Một người đã bạn viết cho tôi:
“Gan 20 nam nay Chua giup toi lam cong
viec Chua, danh cac don luy toi tam nhu Thuyet Tien Hoa, truyen thuyet Con Rong
Chau Tien va cac dieu khac trong Văn Hoa Viet. Con thanh luy cuoi cung.. ..la xong cong tac Chua giao”.
Tôi trả lời: “Những lời nầy của Anh làm tôi vui
mừng ngợi khen Chúa và được an ủi. Vì Ngài ban cho Anh gánh nặng, rồi ban cho
trí tuệ, quyền năng viết lách, sự xức dầu đã đánh sập các đồn lũy như vậy trong
tâm trí dân Việt chúng ta trên thế giới. 15 năm trở lại đây tôi được Chúa củng
cố sức mạnh đánh các đồn lũy Philadenphi giả mạo, nhất là tấn công các ông
nicola ưa đánh đập bạn đồng công. Tôi cũng mãn nguyện vì làm xong sự thúc đẩy của
Chúa”.
-
Còn hai đồn lũy của satan củng cố cho ngày sa
bát và Chứng Nhân Đức Jehovah, thì nhiều người đánh rồi mà chưa sập hẳn”. Vì 2 Cor 10: 4-5, “vì khí-giới chiến-tranh của
chúng tôi chẳng thuộc xác-thịt, nhưng đầy quyền-năng một cách thần thánh cho sự
phá-hủy các đồn-lũy. Chúng tôi đang phá-hủy các suy-đoán và mọi sự kiêu căng nổi
lên chống lại sự hiểu biết về Đức Chúa TRỜI, và bắt tù mọi tư-tưởng vào sự
vâng-phục Cơ-rít-tô (Christ)”.-
-
Tôi xin trích dẫn:
“Vào năm 321 sau Công nguyên, hoàng đế La mã Constantine
đã ra sắc lệnh, "Vào ngày đáng kính của Mặt trời, hãy để các quan tòa và
người dân ở thành phố nghỉ ngơi, và cho tất cả các phân xưởng được đóng cửa lại"
(Codex Justinianus lib. 3, t. 12, 3; trans. in Philip Schaff, Lịch sử Giáo hội
Cơ Đốc giáo, Tập 3, trang 380, ghi chú 1).
Constantine dường như đã tự mình thực hiện sự thay
đổi này và không thông qua quyền giáo hoàng, vì giáo hoàng chưa thực sự xuất hiện
vào thời điểm đó.
Giáo hoàng đã dần dần rời khỏi văn phòng của giám
mục trong nhiều năm, và văn phòng nầy tập trung ở Rome. Trong mọi trường hợp, cần
lưu ý rằng khi làm điều này, Constantine không thay đổi ngày Sa-bát; ông chỉ
đơn thuần biến ngày Chủ nhật thành ngày nghỉ ngơi chính thức cho Đế chế La Mã.
Động lực của ông ta có lẽ không phải do lòng căm thù đối với người Do Thái (thật
khó để nói chắc chắn tại sao Constantine hay bất kỳ nhân vật lịch sử nào làm những
gì họ làm) mà xuất phát từ mong muốn chấp nhận những gì Cơ Đốc nhân đã thực
hành trong gần hai thế kỷ rưỡi trước đó rồi—là sự nhóm họp ngày Chúa nhật.
-
Các văn kiện cổ xưa ghi nhận rằng hội thánh đầu tiên đã chấp nhận Chủ nhật là ngày thờ phượng
của họ. Công vụ 20: 7 nói về điều này, "Vào ngày đầu tiên của tuần chúng
tôi đã cùng nhau bẻ bánh" và 1 Cô-rinh-tô 16: 2, "Vào ngày đầu tiên của
mỗi tuần, mỗi anh em hãy để riêng ra và để dành, như người ấy được phát-đạt, để
không có các sự thu góp khi tôi đến". Những đoạn này chỉ ra rằng các Cơ Đốc nhân có
thể nhóm họp thường xuyên vào Chủ nhật (ngày đầu tuần). Họ đã làm điều này rất
có thể bởi vì Chúa Jesus đã sống lại vào ngày đầu tuần. Mãi đến hàng trăm năm
sau, cái chết của Chúa Jesus mới trở thành tâm điểm của các phụng vụ thờ phượng
Cơ Đốc.
Thực ra, thì nhóm họp thờ phượng Chúa ngày nào
cũng tạm được, vì sứ đố Phao lô nói, “Một người này xem trọng ngày này hơn ngày
khác, kẻ kia coi mỗi ngày như nhau. Mỗi người hãy hoàn-toàn được thuyết-phục
trong tâm trí của riêng mình. Người giữ ngày đó, giữ nó vì Chúa” (Rô-ma 14: 5-6),
Nhưng tư tưởng tối tăm cứng cỏi mà tôi
nhân Danh Chúa chống trả và bài bác là có kẻ lên án rằng: “ai nhóm ngày Chúa nhật
là nhóm ngày thờ thần mặt trời, và đã tiếp nhận dấu hiệc 666 của con thú rồi”.
Có kẻ dám lên án ai bải bỏ điều răn thứ tư về ngày sa bát là cố ý phạm tội thì sẽ “ trông chờ phán-quyết
khủng-khiếp chắc-chắn, và “SỰ MÃNH-LIỆT CỦA LỬA SẼ THIÊU-HỦY CÁC ĐỊCH THỦ” (Hê-bơ-rơ
10:27).
Những câu nói về hình phạt nặng nề ở Hê bơ rơ
10: 26-31 là phán quyết trên những kẻ cố giữ các điều luật trong Cựu ước, như
dâng của lễ, giữ ngày sa bát..v..vv. Họ giày đạp Con Đức Chúa Trời khi vâng giữ
các luật lệ cũ đó.
-
Có bao giờ bạn nghĩ rằng Đức Gia-Vê đã truyền
dân Chúa trong thời Cựu ước nhóm lại vào ngày thứ nhất, là ngày lễ Ngũ tuần
chăng? Xem Lê-vi kí 23: 15-17, “Các ngươi cũng sẽ đếm cho mình từ ngày sau ngày
Ngưng-nghỉ đó, từ ngày các ngươi đem vào cái bị cho của-lễ đưa qua đưa lại; sẽ
có 7 ngày Ngưng nghỉ trọn. Các ngươi sẽ đếm 50 ngày tới cái ngày sau
ngày Ngưng-nghỉ thứ bảy, thì các ngươi sẽ dâng của-lễ ngũ-cốc mới cho GIA-VÊ. Các
ngươi sẽ đem vào từ những nơi các ngươi ở 2 ổ bánh làm của-lễ đưa qua đưa lại,
được làm bằng hai-phầnmười ê-pha bột; chúng sẽ bằng bột mịn, nướng với men, như
các thành -quả đầu mùa cho GIA-VÊ”.
Ngày lễ ngũ tuần là ngày Chúa nhật, ngày khai
sinh hội thánh Tân ước—Công 2:1-4. “Và khi ngày lễ Ngũ-tuần đang được hoàn tất,
tất cả họ cùng ở với nhau tại một chỗ. Và thình-lình, ở đó có một tiếng động đến
từ trời như gió lao vào dữ dội, và nó tràn ngập cả nhà nơi họ đang ngồi. 3Và ở
đó xuất hiện các lưỡi như lửa tự phân-phối cho họ, và nằm yên trên mỗi một người
trong bọn họ. Và tất cả họ đều được đầy-dẫy Đức Thánh-Linh và khởi-sự nói bằng
các ngôn-ngữ khác, như Linh đang cho họ lời phát biểu”.
Thế thì hội thánh sinh ra vào ngày Chúa nhật,
là tân sáng tạo, là Cô Đâu của Đấng Christ phục sinh, cũng vào ngày Chúa nhật.
Ngày sa bát có địa vị thứ yếu, làm hình bóng
cho sự nghỉ ngơi trong Đấng Christ, chỉ thực tế của ngày sa bát—là Đấng Christ
mới có địa vị chính yếu.
28-5-2019