Dân số kí 22,
23, 24, 25, 31
Thoạt nhìn,
có vẻ như câu chuyện về Ba-la-am, thầy bói, được ghi lại trong Dân số kí 22-25
không có liên quan gì với các Cơ Đốc nhân ngày nay. Tuy nhiên, các tác giả của
Tân Ước đề cập đến Ba-la-am trong ba đoạn văn riêng biệt-- luôn luôn có một lưu
ý cảnh báo. Do đó, rõ ràng câu chuyện của ông có những bài học quan trọng cho Cơ
Đốc nhân.
Ba-la-am có một
nhân cách kỳ lạ và hấp dẫn - một sự kết hợp dễ thất bại của những ân tứ thuộc
linh siêu nhiên và tính cách hư hoại. Thật
đáng chú ý, chúng ta thấy ngày càng nhiều chức vụ trong hội thánh ngày nay với
sự kết hợp tương tự của ân tứ thuộc linh và nhân cách hư hoại. Câu chuyện về Ba-la-am
mở ra lúc Y-sơ-ra-ên đóng trại trên biên giới Ca-na-an. Sự hiện diện của họ đã
truyền cảm hứng cho nỗi sợ hãi trong lòng Ba-lác, vua của Mô-áp, vì lãnh thổ của
họ giáp biên giới trại quân của Y-sơ-ra-ên. Dường như ông đã xem Y-sơ-ra-ên là
mối đe dọa đối với vương quốc của mình, mặc dù họ đã không làm gì để minh chứng
cho nỗi sợ của ông.
Cảm thấy mình
không thể đối đầu với Y-sơ-ra-ên trong trận chiến, Ba-lác quyết định sử dụng vũ
khí thuộc linh chống lại họ. Ông đã gửi một số quan chức của mình - với một khoản
chi phí cao cho thầy bói toán-- để mời gọi
Ba-la-am đến nguyền rủa Y-sơ-ra-ên. Là một
“người thầy bói” (hoặc thầy phù thủy) Ba-la-am có danh tiếng lớn vì lời chúc phước hoặc nguyền rủa của ông với một hiệu ứng mạnh mẽ cho điều thiện
hay ác.
Ba-la-am xuất
thân từ Phê-thơ-rơ ở Mê-sô-bô-ta-mi. Ông ta không phải là người
Y-sơ-ra-ên. Tuy nhiên, ông đã có một kiến thức trực tiếp cá nhân về một Đức
Chúa Trời chân thật. Khi Ba-lác yêu cầu ông nguyền rủa Y-sơ-ra-ên, ông trả lời,
“tôi cũng không thể vượt qua mệnh lệnh của Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tôi để
làm việc gì dù nhỏ hay lớn”. Ba-la-am biết Đức Chúa Trời bằng tên thánh của
Ngài (Giê-hô-va) và gọi Ngài là “Đức Chúa Trời của tôi.” Khi
các sứ giả của Ba-lác đến, Đức Chúa Trời bảo Ba-la-am đừng đi với họ và không
nguyền rủa Y-sơ-ra-ên (Dân số Ký 22: 12).
Phản ứng của Ba-lác
là gửi một đoàn sứ thần lớn hơn, gồm các quan chức lớn danh dự hơn - với hứa hẹn
một phần thưởng lớn hơn nhiều. Lần này Chúa đã cho phép Ba-la-am đi với một điều
kiện: "nếu các người ấy đến mời" (Dân 22:20). Các bản dịch Kinh thánh Anh văn khác đều ghi “nếu các người
ấy đến mời”. Tuy nhiên, văn kiện tiếp theo trong Dân số kí không có ghi chép những
người đó đã đến mời Ba-la-am lần thứ ba. Tuy nhiên, ông đã đi, và bởi sự bất
tuân của ông phát sinh sự tức giận của Chúa, Đấng phản đối ông ta trên hành
trình và gần như đã muốn giết ông. Tuy nhiên, cuối cùng, Chúa thả ông ra đi,
nhưng đặt điều kiện: “nhưng chỉ nói điều gì Ta sẽ phán dặn ngươi” (Dân số Ký
22:35).
Ba-lác chào
đón Ba-la-am và chuẩn bị kỹ lưỡng nhất để ông nguyền rủa Y-sơ-ra-ên. Nhưng mỗi
lần đều kết quả hoàn toàn ngược lại. Tổng cộng, Ba-la-am đã thốt ra bốn lời
tiên tri là một trong những mặc khải đẹp và mạnh mẽ nhất trong Kinh Thánh về sự
cam kết không thể hủy ngang của Đức Chúa Trời ban phước cho Y-sơ-ra-ên. Bị Đức
Chúa Trời cản trở trong nỗ lực của mình để nguyền rủa Y-sơ-ra-ên, Ba-la-am đề
xuất một chiến lược khác với họ ( Dân 31:16). Nếu phụ nữ Mô-áp có thể lôi kéo
người Y-sơ-ra-ên vào sự thờ thần tượng và vô luân, thì sẽ không cần thiết phải
nguyền rủa họ. Chính Đức Chúa Trời sẽ mang đến sự phán xét cho họ. Chiến lược
thứ hai của Ba-la-am đã thành công và 24.000 người Y-sơ-ra-ên thiệt mạng dưới sự
phán xét của Đức Chúa Trời (Dân 25: 1–9).
Trong tất cả
các việc nầy, Ba-la-am biểu lộ sự mâu thuẫn kinh ngạc nhất. Nhiều lần ông đã bị
Chúa cấm tuyệt đối nguyền rủa Y-sơ-ra-ên. Bởi sự mặc khải siêu nhiên, ông đã bốn
lần khẳng định mục đích không thay đổi của Đức Chúa Trời trong việc ban phước cho Y-sơ-ra-ên và phán xét kẻ thù của
họ. Nhưng ông bướng bỉnh kiên trì trong việc hợp tác với Ba-lác, kẻ thù của Y-sơ-ra-ên,
và trong việc vạch ra âm mưu hủy diệt Y-sơ-ra-ên. Điều đó chắc chắn phù hợp việc
ông phải chết trong sự phán xét tương tự như những kẻ thù khác của thánh dân,
do ngườiY-sơ-ra-ên thi hành trên các vua của Ma-đi-an (Dân 31: 8).
Chúng ta được
dẫn dắt để tự hỏi mình: Động cơ nào có thể mạnh mẽ và có sức ép đến mức khiến Ba-la-am
hành động chống đối trực tiếp với sự mặc khải mà ông đã nhận được từ Đức Chúa
Trời- để đưa đến sự hủy diệt tối hậu của chính mình? Hai tác giả của Tân ước
đưa ra một câu trả lời rõ ràng và cụ thể cho câu hỏi này.
Nói về các
giáo sư giả trong hội thánh, Phi-e-rơ nói: “Họ đã bỏ đường ngay thẳng mà đi lạc,
theo đường của Ba-la-am, con trai Bê-ô, là kẻ ham tiền công bất nghĩa” (2
Phi-e-rơ 2:15).
Giu-đe cũng vậy,
nói về những giáo sư giả,“bởi họ đã ..vì lợi mà dua đuổi theo sự sai lầm của
Ba-la-am” (Giu-đe 11).
Câu trả lời
rõ ràng. Ba-la-am đã bị lòng ham tiền cám dỗ làm tàn phá cuộc đời của minh. Vì
điều này, ông sẵn sàng bán rẽ những ân tứ thuộc linh kì diệu của mình. Có lẽ
ông cũng bị vua Ba-lác và các quan chức tâng bốc. Tính ham tiền được gắn liền với
mong muốn nổi danh và có quyền lực. Tất cả những tham dục tà ác phát triển từ mảnh
đất tự ngã: kiêu ngạo.
--Bài Học Từ Ba-la-am
Có ba bài học
quan trọng mà chúng ta cần phải học hỏi từ câu chuyện của Ba-la-am.
a/ Thứ nhất, Đức
Chúa Trời toàn năng đã thực hiện một cam kết không thể thu hồi là thiết lập Y-sơ-ra–ên
làm dân của Ngài mãi mãi. Không có sức mạnh nào trong vũ trụ, con người hay sa-
tan, mà có thể hủy bỏ sự cam kết này. Người Y-sơ-ra–ên đã nhiều lần không chung
thủy với Đức Chúa Trời, và Ngài đã đưa ra những phán xét nghiêm trọng đối với họ,
nhưng sự không chung thủy của họ không bao giờ có thể hủy bỏ đức thành tín của
Đức Chúa Trời. Điều quan trọng là thấy rằng đề xuất chọn Y-sơ-ra-ên là từ Đức
Chúa Trời, không phải từ loài người. Người Y-sơ-ra–ên không chọn Đức Chúa Trời,
nhưng Đức Chúa Trời đã chọn họ.
Tôi có một
người bạn trẻ, một người Hồi giáo trước kia- chúng ta hãy gọi anh là Ali - người
được hoán đổi cách siêu nhiên đến với Đấng Christ. Sau khi cải đạo, anh bắt đầu
đưa lên trước mặt Đức Chúa Trời tất cả các khiếu nại của mình chống lại người
Do Thái. Cuối cùng, Đức Chúa Trời trả lời, “Ali, nan đề của con không phải với
người Do thái. Đó là với Ta. Ta là Đấng đã chọn họ”. Người trẻ đó bây giờ
có một chức vụ lo chinh phục người Hồi giáo cho Đấng Christ và dạy họ cầu nguyện
cho người Y-sơ-ra–ên .
Trong Dân số kí 24: 9 lời tiên
tri của Ba-la-am cho thấy một yếu tố quyết định trong số phận của mỗi con người
và quốc gia. Nói với Y-sơ-ra-ên, ông ta nói: “Phước cho kẻ nào chúc phước
ngươi, Rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi”.
Các cá nhân và quốc gia cũng xác
định số phận của họ-- thường họ không nhận thức được điều đó -- theo thái độ của
họ đối với người Y-sơ-ra–ên. Những người chúc phước được ban phước và những người
nguyền rủa bị nguyền rủa.
b/.Thứ hai, một trong những vũ
khí mạnh nhất và thành công nhất của Sa-tan chống lại chúng ta là sự ham tiền. Điều
này đã đúng từ những ngày đầu tiên của Cơ-Đốc giáo cho đến bây giờ. Một chức vụ
kèm theo những dấu hiệu siêu nhiên mạnh mẽ -- đặc biệt là những phép lạ chữa bệnh
- hầu như luôn có thể trở thành một phương tiện kiếm tiền.
Trong 2 Cô-rinh-tô 2:17, Phao-lô
đã đối chiếu chức vụ của ông với chức vụ nhiều Cơ-Đốc nhân đương thời của ông:
“Chúng tôi thì chẳng như nhiều kẻ vì lợi mà pha lộn lời Đức Chúa Trời”. Ngay cả
trong thời của Phao-lô, nhiều Cơ-Đốc Nhân đang dùng chức vụ của họ để kiếm tiền!
Trong chính nó, tiền không phải
là điều ác. Không nhất thiết trở nên giàu có là phạm tội. Theo bản chất, tiền
thì trung tính. Nó có thể được sử dụng hoặc cho điều tốt hay điều xấu. Nhưng
khi chúng ta bắt đầu ham tiền, thì chúng ta sập vào bẫy của Sa-tan. Trong 1
Ti-mô-thê 6: 9–10 Phao-lô sử dụng ngôn ngữ trang trọng nhất để cảnh báo chúng
ta chống lại điều này: “Còn như kẻ muốn giàu có thì sa vào sự cám dỗ, mắc lưới
rập, ngã trong nhiều sự tham dục ngu dại thiệt hại, là sự khiến cho người ta đắm
chìm trong sự bại hoại hư mất. Bởi chưng
sự ham tiền là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bị lừa dối bội đạo,
chuốc nhiều sầu khổ mà tự đâm lấy mình”.
Trong chức vụ
của riêng tôi, tôi thường dạy về kế hoạch của Đức Chúa Trời làm cho tín hữu thịnh
vượng để sống phó thác cho mục đích của vương quốc Ngài. Nhưng bây giờ nhìn lại,
tôi hối tiếc về bất cứ dịp nào đó mà tôi đã giảng dạy sứ điệp này mà không cân
bằng nó với lời cảnh báo của Phao-lô ở đây trong 1 Ti-mô-thê 6.
Trong con mắt
tôi, tôi hình dung các tín đồ đã chịu thua tính ham tiền, giống như những người
đã lấy một con dao găm độc, sắc bé và đâm nó vào da thịt của chính họ. Chắc chắn
đây là những gì Ba-la-am đã làm.
c/.Thứ ba,
chúng ta cần phải hiểu sự khác biệt giữa những ân tứ thuộc linh và bông trái thuộc
linh. Ân tứ thể hiện khả năng, nhưng bông trái đại diện cho tính cách. Một ân tứ
biểu lộ qua một sự truyền đạt ngắn gọn, nhưng bông trái đến qua một quá trình
phát triển chậm. Nhận được một ân tứ thuộc linh, trong chính nó, không thay đổi tính cách của một
người. Nếu một người có tánh tự hào hay không đáng tin cậy, hoặc lừa dối trước
khi nhận được một ân tứ thuộc linh, người đó sẽ vẫn tự hào, hoặc không đáng tin
cậy hoặc lừa dối sau khi nhận được nó.
Tuy nhiên, nhận
được một ân tứ như vậy sẽ làm tăng trách nhiệm của một người, bởi vì nó làm
tăng ảnh hưởng mà anh ta có thể có đối với người khác. Nó cũng mang theo một sự cám dỗ, dễ thấy mình dường như "thành
công" trong đời sống Cơ-đốc nhân khi việc thực hiện những ân tứ thuộc linh
hơn là về phát triển một tính cách tin kính. Nghịch lý đó có thể có, nên một
người càng nhận được nhiều ân tứ, anh ta cần phải chú ý nhiều hơn vào việc vun
trồng bông trái. Khi chúng ta vượt qua cõi thời gian vào cõi vĩnh cửu, chúng ta
sẽ để lại ân tứ phía sau, nhưng tính cách của chúng ta sẽ ở bên mình mãi mãi.
Ba-la-am đã
có một tầm nhìn rõ ràng về kết cuộc phước hạnh đang chờ đợi người công bình, được
thể hiện qua lời cầu nguyện của mình: “Người công chánh thác thể nào, tôi nguyện
thác thể ấy; Cuối cùng người nghĩa làm sao, tôi nguyện cuối cùng tôi làm vậy!”
(Dân. 23:10) Tuy nhiên, lời cầu nguyện của Ba-la-am không được chấp nhận. Ông
đã bị xử tử trong sự phán xét của Đức Chúa Trời trên dân Mô-áp, là dân dùng tiền
bạc cám dỗ ông chống lại Đức Chúa Trời.
Số phận của Ba-la-am
cung cấp một minh họa biểu tượng về lời dạy dỗ của Chúa Jesus trong Ma-thi-ơ 7: 21–23: “Chẳng
phải mỗi kẻ nói cùng ta rằng: 'Chúa, Chúa,' mà được vào nước trời đâu (nước
ngàn năm), nhưng chỉ kẻ làm theo ý chỉ của Cha ta ở trên trời mà thôi. Trong
ngày đó nhiều người sẽ nói cùng ta rằng: 'Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi há chẳng
từng nhơn danh Chúa mà nói tiên tri sao? nhơn danh Chúa mà đuổi quỉ sao? và
nhơn danh Chúa mà làm nhiều việc quyền năng sao?' Khi ấy ta sẽ công bố với họ rằng: 'Ta chẳng hề
biết các ngươi; hãy lìa khỏi ta, ớ những kẻ làm ác kia”.
Nói một cách
đơn giản, không có sự thay thế cho việc vâng lời Đức Chúa Trời. Chỉ điều đó đảm
bảo với chúng ta về một nơi trong nước ngàn năm của Đấng Christ..