Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

NHÂN VẬT THÁNH KINH—20-Đi ô trép




Đi-ô-trép-Tín Đồ Ham Đứng Đầu-
-
3 Giăng 9-Tôi đã viết đôi điều cho Hội thánh rồi, nhưng Đi-ô-trép, là kẻ ưa đứng đầu giữa họ, không chịu tiếp đãi chúng tôi.
3 Giăng 9-Tôi đã viết vài điều cho hội thánh, nhưng Đi-ô-trép, người thích đứng đầu hội thánh không chấp nhận chúng tôi.BDM
nhưng Điêu-trắc, người ưa cầm đầu các tín hữu, không chịu nhìn nhận thẩm quyền của chúng ta.BHD
Tôi có viết thư cho hội thánh nhưng Đi-ô-trê-phe, người thích lãnh đạo, không chịu nghe chúng tôi.BPT
I wrote somewhat unto the church: but Diotrephes, who loveth to have the preeminence among them, receiveth us not.ASV
 I did write to the assembly, but he who is loving the first place among them -- Diotrephes -- doth not receive us; (Young)

-
Đọc qua mấy câu kinh thánh nầy với nhiều cách dịch khác nhau, chúng ta thấy Đi-ô-trép muốn làm đầu, muốn có quyền ưu tiên, ưu việt trên dân Chúa. Đó là một tệ trạng vẫn thường xảy xa trong lịch sử các hội thánh đến hôm nay.
Trong bốn sách tin lành, chúng ta thấy Chúa Jesus chọn Phi-e-rơ đứng đầu 11 sứ đồ, đứng đầu trong công tác của các hội thánh người Do thái trong cả ba miền Giu đê, Samari và Gali lê. Chúa thường chọn Phi e rơ, Giăng và Gia cơ đi riêng với Ngài. Thẩm quyền cai trị các hội thánh là của Chúa, nhưng dường như Phi-e rơ nổi bật trong 12 chương đầu sách Công vụ.
Chúa Jesus có 4 em trai là Gia cơ, Giô-sép, Si-môn Giu đe. Họ chống Ngài mãi đến khi Gia cơ được Chúa hiện ra cách riêng tư sau khi Chúa sống lại, bấy giờ họ mới tin Ngài (1 Cor. 15:7). Chúa sống lại và hội thánh ra đời khoảng năm 30 S.C. Sau đó, gia đình Gia cơ di trú đến thành Jerusalem. Tôi không hiểu nỗi Gia cơ và Giu đe đã hoạt động trong 20 năm bằng thủ đoạn nào mà ngay giữa hội nghị các hội  thánh tại Jerusalem lần đầu khoảng năm 50 S.C., ông tự nhiên ngồi vào ghế chủ tịch có quyền chủ tọa và kết luận trong cuộc họp đó. Công 15:12-13  chép, “Cả hội chúng đều lẳng lặng nghe Ba-na-ba và Phao-lô thuật lại những dấu kỳ phép lạ mà Đức Chúa Trời đã dùng mình làm ra giữa người Ngoại bang. Vừa dứt lời, Gia-cơ bèn nói rằng: “Anh em ơi, xin nghe tôi.”
Rồi Công vụ 21:17-18 cũng chép Gia cơ là thẩm quyền hiển nhiên giữa ban trưởng lão Hội thánh Jerusalem, “ Khi chúng tôi đến Giê-ru-sa-lem, thì anh em tiếp đãi chúng tôi cách vui vẻ. Bữa sau Phao-lô đi với chúng tôi tới thăm Gia-cơ; hết thảy các trưởng lão đều có mặt ở đó”.
Có người giả định Gia Cơ là sứ đồ. Cá nhân tôi không được thuyết phục tin rằng Chúa chọn lựa Gia Cơ và Giu đe làm người lãnh đạo hội thánh Jerusalem và công việc Chúa giữa người Do thái. Họ tự ý chiếm quyền đó.
Tôi thấy ông Gia cơ ỷ lại mình là em ruột theo xác thân với Chúa Jesus nên ông tự chiếm quyền làm đầu như Đi-ô-trép đã làm.
Khi sứ đồ Giăng viết thơ nói về Đi-ô-trép thì Gia cơ đã qua đời rồi. Bạn nghĩ rằng sứ đồ Giăng có ngụ ý việc Gia cơ đã ham thích và chiếm quyền đầu nhất trong hội thánh chăng?
Minh Khải 10-8-2016