“Khi Ngài xuống thuyền, người vốn bị quỷ ám xin được theo
Ngài. Nhưng Đức Chúa Jêsus từ chối và bảo:
“Hãy về nhà, đến với những người thân và thuật lại cho họ những điều lớn lao mà
Chúa đã làm cho con, và Ngài đã thương xót con như thế nào.” Người ấy đi khắp miền Đê-ca-bô-lơ thuật lại những
điều lớn lao mà Đức Chúa Jêsus đã làm cho mình; ai nấy đều kinh ngạc” (Mác 5:
18-20).
Chúng ta đã nghe câu
chuyện người này (và còn người kia nữa với anh ta, không được nhắc đến ở đây,
nhưng được nhắc đến trong Ma-thi-ơ 8:28) được mô tả trong các bình luận Kinh
Thánh là “Người bị quỷ ám quỷ ở Ga-đa-ra)”. Ga-đa-ra cũng có tên là Giê-ra-sê. Đối
với tôi, điều này gợi ý khía cạnh đáng chú ý nhất của con người mà Kinh Thánh
chép sự thật về việc anh ta bị quỷ ám. Trong khi bị quỷ chiếm hữu tạo hoàn cảnh
cho cuộc gặp gỡ của anh ta với Chúa Jêsus Christ. Đó không phải chính Chúa Giê
Su đã làm điều đáng chú ý hơn trong đời anh ta sao?
Há chúng ta không muốn
được mô tả theo như điều kiện nầy hầu chúng ta tìm thấy chính mình sau khi Chúa
đã nắm lấy chúng ta, và mình không còn sống như trước đây nữa sao? Chúng ta đề
cập đến Sau-lơ của Tạt-sơ là sứ đồ Phao-lô, không phải Sau-lơ là kẻ sát nhân
các thánh đồ, kẻ bắt bớ hội thánh Đức Chúa Trời, và là thủ lĩnh các tội nhân.
Thực ra ông là người như vậy, nhưng đó là trước khi ông gặp Chúa Jesus trên con
đường đến Đa-mách. Tôi biết những gì có thể được sử dụng cách chính xác trong
việc định nghĩa con người tôi là ai trước khi tôi đến chỗ biết Chúa; nhưng tôi
hy vọng rằng di sản của riêng tôi sẽ được đánh dấu bằng những gì Chúa Giêsu đã
làm trong đời tôi, thay vì những sự hỗn loạn mà tôi đã tạo ra trước khi gặp
Ngài.
Trong khi hình ảnh
của một người đàn ông với sức mạnh siêu phàm, chạy hoang dại qua nghĩa địa, bẻ
xiềng, tháo cùm và rạch mình mẫy bằng những mảnh đá sắc bén, chắc chắn là một bức
tranh rất sống động và đầy kịch tính. Phần nổi bật nhất của toàn bộ câu chuyện này
là anh được mô tả như thế nào sau khi bầy quỷ rời bỏ anh. Sau khi Chúa Giê-su
được dân địa phương yêu cầu lìa khỏi họ, bởi họ cho rằng Ngài đã làm các linh ô
uế nhập vào một đàn lợn. Ngài trở lại con thuyền đã đưa Ngài và các môn đệ đến
nơi đó.
Khi Ngài đến đó,
Ngài thấy người đã bị quỷ ám đứng giữa vòng các môn đồ. Lời giải thích của người
nầy vì sao anh ta ở đó là gì? –“Con muốn được ở bên cạnh Chúa. Con muốn đi
nơi Ngài đang đi và ở nơi Ngài đang ở”. Lần đầu tiên khi chúng ta đến với đức
tin nơi Đấng Christ, há đây không phải là ý nghĩ duy nhất vọt qua tâm trí chúng
ta sao? Chúng ta không biết Ngài đang đi đến đâu, chúng ta không biết mình sẽ kết
thúc ở đâu, nhưng chúng ta biết rằng, miễn là chúng ta được ở cùng Ngài, mọi sự
sẽ ổn cả. “Chúa ơi, chúng con có thể theo Ngài và phục vụ Ngài bất cứ nơi nào
Ngài đi!”. Nhưng bạn hãy chú ý điều Chúa phán:
“Nhưng Đức Chúa Jêsus từ chối và bảo: “Hãy về nhà, đến với những
người thân và thuật lại cho họ những điều lớn lao mà Chúa đã làm cho con, và
Ngài đã thương xót con như thế nào” (Mác 5:19)
Chúa Giêsu bảo anh
ta: Tôi không cần anh phải đi nửa vòng trái đất và rao giảng trong các cánh đồng
truyền giáo, tôi cần anh quay về nhà và nói với những người biết anh, bạn bè và
gia đình anh, những người biết anh là ai trước đây, nói với họ những gì Đức
Chúa Trời đã làm cho anh.
Có một câu chuyện kể
về một người đã cầu nguyện và cầu xin Đức Chúa Trời sử dụng anh ta làm một nhà
truyền giáo. Anh ta yêu cầu Chúa gửi anh ta đến châu Phi, hoặc đến Ấn Độ, hoặc
thậm chí đến Trung Quốc cũng được.
Chúa đã bảo anh ta “không,
Ta muốn con ở ngay nơi con đang ở và làm nhân chứng cho Ta nơi con đang sống”.
Khi người nầy phàn nàn và khăng khăng rằng ông muốn đi ra nước ngoài và làm việc
như một nhà truyền giáo, một giáo sĩ, ở một vùng đất xa lạ, Chúa bảo ông: ‘Làm
thế nào mà con sẵn lòng đi nửa vòng trái đất để phục vụ Ta, nhưng con lại không
sẵn lòng đi qua đường?’ Người đàn ông ở Ga-đa-ra là một anh hùng đức tin bởi vì
ông sẵn sàng làm một trong hai điều trên.