội thánh.
Giá đèn không những vì sự xây dựng của Đức Chúa Trời mà còn vì chức năng trong sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Để thi hành chức năng, chúng ta phải có ánh sáng. Ánh sáng của giá đèn chiếu sáng thì ở trong Hội thánh. Đó là lí do tại sao chúng ta không thể xa lìa Hội thánh. Đừng nói rằng: “Khi tôi ở nhà đọc Kinh Thánh và cầu nguyện thì cũng giống vậy thôi”. Nếu thử làm như vậy, anh em sẽ vội vã trở về với Hội thánh sau vài ngày. Vì lí do này, chúng ta không thích đi nghỉ ở đâu đó nếu nơi đó không có Hội thánh. Hội thánh không những có giá đèn mà còn chính là giá đèn.
II. GIÁ ĐÈN LÀ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀN THỜ ĐƯỢC KHÔI PHỤC
Giá đèn thậm chí càng cần hơn để khôi phục sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Xa-cha-ri chương 4 khải thị rằng giá đèn nhấn mạnh đến Linh là để khôi phục sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Ngày nay, lại càng cần đến giá đèn vì chúng ta không những ở trong sự xây dựng của Đức Chúa Trời mà còn ở trong sự khôi phục việc xây dựng của Ngài. Chúng ta cần giá đèn chiếu tren chúng ta và làm cho chúng ta mạnh mẽ.
A. Tượng trng cho Linh vì sự chuyển động
của Đức Chúa Trời
Để khôi phục đền thờ của Ngài, Đức Chúa Trời ban cho Xa-cha-ri một khải tượng để bởi đó ông có thể củng cố Xô-rô-ba-bên. Trong khải tượng này, Xa-cha-ri thấy một giá đèn có bảy ngọn, và dầu từ hai cây ô-liu chảy vào đó. Sau đó, thiên sứ nói với Xa-cha-ri rằng: “Đây là lời của Đức Giê-hô-va phán cho Xô-rô-ba-bên rằng: Ấy chẳng phải bởi quyền thế, cũng chẳng phải bởi năng lực, bèn là bởi Linh Ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy” (Xa. 4:6). Điều này hàm ý rằng Linh của Đức Chúa Trời là vì sự chuyển động của Ngài ở trên đất.
B. Với bảy ngọn đèn là bảy mắt
Bảy ngọn đèn trên giá đèn trong sách Xa-cha-ri là bảy mắt. Trước hết, bảy mắt ấy là bảy mắt của Đấng Christ là đá vì sự xây dựng của Đức Chúa Trời (Xa. 4:2, 10; 3:9). Khải Thị 5:6 cũng nói về bảy mắt của Đấng Christ, tức Chiên con, rằng đó là “bảy Linh của Đức Chúa Trời sai xuống khắp đất”. Bảy Linh là bảy mắt của Đấng Christ. Trong Xa-cha-ri chương 3 và 4, Đấng Christ là đá để Đức Chúa Trời xây dựng, và trong Khải Thị chương 5, Ngài là Chiên con để cứu chuộc chúng ta. Điều này cho thấy Đấng Christ cứu chuộc là đá xây dựng. Cả Chiên con lẫn đá đều có bảy mắt, tức bảy Linh của Đức Chúa Trời. Trong sách Xa-cha-ri, bảy mắt là những mắt của viên đá, còn trong Khải Thị bảy mắt là những mắt của Chiên con.
Bảy ngọn đèn, tức bảy mắt của Đấng Christ, cũng là những mắt của Đức Chúa Trời vì sự chuyển động của Ngài (Xa. 4:10). Đấng Christ có bảy mắt, tức bảy Linh của Đức Chúa Trời vì sự chuyển độn của Đức Chúa Trời. Đầu tiên, Đấng Christ là Chiên con cứu chuộc, và cuối cùng, Ngài là đá xây dựng. Điều này hoàn toàn là vì sự chuyển động của Đức Chúa Trời trên đất, qua sự cứu chuộc tiến đến mục tiêu là xây dựng. Ngày nay, chúng ta đang vui hưởng sự cứu chuộc vì sự xây dụng. Chúng ta vui hưởng Christ không những như Chiên con cứu chuộc mà còn như viên đá xây dựng. Sự cứu chuộc của Đấng Christ là vì sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Trong Ngải, chúng ta được cứu chuộc, và trong Ngài chúng ta được xây dựng. Ngài đang hoàn thành điểu nảy bởi bảy Linh của Đức Chúa Trời là bảy Linh vì sự chuyển động của Đức Chúa Trời ngày nay.
C. Những ngọn đèn là để soi sáng còn những mắt là
để truyền dẫn bằng cách nhìn
Những ngọn đèn là để soi sáng còn những mắt để truyền dẫn bằng cách nhìn. Những mắt ấy không những để dò xét, quan sát và phán xét còn đặc biệt là để truyền dẫn. Mỗi khi Đấng Christ nhìn chúng ta bằng bảy mắt của Ngài, tự động chúng ta được truyền dẫn bằng chính Ngài. Dù chúng ta đang bị phán xét, soi sáng, dò xét hay nung đốt, thì Ngài vẫn truyền dẫn tất cả những gì Ngài là vào trong chúng ta. Mỗi khi soi sáng chúng ta, Ngài chiếu vào trong chúng ta, truyền tất cả những gì Ngài là và trong chúng ta. Mỗi khi soi sáng chúng ta, Ngài chiếu vào trong chúng ta, truyền tất cả những gì Ngài là vào trong chúng ta để chúng ta có thể trở nên đá quý được biến đổi cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời.
-
III. NHỮNG GIÁ ĐÈN LÀ ĐỂ XÂY DỰNG CÁC
HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG
A. Biểu hiệu về các Hội thánh địa phương là chứng cớ của Jesus
Những giá đèn trong sách Khải Thị là biểu hiệu về các Hội thánh địa phương. Mỗi Hội thánh địa phương là một giá đèn chiếu ra chứng cớ của Jesus bằng Linh tăng cường gấp bảy của Đức Chúa Trời như các ngọn đèn địa phương ấy.
B. Thần thượng trong bản chất
Những giá đèn đều bằng vàng. Như chúng ta đã thấy, vàng tượng trưng cho bản chất thần thượng của Đức Chúa Trời. Ở đây những giá đèn bằng vàng có nghĩa là các Hội thánh được cấu tạo bằng bản chất thần thượng của Đức Chúa Trời. Chúng ta có sự sống và bản chất của Cha (2 Phi. 1:4), vàng của Cha, có bản chất thần thượng bằng vàng của Ngài. Thật kì diệu biết bao khi chúng ta có chất liệu thần thượng này!
C. Chiếu sáng trong thời đại tối tăm bằng bảy Linh của Đức Chúa Trời
Có thể chúng ta chỉ lưu ý đến các giá đèn mà bỏ qua các ngọn đèn, nhưng các giá đèn, nhưng các giá đèn không phải dành cho các giá đèn mà dành cho các ngọn đèn. Nếu không có các ngọn đèn thì các giá đèn không cò ý nghĩa gì. Vì vậy, chúng ta phải chỉ ra các ngọn đèn là gì. Chúng ta thấy các ngọn đèn trong chương 4 là bảy Linh của Đức Chúa Trời đang cháy rực trước ngai (4:5). Vì thé, bảy Linh của Đức Chúa Trời là bảy ngọn đèn cháy rực. Có người nói rằng các ngọn đèn là Đấng Christ còn Hội thánh là cái giá giữ lấy Đấng Christ là đèn. Điều này không tệ, nhưng sách Khải Thị không nói đèn trước hết là Christ. Tất nhiên, khi đến với chương 21, chúng ta thấy Đấng Christ là đèn trong Giê-ru-sa-lem Mới. Tuy nhiên, sách Khải Thị không nói rằng ngày nay Đấng Christ là bảy ngọn đèn mà nói rằng bảy Linh của Đức Chúa Trời là bảy ngọn đèn.
Chúng ta phải có ấn tượng sâu sắc về bảy Linh có ý nghĩa đối với chúng ta như thế nào. Nếu là các Hội thánh như những giá đèn thì chúng ta cần phải giữ điều gì? Nói rằng chúng ta nên giữ Christ thì quá giáo lí. Ngày nay, Đấng Christ là ai và là gì? Trong kinh nghiệm của chúng ta vì nếp sống Hội thánh, Đấng Christ không chỉ là Đấng Christ – Ngài còn là Linh (2 Cô. 3:17). Linh ấy, tức Linh ban-sự-sống, đã được tăng cường trong sách Khải Thị thành bảy Linh, bảy Linh của Đức Chúa Trời. Những Linh này là bảy mắt, không chỉ của Đức Chúa Trời mà còn của Chiên Con. Nếp sống Hội thánh hoàn toàn tùy thuộc vào bảy Linh này. Đây không phải là vấn đề liên quan đến Christ về giáo lí mà là vấn đề liên quan đến bảy Linh về mặt kinh nghiệm. Chúng ta phải kinh nghiệm Linh. Trong công tác, đời sống hằng ngày, các buổi nhóm, sự phục vụ và những lời làm chứng của mình, chúng ta phải có Linh. Nếu thiếu Linh, chúng ta trống rỗng và không là gì cả. Các giá đèn phải giữ lấy các ngọn đèn là bảy Linh.
Bảy Linh là sự biểu lộ của Đấng Christ. Điều này được hàm ý rõ bởi giá đèn trong Xuất Ai Cập Kí chương 25. Giá đèn ấy là một khối vàng nặng một ta-lâng, được biểu lộ qua bảy ngọn đèn. Khối vàng ròng ấy tượng trưng cho Đức Chúa Trời Cha là thực chất của chúng ta. Nhưng nếu chỉ có Đức Chúa Trời Cha thì chúng ta không có hình thể; chúng ta có vàng, nhưng không có giá đèn. Chỉ có Cha mà không có Con có nghĩa là có thực chất mà không có hiện thân. Chỉ khi nào vàng được đánh dát thành hình thể cái giá thì chúng ta mới có sự hiện thân. Dù giá đèn là hiện thân của thực chất, nhưng nếu không có bảy ngọn đèn thì hiện thân ấy không thể có sự biểu lộ. Vì thế, thực chất là Cha, hiện thân là Con, và sự biểu lộ của Linh là sự biểu lộ Đức Chúa Trời Cha trong Con. Vì tất cả những gì Đức Chúa Trời Cha là, thì trong Con đều được biểu lộ qua bảy ngọn đèn, nên về sau Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng bảy ngọn đèn là bảy Linh. Do đó, Linh là sự biểu lộ của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Cuối cùng, trong sách Khải Thị, chúng ta thấy sự biểu lộ ấy là sự biểu lộ của Đấng Christ, vì bảy Linh trước hết là bảy mắt của Đức Chúa Trời trong Xa-cha-ri 4:10, và trở nên bảy mắt của Chiên con trong Khải Thị 5:6. Bảy mắt của Chiên con là sự biểu lộ của Đấng Christ. Ngày nay, Thánh Linh, tức Linh ban-sự-sống và cũng chính là bảy Linh, là sự biểu lộ của Đấng Christ. Ngày nay, sự biểu lộ ấy ở đâu? Ở với các Hội thánh, vì bảy Linh là bảy ngọn đèn được giữ bởi các Hội thánh là các giá đèn.
Ngày nay, nhiều Cơ Đốc nhân không biết Linh ban-sự-sống và Linh tăng cường gấp bảy, cũng không biết bảy Linh là sự biểu lộ của Đấng Christ được giữ bởi các Hội thánh là các giá đèn. Nếu muốn gặp Linh ấy, anh em phải ở với các Hội thánh. Nếu muốn chạm đến, vui hưởng và kinh nghiệm Linh ấy, anh em phải là một phần của Hội thánh, vì các Hội thánh là các giá đèn giữ lấy bảy Linh của Christ mà Linh chính là sự biểu lộ của Christ. Linh không thể phân rẽ khỏi Đấng Christ cũng như mắt anh em không thể phân rẽ khỏi chính anh em. Vì mắt của một người là sự biểu lộ của người ấy nên mắt không thể phân rẽ khỏi chính người ấy. Cũng vậy, vì bảy Linh là sự biểu lộ của Đấng Christ nên bảy Linh không thể phân rẽ khỏi Đấng Christ. Các Hội thánh là các giá đèn, và các ngọn đèn là Linh tăng cường gấp bảy của Đức Chúa Trời như sự biểu lộ của Christ. Ánh sáng ấy ngày càng chiếu sáng hơn, và khải tượng ấy ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
Các Hội thánh địa phương là các giá đèn bằng vàng chiếu sáng bằng một Linh như vậy trong thời đại tối tăm ngày nay. Trong thời đại tối tăm ngày nay, Hội thánh thực sự cần Linh tăng cường gấp bảy của Đức Chúa Trời để chiếu ra chứng cớ của Jesus.
D. Hội thánh là hiện thân của Christ và là
sự tái sản sinh của Linh
Hội thánh là hiện thân của Đấng Christ và là sự tái sản sinh của Linh. Linh là thực tại của Christ (Gi. 14:17-20; 16:13-15), và Hội thánh là sự tái sản sinh của Linh (Khải. 22:17a). Hội thánh cùng với Linh là hiện thân của Đấng Christ, tức là chứng cớ của Jesus (Khải. 1:2, 9; 19:10). Vì vậy, càng có Linh, càng có Hội thánh và càng có chứng cớ của Jesus.
-
IV. HAI GIÁ ĐÈN TRONG CƠN ĐẠI NẠN LÀ VÌ
CHỨNG CỚ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Trong 11:4, chúng ta thấy hai giá đèn trong cơn đại nạn, tức hai chứng nhận, là vì chứng cớ của Đức Chúa Trời. Những người đắc thắng sẽ được cất lên trước đại nạn, trong khi những người yếu đuối hơn, là những trái còn xanh non, sẽ bị bỏ lại trên đất để trải qua đại nạn. Do đó, chứng cớ của Đức Chúa Trời cần được làm cho mạnh mẽ. Để đáp ứng nhu cầu ấy, Đức Chúa Trời sẽ sai Ê-li và Môi-se trở lại trái đất. Ngày nay, chứng cớ của Jesus chủ yếu phụ thuộc vào những người mạnh mẽ hơn, những người có kinh nghiệm hơn. Khi những người có kinh nghiệm được cất lên, những người yếu đuối hơn cần được làm cho mạnh mẽ. Dù được Môi-se và Ê-li cung ứng thì thật là tuyệt, nhưng tôi vẫn muốn rời khởi trái đất trước khi họ trở lại. Theo nguyên tắc, hai chứng nhân trong chương 11 cũng là hai giá đèn. Kinh Thánh mô tả họ là hai cây ô-liu cung ứng dầu cho những người yếu đuối hơn (Xa. 4:3,12). Theo ẩn dụ về mười trinh nữ trong Ma-thi-ơ chương 25, năm trinh nữ dại sẽ cần mua dầu. Có lần một tôi tớ Chúa nói rằng có lẽ các trinh nữ dại ấy sẽ đến với hai ây ô-liu để có phần thặng dư là Linh bằng cách phải trả giá. Hai cây ô-liu ấy còn được gọi là hai con trai của dầu, vì họ đầy dẫy Linh vì chứng cớ của Đức Chúa Trời (Xa. 4:14) và có khả năng cung ứng cho các thánh đồ yếu đuối hơn. Trong suốt đại nạn, nhiều người chưa chín sẽ được làm cho mạnh mẽ và được làm cho trưởng thành qua chức vụ của họ.