Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2021

CHỨC NĂNG CỦA SỰ XỨC DẦU-

Lu-ca 4: 18-19; Công 10:38; 1 Giăng 2:27; Thi. 133: 1-3-

Lev. 8:12, 30-Người cũng đổ dầu xức trên đầu A-rôn, xức cho người đặng biệt riêng ra thánh--Kế ấy, Môi-se lấy dầu xức và huyết trên bàn thờ rảy trên A-rôn và trên quần áo người, trên các con trai người và trên quần áo họ, biệt A-rôn và quần áo người, các con trai người và quần áo họ riêng ra thánh.

Công 10:38;  “thể nào Đức Chúa Trời lấy Thánh Linh và quyền năng xức dầu cho Jêsus ở Na-xa-rét, rồi Ngài trải khắp nơi làm lành và chữa mọi kẻ bị ma quỉ áp chế, vì Đức Chúa Trời ở cùng Ngài”

1-      Sự Xức Dầu Trước Mặt Đức Chúa Trời—Sự Thánh Hiến -

Lê-vi-kí 8 nói về việc Aaron được xức dầu và chương 9 đề cập đến lễ vật của ông dâng lên làm của lễ. Trước khi trở thành vua, David cũng đã được Samuel xức dầu, và sau đó ông bắt đầu phục vụ Đức Chúa Trời theo chức vụ mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông (1 Sam 16: 12-13).. Điều này cho chúng ta thấy rất rõ chức vụ đến sau sự xức dầu. Một người có một chức vụ trước mặt Đức Chúa Trời thì trước tiên phải nhận được một sự xức dầu trước mặt Đức Chúa Trời. Thậm chí điều này đúng với  Chúa Giêsu. Ngài nói, "Linh của Chúa ngự trên ta, Vì Ngài đã xức dầu cho ta để giảng tin lành cho kẻ nghèo. Sai ta rao cho kẻ phu tù được giải phóng, Kẻ mù được sáng, Kẻ bị áp chế được tự do,Và rao truyền năm hỉ duyệt của Chúa,"(Lu 4: 18-19).

Từ Lời Đức Chúa Trời, chúng ta có thể nhìn thấy rằng một người hữu dụng trong tay của Đức Chúa Trời trước tiên phải nhận được sự xức dầu trước mặt Ngài. Một người đã không nhận được sự xức dầu trước mặt Đức Chúa Trời thì không thể phục vụ hoặc làm việc gì cho Ngài.

Việc có sự xức dầu có thể rất dễ dàng trở thành một vấn đề bề ngoài giữa vòng con cái của Đức Chúa Trời. Chúng ta rất dễ liên kết sự xức dầu và quyền năng với nhau. Đúng là chúng có liên quan với nhau, bởi vì Đức Chúa Trời xức dầu cho Giêsu Nazareth bằng Đức Thánh Linh và quyền năng. Đức Thánh Linh và quyền năng đi chung với nhau, và Đức Thánh Linh là quyền năng của Đức Chúa Trời, nhưng Đức Thánh Linh trở thành quyền năng trên con người chỉ là kết quả của việc xức dầu; đây không phải là mục đích chính của Đức Chúa Trời. Nó không phải là tư tưởng mà Đức Chúa Trời có trong tâm trí lúc xức dầu cho con người. Chúng ta nên hiểu rằng mục đích của việc nhận được xức dầu thì không để nói tiếng lạ, để thực hiện các phép lạ, hoặc để làm việc kỳ diệu. Mục đích của sự xức dầulà để được sống tách ra và thánh thiện trước mặt Đức Chúa Trời.

Sự xức dầu được nhắc đến trong nhiều trường hợp trong Cựu Ước. Tuy nhiên, trong Cựu Ước, sự xức dầu không được liên kết với quyền năng. Trong Cựu Ước, sự xức dầu chỉ có một ý nghĩa: để chỉ ra rằng người đó thuộc về Đức Chúa Trời. Khi tôi nói rằng cuốn sách này thuộc về tôi, tôi đóng một con dấu trên đó; khi Đức Chúa Trời nói rằng một người thuộc về Ngài, Ngài xức dầu cho anh. Dầu xức là để phân rẽ cũng như thánh hóa. Xức dầu có nghĩa phân rẽ cho Đức Giê -hô-va hay để thuộc về Đức Giê-hô-va cho sự thánh khiết.

Kiểu mẫu tuyệt đối thuộc về Chúa như vậy  tạo thành điều kiện tiên quyết chính cho chức vụ. Bất cứ ai có một chức vụ trước mặt Đức Chúa Trời đều được phân rẽ ra cho Đức Giê-hô-va. Chỉ có những người tách ra cho Đức Giê- hô-va có thể có chức vụ; và chỉ có họ mới có thể tham gia vào công việc. Bất cứ khi nào sự hiến tế, sự dâng mình ngừng lại, công việc cũng sẽ chấm dứt; bất cứ khi nào có sự thay đổi trong sự dâng mình, sẽ có một sự thay đổi trong chức vụ.

Sau khi Đức Thánh Linh ngự xuống trên Chúa Giêsu, có sự thừa nhận của Đức Chúa Trời  "Đây là Con yêu dấu của Ta" (Matt. 3:17),  đã đến trước khi Chúa bắt đầu làm việc. Điều này là phát ngôn của Đức Chúa Trời. Do đó, sự xức dầu bày tỏ quyền sở hữu của Đức Chúa Trời. Đây là một người mà Đức Chúa Trời có thể khẳng định là thuộc riêng của Ngài, và đây là một người mà Ngài có thể sai phái hoặc sử dụng. Tiếp sau sự xức dầu, chúng ta thấy quyền năng, quyền năng tự phát. Kết quả là Tin Mừng được rao giảng cho người nghèo, tầm nhìn đã được phục hồi cho người mù, những người nô lệ đã được giải phóng, và người ta nghe về những năm hỉ duyệt (jubilee), trong đó Đức Chúa Trời chấp nhận con người.

-