Pages

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Tân Jerusalem- 6

NHỮNG NGUYÊN TẮC THUỘC LINH VÀ NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA JERUSALEM MỚI – KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NẾP SỐNG HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG THỰC TIỄN NGÀY NAY (4)
HỘI THÁNH – BỘT MỚI
Vì là Jerusalem mới, mọi điều cũ phải tan biến đi. Chúa làm mọi sự nên mới, một sự sáng tạo mới ( 2 Cor 5:17), bột mới (1 Cor 5:17). Bột mới là một hình ảnh dành cho người mới, và chính Chúa là bột mịn không men. Nếu chúng ta loại sạch men cũ, Chúa sẽ được biểu lộ. Men là tội lỗi, chẳng hạn như sự gian dâm, tham lam, cãi lẫy, ganh ghét , tranh chấp… Tại Corinth còn có cả một tội lỗi kinh khủng mà ngay cả người vô tín cũng lên án, và hội thánh tại Corinth đã thấy là cần phải loại điều đó ra. Paul đã phải quở trách người Corinth vì thái độ dung túng của họ đối với người anh em tội lỗi này.

Về một phương diện, hội thánh là bột mới; còn phương diện kia, đáng tiếc là luôn luôn tìm thấy men trong hội thánh. Điều này được minh họa bởi cả hai cái bánh của lễ bữa ăn vào ngày lễ Ngũ Tuần (hội thánh cũng được sản sinh vào ngày lễ Ngũ Tuần). Ở đây Đức Chúa Trời đã cho phép có men ở trong của lễ bữa ăn, để chỉ ra một cách đáng tiếc rằng hội thành không hoàn toàn sạch khỏi men ( Levi 23:15-17; ss 7:11 – 13). Vì lẽ đó, là bột mới, chúng ta phải học tập loại sạch men cũ.
Cõi sáng tạo cũ bị hư hoại bởi tội lỗi, do đó trở nên yếu đuối, cũ kỹ, và kết thúc trong sự chết. Chúng ta đọc Roma 5:12: “Vậy nên, cũng như qua một người, tội đã vào trong thế giới, và qua tội, có sự chết; và do đó sự chết trải qua mọi người, vì mọi người đã phạm tội.” Bởi Adam, mọi người đã phạm tội và ở dưới sự trị vì của sự chết. Nhưng bởi Đấng Christ, ân điển đã đến trong thế giới và đã sản sinh ra sự sống- Thật tuyệt vời! “…Vì nếu bởi sự vi phạm của một người, sự chết đã trị vì qua một người, thì những người nhận được sự dư dật của ân điển và của ân tứ công nghĩa sẽ trị vì trong sự sống càng gần hơn nữa qua một người là Jesus Đấng Christ (c.17). Với sự sống của Ngài trong chúng ta, ngay bây giờ, hội thánh phải học tập hàng ngày loại sạch tất cả men, hầu cho chúng ta còn lại bột mới. Men hủy hoại bột mới.
Men không chỉ là các tội lỗi như thờ hình tượng, tham lam, gian dâm v.v. mà cũng còn là tôn giáo và truyền thống. Thơ Galati chỉ cho thấy điều này (men của sự cắt bì). Men tôn giáo hủy hoại lẽ thật và cung ứng cho con người những hy vọng sai trật. Chẳng hạn nhiều người tin rằng bây giờ, vì họ đã được cứu nên mọi sự đều ổn, và vào một ngày kia họ sẽ vào thành phố tuyệt vời trên trời và bước đi trên con đường vàng. Không! Jerusalem mới không phải là thành phố vật chất, nó là cô dâu của Chiên Con. Chúa không muốn kết hôn với thành phố! Ý tưởng này là một loại men của tôn giáo.
Men Của Tôn Giáo
Chúa nhắc nhở các môn đồ: “Hãy thức canh và coi chừng men của người Pharisee và Sadducee”(Matt. 16:6). Anh chị em ơi, tôi cũng muốn nhắc nhở anh em về men của người  Pharisee và Sadducee. Chúng ta không thể mời bất cứ ai xưng mình là đầy tớ của Chúa làm diễn giả, chỉ vì người đó cũng nói về Chúa. Sớm muộn gì men từ nơi người đó cũng tràn ra. Thậm chí dù người đó muốn che giấu việc mình hoàn toàn không thuộc về hội thánh, cũng sẽ không thành công. Sau nhiều lần mời, men chắc hẳn sẽ bị lộ. Ngược lại, nếu người ta mời anh em vào trong một nhóm Cơ Đốc, anh em sẽ không luôn luôn phát ngôn về hội thánh sao? Và nếu họ mời tôi, sau lần thứ ba, chắc chắn hội thánh sẽ xuất hiện trong ánh sáng, bởi vì về hội thánh, tôi đã được làm cho hết sức thỏa lòng. Hội thánh được viết ngay cả trên trán tôi. Nếu anh em để cho một người nào không thuộc về hội thánh, mà thậm chí còn nghịch lai, phát ngôn trong buổi nhóm của anh em, anh em sẽ có nan đề với men. Chúa cảnh báo chúng ta về men, bởi vì men này hủy hoại bột mới, làm cho nó cũ kỹ và đem chúng ta trở lại với các truyền thống là nơi mà chúng ta đã ra khỏi. Cuối cùng, điều này là mục đích của men. Anh  chị em ơi, Chúng ta hãy cẩn trọng Lời của Chúa.
Men Của sự Giả Hình và Chính Trị
Ngài truyền bảo họ rằng: Hãy thức canh! Hãy coi chừng men của người Pharisee và men của Herod” (Mark 8:15). Chúa cũng nhắc nhở chúng ta về men của sự giả hình. Trong hội thánh, chúng ta không được phép giả hình, nghĩa là chúng ta không được phép giả vờ bất cứ điều gì bên ngoài; vì làm như vậy thực tại bên trong, tức bản chất của Chúa sẽ bị che đậy. Cũng không được để cho men chính trị được tìm thấy trong nhà của Chúa, là thứ men mà Chúa gọi là men của Herod. Nếu chúng ta để cho nó vào, chắc chắn không sớm thì muộn, có cũng đem chúng ta trở lại trong các truyền thống cũ kỹ và do đó trở lại Babylon. Và cuối cùng chúng ta cũng y như cũ hoặc thậm chí còn cũ hơn. Tiếc rằng điều này đã xảy ra giữa vòng chúng ta
Jerusalem mới có đặc tính hết sức đặc biệt, đó là hoàn toàn mới. Điều này rất quan trọng. Chúng ta hãy đọc 2 Cor 5:14-17 “Bởi tình yêu của Đấng Christ thúc ép chúng tôi vì chúng tôi xét thấy là Đấng ấy đã chết vì mọi người, nên mọi người đã chết; và Ngài đã chết vì mọi người để những người đang sống không còn sống cho chính mình nữa nhưng cho Đấng đã chết và sống lại vì họ. Vậy nên, từ nay về sau chúng tôi không nhận biết ai theo xác thịt nữa; cho dù chúng tôi đã từng biết Đấng Christ theo xác thịt, nhưng bây giờ chúng tôi không còn biết Ngài như vậy nữa. Vậy thì nếu ai ở trong Đấng Christ, đó là một sáng tạo mới; những điều cũ đã qua đi; kìa, chúng trở nên mới”. Thật vậy, những sự cũ đã qua đi, đã chết. Không chỉ Chúa đã chết, mà là tất cả chúng ta đã chết với Ngài. Nghĩa là, cõi sáng tạo cũ, xác thịt, bản ngã của chúng ta, sự sống hồn của chúng ta, tức là con người thiên nhiên, con người hoàn toàn cũ kỹ, con người đã bị lây nhiễm với tội lỗi và do đó người đã bị làm cho bại hoại, đã bị chết, và một cõi sáng tạo mới là đây. Đó là một thực tế tuyệt vời. Nhưng điều này không nên chỉ là giáo lý đối với chúng ta, mà là bởi Thánh Linh, Đấng cư ngụ trong chúng ta, chúng ta muốn kinh nghiệm việc chúng ta đã chết với Chúa. Paul nói “Tôi bị đóng đinh với Đấng Christ, và không còn tôi sống nữa, mà Đấng Christ sống trong tôi” (Gal 2:20a). Điều đó đã trở thành kinh nghiệm của ông. Chỉ có trong linh, chúng ta mới có thể kinh nghiệm được mọi sự mới mẻ trong Chúa là như thế nào.
Chúng ta cũng hãy đọc thêm Roma 6:4 “Vì vậy chúng ta đã chôn với Ngài qua baptism vào trong sự chết của Ngài, để giống như Đấng Christ đã được sống lại từ kẻ chết qua sự vinh hiển của Cha, thì chúng ta cũng có thể bước đi trong sự mới mẻ của sự sống” Nếp sống mới mẻ của sự sống thật sự là nếp sống trong sự phục sinh. Thập tự giá không chỉ giải quyết tội lỗi mà đồng thời cũng kết thúc sáng tạo cũ. Trong Roma 6:6 chép rằng: “Bởi biết rằng người cũ chúng ta đã bị đóng đinh với Ngài hầu cho thân thể của tội có thể bị tiêu trừ, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội nữa” Chúa đã đóng đinh mọi điều thuộc cõi sáng tạo cũ trên thập tự giá cùng với Ngài. Đó là một sự thật vĩ đại, tuyệt vời. Cõi sáng tạo cũ không còn hy vọng và phải bị dẹp qua một bên và con người cũ cũng vậy
Thế giới cố gắng làm cho người cũ tốt hơn, nhưng lịch sự chỉ càng làm cho người cũ thêm xấu hơn. Nó vô vọng và không cải thiện được. Do đó, Đức Chúa Trời không chỉ tiêu diệt điều tiêu cực là tội lỗi nơi thập tự giá mà còn bao gồm con người cũ nữa. Và sau đó, Ngài đã sản sinh ra một sự sống mới, một cõi sáng tạo mới trong sự phục sinh. Sự phục sinh của Chúa Jesus thật là một sự sinh ra, cụ thể là sự sinh ra cõi sáng tạo mới. Adam sau cùng đã trở nên Linh ban sự sống, hầu cho Ngài có thể vào trong chúng ta khi chúng ta tin, và làm cho linh chúng ta sống động. Sự sáng tạo mới có tại đó, ở trong linh chúng ta
SỰ ĐỔI MỚI CỦA CHÚNG TA
Đức Chúa Trời đã tạo dựng con người có ba phần: linh, hồn và than thể. Sau khi con người sa ngã, đầu tiên linh bị chết, hồn, và thân thể bị lây nhiễm bởi tội lỗi. Tội lỗi hủy hoại con người và còn cho nó trở nên cũ – trở nên xác thịt– trở nên bản ngã liên quan đến cái TÔI. Giờ đây, Đức Chúa Trời đã giải quyết nan đề này như thế nào?
Trước tiên, Ngài tiêu diệt điều gì cũ kỹ nơi thập tự giá. Duy điều đó thôi đã là một công tác vĩ đại rồi. Và sau đó, trong sự phục sinh, Ngài đã trở nên Linh ban sự sống, và bây giờ Ngài vào trong linh chúng ta và làm cho linh sống động, Ngài sống trong đó và trở nên một với linh chúng ta. Đó là sự sáng tạo mới, được sản sinh ra trong linh chúng ta nhờ Linh của Ngài. Đồng thời, bây giờ Chúa từ nơi linh của chúng ta, hàng ngày nhờ Linh Ngài, đổi mới tâm trí chúng ta, cả hồn chúng ta, và tấm lòng chúng ta. Điều này là một diễn trình quan trọng của sự đổi mới, nó diễn ra từng ngày trong đời sống chúng ta. “Đừng rập khuôn theo thời đại này, nhưng phải được biến đổi bởi sự đổi mới tâm trí…” (Roma 12:2). Làm thế nào chúng ta có thể hiểu được lời liên quan đến những việc thuộc về cõi thiên thượng, nếu tâm trí của chúng ta không đổi mới? Nguyên nhân của nhiều sự khác ý là do tâm trí chưa được đổi mới, cuối cùng nó kết thúc trong cãi lẫy và tranh chấp. Chúng ta cần sự đổi mới. Những suy nghĩ thuộc về theo cách người Hoa cũ kỹ của tôi và những suy nghĩ theo cách người Đức cũ kỹ của anh em phải được đổi mới, bởi vì trong Ngài, không có người Hoa cũng không có người Đức miền bắc, cũng không người Đức miền tây nam, cũng không có người Hàn Quốc và cũng không có điều nào khác, không có người Do Thái, cũng không có người Hy Lạp, bởi vì trong Người mới này Ngài là tất cả và trong tất cả. Và do đó chúng ta không còn nhận biết nhau theo xác thịt nữa, nhưng theo Thánh Linh
Ngày nay, Chúa đang vận hành và công tác ở trong linh, qua đó Ngài đổi mới chúng ta hàng ngày. Kinh nghiệm cho thấy rằng diễn trình này cần rất nhiều thời gian. Chúng ta hãy bắt đầu mở chính mình ra cho Chúa và nói: Chúa ơi, tôi không chỉ cần được tẩy sạch mà còn cần được đổi mới. Xin hãy đổi mới tôi!” Sự đổi mới thì nhiều hơn sự tẩy sạch, nó làm cho chúng ta tươi mới trong toàn bản thể và gìn giữ chúng ta ở trong tình yêu đầu nhất đối với Chúa. Tuy nhiên nếu sự đổi mới hàng ngày bị ngưng lại, tình yêu đầu nhất của chúng ta cũng trở nên nguội lạnh. (Chúng ta không muốn rời bỏ tình yêu đầu nhất như hội thánh tại Epheso)
“Vì chính Ngài là sự hòa bình của chúng ta; Ngài đã làm cho cả hai trở nên một và đã phá đổ bức tường ngăn cách ở giữa, tình trạng thù địch, loại bỏ luật pháp của các điều răn theo các qui định trong xác thịt Ngài, để Ngài tạo dựng cả hai thành một người mới trong chính Ngài, tạo ra hòa bình” (Eph 2:14-15). Halellujah! Trong chính Ngài, Ngài đã làm cả hai trở nên một người mới! Vì vậy, Jerusalem Mới được xây dựng. Mọi sự phải mới. Sự cũ kỹ không có chỗ trong hội thánh và nó phải bị loại ra. Những gì cũ kỹ trong hội thánh, sẽ tàn phá hội thánh: men, xác thịt của chúng ta, những ý tưởng thiên nhiên.v…v..Tất cả những điều này hủy hoại hội thánh và làm cho chúng ta cũ kỹ trở lại.
Chúng ta đọc trong Epheso 4:20-24 rằng chúng ta phải lột bỏ người cũ: “Nhưng chẳng phải anh em đã học tập Đấng Christ như vậy, nếu quả thật anh em đã nghe Ngài và được dạy dỗ trong Ngài như thực tại ở trong Jesus, để anh em lột bỏ người cũ, cách sống trước kia của anh em, người đang bị hư hoại theo dục vọng của sự lừa dối, để anh em được đổi mới trong linh của tâm trí mình, và mặc lấy người mới, là người đã được tạo dựng theo Đức Chúa Trời trong sự công nghĩa và sự thánh khiết của thực tại”. Hãy được đổi mới! Ngày nay, Chúa sửa soạn Jerusalem mới như thế nào? Ngài làm cho mọi sự trở nên mới như thế nào? Hàng ngày, Ngài không đổi mới chúng ta bên ngoài mà là đổi mới từ bên trong ra nhờ Linh nội cư trong linh chúng ta. Ngài đổi mới hồn, cả tấm lòng chúng ta, tâm trí, tình cảm và ý muốn, và kết quả là sự thánh khiết và sự công nghĩa của lẽ thật. Chúng ta thật sự trở nên thánh khiết và công nghĩa. Đó là sự biểu hiện bản chất mới của Thánh Linh. Trong Roma 7:6 chép rằng chúng ta không còn phục vụ trong bản chất cũ kỹ của văn tự mà trong bản chất mới mẻ của Linh. Do đó, chúng ta cũng phải hiểu những gì có ý nghĩa mới như thế nào, và Chúa đổi mới chúng ta như thế nào: Cụ thể chính là sự chết và sự sống lại của Ngài. Trong khi chúng ta được đổi mới, hàng ngày chúng ta kinh nghiệm được sự chết và sự sống lại của Chúa. Vì vậy, Paul nói: Chúng ta tôi chết mỗi ngày, và con người bên trong của chúng tôi được đổi mới mỗi ngày.
Từ ngữ “mới”, rất ngắn gọn nhưng quan trọng hơn chúng ta nghĩ– mới, được đổi mới, Jerusalem mới, trời mới đất và cuối cùng trong Khải Thị 21:5: “này, Ta làm cho mọi sự trở nên mới!” Đây thật sự là thông điệp tốt lành, một tin tức tốt lành! Chúng ta không chỉ được tha thứ tội lỗi, mà còn: “Này, Ta làm cho mọi sự trở nên mới!” Ngợi chen Chúa về điều này!
NHỮNG PHƯƠNG DIỆN KHÁC NHAU CỦA CÁC HỘI THÁNH
Một lần nữa tôi muốn lưu ý anh em rằng trong cuộc nhóm họp này, điều chúng ta quan tâm không chỉ là hiểu và lĩnh hội được ý nghĩa của Jerusalem mới, mà là ngày nay chúng ta đang xây dựng trong mỗi hội thánh theo khuôn mẫu thiên thượng. Hội thánh là sự xây dựng của Đức Chúa Trời và do đó rất quan trọng. Nếu Chúa trở lại, chúng ta sẽ nhận biết rằng trung tâm của toàn cõi vũ trụ là Jerusalem mới.
Hội thánh không chỉ là một địa phương, nơi chúng ta cùng nhau nhóm lại vào ngày Chúa Nhật, nhưng hội thánh còn là vương quốc và nơi cư ngụ của Đức Chúa Trời cùng với dân Ngài ngày nay. Chúng ta xây dựng hội thánh là nhà của Đức Chúa Trời hằng sống và chúng ta chính là những viên đá sống. Hội thánh không phải là một ngôi nhà mà sau buổi nhóm, ngôi nhà lại trở nên trống rỗng. Peter nói rằng tất cả chúng ta là những viên đá sống và cùng nhau được xây dựng nên một ngôi nhà thuộc linh. Đức Chúa Trời không ở trong một tòa nhà do bàn tay xây dựng của con người mà là ở trong và ở giữa chúng ta, ở trong một ngôi nhà sống động
Ngoài ra, Ngai của Đức Chúa Trời phải ở trong hội thánh tại đây, Đức Chúa Trời phải quản trị tại đây, qua đó Ngài quản trị trong đời sống của mỗi cá nhân
Hội thánh cũng là đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người, là chứng cớ của Đức Chúa Trời ở giữa loài người. Chúa Jesus cũng đã là đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người. Ngài đã sống một đời sống bình thường trên đất này và đã là chứng cớ cho Đức Chúa Trời một cách sống động. Ngài không chỉ rao giảng cho con người mà còn chiếu sáng sự sống của Đức Chúa Trời. John nói: “Lời đã trở nên xác thịt và làm đền tạm giữa chúng ta (chúng tôi đã ngắm xem vinh hiển Ngài, vinh hiển như của Con Độc Sanh từ Cha), đầy ân điển và thực tại” (John 1:14). Ở mỗi địa phương, hội thánh phải là một đền tạm như vậy giữa loài người. Ngoài ra hội thánh còn là cô dâu, vợ của Chiên Con. Cuối Kinh Thánh có một tiệc cưới diễn ra. Mỗi khi một tiệc cưới được tổ chức trong hội thánh, chúng ta phải nhớ rằng chúng ta đang chờ đợi một tiệc cưới thật. Chúng ta hãy đọc sách Khải Thị, để biết chắc rằng mình đã được mời. Nếu ai giữa vòng chúng ta chưa được mời, hôm nay chúng ta đại diện Chúa đối diện với người đó mà nói lời mời này trong Khải Thị chương 19:7-9 “Chúng ta hãy vui mừng hoan hỉ và dâng vinh hiển cho Ngài, vì hôn lễ của Chiên Con đã đến và vợ Ngài đã tự sửa soạn sẵn. Điều đó đã được ban cho nàng để nàng được mặc bằng vải lanh mịn, sáng chói và tinh sạch; vì vải lanh mịn là các sự công nghĩa của các thánh đồ. Và thiên sứ ấy nói với tôi. Hãy viết: Phước cho những ai được mời đến dự tiệc cưới Chiên Con. Và thiên sứ ấy nói với tôi: Đây là những lời chân thật của Đức Chúa Trời”. Tất cả chúng ta hãy tiếp nhận lời mời này.
TÌNH YÊU CỦA ĐẤNG CHRIST THÚC ÉP CHÚNG TA
Do đó Paul đã nói rằng tình yêu của Đấng Christ  thúc ép chúng tôi (2 Cor 5:16). Những Cơ Đốc nhân đã dâng mình cho Chúa trải qua các thế kỷ, đã sống trong nghèo đói, đã sẵn sàng bị bắt bớ và chết. Họ thà muốn bị bắt bớ hơn là từ bỏ đức tin của mình, vì họ đã chạm được tình yêu của Chúa. Chúa không bắt buộc chúng ta theo Ngài, nhưng chính Ngài thu hút chúng ta, hầu cho chúng ta dâng mình cho vương quốc và cho kế hoạch của Ngài, để Ngài có được vị trí trong chúng ta và có thể biến đổi chúng ta. Ngài còn một công tác lớn lao để làm trong chúng ta, nhưng tiếc rằng nhiều người tin không sẵn sàng, vì họ không nhìn thấy sự vinh hiển tương lai. Nhưng nếu chúng ta có một mục đích vinh hiển như vậy ở trước mắt và biết mục đích ấy đang được đặt trước chúng ta, chúng ta sẽ nói “Amen!” và sẵn sàng từ bỏ điều gì đó cho mục đích cao quí này
Ngày nay tại nước Đức, chẳng ai bị đi tù vì họ tin Chúa Jesus. Nhưng kẻ thù tìm được những phương pháp khác làm cho chúng ta bại liệt, như sự giàu có, thế giới, một công việc với lợi nhuận cao, một chiếc xe hơi đắt tiền, một ngôi nhà lớn. Bằng cách này, nó làm đầy dẫy lòng chúng ta, hầu cho tình yêu của chúng ta đối với Chúa bị giảm đi. Điều này còn làm hại chúng ta nhiều hơn là khi người ta ném chúng ta vào tù.
SẴN SÀNG CHỊU KHỔ
Không phải tất cả chúng ta đều bận rộn và có ít thời giờ dành cho Chúa sao? Chúng ta thường không sẵn sàng từ bỏ một điều gì đó cho Chúa hay chịu khổ một chút. Có thể anh em mệt mỏi và muốn nằm nghỉ, nhưng trong hội thánh đang có một việc gì đó cần phải làm và vì anh em nhìn thấy sự vinh hiển trước mặt mình nên anh em làm điều đó từ tình yêu đối với Chúa. Nếu bọn trẻ để lại trong phòng nhóm sự bề bộn, vì cớ Chúa, anh em có thể dọn dẹp và lau chùi thay vì rầy la và nổi nóng. Hãy nói với Chúa: “Amen, Chúa ơi, đây là một cơ hội dành cho tôi lau chùi từ tình yêu đối với Ngài” Điều này không tuyệt vời sao? Một phương diện khác, một điều gì đó chỉ ra cho chúng ta là bậc cha mẹ và là người phục vụ chú ý rằng, chúng ta phải chăm sóc con trẻ và có thể qua đó có được nhiều sự sống hơn và nhân tính của Ngài từ tình yêu đối với Chúa.
Nếu chúng ta nhìn thấy một tội lỗi trong hội thánh, đừng chỉ trích, hãy đến trước mặt Chúa và cầu nguyện: “Chúa ơi, chúng tôi có nhiều sự thiếu hụt trong hội thánh. Hãy ban cho chúng tôi Con Ngài hơn nữa và khiến cho chúng tôi có thể ăn thêm Ngài, hãy ban cho chúng tôi một của lễ bữa ăn, và hãy để cho chúng tôi có được Chúa bởi ân điển của Ngài” Trong lúc chúng ta cầu nguyện, chúng ta nhận được của lễ bữa ăn, và bởi Thánh Linh của Ngài, Ngài vận hành lấp đầy sự thiếu hụt. Nếu Chúa để cho chúng ta nhận biết một sự thiếu hụt nào đó trong hội thánh, Ngài không làm điều đó để chúng ta chỉ trích mà để chúng ta cầu nguyện. Chúng ta hãy học tập nhận lấy tình trạng đó như một cơ hội để chịu khổ với Đấng Christ
Khi Chúa Jesus sống trên đất này, Ngài là trọn vẹn và không ai có thể tìm được một lỗi lầm nào ở nơi Ngài. Thậm chí Pilate đã phải xưng nhận rằng: “Kìa Hắn đây!...ta không tìm thấy lỗi nào nơi Hắn cả”. Pilate không hiểu tại sao các thầy tế lễ, người Pharisee và cả dân chúng đều muốn đóng đinh Jesus. Nhưng Đức Chúa Trời đã định rằng Ngài phải trở thành của lễ chuộc tội cho chúng ta. Theo lời của Đức Chúa Trời, một của lễ chuộc tội thì phải trọn vẹn, một con chiên không tì vết. Chỉ một mình Chúa Jesus là đủ điều kiện chết cho chúng ta. Ngài đã sống như một người trọn vẹn giữa vòng loài người tội lỗi. Cũng như 12 môn đồ của Ngài có nhiều lỗi lầm: Peter thì mau nói, John và James thì gần gũi Chúa nhất, nhưng Ngài gọi họ là con trai của sấm sét. Nếu có người phạm lỗi, ngay lập tức, họ hỏi Chúa: “Thưa Chúa, Chúa có muốn chúng tôi khiến lửa từ trời xuống thiêu đốt họ chăng?” (Luke 9:54). Chúng ta cũng thường hay phản ứng như họ và phải ăn năn và cầu xin Chúa tha thứ. Nhưng trong hội thánh, dần dần chúng ta học tập không còn phản ứng bởi chính mình nữa.
Chúa Jesus không chỉ chịu đau khổ trên thập tự giá. Khi Ngài trên đường đi đến Jerusalem để chết tại đó, các môn đồ đã tranh cãi nhau và muốn biết giữa họ ai là người lớn nhất. Nhưng tại đó, người lớn nhất chính là Chúa, trước mặt họ. Thèm muốn danh vọng và địa vị là một căn bệnh. Mọi người đều muốn làm lớn. Nếu họ không đạt được điều này trong thế giới, ít ra họ muốn có điều này trong gia đình và trong nếp sống hội thánh. Câu trả lời của Chúa là người lớn nhất phải là người phục vụ tất cả mọi người. Ngài đã ban cho chúng ta một gương mẫu về sự rửa chân (John 13:1-17). Trong đời sống của Ngài trên đất này, Ngài chịu nhiều đau khổ. Ngài bị hiểu lầm, bị chỉ trích, bị trói, bị khạc nhổ, cuối cùng bị đóng đinh nơi thập tự giá. Paul  cũng đã nhận biết rằng sự đau khổ của ông thuộc về sự giàu có của Đấng Christ, và như ông nói trong thư Philip, ông không chỉ muốn biết Chúa mà còn muốn biết sự tương giao về các nỗi khổ của Ngài (Phil 3:10) Trong thơ Colose ông nói: “Nay tôi vui mừng trong các nỗi khổ của tôi vì anh em và lấp đầy phần tôi đang thiếu về các hoạn nạn của Đấng Christ trong xác thịt tôi vì Thân Thể Ngài, tức là hội thánh” (Col 1:24). Với một khải tượng như vậy thì không khó khăn để dâng chính mình cho sự sửa soạn cô dâu Ngài. Do đó, điều chủ yếu đối với chúng ta không chỉ là niềm vui, sự hòa bình và vui hưởng, nhưng là chúng ta cũng sẵn sàng chịu khổ. Mọi cặp vợ chồng có thể làm chứng rằng các sự đau khổ là cần thiết để xây dựng nếp sống hôn nhân. Tình yêu và đau khổ luôn luôn gắn bó với nhau, nhưng kết thúc thì sẽ nhìn thấy sự vinh hiển
Trong nếp sống hội thánh, tình yêu thúc ép chúng ta yêu Đấng đã chết và sống lại cho chúng ta. Kinh nghiệm tươi mới thường xuyên về sự chết và sự sống lại trong nếp sống hội thánh địa phương thì không thể tránh được, hầu cho chúng ta được xây dựng, đổi mới và biển đổi. Thật là vui sướng để biết rằng Chúa đổi mới chúng ta, nhưng đừng quên điều đó thuộc về kinh nghiệm của sự chết. Trước tiên mọi loại men phải được loại bỏ, và điều này xảy ra bởi thập tự giá của Chúa. Sau đó sự sống phục sinh của Ngài vận hành để chúng ta được đổi mới, sống và phục vụ trong sự mới mẻ của Linh. Chúa muốn vận hành trong nếp sống hàng ngày của chúng ta
SỰ CỘNG TÁC CỦA CHÚNG TA
ĐỐI VỚI SỰ CỨU RỖI HÀNG NGÀY
Đồng thời chúng ta cũng phải trả một giá nhỏ, đó là chúng ta phủ nhận bản ngã mình. Chúa Jesus phán: “Nếu ai muốn theo Ta, người ấy hãy tự phủ nhận mình và vác thập tự giá mình hằng ngày mà theo Ta” (Luke 9:23). Điều này không liên quan đến sự cứu rỗi đời đời, bởi vì sự cứu rỗi xảy ra bởi đức tin và ân điển. Ngay lúc một người tin vào Chúa Jesus, người đó được cứu rỗi và được tái sanh – đó là một tặng phẩm của Đức Chúa Trời. Sự cứu rỗi bắt đầu với đức tin và xảy ra bởi ân điển chứ không bởi việc làm, vì Chúa đã hoàn tất công tác cứu chuộc rồi. Nhưng sau khi được cứu, Chúa còn phải công tác rất nhiều nơi chúng ta. Ngài thực hiện công tác này, trong thời đại này, thời đại của ân điển, bởi ân điển, bởi sự sống của Ngài trong chúng ta, bởi hoàn cảnh, bởi sự chết và sự phục sinh, bởi sự đau khổ, nhưng cũng bởi sự vui hưởng nữa. Nếu như chúng ta ở trong tình trạng thiên nhiên, chúng ta không thể được xây dựng trở nên nhà của Đức Chúa Trời và được hòa lẫn với nhau. Đức Chúa Trời có thể làm điều đó, nhưng với điều kiện là chúng ta phải sẵn sàng dâng mình cho công tác đổi mới của Ngài trong chúng ta và cộng tác với Ngài. Tuy nhiên, Ngài không ép buộc chúng ta. Ngày nay, chỉ một phần nhỏ tín đồ sẵn lòng để cho Chúa xử lý và xây dựng. Nhiều người, thậm chí đa số thỏa mãn rằng mình đã được cứu và tiếp nhận đức tin. Trong tuần, họ thờ phượng Đức Chúa Trời một lần, trở về nhà và sống cuộc đời của riêng mình. Họ cũng là tín đồ, nhưng Chúa không thể thực hiện kế hoạch của Ngài với họ và xây dựng Zion.
Nếu Chúa trở lại, những người đắc thắng, những tín đồ đã sẵn sàng trong thời kỳ ân điển, sẽ cùng với Chúa cai trị trong vương quốc thiên hi niên. Nhưng khi thời đại ân điển chấm dứt với sự trở lại của Ngài, các tín đồ khác cũng phải chuẩn bị sẵn sàng vào trong một ngàn năm của sự hình phạt. Paul đã nói: “nếu công tác của ai bị thiêu hủy, người ấy sẽ bị lỗ, còn chính người ấy sẽ được cứu, nhưng y nhưqua lửa vậy”. Do đó, trong sự khôn ngoan và ân điển của Ngài, Đức Chúa Trời đã trù định thời đại một ngàn năm, để Ngài công tác với những người còn lại, là những người trong thời đại này không sẵn sàng trả giá, chuẩn bị; nhưng khi ấy Ngài sẽ không công tác bởi ân điển mà bởi sự công nghĩa của Ngài. Ngài ban thưởng cho các thánh đồ trung tín, bằng cách cho họ được đồng cai trị với Đấng Christ trên đất này trong suốt một ngàn năm. Còn các tín đồ sống như những người trong thế giới, đương nhiên không thể chờ đợi về sau mình được đồng cai với Đấng Christ trong vương quốc thiên hi niên. Đức Chúa Trời không để bị chế nhạo đâu, cho nên cũng có một hình phạt dành cho những tín đồ này. Đức Chúa Trời không chỉ là tình yêu mà còn là sự công nghĩa, và Kinh Thánh nói rằng chúng ta cũng phải kính sợ. Sự kính sợ Chúa là khởi đầu của mọi sự khôn ngoan.
Chúng ta phải dâng mình cho sự xây dựng Jerusalem mới, một công tác vinh hiển biết bao! Và càng làm như vậy nhiều hơn nữa, vì chúng ta nhìn thấy ngày ấy đến gần. Chúng ta phải cầu nguyện Chúa đổi mới chúng ta và cất bỏ mọi điều cũ kỹ trong chúng ta. Hãy cầu nguyện với Chúa: “Bởi ân điển, bởi sự sống Ngài ở trong tôi, xin giúp đỡ tôi cất bỏ mọi điều gì ngăn trở Ngài ở trong tôi. Chúa ơi, hãy làm cho tôi sẵn sàng”. Paul khích lệ chúng ta, khi ông nói: “Vì đó là Đức Chúa Trời vận hành trong anh em vừa muốn làm vì niềm vui thích tốt lành của Ngài” (Phi 2:13) Ngày nay nếu chúng ta không sẵn sàng, Đức Chúa Trời phải thực hiện công tác của Ngài nơi chúng ta trong thời đại vương quốc thiên hi niên bởi lửa. Nhưng vì chúng ta biết rằng vương quốc một ngàn năm là tiệc cưới, chúng ta muốn có ở nơi tiệc cưới đó, ngày nay chúng ta hãy dâng mình, để cùng công tác với Chúa, hầu cho Ngài có thể chuẩn bị chúng ta.