Trong 2 Cô-rinh-tô 5:1-5, sứ đồ Phaolô đã viết,
Vì chúng ta biết rằng nếu nhà đất tạm trú của chúng ta bị phá hủy, chúng ta có một tòa nhà đời đời từ Đức Chúa Trời, một ngôi nhà không được thực hiện với hai bàn tay con người mà bởi Đức Chúa Trời. Trong lều này, chúng ta rên rỉ, tha thiết mong mỏi nhà chúng ta ở trên trời, miển là chúng ta được mặc lấy, thấy không đến nỗi bị trần trụi. Bởi chưng chúng ta thật than thở và nặng nhọc trong nhà trại nầy, chẳng phải là muốn lột bỏ cái nầy, bèn là muốn mặc cái kia, để cái gì hay chết bị sự sống nuốt đi. Đấng đã tác thành chúng ta cho được sự đó, ấy là Đức Chúa Trời, cũng đã ban Đức Linh cho chúng ta để làm của đặt cọc.
Nhiều nhà chú giải kinh thánh đã hiểu nhận xét của Paul ' có thể không bị thấy trần trụi' có nghĩa là, trong thể yếu, "Tôi không muốn lìa khỏi thân xác”. Tôi không chắc rằng đó là những gì Paul có ngụ ý. Hãy xem xét một hội thánh ở cuối thế kỷ thứ nhất, vào đầu 2 thế kỷ mà Chúa Giêsu đã tìm thấy họ là "trần trụi":
Khải Huyền 3:15-18
“Ta biết công việc ngươi, ngươi không lạnh cũng không nóng. Ứơc gì ngươi lạnh hoặc nóng! Vậy vì người hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên Ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng Ta. Ngươi nói, Ta giàu rồi, Ta đã được giàu có rồi, không cần chi nữa, song ngươi không biết rằng mình là kẻ khốn khổ, đáng thương, nghèo ngặt, đui mù, trần trụi. Ta khuyên ngươi hãy mua vàng thử lửa của Ta, hầu cho ngươi trở nên giàu có, mua áo trắng để mặc vào, hầu cho sự xấu hỗ về sự trần trụi của ngươi khỏi lộ ra; lại mua thuốc xức mắt để thoa mắt ngươi, hầu cho ngươi thấy được”.
Ở đây, trong sách Khải Huyền, hội thánh Laodicea được cảnh báo không được để bị nhìn thấy "trần trụi" và có thể điều tốt nhất cho họ là mua vàng và áo trắng nơi 'Chúa Giêsu ‘ để họ tự mặc vào cho mình đến nỗi không phải 'xấu hổ bởi vì họ trần trụi”. Có vẻ được nhận thấy “trần trụi” ở đây trong sách Khải huyền có nghĩa là được tìm thấy là không có quần áo trắng '.
Chúng ta biết rằng áo choàng trắng có liên quan với máu của Chúa Giêsu vì Khải Huyền 7: 14 b chép,
Họ đã giặt áo mình và làm cho nó trắng trong máu Chiên Con.
"Máu của Chiên con" làm cho áo Kitô hữu trở nên trắng. Trong Giăng 1:29 Chúa Giêsu là Chiên Con, Đấng cất đi những tội lỗi của thế giới. Vì vậy, có vẻ được mặc quần áo màu trắng có nghĩa là chấp nhận sự hy sinh của Christ và được cứu bởi nó. Cái chết hy sinh và huyết của Christ cho phép chúng ta được mặc quần áo màu trắng, và không giống như giáo đoàn của Laodicea , chúng ta phải không được tìm thấy là trần trụi.
Vậy, giải thích lời Paul trong ánh sáng điều này, rằng Paul không muốn được nhận thấy là "trần trụi" không nhất thiết phải lìa khỏi thân xác, nhưng thay vì không muốn được tìm thấy là không có “áo trắng”. Trong Ga-la-ti 3:27 Paul tuyên bố:
“vì hễ bao nhiêu người trong anh em đã chịu báp têm trong Christ, thảy đều đã mặc lấy Christ”
Các cơ đốc nhân phải mặc chính mình bằng Christ.-- 1 Cor. 15:53-54a tuyên bố:
“Ấy là thân thể hay hư nát nầy cần phải mặc lấy sự chẳng hay hư nát, và thân thể hay chết nầy cần mặc lấy sự chẳng hay chết. Khi thân thể hay hư nát nầy đã mặc lấy sự chẳng hay hư nát, thể hay chết nầy mặc lấy sự chẳng hay chết...”
Những gì được "khoác lên" hay theo cách thức mà chúng ta "mặc (phục sức)" chính mình là bằng cách khoác lên sự bất tử. Sự bất tử, tất nhiên, không phải là một vật thể hữu hình mà chúng ta theo đúng nghĩa đen đặt trên chính bản thân mình. Điều này rõ ràng là một phép ẩn dụ liên quan đến Ga-la-ti 3: 27 ở trên. Chúng ta "mặc lấy" Christ, "khoác lấy" sự trường sinh bất tử, "mặc vào" "áo choàng trắng" của chúng ta như vậy là để không được tìm thấy là trần trụi. "Sự trần trụi." hiển nhiên là 1 phép ẩn dụ-- khi được tìm thấy là không có sự cứu rỗi của Chúa Kitô, không có máu của Ngài, không có "áo choàng trắng", và không có sự bất tử mà Ngài cung cấp, không nhất thiết là lìa khỏi thân xác.
I. M.