Đây là điểm thứ tư của các giáo lý nền tảng
được liệt kê trong Hê-bơ-rơ 6: 1–2, - sự đặt tay, mà tôi đã diễn luận ra bài
“Truyền Đạt Quyền Năng của Đức Chúa Trời”.
Nhiều người trong chúng ta có lẽ sẽ hơi ngạc
nhiên khi thấy việc đặt tay lại nằm trong số các giáo lý nền tảng, bởi vì hiện
tại rất ít người rao giảng về điều nầy trong hầu hết các hội thánh. Nếu chúng
ta tạm dừng và cân nhắc, điều nầy cực kỳ hợp lý khi chủ đề nầy nằm trong danh
sách đó - bởi vì đặt tay (hoặc truyền quyền năng và thẩm quyền của Đức Chúa Trời)
là điều mang đến sự liên tục cho Thân Thể của Đấng Christ. Sư liên tục được thiết
lập giữa một người có chức vụ cung ứng cao cấp và một người có chức vụ thấp hơn,
giữa thế hệ đi trước và thế hệ tiếp theo. Chức năng thiết yếu của chức vụ đặt
tay này là cung cấp sự liên tục trong Thân Thể của Đấng Christ.
Một số truyền thống tuyên bố họ đã bảo tồn
tính liên tục này từ những ngày của sứ đồ Phi-e-rơ cho đến bây giờ. Tôi không
xem xét tuyên bố đó, nhưng tôi sẽ chỉ ra rằng sự lập luận nằm ở phía đằng sau
là hợp lý. Chúng ta cần một phương cách để tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ
khác, từ chức vụ đến chức vụ. Con đường đã được cung cấp trong Kinh thánh bởi
quy định về sự đặt tay này.
Chúng ta tìm thấy sự đặt tay trong sách đầu
tiên của Kinh Thánh-- Sáng thế kí- và chúng ta có thể thấy nó mở rộng từ đó qua
toàn bộ lịch sử của dân Chúa. Đó là một yếu tố thiết yếu trong lịch sử của dân
Chúa.
Có một số mục đích thuộc linh bao trùm. Trước
tiên, hãy nhận ra thực tế sự đặt tay lên ai đó là một phản ứng tự nhiên của con
người. Một người mẹ có con bị bệnh sốt, hầu như không cần lập luận gì cả cũng sẽ
đặt tay lên trán đứa trẻ. Hoặc, hai người quen biết có thể gặp nhau một lúc và bằng cách này hay cách khác họ
sẽ nắm tay nhau- họ sẽ đặt tay lên vai nhau hoặc bắt tay nhau. Chúng ta thấy rằng
bàn tay là một trong những cách chính để con người tiếp xúc với nhau.
-Sự Chuyển Tải
Trong bối cảnh thuộc linh, tôi đề nghị rằng
có những mục đích nhất định được hoàn thành. Trước hết, trong Kinh Thánh, chúng
ta thấy việc đặt tay được dùng để truyền các phước lành, thẩm quyền, sự khôn
ngoan, Đức Thánh Linh, một ân tứ thuộc linh, hoặc một chức vụ.
--Sự Ủy Nhiệm
Thứ
hai, đó là cách Kinh Thánh dùng để ủy nhiệm một người cho một nơi phục vụ trong
Thân Thể của Đấng Christ.
Như vậy, trước tiên, nó công nhận sự bổ nhiệm
của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần phải hiểu rằng các sự bổ nhiệm trong hội thánh không
được giải quyết bằng cách bỏ phiếu. Đức Chúa Trời không chấp nhận sự bỏ phiếu.
Rất nhiều hội thánh bỏ phiếu cho các chấp sự hoặc mục sư hoặc cho một số chức
năng khác, nhưng điều đó thực sự không đúng kinh thánh. Chính Đức Chúa Trời là
Đấng bổ nhiệm. Chúa Jêsus phán cùng các sứ đồ của Ngài: “Không phải các con đã chọn Ta, nhưng Ta đã chọn và bổ nhiệm các con”
(Giăng 15:16). Điều đó đúng với mọi chức năng, chức vụ và sự bổ nhiệm hợp lệ
trong hội thánh.
Không phải con người đã lựa chọn, nhưng là Đức
Chúa Trời - bởi vì Chúa Jêsus Christ là Đầu mọi sự việc cho Hội thánh, là Thân
Thể của Ngài. Các sự bổ nhiệm nào không được thực hiện trên thẩm quyền của Chúa
Jesus thực sự không có giá trị. Nhưng sự bổ nhiệm không làm cho một người nào
đó trở thành một điều gì đó, nhưng để nhận ra những gì Đức Chúa Trời đã quyết định
người đó trở nên.
Nếu có một cuộc họp trong hội thánh thảo luận
về việc bổ nhiệm các chấp sự, mục đích chúng ta không nên quyết định xem chúng
ta muốn có ai làm chấp sự. Mục đích của chúng ta nên quyết định xem Đức Chúa Trời
đã chọn ai làm chấp sự. Đó là một thái độ rất khác biệt. Chúng ta phần nào bị nền
dân chủ làm hư hỏng, điều đó rất ít có chỗ đứng trong Kinh thánh hay trong hội
thánh. Đây là một vấn đề gây tranh luận khá nhiều.
Thứ hai, ngoài việc nhận ra sự lựa chọn của
Đức Chúa Trời, việc đặt tay được sử dụng để biệt riêng ai đó cho một nhiệm vụ
hay chức vụ nào đó.
Thứ ba, nó được sử dụng để xác nhận hoặc trao
thẩm quyền.
Thứ tư, nó được sử dụng để trang bị; đó là
truyền đạt ân tứ hay thẩm quyền thuộc linh cần thiết để thực hiện nhiệm vụ được
Đức Chúa Trời chỉ định.
Tóm lại, chức năng đặt tay khi ủy nhiệm dân
chúng, được sử dụng để nhận ra nhưng không bổ nhiệm những người được Đức Chúa
Trời lựa chọn. Nó được sử dụng để biệt riêng một con người cho một nhiệm vụ hay
chức vụ nào đó. Nó được sử dụng để xác nhận một con người có thẩm quyền. Và nó
được sử dụng để trang bị cho một người với tất cả các thẩm quyền hoặc các ân tứ
thuộc linh mà người đó sẽ cần.
--Các Ví Dụ Từ Cựu Ước
Thứ nhất, chúng ta sẽ chuyển sang Sáng thế
ký 48, đó là một đoạn rất thú vị. Giô-sép đã mang hai con trai của mình đến với
cha của ông là Gia-cốp (cũng được gọi là Y-sơ-ra-ên) để ông ấy chúc phước cho
những đứa cháu của mình.
Thứ hai, hãy để tôi nói điều đó, chính Đức
Chúa Trời là phước lành đáng mong muốn nhất, là một phước lành do cha hoặc ông
nội ban cho. Tôi muốn nói với tất cả mọi người, đặc biệt là với những người trẻ
tuổi, bằng mọi cách có thể, bạn nên có được sự chúc phước lành của cha mình về
bất cứ điều gì bạn làm. Trong Kinh Thánh, tầm quan trọng lớn lao gắn liền với
phước lành của một người cha.
Sau đó,
Y-sơ-ra-ên [hay Gia-cốp] nhìn thấy các con trai của Giô-sép, và nói, “Những đứa
nầy là ai?”. Và Giô-sép nói với cha mình, “Đây là các con trai mà Đức Chúa Trời
đã ban cho con tại xứ nầy [Ai Cập]” Y-sơ-ra-ên bảo: “Đưa chúng đến đây để cha
chúc phước cho chúng”. Bây giờ đôi mắt của Y-sơ-ra-ên mờ nhạt theo tuổi tác,
khiến ông không thể thấy được. “Vì tuổi cao, mắt của Y-sơ-ra-ên đã mờ, không
nhìn thấy rõ.Giô-sép đem chúng lại gần ông. Ông ôm chúng và hôn. Y-sơ-ra-ên nói
với Giô-sép: “Cha tưởng không còn thấy được mặt con, thế mà bây giờ Đức Chúa Trời
lại cho cha được thấy cả dòng dõi của con nữa” (Sáng
thế ký 48: 8–11)
Nếu có một điều khiến tôi rơi nước mắt, thì đó
là đức thành tín của Đức Chúa Trời. Mỗi lần tôi suy ngẫm về đức thành tín của Đức Chúa Trời, tôi đã phải rơi nước mắt.
“Giô-sép
đỡ hai con trai ra khỏi đầu gối cha mình, rồi sấp mặt xuống đất. [Chú ý sự
tôn trọng mà mọi người trong Kinh Thánh bày tỏ cho cha mẹ và cho người cao tuổi]. Ông đem hai đứa trẻ lại gần cha. Tay phải
dắt Ép-ra-im sang phía trái của cha, còn tay trái thì dắt Ma-na-se sang phía phải
của cha. Nhưng Y-sơ-ra-ên đưa tay phải
ra và đặt trên đầu Ép-ra-im,là đứa nhỏ, còn tay trái lại đặt trên đầu Ma-na-se.
Ông ( cố ý đặt tay minh) bắt chéo tay dù Ma-na-se là con cả” (câu 13-14)
Thông thường, đứa con đầu lòng sẽ nhận được
phước lành lớn hơn, được truyền phước bằng tay phải. Giô-sép đặc biệt sắp xếp
Ma-na-se, là đứa lớn tuổi, phải đối diện với cánh tay phải của Gia-cốp. Nhưng
Gia-cốp, được Đức Thánh Linh thúc đẩy, bắt chéo tay mình và đặt tay phải lên
Ép-ra-im và tay trái của ông ta trên Ma-na-se.
“Rồi
ông chúc phước cho Giô-sép: “Lạy Đức Chúa Trời Mà tổ phụ con là Áp-ra-ham và
Y-sác đã thờ phượng, Là Đức Chúa Trời đã chăn dắt con Từ khi mới ra đời cho đến
ngày nay, Là Thiên Sứ đã cứu con khỏi mọi
tai họa [điều này xảy ra khi Gia-cốp gặp thiên sứ tại Phi-nê-ên trong Sáng
thế ký 32: 22–32], Xin Chúa ban phước cho
hai đứa trẻ nầy, Cho chúng nối danh con Và tổ phụ con là Áp-ra-ham và Y-sác.
Xin cho chúng gia tăng bội phần trên mặt đất!” (Câu 15-16).
Chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của việc
truyền đạt tên họ. Vì vậy, nhiều thực hành Kinh Thánh đang thoát ra ngoài kiểu
thức ngày hôm nay, nhưng họ chưa bao giờ đi ra khỏi kiểu thức với Đức Chúa Trời.
“Khi
Giô-sép thấy cha đặt tay phải trên đầu Ép-ra-im thì không bằng lòng, nên ông cầm
tay cha đổi từ đầu Ép-ra-im sang đầu Ma-na-se.
Ông nói: “Thưa cha, không phải vậy. Đứa nầy mới là con cả,xin cha đặt
tay phải trên đầu nó”. Nhưng cha ông
không chịu và nói: “Con ơi, cha biết rõ lắm.Ma-na-se sẽ trở thành một dân tộc
và nó cũng sẽ lớn mạnh. Tuy nhiên em nó sẽ lớn hơn và dòng dõi em nó sẽ trở
thành vô số nước”. Ngày hôm đó, ông chúc
phước cho hai đứa trẻ: “Dân Y-sơ-ra-ên sẽ
nhân danh các cháu mà chúc phước cho nhau rằng: ‘Cầu xin Đức Chúa Trời làm cho
bạn được như Ép-ra-im và Ma-na-se!”. Và do đó ông đã đặt Ép-ra-im trước Ma-na-se
(câu17–20).
Đó là một cảnh rất sống động và rất chính
xác. Điều này được hiểu rằng phước lành lớn hơn sẽ đến từ tay phải của người
cha. Và rất thực tế, có một sự truyền đạt thật sự; nó không chỉ là một hình thức
hay lễ nghi. Đó là một giao dịch tối quan trọng trong cuộc sống của hai người
trẻ tuổi, Ép-ra-im và Ma-na-se. Nó xác định vận mệnh của họ từ đó trở đi.
Chúng ta đừng bao giờ đánh giá thấp ý nghĩa và
tầm quan trọng của việc đặt tay khi nó được Đức Thánh Linh thực hiện.
Ví dụ tiếp theo là Dân số kí 27, nơi chúng
tôi thấy Môi-se đã thưa với Chúa rằng đã đến lúc phải chỉ định người lãnh đạo, là
người tiếp nối ông. Môi-se biết rằng ông sẽ không vào đất hứa, nhưng ông rất
quan tâm đến Y-sơ-ra-ên, dân của Đức Chúa Trời. Cho nên Môi-se thưa với Chúa:
“Môi-se
thưa với Đức Giê-hô-va:“Lạy Giê-hô-va là Đức Chúa Trời của thần linh mọi xác thịt!
Xin Ngài lập trên hội chúng một người”
(Dân Số 27:15).
Điều quan trọng-- Đức Chúa Trời là “Đức Chúa
Trời của các thần linh mọi xác thịt”. Ngài biết tâm linh của mỗi người. Ngài
nhìn vào chiều sâu bên trong tính cách của con người.
“Lạy
Giê-hô-va là Đức Chúa Trời của thần linh mọi xác thịt! Xin Ngài lập trên hội
chúng một người để đi ra và đi vào trước
mặt họ, là người sẽ dẫn họ đi ra và đem họ đi vào; như thế hội chúng của Đức
Giê-hô-va sẽ không như chiên không có người chăn”(câu 16–17).
Toàn bộ Kinh Thánh từ đầu đến cuối cho chúng
ta biết rằng chiên không có mục tử chăn dắt sẽ bị phân tán và sẽ trở thành miếng
mồi cho thú dữ. Đó là một thông điệp chạy liên tục suốt qua Kinh Thánh. Hãy để
tôi đề nghị rằng trừ khi hoàn cảnh rất bất thường, mỗi người nên có một người
chăn chiên phàm nhân để trông nom linh hồn của bạn và chăm sóc bạn - điều đó rất
quan trọng.
- Chúa Đáp Ưng Như Thế Nào?
“Đức Giê-hô-va
phán với Môi-se:“Hãy chọn Giô-suê, con trai của Nun, người có Thần Linh ngự
vào, và đặt tay trên người, rồi đem người ra mắt thầy tế lễ Ê-lê-a-sa cùng toàn
thể hội chúng, và ủy thác trách nhiệm cho người trước mặt mọi người. Hãy trao một
phần thẩm quyền của con cho người để cả hội chúng Y-sơ-ra-ên vâng theo người” (Câu 18–20).
Tôi thích điều đó: không phải “tất cả thẩm
quyền của con” bởi vì Môi-se có thẩm quyền duy nhất. Nhưng, hãy trao cho
Giô-suê một phần thẩm quyền của con, bởi vì anh ta sẽ cần nó. “Hãy trao một phần thẩm quyền của con cho người
để cả hội chúng Y-sơ-ra-ên vâng theo người. Giô-suê phải ra mắt thầy tế lễ
Ê-lê-a-sa và thầy tế lễ sẽ vì người tìm hiểu ý Đức Giê-hô-va bằng cách cầu hỏi
U-rim trước mặt Đức Giê-hô-va. Theo lệnh Ê-lê-a-sa, người và cả hội chúng
Y-sơ-ra-ên sẽ đi ra và đi vào”. Vậy Môi-se làm đúng như Đức Giê-hô-va đã phán dặn. Ông chọn Giô-suê và
đem người ra trước mặt thầy tế lễ Ê-lê-a-sa và cả hội chúng. Ông đặt tay trên
người và ủy thác trách nhiệm đúng như Đức Giê-hô-va đã phán dặn mình” (câu 20-23).
Bạn thấy đấy, toàn bộ hội thánh phải chứng
kiến sự truyền đạt thẩm quyền này từ Môi-se - người mà họ đã bước theo trong
bốn mươi năm - cho người kế vị của ông. Đó là một giao dịch quan trọng cho sự an
lạc của tất cả dân Đức Chúa Trời.
Hơn nữa, nó không chỉ là một buổi lễ, điều
gì đó thực sự đã xảy ra với Giô-suê. Trong Phục truyền 34, chúng ta có lời nhận
xét thú vị này.
“Giô-suê,
con trai của Nun, được đầy dẫy thần khôn ngoan vì Môi-se đã đặt tay trên ông.
Dân Y-sơ-ra-ên vâng lời Giô-suê và làm theo mọi điều Đức Giê-hô-va đã phán truyền
qua Môi-se” (Phục truyền 34: 9).
Chúng ta thấy rằng thông qua việc đặt tay, Giô-suê
nhận được Thần Linh trí tuệ. Đó không chỉ là một hình thức hay lễ nghi. Đó là một
giao dịch thực sự.
Trong
ví dụ Cựu ước cuối cùng của chúng ta, chúng ta sẽ đi đến sách 2 Các Vua 13, là
cảnh tượng kết thúc trong cuộc đời của Ê-li-sê. “Ê-li-sê lâm bệnh, và do bệnh ấy ông phải qua đời” (2 Vua 13:14).
Điều này chắc chắn không phải là điều người
ta mong đợi. Ông ta chết vì bệnh tật, nhưng xương của ông ta được nạp quyền
năng của Đức Chúa Trời đến nỗi khi thi hài một người chết chạm đến xương của
ông ấy, người chết sống lại (xem câu 20–21). Chúng ta không thể giải thích điều
đó. Có một số điều vượt ngoài lời giải thích.
Tôi xin kể đôi điều đã xảy ra với tôi, bởi
vì mọi người luôn luôn cố gắng giải thích tất cả mọi thứ mà Đức Chúa Trời làm. Ở
Nam Phi vài năm trước, Ruth (vợ tôi) và tôi đang phục vụ trong Hội chúng của Đức
Chúa Trời. Mục sư đồng lao, là một thanh niên, đã chơi bóng quần vợt, anh ta đã ngã và gãy tay ở bốn nơi. Vì vậy,
anh đến với chúng tôi để cầu nguyện.
Tôi nói, “Tôi biết điều này có vẻ kỳ lạ,
nhưng tôi sẽ kiểm tra chân của bạn bởi vì đây là những gì Đức Chúa Trời đã chỉ
cho tôi làm. Nếu chân của bạn không bằng nhau, chân ngắn sẽ phát triển và bạn sẽ
biết rằng Đức Chúa Trời đã chạm vào bạn”.
Sau đó tôi nói, “Hãy rất cẩn thận để cảm ơn
Chúa vì điều đó”. Bạn thấy đấy, khi mọi người có nhu cầu thực sự, họ sẽ làm đủ
mọi thứ kỳ lạ mà họ sẽ không bao giờ làm vào những lúc khác.
Vì vậy, anh đã trải qua cách thức này: Tôi
nắm chân của anh và một trong hai chân đã phát triển. Tôi biết Đức Chúa Trời đã
chạm vào anh ta. Anh ta quay trở lại bác sĩ và chụp X-quang. Đây là những gì
tôi không thể giải thích: đã có bốn chỗ gãy trong tay anh ta. Ba trong số đó đã
được chữa lành hoàn toàn, chỗ thứ tư vẫn còn bị gãy. Vị mục sư cấp trên nói với
tôi, “hãy giải thích điều đó đi!” Tôi không thể giải thích được. Tôi có thể
nói, “anh ấy có 75% đức tin,” nhưng đó sẽ là một lời giải thích không thật thuyết
phục.
Dân chúng nghĩ rằng họ biết tất cả mọi thứ Đức
Chúa Trời đã làm và có thể giải thích tất cả. Nhưng có rất nhiều điều Đức Chúa
Trời làm mà tôi không thể giải thích được. Tôi hoàn toàn hài lòng giao phó chúng
cho Đức Chúa Trời.
Khi chúng ta tiếp tục với câu chuyện này: “Trước đó, Giô-ách, vua Y-sơ-ra-ên, xuống
thăm ông, khóc trước mặt ông và kêu than:“Cha tôi ơi! Cha tôi ơi! Chiến xa và kỵ
binh của Y-sơ-ra-ên!” (Câu 14-15).
Đó là điều tương tự mà Ê-li-sê đã nói với
Ê-li khi ông ấy được cất lên trong xe ngựa lửa (xin xem 2 Các Vua 2:11). Và nó
chứa một thông điệp cho tất cả chúng ta cách thực sự. Một người thực sự biết Đức
Chúa Trời có thể là sự phòng thủ của một quốc gia, ông ta có thể mạnh hơn quân
đội.
Giô-ách, dù không phải là vị vua đặc biệt
tin kính, nhưng cũng nhận ra Ê-li-sê có ý nghĩa gì với dân của mình. Và Ê-li-sê
nói với ông ta, “Ê-li-sê nói với vua:“Xin
vua lấy cung và tên ra đây.”Giô-ách lấy cung và tên. Ê-li-sê lại nói với vua
Y-sơ-ra-ên: “Vua hãy giương cung lên.” Vua liền giương cung. Rồi Ê-li-sê đặt
tay mình trên tay vua và nói: “Hãy mở cửa sổ về hướng đông”. Giô-ách mở cửa ra.
Ê-li-sê lại nói: “Hãy bắn.” Vua liền bắn. Bấy giờ, Ê-li-sê nói:”Ấy là mũi tên
chiến thắng của Đức Giê-hô-va, tức là mũi tên chiến thắng quân A-ram; vì vua sẽ
đánh quân A-ram tại A-phéc, cho đến khi tận diệt chúng” (câu 15–17).
Chúng ta đọc rằng Giô-ách đập mũi tên xuống
đất ba lần và chúng ta phát hiện ra Giô-ách đánh bại Sy-ri ba lần. Ê-li-sê đã tức
giận ông vì đáng lẽ ông phải đập nhiều lần hơn nữa.
Những gì tôi muốn đưa ra ở đây là những gì
có hiệu quả khi Ê-li-sê đặt tay minh lên
bàn tay của nhà vua khi vua cầm cây cung. Một lần nữa, điều đó nằm trong lĩnh vực
siêu nhiên, nhưng nó cho thấy rằng một sự truyền đạt thực sự có thể xảy ra khi
một người đặt tay mình lên tay người
khác.
--Những Ví Dụ Từ Tân Ước
Bây
giờ chúng ta hãy xem xét các mục đích được chỉ ra trong Tân ước cho việc đặt
tay.
- Chuyển Giao Sự Chữa Bệnh
Trước
hết, để truyền đạt sự chữa lành cho người bệnh. Chúa Jêsus phán khi Ngài ủy nhiệm
các môn đệ của Ngài cho Đức Chúa Trời, “Những
người tin sẽ được các dấu lạ nầy kèm theo” (Mác 16:17). Dấu hiệu thứ năm
là, “họ đặt tay trên người bệnh thì người
bệnh sẽ được lành” (câu 18). Nói cách khác, việc đặt tay lên người bệnh là
một phương cách cung cấp sự chữa lành của Đức Chúa Trời cho họ. Trong Gia-cơ 5:
14–15, chúng ta tìm thấy quy định khác: “Có
ai trong anh em đau ốm chăng? Người ấy hãy mời các trưởng lão Hội Thánh đến; họ
sẽ nhân danh Chúa cầu nguyện và xức dầu cho người bệnh. Sự cầu nguyện bởi đức
tin sẽ cứu người bệnh, Chúa sẽ đỡ người ấy dậy; nếu người bệnh có phạm tội,
cũng sẽ được tha”.
Các trưởng lão phải cầu nguyện cho anh ta. Họ
phải đặt tay lên anh ta, nhưng họ cũng xức dầu cho anh ta. Tôi chắc rằng chúng
ta biết, dầu luôn luôn là một tiêu biểu của Đức Thánh Linh. Dầu không tạo ra sự
chữa lành, nhưng nó tượng trưng cho sự tuôn đổ của Đức Thánh Linh qua buổi lễ
đó vào thân thể của người bệnh.
Sự khác biệt giữa việc chỉ đặt tay hoặc đặt tay
và có xức dầu là gì? Tôi đề nghị với bạn, và điều này gần giống nhau- việc đặt
tay mà không có sự xức dầu dành cho những người không phải là tín hữu của hội
thánh. Nhưng đối với các tín hữu của hội thánh, quy định bao gồm sự xức dầu.
Một lần nữa, tôi muốn chỉ ra rằng Tân Ước
cho thấy mọi tín hữu thường là một phần của một hội thánh, vì Gia cơ nói, “Có ai trong anh em đau ốm chăng? Người ấy
hãy mời các trưởng lão Hội Thánh đến; họ sẽ nhân danh Chúa cầu nguyện và xức dầu
cho người bệnh”. Nếu chúng ta đi đến một hội thánh vào sáng Chủ nhật và một
hội thánh khác vào tối Chủ nhật, nhóm trưởng lão nào chúng ta sẽ mời?
Và nếu chúng ta không có các trưởng lão để mời,
chúng ta sẽ làm gì khi mình bị bệnh? Nói cách khác, Tân ước thừa nhận, với nhiều
ngoại lệ khác nhau, rằng một tín hữu sẽ là một thành viên của một hội thánh.
Ông nên được người lãnh đạo biết đến, nhận biết sự lãnh đạo của họ, và có sẵn lòng
cho họ có chức vụ lãnh đạo đối với minh.
Hãy để tôi trở lại điều đó với khúc Kinh
Thánh khác. Đây không phải luận về chủ đề đặc biệt này, nhưng trong sách Khải
huyền, chương 2 và 3, có bảy sứ điệp được gửi đến bảy hội thánh- nhưng cũng gởi
đến những hội thánh hôm nay. Bất cứ ai không ở trong hội thánh đều không nhận
được thông điệp. Tôi cảm thấy Đức Chúa Trời muốn tôi nhấn mạnh điểm này. Một số
người giống như những con dê núi – họ đang đi trước đàn cừu và chính họ không
có người chăn. Đó là một nơi nguy hiểm. Cần khiêm tốn tự hạ mình trước thẩm quyền
con người, nhưng Đức Chúa Trời ban phước cho sự khiêm tốn và Ngài chống lại sự
kiêu ngạo (1 Phi-e-rơ 5: 5). Chúng ta phải chọn lựa.
Có những ngoại lệ và tình huống mà nơi đó điều
này không áp dụng được. Nhưng chúng ta không nên là một ngoại lệ nếu chúng ta
muốn làm một phần của quy tắc.
- Truyền Đạt Đức Thánh Linh
Trong sách Công-vụ 8, chúng ta đọc về
Phi-líp, người đã đi đến thành phố Sa-ma-ri và rao giảng Đấng Christ, được chứng
thực bởi những phép lạ và những dấu hiệu, và tất cả những người ai trong thành
phố mà tin đều chịu phép báp têm. Họ đã được cứu bởi vì Chúa Jêsus phán: “Ai tin và chịu phép báp têm sẽ được cứu”
(Mác 16:16). Nhưng các sứ đồ không hài lòng vì họ biết có điều gì đó còn thiếu
sót.
“Các sứ
đồ ở Giê-ru-sa-lem nghe tin dân chúng Sa-ma-ri đã tiếp nhận đạo Đức Chúa Trời
liền sai Phi-e-rơ và Giăng đến với họ. Hai ông đến nơi, cầu nguyện cho những
người nầy để họ nhận lãnh Đức Thánh Linh. Vì Đức Thánh Linh chưa giáng xuống
trên ai cả, họ chỉ nhân danh Chúa là Đức Chúa Jêsus nhận báp-têm mà thôi”
(Công vụ 8:14–16)
Đó là một dấu hiệu rất rõ ràng rằng có thể
được cứu mà không nhận được Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh nói về điều đó là Ngài
"giáng xuống trên họ", là điều tôi gọi là sự trầm mình từ trên cao -
một sự nhận chìm của thác Niagara.
“Phi-e-rơ
và Giăng đặt tay trên họ, họ [các tín đồ] liền nhận lãnh Đức Thánh Linh. Khi thấy
các sứ đồ đặt tay lên thì Thánh Linh được ban xuống, Si-môn [thuật sĩ] liền lấy
tiền bạc dâng cho hai sứ đồ, và nói: “Xin cũng cho tôi thẩm quyền ấy, để tôi đặt
tay trên ai thì người ấy nhận lãnh Đức Thánh Linh” (Câu 17–19).
Trong chương kế tiếp, sau khi Sau-lơ có cuộc
gặp gỡ với Chúa Jesus trên con đường Đa-mách, trong khi ông ở trong ngôi nhà ở Đa-mách,
không thể nhìn thấy gì, và nhịn ăn trong ba ngày, A-na-nia, một môn đồ - không
phải là sứ đồ hay tiên tri,-- nhưng một môn đồ - đến với ông ta. A- na- nia đã
nhận được những chỉ dẫn từ Chúa để đến nhà mà Sau-lơ đang ở, đặt tay lên ông và
cầu nguyện cho ông. Khi A na nia đặt tay lên Sau-lơ, tầm nhìn của ông đã được
phục hồi và ông chịu báp têm trong Đức Thánh Linh. Chúng ta cần phải hiểu, việc
đặt tay không chỉ giới hạn ở những người có chức vụ đặc biệt. Trong bối cảnh ý
muốn của Đức Chúa Trời, bất kỳ người nào cũng có thể được hướng dẫn để đặt tay
lên người khác.
Tôi có một câu chuyện khá khác thường liên
quan đến vấn đề này. Ruth và tôi ở Kona, Hawaii, và tôi đã bị ốm nặng. Trong thực
tế, tôi vẫn còn lâu mới phục hồi. Chúng tôi đang đi xuống con đường chính và một
người đi ngược chiều đến với chúng tôi và nói, “Ông có muốn cầu nguyện cho tôi
không? Tôi bị bệnh”. Tôi nói,"Có chuyện gì với anh vậy? "
Anh
ta nói mình đã bị điện giật, anh ta đã nhận được một khoản chi phí đầy đủ (anh
ta là thợ điện). Vai anh tê liệt và anh không thể giơ tay lên.
Tôi đã khá miễn cưỡng làm điều đó, theo một
cách nào đó, nhưng anh ta kiên trì. Vì vậy, chúng tôi dừng lại ở giữa đường
ngay bên ngoài một nhà hàng và chúng tôi cầu nguyện. Ruth đặt tay lên vai anh.
Ngày hôm sau trong giờ dưỡng linh tại phòng nhóm thánh niên của Hội truyền Giáo,
anh đặt tay lên trên đầu. Anh đã trải nghiệm một phép màu qua việc đặt tay!
Về sau anh ta đến gặp chúng tôi, khi chúng
tôi đang phục vụ ở Arizona, và nói với chúng tôi rằng anh đã đến gặp bác sĩ để
kiểm tra. Bác sĩ nói, "Tôi đã kiểm tra vai của bạn. Không có cách nào để bạn
có thể ôm lấy cánh tay của bạn trên đầu được!”. Vâng, đó là một ví dụ về những
gì mà sự đặt tay sẽ làm.
Trong Công vụ 19, chúng ta đọc rằng Phao-lô
đã đến Ê-phê-sô và thấy có một số môn đồ nhận những lời dạy dỗ của Giăng
Báp-tít truyền lại, do A-bô-lô dạy dỗ.
Phao-lô giải thích phúc âm cho họ, họ chịu phép báp têm trong danh Chúa Jêsus,
và khi Phao-lô đặt tay lên họ, họ nói tiếng lạ và tiên tri. (Xin xem Công Vụ
19: 1–6). Vì vậy, chúng ta thấy rằng việc đặt tay là một cách rất đúng kinh
thánh để truyền quyền năng của Đức Thánh Linh.
Trên thực tế, có năm ví dụ chính về việc tiếp
nhận báp têm trong Đức Thánh Linh trong Tân ước. Trong hai trường hợp- vào Ngày
Lễ Ngũ tuần (Công Vụ 2: 1–4) và trong nhà của Cọt-nây (Công-vụ 10: 44–48) —điều
đó đến từ Đức Chúa Trời cách tối thượng. Trong ba trường hợp khác– tại Sa-ma-ri
(Công-vụ 8: 14–20), với Sau-lơ xứ Tạt-sơ tại Đa-mách (Công-vụ 9: 17–18) và tại
Ê-phê-sô (Công-vụ 19: 1–6) —đã được truyền đạt qua việc đặt tay. Đó là câu hỏi
về cách Đức Chúa Trời dẫn dắt.
Tôi đã có đặc quyền hướng dẫn hàng ngàn người
cách cụ thể vào báp-têm trong Đức Thánh
Linh. Sức mạnh đặc biệt của tôi là khiến mọi người tin rằng nếu họ tìm kiếm
Chúa, họ sẽ nhận được. Tôi đặt tay lên dân chúng. Tuy nhiên, tôi có thể nói, bởi
ân điển của Đức Chúa Trời, tôi đã thấy hàng ngàn người được tiếp nhận trực tiếp
từ Chúa.
--Sự Ủy Nhiệm Các Đầy Tớ Của Hội Thánh
Mục
đích tiếp theo của việc đặt tay là ủy nhiệm các tôi tớ của hội thánh, đôi khi
được gọi là chấp sự. Tôi tự hỏi một số hội thánh sẽ thay đổi nhiều biết bao nếu
họ nhận ra từ ngữ “chấp sự” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "một người hầu
bàn". Trong một số hội thánh, ban chấp sự có rất nhiều thẩm quyền. Làm thế
nào họ sẽ được gọi là ban chấp sự? Chúng ta đã nhận được một số thuật ngữ lộn xộn
của mình.
Trong hội thánh Tân Ước họ luôn luôn được ban
cho trách nhiệm chăm sóc những góa phụ của minh. Trong Công-vụ 6, Hội thánh đã
gặp phải một nan đề rất tốt - họ đã phát triển rất nhanh đến mức họ không thể
chăm sóc nổi tất cả những người nghèo và những góa phụ cần sự chú ý của minh.
Nan đề hiện nay là quyền cai trị đã thực hiện rất nhiều chức năng mà hội thánh lại
không thực sự nhận ra trách nhiệm của mình. Tôi tin rằng hội thánh có trách nhiệm
với người nghèo, bất kể bằng cách nào mà trách nhiệm đó có thể được thực hiện.
Các tín đồ đã đến với các sứ đồ và nói, “những góa phụ của họ đã bị bỏ bê trong việc
cấp phát lương thực hằng”.“Mười hai sứ đồ triệu tập tất cả môn đồ lại và nói:
“Bỏ việc giảng dạy lời Đức Chúa Trời để phục vụ bàn ăn là điều không phải. Vậy, xin anh em hãy chọn trong số mình bảy
người được tiếng tốt, đầy dẫy Thánh Linh và khôn ngoan, chúng tôi sẽ giao trách
nhiệm nầy cho họ. Còn chúng tôi sẽ cứ chuyên tâm về sự cầu nguyện và phục vụ lời
Chúa” (Công vụ 6: 2–4).
Chức vụ sứ đồ là cầu nguyện và chức vụ rao
giảng Lời, chứ không phải quản trị. Họ nói rằng họ có thể khiến những người
khác làm việc điều hành, nhưng họ cần phải gắn bó với trách nhiệm của họ. Cho
nên họ nói: “xin anh em hãy chọn trong số
mình bảy người”.Tất cả họ phải đầy dẫy Đức Thánh Linh. Thậm chí không một chấp
sự nào được chỉ định trong hội thánh, trừ khi trước hết ông ấy đầy dẫy Đức
Thánh Linh.
Đây là sự khôn ngoan của các sứ đồ, bạn thấy
đấy. Các sứ đồ sẽ chăm sóc tài chính, nhưng họ để hội chúng chọn người ta. Các sứ
đồ chấp nhận những người đó, bổ nhiệm họ và đưa họ vào chức nhiệm. Sau đó, hội
thánh không bao giờ có thể phàn nàn về những người nầy vì hội thánh đã lựa chọn
họ. Xem Đức Chúa Trời khôn ngoan như thế nào không?
Vì vậy, nó chép rằng hội chúng “trình diện bảy người ấy cho các sứ đồ; các sứ
đồ cầu nguyện rồi đặt tay trên những người nầy” (câu 6). Họ đã phong chức
cho bảy người. Các sứ đồ đã làm cho những người giúp đỡ bận rộn trong công việc
Chúa..
Vị trí của một người trợ giúp là rất quan trọng.
Thật thú vị khi thấy điều gì đã xảy ra với hai trong số những người giúp đỡ đó:
Ê-tiên trở thành người tử đạo đầu tiên và Phi-líp trở thành nhà giảng tin lành được
Đức Chúa Trời công nhận.
Anh chị em ơi, nếu bạn bắt đầu ở vị trí của
một đầy tớ, hãy ghi nhớ nó có thể là viên đá đầu tiên cho một điều gì khác nữa.
Thực vậy nếu bạn không bắt đầu làm một tôi tớ, bạn sẽ thực sự không bao giờ được
cho thăng tiến vì cớ Đức Chúa Trời chỉ cất nhắc người cúi xuống chân thang trước.
- Sai
Phái Các Sứ Đồ
Một
số người nghĩ rằng chỉ có mười hai sứ đồ trong Tân ước. Không phải như vậy đâu.
Tôi đã đếm được khoảng hai mươi người được gọi là sứ đồ. Có mười hai sứ đồ nền
tảng, sau đó có những sứ đồ khác được đề cập theo tên tuổi. Chúng ta sẽ xem xét
một số người trong số đó.
Trong sách Công-vụ 13, chép về hội thánh tại
An-ti-ốt, theo nhiều cách là một hội thánh kiểu mẫu. Trên thực tế, theo một số phương
cách, họ đã đi trước hội thánh ở Giê-ru-sa-lem, có một chút khó khăn trong cái
mà tôi gọi là “sự tập chú nội tình”. Đó là một trong những vấn đề lớn với các hội
thánh của chúng ta ngày nay. Hầu hết các hội thánh đều tập trung vào nội bộ nên
họ có rất ít thời gian cho công việc thực sự, là rao giảng phúc âm cho những
người chưa bao giờ được nghe. Nhưng những người ở An-ti-ốt có một tầm nhìn khác
và điều này rất quan trọng.
“Trong
Hội Thánh tại An-ti-ốt có các nhà tiên tri và giáo sư [5 người trong số họ
được nêu tên]: Ba-na-ba, Si-mê-ôn gọi là
Ni-giê, Lu-si-út người Sy-ren, Ma-na-hem là em nuôi vua Hê-rốt, và Sau-lơ
[sau này trở thành Phao-lô]”( Công vụ
13: 1).
Nếu chúng ta có thể tin về sự hiện hữu các vị
tiên tri và giáo sư, thì có đường lối mở ra cho các sứ đồ. “Đang khi họ thờ phượng Chúa và kiêng ăn thì
Đức Thánh Linh phán: “Hãy biệt riêng Ba-na-ba và Sau-lơ cho công tác Ta đã kêu
gọi họ” (Câu 2).
Lưu ý, Đức Thánh Linh đã nói như cách Đức
Chúa Trời phán: “hãy biệt riêng cho Ta hai người nầy”. Bạn nghĩ Đức Thánh Linh
đã nói điều đó như thế nào? Bạn có nghĩ rằng đó là một giọng nói quái gở không
có thân vị, hoặc bạn có nghĩ rằng Ngài đã nói qua một trong năm người không? Bạn
có thể tự quyết định – cá nhân tôi tin rằng có lẽ đó là một lời tiên tri.
“Sau khi kiêng ăn và cầu nguyện, họ đặt tay trên hai
người và sai đi” (câu 3).
Tôi là một tín hữu lớn tuổi già dặn trong việc
kiêng ăn và cầu nguyện. Rất nhiều diễn biến trong hội thánh sẽ không bao giờ xảy
ra cho đến khi mọi người học được cách kiêng ăn và cầu nguyện. Đây là lần thứ
hai họ kiêng ăn. Họ đã kiêng ăn khi họ nhận được sứ điệp.
Xin lưu ý, họ không chọn giám đốc ban thanh
niên, đó là điều mà một số hội thánh sẽ làm. Họ đã chọn hai người hàng đầu; họ
đã sai phái hai người tốt nhất của họ. Sư thăng tiến mở rộng chức vụ luôn luôn
phải từ những người đứng đầu, không phải từ người ở dưới. Hội thánh ngày nay có
một bài học kinh khủng để học hỏi. Những người là “những người truyền giáo- hay
giáo sĩ” (hoặc bất cứ tên gì bạn muốn gọi họ) không phải là những người có chức
vụ thứ yếu trên đường hướng chuyền động; họ nên là những người hàng đầu được
Chúa chọn. Chúng ta có một sự nhấn mạnh hoàn toàn sai lệch về cấu trúc bên
trong của mình và chúng ta bị chính mình hấp thụ đến mức chúng ta thực sự không có tầm nhìn của
Chúa.
Tôi hy vọng bạn sẽ tha thứ cho tôi vì đã nói
điều này, nhưng nhiều người trong sự chuyển động hiện tại của Đức Thánh Linh,
ít nhất là ở một số nước, giống như các nhà thiên văn học trong thời đại
Ptolemy. Tôi không biết nhiều về thiên văn học, nhưng Ptolemy đã chịu thuyết phục
rằng mặt trời xoay quanh trái đất. Rồi đến Copernicus và ông ta lại nói, “Điều
đó không đúng; nhưng nó quay một cách khác. Trái đất xoay quanh mặt trời”. Thật
là đâc biệt, hội thánh muốn giết Copernicus vì ông nói điều đó. Cuối cùng ông
ta thoát chết. Tại sao hội thánh lại đảo lộn như vậy? Vì lý thuyết của
Copernicus trái với truyền thống của họ.
Tôi nói, rất nhiều Cơ đốc nhân vẫn còn sống
trong thời đại Ptolemy. Họ vẫn tin rằng Đức Chúa Trời Con sẽ xoay quanh chúng
ta. Họ vẫn chưa học được là có cách xoay xung quanh khác nữa. Chúng ta xoay
quanh Đức Chúa Con. Chúa Jêsus không ở đây vì lợi ích của chúng ta; chúng ta ở
đây vì vinh hiển của Ngài. Một số bài hát chúng ta hát hoàn toàn tập trung vào
những gì Chúa Jesus sẽ làm cho chúng ta. Điều đó thật tuyệt vời, nhưng sự nhấn
mạnh nên dựa vào những gì chúng ta sẽ làm cho Chúa Jêsus.
Hội thánh ở An-ti-ốt đã sai phái hai người tốt
nhất của mình. Khi họ được sai phái đi ra, họ là những vị tiên tri và giáo sư,
nhưng nếu bạn đọc trong chương tiếp theo của sách Công-vụ về hai người đó, có
chép tại một thời điểm:
“Nhưng
dân chúng trong thành chia rẽ nhau: một phe theo người Do Thái, phe kia theo
hai sứ đồ…Nhưng hai sứ đồ là Ba-na-ba và Phao-lô hay điều đó thì xé áo mình,
xông vào giữa đám đông…” (Công vụ 14:4, 14).
Chúng ta thấy rằng Ba-na-ba và Phao-lô đã trở
thành sứ đồ. Làm thế nào họ trở thành sứ đồ? Bằng cách họ được một hội thánh sai
đi qua sự chỉ đạo của Đức Thánh Linh.
Ý nghĩa của từ ngữ “sứ đồ” là "một người
được sai đi". Nếu chúng ta không được sai đi, chúng ta không phải là sứ đồ.
Đây là hai người không ở trong mười hai người ban đầu, giờ đây được gọi là sứ đồ.
Họ trở thành sứ đồ bởi việc bổ nhiệm của Đức Thánh Linh. Họ nghe tiếng nói của Đức
Thánh Linh khi họ đang cầu nguyện, kiêng ăn và thờ phượng Đức Chúa Trời. Khi
quyền lãnh đạo của hội thánh tuân theo trình tự đó, thì chúng ta sẽ thấy các sứ
đồ được dấy lên.
--Bổ Nhiệm Các Trưởng Lão
Việc đặt tay được sử dụng tiếp theo trong
Tân Ước là bổ nhiệm những trưởng lão. Trong cùng chương sách Công-vụ mà chúng
ta đang xem, chúng ta đọc: “Sau khi bổ
nhiệm các trưởng lão trong mỗi Hội Thánh, hai sứ đồ cầu nguyện, kiêng ăn và
giao phó các người ấy cho Chúa là Đấng mình tin cậy” (Công vụ 14:23).
Việc bổ nhiệm các trưởng lão hồi ban đầu là
do các sứ đồ.
Khi viết cho Ti-mô-thê, người đại diện của
mình ở thành phố Ê-phê-sô, Phao-lô đang hướng dẫn Ti-mô-thê về loại người nên
làm trưởng lão.
“Các
trưởng lão khéo lãnh đạo Hội Thánh thì càng phải được kính trọng nhiều hơn, nhất
là những người chịu khó nhọc trong việc truyền đạo và dạy dỗ” (1 Ti-mô-thê
5:17).
Nếu bạn phân tích cụm từ "kính trọng
nhiều hơn (gấp đôi)" trong Tân ước, nó có nghĩa là một loại thù lao tài
chính. Từ ngữ kính trọng không chỉ là một tiêu đề trống không, nó có nghĩa là bạn
thể hiện sự tôn trọng bằng cách điều xử các nhu cầu của dân chúng. Ở đây chúng
ta đã đặt ra cho mình một tiêu chuẩn thù lao; những người dành trọn thời gian
cho Lời của Đức Chúa Trời phải được trả thù lao bởi những người mà họ phục vụ,
tùy theo khoảng thời gian họ làm việc.
Phao-lô tiếp tục nói về cách đối xử với những
trưởng lão, “Đừng chấp nhận lời tố cáo chống
lại một trưởng lão nếu không có hai hoặc ba nhân chứng” (câu 19). Điều đó rất
quan trọng. Chúng ta không nên xem xét một lời buộc tội chống lại một người
đang ở trong vị trí trưởng lão, trừ khi được ít nhất hai nhân chứng hỗ trợ. Nhiều
lần người của Đức Chúa Trời đã bị vu khống và mọi người đã đưa lên phỉ báng mà
không đòi hỏi nhân chứng. Đừng bao giờ làm điều đó, bởi vì một trong những cách
chính yếu của Sa-tan tấn công người ta trong chức vụ là dấy lên các cáo buộc giả
tạo chống lại họ. Đây là sự bảo vệ:- không xem xét một lời buộc tội chống lại một
trưởng lão trừ khi có ít nhất hai và tốt hơn là ba nhân chứng hỗ trợ. Rất nhiều
thứ trong hội thánh sẽ thay đổi nếu chúng ta mắc vào quy tắc đó.
Phao-lô tiếp tục trong cùng chương kinh
thánh: “Trước mặt Đức Chúa Trời và Đấng
Christ Jêsus cùng các thiên sứ được chọn, ta khuyến cáo con hãy giữ những lời
răn dạy nầy, không nên thành kiến, cũng đừng làm việc gì vì thiên vị. Đừng vội [hoặc đột nhiên] đặt tay trên ai cả,
cũng đừng nhúng tay vào tội lỗi của người khác. Hãy giữ mình cho trong sạch”
(câu 21–22).
Điều nầy nằm trong bối cảnh bổ nhiệm các trưởng
lão, vì thế khi Phao-lô nói: “Đừng vội [hoặc đột nhiên] đặt tay trên ai cả”, điều
đó có nghĩa là chúng ta không nên vội vàng chỉ định một trưởng lão. Chúng ta phải
rất cẩn thận chắc chắn rằng mình đã hiểu tâm trí của Đức Chúa Trời rồi và người đó phải có đủ tư cách được yêu cầu. Đặt
tay dễ dàng hơn rút tay ra. Một khi chúng ta bổ nhiệm một trưởng lão, đó là một
vấn đề khủng khiếp nếu chúng tôi đã bổ nhiệm sai. Phao-lô bảo Ti-mô-thê phải rất
cẩn thận và không đặt tay bổ nhiệm bất cứ ai làm trưởng lão cho đến khi ông
hoàn toàn chắc chắn đó là sự lựa chọn của Đức Chúa Trời.
Sau đó Phao-lô nói, “đừng nhúng tay vào tội lỗi của người khác”, bởi vì nếu chúng ta bổ
nhiệm một trưởng lão không xứng đáng – là người có thể bóc lột hội thánh và dân
của Đức Chúa Trời - chúng ta có một phần trong các tội lỗi của người ấy. Chúng
ta phải rất cẩn thận.
Chúng ta thấy có bao nhiêu bài học rút ra từ
tất cả những điều này về việc đặt tay, nó không chỉ là một điều nhỏ nhặt. Mục
đích của việc đặt tay trong tất cả những trường hợp này - dù là những người hầu
bàn, các sứ đồ hay trưởng lão— là truyền đạt thẩm quyền, để biệt riêng, chứng
thực và trang bị cho một người phục vụ.
- Chuyển Giao Ân Tứ Thuộc linh ((charisma)
Phao-lô viết thư cho các Cơ đốc nhân La Mã
và ông nói, “Vì tôi rất mong đến thăm anh
em để chia sẻ với anh em sự ban cho thuộc linh, nhờ đó anh em được vững mạnh” (Xem
Rô-ma 1:11.) Nhưng ông không đi vào thời điểm đó, ông đã đi đến La mã về sau.
Trong bối cảnh tương tự, khi viết cho Ti-mô-thê,
Phao-lô nói: “Vì vậy, ta nhắc con hãy nhen lại ân tứ của Đức Chúa Trời mà con đã nhận
lãnh qua sự đặt tay của ta “ (2 Ti-mô-thê 1: 6).
Một ân tứ được truyền đến Ti-mô-thê qua việc
Phao-lô đặt tay. Từ ngữ tiếng Hy Lạp được sử dụng ở đó là charisma, từ đó chúng
ta có được từ ngữ charismatic – có quyền
lực lôi cuốn. Ý kiến cá nhân của tôi là—sức mạnh thu hút được truyền cho
Ti-mô-thê là chức nhiệm sứ đồ. Tôi sẽ cho bạn thấy điều nầy trong Kinh Thánh.
Bức thư 1Tê-sa-lô-ni-ca được ba người viết-
điều này khá bình thường trong Tân ước: Phao-lô, Sin-vanh (một cách khác để gọi
tên Si-la) và Ti-mô-thê. Họ là những người viết thư nầy. Trong chương 2 của lá
thư đó, cùng những người này — Phao-lô, Si-la và Ti-mô-thê — đã nói: “chúng tôi cũng không tìm kiếm vinh quang từ
loài người, hoặc từ anh em, hoặc từ người khác; dù rằng với tư cách là sứ đồ của
Đấng Christ” (1 Tê. 2: 6)
Cho nên cả ba người đó — Phao-lô, Si-la và
Ti-mô-thê — đều là các sứ đồ. Chức vụ của
các sứ đồ đã không lỗi thời, bởi vì trong Ê-phê-sô 4 Đức Chúa Trời nói Ngài đã
đặt các sứ đồ trong Hội thánh “cho đến
khi tất cả chúng ta đều đạt đến sự hiệp nhất trong đức tin” (câu 13). Bất kỳ
ai có tâm trí thẳng thắn sẽ phải thừa nhận rằng chúng ta chưa đến với sự hiệp
nhất của đức tin. Có đúng không? Vì vậy, các sứ đồ, tiên tri, nhà truyền giảng
tin lành, mục sư và giáo sư đều còn cần thiết cho đến khi công việc hoàn tất.
Bây giờ chúng ta có bốn người được gọi là
các sứ đồ bên cạnh mười hai sứ đồ nguyên thủy: Phao-lô, Ba-na-ba, Si-la và
Ti-mô-thê. Tất cả họ đều được bổ nhiệm sau ngày lễ Ngũ tuần. Và có nhiều người
khác — 28 người tất cả.
--Chức Nhiệm Sứ Đồ Của Ti-mô-thê
Tôi đã chỉ ra rằng Ti-mô-thê được gọi là sứ
đồ. Nhưng làm sao ông trở thành sứ đồ? Đây là một câu hỏi rất quan trọng, vì
chúng ta cần các sứ đồ liều thân trong hội thánh. Bạn hãy chú ý, trong sách Khải
huyền, tôi phải chỉ ra rằng Chúa Jêsus khen ngợi hội thánh Ê-phê-sô vì họ đã thử
những người tự xưng là sứ đồ và không phải là sứ đồ, và thấy họ là kẻ nói dối
(xin xem Khải huyền 2: 2). Chúng ta không nên chấp nhận lời tuyên bố của mọi
người nói họ là sứ đồ— họ phải được kiểm tra. Chúng ta biết rằng kẻ nói dối kết
thúc trong hồ lửa (Khải-huyền 21: 8).
Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng. Nếu ai
đó tuyên bố là sứ đồ mà không phải sứ đồ, anh ta đang hướng đến hồ lửa.
Hãy nhìn vào tình huống này trong Công vụ
16. Phao-lô đã bắt đầu cuộc hành trình truyền giáo thứ hai của ông với Si-la: “Phao-lô đến thành Đẹt-bơ và Lít-trơ. Tại đó,
có một môn đồ tên là Ti-mô-thê, con trai của một nữ tín hữu người Do Thái, và
cha là người Hi Lạp. Anh em ở Lít-trơ và
I-cô-ni đều làm chứng tốt về Ti-mô-thê” (Công Vụ 16: 1–2).
Một điều bình thường cần thiết cho bất cứ ai
giữ vị trí quan trọng trong hội thánh là họ cần có báo cáo tốt từ hội thánh của
họ. Nếu dân của họ không thể nói tốt về họ, thì những gì người khác nói tốt về
họ rất ít có giá trị.
Nhiều năm trước, một người phụ nữ đã được gửi
đến chúng tôi từ Thụy Điển như một đồng công, khi chúng tôi ở Giê-ru-sa-lem.
Người vợ đầu tiên của tôi, Lydia, một người rất sắc bén, đã đọc qua tất cả các lời
giới thiệu. Cô ấy nói, “Chỉ còn thiếu một điều - không có lời giới thiệu nào từ
hội thánh của chính cô ấy”. Chúng tôi đưa cô ấy lên, nhưng đáng tiếc vì cô ấy
là nguồn gốc của nhiều vấn đề. Khi chọn một người, lời giới thiệu quan trọng nhất
là lời từ những người sống với họ, làm việc với họ, và biết họ. Nếu những người
đó không giới thiệu họ, không có lời giới thiệu nào khác đáng giá.
Ti-mô-thê có báo cáo tốt từ những trưởng lão
trong các hội thánh mà ông đã từng phục vụ hoặc sống chung. Cho nên Phao-lô đem
ông đi và nói, “anh đi với tôi”. Chúng ta phải tuân theo điều này khá cẩn thận,
nhưng sau này chúng ta đọc rằng Phao-lô nói với Ti-mô-thê:
“Đừng
xao lãng ân tứ trong con, là ân tứ đã ban cho con qua lời tiên tri khi hội đồng
trưởng lão đặt tay trên con” (1 Ti-mô-thê 4:14).
Kết luận của tôi là một lời tiên tri đã được
đưa ra nói rằng Ti-mô-thê sẽ đi ra ngoài với Phao-lô và Si-la. Trên cơ sở của lời
tiên tri đó và vì sự hiểu biết của họ về tính cách của anh, những trưởng lão địa
phương đã đặt tay lên Ti-mô-thê và sai anh ta đi ra. Anh đã nhận được ân tứ (charisma)
chức nhiệm sứ đồ. Đó là cách tôi hiểu điều đó.
Chúng ta phải cân bằng với những gì chúng ta
đã đọc trong 2 Ti-mô-thê 1: 6 nơi Phao-lô nói với Ti-mô-thê, “Vì vậy, ta nhắc con hãy nhen lại ân tứ của Đức
Chúa Trời mà con đã nhận lãnh qua sự đặt tay của ta”. Có thể có nhiều cách
hiểu điều đó. Cách tốt nhất có thể xảy ra
là, trong tình huống này ở Lít-trơ, khi lời tiên tri được đưa ra và được
kiểm tra là đúng đắn (lời tiên tri nói Ti-mô-thê sẽ đi với Phao-lô và Si-la),
những trưởng lão nói, “Chúng tôi xác nhận anh ta”. Phao-lô nói, “Tôi tiếp nhận anh ta”. Sau đó, Phao-lô
và các trưởng lão đặt tay lên Ti-mô-thê và truyền đạt cho anh ta charisma (ân tứ)
của chức nhiệm sứ đồ.
Điều rất quan trọng cần lưu ý là lời tiên
tri rất có ý nghĩa. Phao-lô, viết thư cho Ti-mô-thê, nói: “Ti-mô-thê con ta ơi, ta truyền mệnh lệnh nầy cho con, theo các lời tiên
tri về con từ trước, để nhờ những lời đó mà con chiến đấu dũng cảm” (1
Ti-mô-thê 1:18).
Đó là mục đích thực sự của lời tiên tri: để
khuyến khích một người sẽ đối mặt với sự chống đối và họ sẽ biết rằng Đức Chúa
Trời đã thực sự chọn họ. Một nhà lãnh đạo Cơ Đốc giáo khá nổi tiếng ở New
Zealand, đã có một lời tiên tri về ông khi ông ở Hoa Kỳ, tiết lộ rằng ông đã
làm một nhiệm vụ nào đó. Ông ta rất chán nản và sắp bỏ cuộc. Sau đó, ông đọc lại
câu này ở Ti-mô-thê và ông nói, “Tôi sẽ đi theo những lời tiên tri”. Hóa ra đó
là một trong những điều đã đưa ông vào chức vụ của mình, hiện nay chức vụ ấy đã
ảnh hưởng đến New Zealand và nhiều quốc gia khác.
Lời tiên tri có thể rất quan trọng nếu được
ban cho trong Đức Thánh Linh. Nhiều lời tiên tri ngày nay là điều tôi gọi là “ân
tứ bói toán”. Người ta bước vào, đặt tay lên bạn và nói, “Bạn sẽ làm điều này
và bạn sẽ làm điều kia”. Có thể— nhưng trong hầu hết các trường hợp, điều đó
không xảy ra. Có một đường hướng rất mỏng manh giữa lời tiên tri và thuật bói
toán. Chúng ta biết rằng thầy bói có thể nói sự thật. Trong Công Vụ 16 có một
người phụ nữ bói toán nhận ra Phao-lô và Si-la là ai trước nhất. Trước mặt bất
cứ ai khác ở thành phố Phi-líp, cô nói mình biết họ là “đầy tớ của Đức Chúa Trời Chí Cao, rao truyền cho các ngươi đạo cứu rỗi”.
Tuy nhiên, cô là một đầy tớ của Sa-tan. (Xin xem Công-vụ
16: 16–19).
--Những Sự Nguy Hiễm Và Các Biện Pháp Bảo Vệ
Hãy xem xét hai mối nguy hiểm được đề cập. Trước hết, ủng hộ một người
không xứng đáng - bởi vì khi chúng ta làm điều đó và điều đó không hiệu quả,
chúng ta chịu trách nhiệm một phần về sự lộn xộn mà họ tạo ra.
Thứ hai, tôi gọi điều nầy là sự ô nhiễm thuộc linh. Chúng ta có thể đặt
tay trên ai đó để cầu nguyện cho sự giải cứu khỏi một ác linh, nhưng chúng ta
phải biết cách tự bảo vệ mình. Đó có thể là một giao dịch hai
chiều. Hoặc là chúng ta có thể truyền đạt Linh của Đức Chúa Trời, hay ác linh
đó có thể ảnh hưởng đến chúng ta. Tôi nhớ một lần khi tôi còn ở trong quân đội.
Một nhóm chúng tôi đặt tay lên một người đang bị trầm cảm trầm trọng. Chúng tôi
không thực sự có sự lãnh đạo của Chúa; chúng tôi đã làm điều đó. Bạn có biết điều
gì đã xảy ra không? Tất cả chúng tôi đều bị sự trầm cảm tấn công, vì chúng tôi
đã không tự bảo vệ mình.
Khi chúng ta đặt tay lên ai đó, chúng ta cần
sự bảo vệ. Chúng ta chạm đến điều này bằng lời cầu nguyện và sự khiêm nhường.
Chúng ta phải được Đức Thánh Linh chỉ dẫn: “Vì
tất cả những ai được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt đều là con của Đức
Chúa Trời” (Rô Ma 8:14). Chúng ta phải được bảo vệ bởi huyết của Chúa Jêsus
và biết cách giữ chính mình dưới huyết của Chúa Jêsus.
Hãy nhớ rằng Chúa Jêsus nói với các môn đồ của
Ngài, “Nầy, Ta đã ban cho các con thẩm
quyền để giày đạp rắn, bò cạp và mọi quyền lực của kẻ thù dưới chân” (Lu-ca
10:19) ./.