Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI MƯỜI



ÂN BAN TRONG ĐẤNG CHRIST
TRỖI HƠN DI SẢN TRONG A-ĐAM
Nếu đọc kỹ Sách La-mã, chúng ta sẽ nhận thấy phần nói về sự xưng công chính chấm dứt với La-mã 5:11. Điều này có nghĩa là trong phần đầu của Sách La-mã, chủ yếu chúng ta có hai phần, định tội và Xưng công chính. Phần về định tội bắt đầu với 1:18 và chấm dứt với 3:20. Phần nói về xưng công chính bắt đầu với 3:21 và kết thúc với 5:11.
Trong phần nói về xưng công chính, Phao-lô đề cập đến địa vị bề ngoài của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời. Ban đầu chúng ta đầy tội và cần sự cứu chuộc của Đấng Christ làm nền tảng để dựa vào đó, Đức Chúa Trời có thể xưng công chính chúng ta. Sự xưng công chính của Đức Chúa Trời đã thay đổi địa vị của chúng ta. Trước đây địa vị của chúng ta dưới sự định tội của Đức Chúa Trời; bây giờ địa vị của chúng ta ở trong sự xưng công chính của Đức Chúa Trời. Theo kết quả của sự xưng công chính, chúng ta có tình yêu, ân điển, bình an, hi vọng, sự sng, vinh hiển, Đức Chúa Trời, Đấng Christ và Thánh Linh. Mặc dầu có thể vui hưởng sáu điều quan trọng và ba Thân V kỳ diệu này, nhưng những điều này chủ yếu bên ngoài và có tính khách quan. Tuy nhiên, trong phần nói về xưng công chính, Phao-lô nêu vài gợi ý cho thấy rằng ông sẽ tiếp tục đề cập đến bản tính bề trong của chúng ta.
Gợi ý đầu tiên được tìm thấy trong La-mã 4:24-25, là phần Phao-lô nói về Đấng Christ phục sinh. Đấng Christ chịu đóng đinh không bao giờ có thể vào trong bản thể chúng ta, nhưng Đấng Christ phục sinh thì có thể. Đấng Christ của chúng tà không những là Đấng Christ đã chịu đóng đinh để cứu chuộc chúng ta mà Ngài cũng là Đấng Christ đã phục sinh để có thể truyền sự sống vào trong chúng ta. Vì vậy, La-mã 4:24-25 cho biết Đấng Christ sẽ vào trong những người được xưng công chính và sống trong họ một đời sống được xưng công chính.

Chúng ta thấy một gợi ý khác trong La-mã 5:10, nói rằng chúng ta sẽ được cứu trong sự sống của Ngài. Từ “sẽ” ngụ ý đến những kinh nghiệm trong tương lai. Trước La-mã 5:10, chúng ta được biết mình đã được cứu vì đã được cứu chuộc, xưng công chính và gii hòa. Tại sao câu này bất chợt nói rằng chúng ta sẽ được cứu? Mặc dầu đã được cứu bởi sự chết cứu chuộc, xưng công chính, giải hòa của Đấng Christ, nhưng chúng ta chưa được cứu cho sự thánh hóa, biến đi và đồng hóa. Sự cứu chuộc, xưng công chính và giải hòa đều cần Đấng Christ chết đổ huyết ra, trong khi sự thánh hóa, biến đổi và đồng hóa đòi hỏi sự sng của Ngài hành động ở bề trong. Sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá cứu chúng ta cách khách quan, và sự sng Ngài sẽ cứu chúng ta cách chủ quan. Đấng Christ bị đóng đinh cứu chúng ta cách khách quan trên thập tự giá; Đấng Christ phục sinh trong chúng ta cứu chúng ta cách chủ quan. Sự sng của Ngài phải vào trong chúng ta. Cuối cùng, trong La-mã chương 8, tức kết luận của phn đề cập đến bản tính, chúng ta thấy Đấng Christ ở trong chúng ta (8:10). Trước chương 5, Đấng Christ bị đóng đinh trên thập tự giá, nhưng chưa ở trong chúng ta. Trong chương 8, Đấng Christ không còn ở; trên thập tự giá-Ngài ở trong chúng ta. Là sự sng, Đấng Christ Ni Cư này sẽ cứu chúng ta cách chủ quan sau khi chúng ta đã được cứu cách khách quan. Chúng ta cần được cứu ngày càng hơn. Chúng ta đã được cứu khỏi địa ngục và khỏi sự định tội của Đức Chúa Trời: đó là sự cứu rỗi về địa vị. Bây giờ, chúng ta cần được cứu khỏi bản tính, chẳng hạn như người cũ, bản ngã, sự sống thiên nhiên, v.v... đây là sự cứu rỗi về phương diện bản tính.
Một gợi ý khác cho thấy sau 6:11, Sách La-mã đã chuyển từ phương diện địa vị sang phương diện bản tính là sự xuất hiện các từ tội và các tội phạm. Trước La-mã 5:12, từ tội luôn luôn thể số nhiều. Tuy nhiên, trong La-mã 5:12, từ này thình lình thể số ít. Tại sao có sự thay đổi như vậy? Các tội phạm có tính bề ngoài và liên quan đến địa vị; tội thì ở bề trong và liên quan đến bản tính. Các tội phạm bề ngoài nằm trong địa vị, tức là những hành vi tội lỗi, đã hoàn toàn được sự chết của Đấng Christ xử lý, nhưng tội ở trong bản tính, tức bản chất tội của chúng ta, thì chưa được xử lý. Bắt đầu với La-mã 5:12, Phao-lô tập trung vào tội thuộc bản tính bên trong chúng ta.
Hơn nữa, tuy chúng ta trong Đức Chúa Trời và trong Đấng Christ vào thời điểm La-mã 5:11, nhưng chưa kinh nghiệm nhiều về việc Đức Chúa Trời và Đấng Christ sống trong chúng ta. Mặc dầu ở trong Đức Chúa Trời, khoe khoang và vui mừng trong Đức Chúa Trời, và đứng trong lãnh vực ân điển, nhưng chúng ta chưa hoàn toàn kinh nghiệm Đức Chúa Trời và Đấng Christ cư ngụ trong chúng ta. Ở trong Đấng Christ là vấn đề địa vị; có Đấng Christ ở trong chúng ta, đặc biệt là sống và cư ngụ trong chúng ta, là vấn đề thuộc bản tính và kinh nghiệm. Chúng ta phải trong Đấng Christ, và sau đó Đấng Christ có thể ở trong và sống trong chúng ta. Chúng ta tìm thấy cả hai phương diện này trong Giăng 15:4: “Hãy cứ ở trong Ta, thì Ta sẽ trong các ngươi”. “Hãy cứ trong Ta” nghĩa là ở trong Đấng Christ; “Ta sẽ ở trong các ngươi” nghĩa là Đấng Christ sống trong chúng ta. Trước hết chúng ta ở trong Đấng Christ, sau đó Đấng Christ sống trong chúng ta. Vấn đề Đấng Christ sng trong chúng ta về bản tính được đề cập trong La-mã 5:12 đến 8:30, là phần đề cập đến sự thánh hóa và vinh hóa. Cả sự thánh hóa lẫn vinh hóa đều liên quan đến bản tính và bản chất của chúng ta, không liên quan đến cách cư xử bề ngoài. Phao-lô đề cập đến cách cư xử bề ngoài trong những phần trước. Trong 5:12 đến 8:30, ông chú tâm đến bản chất, bản ngã của chúng ta. Nếu không sáng tỏ về những khác biệt này, chúng ta không thể hiểu La-mã 5:12 đến 8:30 cách đầy đủ.
Khi đến phần nói về thánh hóa, chúng ta phải nhận biết ân ban trong Đấng Christ trỗi hơn di sản trong A-đam. Vì đều do A-đam sinh ra và ở trong A-đam nên chúng ta thừa kế tất cả những gì ông là và có. Những điều thuộc về cơ nghiệp của chúng ta trong A-đam là gì? Hai điều kinh khủng là tội và sự chết. Bất kể chúng ta tốt hay xấu, hễ sinh bởi dòng dõi A-đam, thì tội và sự chết là di sản của chúng ta. Ngợi khen Đức Chúa Trời về ân ban trong Đấng Christ! Ân ban trong Đấng Christ trỗi hơn di sản trong A-đam. Không thể so sánh được.
I. HAI CON NGƯỜI,
HAI HÀNH ĐỘNG VÀ HAI KẾT QU
Trong La-mã 5:12-21, chúng ta có hai con người, hai hành động và hai kết quả. Phân đoạn này khó nhớ vì mọi điều trong đó vượt quá sự hiểu biết của chúng ta. Theo bản chất, chúng ta không có ý niệm mà đã được khải thị trong phân đoạn Kinh Thánh này. Nếu có, chúng ta đã dễ dàng ghi nhớ tư tưởng của Phao-lô. Anh em có bao giờ nghĩ rằng trong vũ trụ này chỉ có hai người không? Tuy nhiên, theo cách nhìn Đức Chúa Trời, chỉ có hai con người là A-đam và Đấng Christ. Chúng ta không là gì cả. Tất cả chúng ta hoặc được bao hàm trong người thứ nhất hoặc được bao hàm trong người thứ hai. Mọi sự tùy thuộc vào việc anh em ở đâu. Nếu ở trong A-đam, anh em là một phần của A-đam. Nếu ở trong Đấng Christ, anh em là một phần của Đấng Christ. Cách đây 50 năm, tôi ở trong A-đam, nhưng ngày nay và mãi mãi, tôi đang ở trong Đấng Christ.
A. Hai Con Người
1. A-đam
A-đam là người thứ nhất (1Cô. 15:47). Ông không những là người thứ nhất mà còn là A-đam thứ nhất (1Cô. 15:45). A-đam được Đức Chúa Trời tạo nên (Sáng. 1:27), ông không có gì ra từ bản chất và sự sống thần thượng của Đức Chúa Trời. Ông chỉ là tạo vật của Đức Chúa Trời, là công việc của tay Ngài.
2. Đấng Christ
Đấng Christ là người thứ hai (1Cô. 15:47) và là A-đam sau cùng (lCô. 15:45). Đấng Christ là người thứ hai và là A-đam sau cùng có nghĩa là gì? Có nghĩa Đấng Christ là người sau cùng. Sau Ngài, không có người thứ ba, vì người thứ hai là người sau cùng. Điều này loại trừ trường hợp có thể có người thứ ba. Đừng xem chính mình là người thứ ba. Đấng Christ là người thứ hai và là A-đam sau cùng. Sau Ngài, không có A-đam thứ ba.
Người thứ hai này không được Đức Chúa Trời tạo nên. Ngài là con người được hòa quyện với Đức Chúa Trời. Ngài là Đức Chúa Trời nhục hóa làm người (Gi. 1:14). Người đầu tiên không có gì ra từ bản chất và sự sống thần thượng của Đức Chúa Trời, vì người ấy chỉ là tạo vật của Đức Chúa Trời. Người thứ hai là Đức Chúa Trời hòa quyện với tạo vật của Ngài, đầy dẫy bản chất và sự sống thần thượng của Đức Chúa Trời. Ngài là con người hòa quyện với Đức Chúa Trời, là Đấng Thần-Nhân. Sự đầy đủ của Thần Cách được hiện thân trong Ngài (Côl. 2:9; Gi. 1:16).
B. Hai Hành Động
1. Sự Vi Phạm Của A-đam Trong Vườn
La-mã 5:14 đề cập đến sự vi phạm của A-đam, chỉ về việc A-đam phạm tội ăn Cây Biết Điều Thiện-Ác trong vườn. Sau khi tạo nên A-đam, Đức Chúa Trời đặt ông trước Cây Sự Sống, cho thấy rằng A-đam nên ăn Cây ấy. Lẽ ra điều này giúp ông tiếp nhận sự sng của Đức Chúa Trời, và sng với Đức Chúa Trời. Nhưng A-đam đã thất bại. Ông từ bỏ Cây Sự Sng biểu thị cho Đức Chúa Trời là sự sng và quay sang Cây Tri Thức tượng trưng cho Sa-tan là nguồn sự chết. Do đó, sự vi phạm của A-đam bao gồm việc ông lìa bỏ Cây Sự Sng và theo đuổi Cây Tri Thức (Sáng. 2:8-9,17; 3:1-7). Kết quả của Cây Sự Sng là sự sống, nhưng hậu quả của Cây Tri Thức là sự chết. Điều này có nghĩa là A-đam bỏ sự sống, chọn sự chết.
2. Sự Vâng Phục Của Đấng Christ Trên Thập Tự Giá
Hành động thứ hai là sự vâng phục của Đấng Christ trên thập tự giá (Phi. 2:8). Hành động vâng phục này, tức hành động công chính mà Đấng Christ đã thực hiện, đã kết liễu con người thuộc về tri thức (6:6). A-đam đem con người đến với tri thức, làm cho con người thành con người thuộc tri thức. Bởi sự vâng phục của Ngài trên thập tự giá, Đấng Christ kết liễu con người tri thức này và đem con người trở về với sự sống. lPhi-e-rơ 2:24 cho biết rằng sự chết của Đấng Christ phục hồi con người cho sự sng, và Giăng 3:14-15 nói rằng Đấng Christ bị treo trên thập tự giá để đem con người trở lại với sự sng đời đời. Vì vậy, sự vâng phục của Đấng Christ trên thập tự giá kết liễu con người sa ngã thuộc tri thức, con người thuộc sự chết, và phục hồi con người trở về với sự sng, làm cho con người thành con người thuộc sự sng.
C. Hai Kết Quả
Hai con người này có hai hành động, và hai hành động ấy đem lại hai kết quả.
1. Hậu Quả Sự Vi Phạm Của A-đam
a. Tội Bước Vào
Tội đã bưc vào qua sự vi phạm của A-đam (5:12). Dường như tội được đề cập trong La-mã chương 5 đến chương 8 là theo lối nhân cách hóa. Tội như một người có thể cai trị (5:21), có thể làm chủ trên người ta (6:14), có thể lừa dối và giết chết người ta (7:11), có thể ở trong người ta và làm những điều nghịch với ý muốn của họ (7:17,20). Tội thật là sống động và vô cùng năng nỗ (7:9). Do đó, tội này hẳn phải là bản chất gian ác của Sa-tan, tức kẻ ác, cư ngụ, hành động và hoạt động trong nhân loại sa ngã. Thật ra, tội là một thân vị gian ác. Qua sự vi phạm của A-đam, tội đã bước vào.
b. Nhiều Người Bị Cấu Tạo Thành Tội Nhân
Hậu quả sự không vâng phục của A-đam là nhiều người, kể cả chúng ta, đã bị cấu tạo thành tội nhân (5:19). Chúng ta không những bị làm cho trở nên tội nhân, mà còn bị cấu thành tội nhân. Chúng ta không phải là tội nhân thọ tạo, mà là tội nhân được cấu thành. Một yếu tố không do Đức Chúa Trời tạo nên đã tiêm vào trong bản thể chúng ta và cấu tạo chúng ta thành tội nhân. Chúng ta không phải là tội nhân do ngẫu nhiên mà là tội nhân do cấu tạo. Tội đã được đem vào trong chúng ta và cấu tạo thành bản thể chúng ta. Vì vậy, tội không những là hành vi bề ngoài, mà còn là yếu tố bên trong, có tính chủ quan trong cấu tạo của chúng ta. Do đó, chúng ta là tội nhân tiêu biểu từ trong bản chất.
c. Mọi Người Đều Bị Định Tội Chết
Hơn nữa, mọi người đều bị định tội chết (5:18). Mọi người đều sinh bởi A-đam và trong A-đam. Cho nên, qua một sự vi phạm của A-đam, mọi người đều bị định tội chết trong ông như ông đã bị định tội.
d. Sự Chết Cai Trị Trên Mọi Người
Do đó, sự chết cai trị trên mọi người (5:14). Sự chết đã trở nên vua cai trị trên mọi người. “Vì tội lỗi đã nhơn sự chết mà cai trị” (5:21) nên sự chết cai trị qua tội.
e. Trong A-đam Mọi Người Đều Chết
Hậu quả sau cùng do sự vi phạm của A-đam là trong A-đam mọi người đều chết (1Cô. 15:22). Mọi người đã chết trong A-đam. Thỉnh thoảng chúng ta nói về một người nào đó: “Ông ta đang chết dần”. Khi mới nghe cụm từ này lần đầu tiên, ngay lập tức tôi nghĩ: “Không những người đó đang chết mà mọi người đều đang chết”. Đừng nói mình đang sng, vì anh em đang chết như mọi người khác. Anh em đang sống để chết. Càng sng, anh em càng chết. Theo một ý nghĩa, người ta không đang sống mà là đang chết. Tất cả chúng ta đều ra đời để chết, vì chúng ta có một ông vua quyền thế trên mình tên là sự chết. Tội đã tấn phong hắn, là người mở đường cho hắn. Tội đưa sự chết lên nắm quyền. Do đó, mọi người đều ở dưới sự cai trị của sự chết. Kẻ khủng khiếp này đã được tấn phong làm vua. Khi được sinh ra trong A-đam, chúng ta bắt đầu chết. Trước khi hoàn toàn chết, người ta phạm tội, và tội làm cho giờ chết đến nhanh chóng. Càng phạm tội, anh em càng mau chết; càng ít phạm tội, anh em càng chậm chết. Nếu không muốn chết sớm, anh em không nên phạm tội. Chúng ta phải tránh xa tội.
2. Kết Quả Sự Vâng Phục Của Đấng Christ
Ngợi khen Chúa vì chúng ta có người thứ hai, hành động thứ hai và kết quả thứ hai! Kết quả sự vâng phục của Đấng Christ là gì?
a. Ân Điển Đến
Ân điển đến (Gi. 1:17) qua sự vâng phục của Đấng Christ. “Ân điển của Đức Chúa Trời... lại càng dư dật cho nhiều người” (5:15). Phao-lô không nói sự sống dư dật. Điều này tương tự như sự vi phạm của A-đam, trong đó tội đến trước và sự chết theo sau. Cũng vậy, nhờ sự vâng phục của Đấng Christ mà ân điển đến trước và sự sng theo sau. Sự chết đối kháng sự sống, và ân điển đối kháng tội. Tội ra từ sự vi phạm của A-đam, nhưng ân điển đến nhờ sự vâng phục của Đấng Christ. Tội là Sa-tan được nhân cách hóa, đến để đầu độc chúng ta, hủy hoại chúng ta, và đem sự chết vào trong chúng ta. Ân điển là Đức Chúa Trời được nhân cách hóa, đến để ban sự sng và sự vui hưởng cho chúng ta. Qua sự vi phạm của A-đam, tội đã vào trong nhân loại như thuốc độc để hủy diệt con người, nhưng qua hành động công chính, vâng phục của Đấng Christ, Đức Chúa Trời đến như là ân điển để chúng ta vui hưng.
b. Nhiều Người Được Cấu Tạo Thành Công Chính
La-mã 5:19 nói rằng: “Bởi sự vâng phục của một người mà mọi người đều sẽ trở nên công nghĩa (hay công chính) cũng thể y”. Chúng ta không những công chính, mà còn được cấu tạo thành công chính. Nếu anh em sơn xanh da tôi, điều đó sẽ không ảnh hưởng gì đến cấu tạo bề trong của tôi. Tuy nhiên, nếu anh em tiêm sơn xanh vào trong máu tôi, toàn bản thể tôi cuối cùng sẽ bị cấu tạo bằng sơn xanh. Đó không phải là sơn phết bề ngoài mà là cấu tạo ở bề trong. Khi Đức Chúa Trời hằng sống vào trong bản thể chúng ta như là ân điển, chúng ta được cấu tạo thành công chính.
c. Nhiều Người Được Xưng Công Chính Dẫn Đến Sự Sống
Một kết quả thêm nữa của sự vâng phục của Đấng Christ là chúng ta được xưng công chính dẫn đến sự sống (5:18). Vì đã được cấu tạo thành công chính nên chúng ta đạt đến tiêu chuẩn công chính của Đức Chúa Trời và bây giờ thích ứng với sự công chính ấy. Do đó, chúng ta được xưng công chính dẫn đến sự sống cách tự phát. Trong A-đam, do một sự vi phạm của ông, chúng ta đều bị định tội chết; trong Đấng Christ, chỉ qua một hành động công chính của Ngài, chúng ta đều được xưng công chính dẫn đến sự sống. Sự xưng công chính là vì sự sng. Trước hết, chúng ta có sự xưng công chính, sau đó, chúng ta có sự sống. Sự xưng công chính thay đổi địa vị bề ngoài của chúng ta, còn sự sống thay đổi bản tính bên trong của chúng ta. Bây giờ, chúng ta có cả sự xưng công chính ở bên ngoài về địa vị và sự sng ở bên trong về bản tính.
d. Ân Điền Cai Trị
Nhờ Sự Công Chính Dẫn Đến Sự Sống Đời Đời
La-mã 5:21 chép: “Ân điển cũng phải nhơn sự công nghĩa (hay sự công chính) mà làm vua thể ấy, để dẫn đến sự sng đời đời bởi Jesus Christ, Chúa chúng ta”. Ân điển cai trị. Chúng ta có một vua khác vì bây giờ chúng ta ở trong một Vương Quốc khác. Một khi chúng ta ở trong vương quốc sự chết thì tội là vua của chúng ta qua sự chết. Bây giờ, chúng ta ở trong Vương Quốc sự sống, và ân điển là vua chúng ta. “Ân điển cũng phải nhơn sự công nghĩa (hoặc: sự công chính) mà làm vua thể ấy, để dẫn đến sự sng đời đời”. Tư tưởng này rất sâu sắc. Tại sao ân điển phải cai trị nhờ sự công chính? Vì chúng ta là tội nhân. Nếu không bị cấu tạo thành tội nhân, chúng ta hẳn đã tinh sạch và công chính, và trong bản thể chúng ta, không có gì mâu thuẫn với đặc tính của Đức Chúa Trời. Nếu như vậy, chúng ta hẳn không cần sự công chính. Tuy nhiên, chúng ta bị cấu tạo thành tội nhân. Làm thế nào ân điển, là chính Đức Chúa Trời, có thể cai trị trên những người không công chính như vậy? Ân điển cần công cụ, cần phương tiện để cai trị. Công cụ này, phương tiện này là sự công chính của Đức Chúa Trời. Do đó, ân điển cai trị nhờ sự công chính của Đức Chúa Trời dẫn đến sự sng đời đời. Vì Đấng Christ đã chết trên thp tự giá để hoàn thành sự cứu chuộc cho chúng ta và vì sự công chính của Đức Chúa Trời đã được khải thị cho chúng ta, nên chúng ta có địa vị để vui hưởng Đức Chúa Trời là ân điển. Thậm chí chúng ta có địa vị để công bố Đức Chúa Trời là ân điển cho mình. Vì vậy, ân điển có thể cai trị nhờ sự công chính để dẫn đến sự sng đời đời.
Hãy áp dụng điều này cho kinh nghiệm của mình. Giả sử tôi là một phạm nhân sắp chết. Tôi bị kết án chết và sự chết cai trị trên tôi. Một ngày nọ, tôi nhận biết Đấng Christ chết vì tôi trên thập tự giá để hoàn thành sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời, và sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ cho tôi. Là một tội nhân, tôi đến với Đức Chúa Trời dưới huyết cứu chuộc của Đấng Christ. Ngay lập tức, sự công chính của Đức Chúa Trời buộc Ngài phải xưng tôi là công chính, và Ngài trở nên phần hưởng của tôi. Tôi có thể tuyên bố Ngài là phần hưởng của mình vì sự cứu chuộc của Đấng Christ đã đáp ứng mọi đòi hỏi về sự công chính của Ngài. Bây giờ, tôi có địa vị để tuyên bố Ngài là phần hưởng của mình. Ngài không có sự lựa chọn nào khác. Vì sự công chính của Ngài, Ngài phải đến với tôi như ân điển để tôi vui hưởng. Ân điển nghĩa là tôi nhận lãnh một món quà mình không xứng đáng nhận. Nếu tôi làm việc cho anh em, anh em thiếu tôi tiền lương như một món nợ, không phải như ân điển. Tuy nhiên, nếu anh em cho tối 500 mỹ kim làm quà, đó là ân điển vì tôi không xứng dáng. Nhờ sự công chính của Đức Chúa Trời, tôi nhận được ân điển mà mình không xứng đáng.
Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta chính Ngài là ân điển mà chúng ta không xứng đáng. Chúng ta chưa từng làm việc để nhận được ân điển, và chúng ta không thể trả giá gì để có ân điển. Giá phải trả quá cao. Đức Chúa Trời chỉ ban chính Ngài là ân điển cho chúng ta qua sự công chính. Ân điển này trở nên phần hưởng để chúng ta vui hưởng và cai trị qua sự công chính, dẫn đến sự sống đời đời. Điều này không chỉ về ơn phước đời đời, mà chỉ về sự sống đời đời là điều chúng ta có thể vui hưởng ngày nay. Đó không phải là sự sống con người hay sự sống thọ tạo; đó là sự sng thần thượng, đời đời và phi thọ tạo.
Dưới huyết của Đấng Christ, chúng ta tuyên b Đức Chúa Trời là phần hưởng của mình và nhận được nơi Đức Chúa Trời một mức lượng mình không xứng đáng nhận. Mức lượng này là ân điển như sự vui hưởng của chúng ta. Kết quả của sự vui hưng này là sự sống đời đời, một sự sống biến đổi toàn bản thể chúng ta. Sự sống này sẽ thánh hóa chúng ta trọn vẹn và xử lý bản tính của chúng ta cách triệt để. Do đó, chúng ta sẽ trở nên những người được thánh hóa, biến đổi, đồng hóa và vinh hóa.
e. Trong Đấng Christ, Mọi Người Đều Sẽ Được Làm Cho Sống
Trong A-đam mọi người đều chết, nhưng trong Đấng Christ, mọi người đều sẽ được làm cho sống (1Cô. 15:22). Sự vi phạm của A-đam đã và đang làm cho tất cả con cháu của ông phải chết, nhưng sự vâng phục của Đấng Christ làm cho mọi người đều sống. Trong A-đam mọi người đều chết; trong Đấng Christ mọi người đều sng. Hậu quả sự vi phạm của A-đam là sự chết cho mọi người. Kết quả sự vâng phục của Đấng Christ là sự sng cho mọi người.
II. BỐN ĐIỀU CAI TRỊ
Chúng ta đã thấy hai con người, hai hành động và hai kết quả. Hai con người này với hai hành động và hai kết quả đã đem lại bn điều cai trị. Chúng ta phải biết những con người, hành động, kết quả này, và chúng ta cũng phải biết bn điều cai trị để hiểu rõ La-mã 5:12-21.
A. Tội
1. Đã Bước Vào Qua Người thứ nhất
Như chúng ta đã thấy, tội đã bước vào qua người thứ nhất (5:12). Qua sự không vâng phục của A-đam, kẻ ác là tội đã vào trong thế gian. Thế gian ở đây chỉ về nhân loại nói chung, vì theo một ý nghĩa, từ thế gian trong Tân Ước nghĩa là nhân loại. Chẳng hạn như Giăng 3:16 nói Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, nghĩa là Đức Chúa Trời yêu thương nhân loại. Do đó, tội đã vào trong nhân loại, vào trong bản chất con người, qua con người đầu tiên là A-đam.
2. Cư Ngụ Trong Thân Thể Sa Ngã Của Con Người
Sau khi vào trong nhân loại, tội lập chỗ ở trong thân thể sa ngã của con người (7:17,18,21,23). Tội không cư ngụ trong tâm trí, hồn hay linh. Chỗ ở của tội là thân thể. Phao-lô nói tội cư ngụ trong ông tức là luật của tội ở trong các chi thể của thân thể ông, và trong xác thịt ông không có điều gì tốt, chỉ có tội (7:17,18,23). Tội cư ngụ trong thân thể chúng ta. Mặc dầu thân thể chúng ta được Đức Chúa Trời tạo nên là tốt lành nhưng đã trở nên xác thịt khi tội bị tiêm vào trong và lấy đó làm chỗ cư ngụ. Mặc dầu Đức Chúa Trời tạo nên thân thể chúng ta nhưng Ngài không tạo nên xác thịt. Xác thịt là sự pha trộn tạo vật của Đức Chúa Trời với tội, là kẻ ác. Do đó, thân thể đã trở nên xác thịt, và tội cư ngụ trong xác thịt này. Mọi loại dục vọng đều bắt nguồn từ xác thịt.
3. Có Kinh Luật Làm Quyền Lực
Tội có Kinh Luật làm quyền lực (1Cô. 15:56; La. 7:11). Không có Kinh Luật, tội không có quyền lực. Theo La-mã 7:11, tội giết chết chúng ta qua Kinh Luật vì Kinh Luật cho tội quyền lực của nó. Tội dùng Kinh Luật như một con dao để giết chết chúng ta. lCô-rin-tô 15:56 chép: “Sức mạnh của tội là Kinh Luật”. Đừng chạm đến Kinh Luật, vì nếu chạm đến Kinh Luật, anh em sẽ chạm đến con dao giết người của tội. Chúng ta tuyệt đối không thể giữ Kinh Luật, và cố gắng giữ Kinh Luật là ngu dại. Nếu nỗ lực giữ Kinh Luật, tội sẽ dùng Kinh Luật giết chết chúng ta.
4. Cai Trị Trong Sự Chết
Tội cai trị trong sự chết (5:21; 6:12). Giống như mọi ông vua khác, tội cần uy quyền để cai trị. Uy quyền của tội là sự chết. Tội có uy quyền cai trị như một ông vua trong sự chết, La-mã 5:21 và 6:12 cho thấy tội cai trị như một ông vua.
Tội ở trong xác thịt chúng ta, thân thể sa ngã của chúng ta. Tội này không phải là hành động làm điều sai; tội là kẻ ác được nhân cách hóa. Trong La-mã 7:21, Phao-lô nói “điều ác” hiện diện với ông. Từ Hi-lạp được dịch là “điều ác” trong câu này là kakos, có nghĩa là một điều gian ác trong tính cách. Điều này hẳn chỉ về tính gian ác của chính Sa-tan. Tôi chắc chn rằng tội đã vào trong thân thể chúng ta là sự nhục hóa của Sa-tan. Khi con người ăn trái Cây Tri Thức, trái ấy vào trong bản thể con người. Thật vậy, mọi sự chúng ta ăn đều vào trong thân thể chúng ta. Như chúng ta đã thấy, Cây Sự Sống trong vườn chỉ về Đức Chúa Trời, và Cây Tri Thức tượng trưng cho Sa-tan. Vì vậy, khi con người ăn Cây Tri Thức, họ đã đem Sa-tan là kẻ ác vào trong mình. Ban đầu, thân thể được Đức Chúa Trời tạo nên không có sự gian ác trong đó. Kinh Thánh nói con người được Đức Chúa Trời tạo nên là tốt lành và ngay thẳng (Sáng. 1:31; Truyền. 7:29). Tuy nhiên, sau sự sa ngã, một yếu tố khác đã tiêm vào trong thân thể con người. Yếu tố ấy là tội, là chính bản chất của kẻ ác. Tội này cai trị trong chúng ta. Sức mạnh của tội là Kinh Luật, và tội cai trị trong sự chết.
B. Sự Chết
1. Đã Đến Qua Tội
Điều cai trị thứ hai là sự chết. Sự chết đến qua tội (5: 12), vì tội mở đường cho sự chết vào trong nhân loại. Cái nọc của sự chết là tội (lCô. 15:56). Một cái nọc, chẳng hạn như nọc bọ cạp, chứa chất độc. Tương tự như vậy, tội có yếu tố độc hại. Một khi tội đầu độc chúng ta, chúng ta kinh nghiệm sự chết.
2. Qua Một Người Cai Trị Trên Mọi Người
Qua sự vi phạm của A-đam, sự chết cai trị trên mọi người (5:17,14). Theo Hê-bơ-rơ 2:14, Sa-tan có quyền lực của sự chết. Vì vậy, Sa-tan liên hệ mật thiết đến sự chết. Tội dẫn đến sự chết, và sự chết cai trị bằng quyền lực ở trong tay Sa-tan. Do đó, Sa-tan liên quan đến sự chết, sự chết liên quan đến tội, và quyền lực của tội là Kinh Luật. Tất cả chúng ta đều phải tránh xa Kinh Luật, tội, sự chết và Sa-tan.
Giăng 1:14 cho biết rằng khi Đấng Christ nhục hóa như một người, Ngài đầy dẫy ân điển. Giăng 1:17 nói rằng Kinh Luật được ban bố qua Môi-se, nhưng ân điển đến qua Jesus Christ. Ân điển cùng đến với Đấng Christ. Điều này có nghĩa là khi Đấng Christ hiện diện, ân điển cũng hiện diện. Cũng như tội là sự nhân cách hóa của Sa-tan thì ân điển là sự nhân cách hóa của Đấng Christ. Vì vậy, ân điển là Đấng Christ, sự hiện thân của Đức Chúa Trời. Ân điển là gì? Ân điển là Đức Chúa Trời nhục hóa để làm sự vui hưởng của chúng ta. Đức Chúa Trời đã ban chính, Ngài cho chúng ta để chúng ta vui hưởng. Nếu so sánh lCô-rin-tô 15:10 với Ga-la-ti 2:20, chúng ta thấy ân điển của Đức Chúa Trời là Đấng Christ. Trong lCô-rin-tô 15:10, Phao-lô nói ông lao khổ nhiều hơn những sứ đồ khác, mặc dầu đó không phải là chính ông nhưng là ân điển của Đức Chúa Trời với ông. Trong Ga-la-ti 2:20, Phao-lô nói không còn là ông nữa, mà là Đấng Christ sng trong ông. Vì vậy, ân điển là Thân Vị sống của Đấng Christ. 2Cô-rin-tô 13:14 cũng đề cập đến ân điển của Đấng Christ. Vì vậy, Đấng Christ là ân điển của Đức Chúa Trời. Khi Đấng Christ đến với chúng ta như Đức Chúa Trời được hiện thân để chúng ta vui hưởng, đó là ân điển. Ân điển này đã đến qua Người Thứ Hai.
2. Dư Dật Và Cai Trị Nhờ Sự Công Chính
Dẫn Đến Sự sống Đời Đời
Ân điển này dư dật, gia tăng bội phần và cai trị nhờ sự công chính, dẫn đến sự sng đời đời (5:15,20,21). Chúng ta đã thấy rằng nhờ sự cứu chuộc của Đấng Christ, chúng ta có sự công chính của Đức Chúa Trời và sự công chính này ban cho chúng ta nền tảng để tuyên bố Đấng Christ là ân điển của mình. Ân điển này liên tục dư dật và gia tăng bội phần. Sự dư dật của ân điển dẫn đến sự cai trị cho đến sự sng đời đời. Kết quả này không phải một điều gì đó vật chất và tạm thời, mà là một điều gì đó ở trong sự cai trị của ân điển có tính cách đời đời và thần thượng, tức là sự sống thần thượng của Đức Chúa Trời. Càng vui hưởng ân điển, chúng ta càng có sự sng. Sự sống này là sự sng thánh hóa, sự sng biến đổi, sự sng đồng hóa và sự sng vinh hóa. Sự sống này đến từ ân điển.
Tín đồ cũng cai trị vì tín đồ là vua.
1. Đã Nhận Được Ân Điển Dư Dật
Và Sự Ban Tứ Là Sự Công Chính
La-mã 5:17 chép: “Những kẻ nhận lãnh ân điển và sự ban tứ của sự công nghĩa (hay sự công chính) cách dư dật, lại sẽ do một người là Jesus Christ mà làm vua trong sự sống càng hơn là dường nào”. Làm thế nào chúng ta có thể cai trị trong sự sống? Chúng ta cai trị trong sự sống bằng cách nhận lãnh ân điển dư dật. Chúng ta cần xem xét ý nghĩa thực tế của ân điển dư dật. Giả sử anh em có một nan đề nào đó. Nếu thấy dễ giải quyết nan đề ấy thì điều đó có nghĩa là anh em có sự cung ứng ân điển đầy đủ. Nếu thấy không thể chịu nổi tình trạng ấy thì điều đó chứng tỏ anh em thiếu ân điển dư dật. Mặc dầu có ân điển nhưng anh em chỉ có một phần nhỏ. Anh em không có ân điển dư dật. Nhiều lúc một anh em bị tổn thương khi chúng tôi nói với anh một lời thẳng thắn. Tại sao anh bị tổn thương? Vì anh thiếu ân điển. Nếu anh có ân điển dư dật, ân điển ấy sẽ nâng đỡ và làm cho anh có thể chịu được một lời nói nặng. Điều khó chịu nhất đối với chúng ta là lời nói nặng. Tất cả chúng ta đều thích nghe lời nói nhẹ nhàng, ngọt ngào, có bọc đường. Những người khéo nói biết cách bọc đường lời nói của mình. Tuy nhiên, nếu thích những lời bọc đường, anh em sẽ bị lừa dối. Nói lời có muối thì tốt hơn nhiều. Trong Cô-lô-se 4:6, Phao-lô bảo lời nói của chúng ta nên luôn luôn nêm muối. Điều này có nghĩa là chúng ta phải kiểm chế trong lời nói của mình. Lời nói giúp ích là lời nói có nêm mui, không phải lời nói bọc đường. Hãy học chấp nhận lời nói có mui. Nếu đầy dẫy ân điển và có dư dật ân điển, anh em sẽ vui lòng chấp nhận mọi loại lời nói.
Phao-lô có một nan đề nào đó, một cái giằm trong xác thịt, và ba lần ông xin Chúa cất đi (2Cô. 12:7-9). Dường như Chúa trả lời: “Ta sẽ không cất cái giằm ấy đi. Con phải chịu đựng nó bởi ân điển của Ta. Ân điển Ta đủ cho con”. Ân điển này là gì? Đó là sự nhục hóa của Đấng Christ. Ân điển không gì kém hơn là chính Đấng Christ như sự vui hưởng của chúng ta. Khi anh em vui hưởng ân điển này, kết quả sẽ là sự sống. Anh em sẽ phong phú trong sự sống. Càng chịu đựng hoạn nạn bởi ân điển, anh em càng đầy dẫy sự sống.
Do đó, Phao-lô nói rằng ân điển không những “dư dật cho nhiều người”, mà “ân điển cũng phải nhơn sự công nghĩa (hoặc sự công chính) mà làm vua thể ấy, để dẫn đến sự sống đời đời”. Sự sống liên tục lưu xuất từ sự gia tăng gấp bội của ân điển. Ân điển phải dư dật. La-mã 5:20 chép: “Nơi nào tội lỗi đã thêm lên, thì ân điển lại càng dư dật muôn phần hơn”. Ân điển luôn luôn trỗi hơn tội. Mặc dầu tội mạnh mẽ nhưng ân điển mạnh mẽ hơn. Ân điển mạnh hơn tội. Chúng ta cần mở chính mình ra cho ân điển và mở rộng khả năng để tiếp nhận ân điển gia trên ân điển. Giăng 1:16 chép: “Bởi từ trong sự đầy dẫy của Ngài mà chúng ta đều nhận được c, và ân điển gia trên ân điển”. Đấng Christ là nguồn ân điển, và Đấng Christ là chính ân điển. Nếu mở chính mình cho Đấng Christ và nhận “ân điển dư dật”, chúng ta sẽ đầy dẫy sự sống.
Sự sống này trở nên sự sng đang lớn lên được thấy trong La-mã chương 6. Đó cũng là sự sống thánh hóa, sự sống giải phóng, sự sống biến đổi và sự sng đồng hóa. Cuối cùng, sự sng này sẽ là sự sống vinh hóa. Đó là kết quả của sự vui hưởng Đấng Christ là ân điển.
Nhờ Con Người Đấng Christ
Vì ân điển cai trị dẫn đến sự sng, cho nên chúng ta là những người “nhận lãnh ân điển... cách dư dật, lại sẽ do một người là Jesus Christ mà làm vua trong sự sng” (5:17). Từ đầu Sách La-mã đến 5:11, ít khi đề cập đến sự sng. La-mã 5:10 nói chúng ta sẽ được cứu trong sự sống của Ngài, và La-mã 1:17 nói người công chính sẽ có sự sống và sống bởi đức tin. Tuy nhiên, khi vào phần nói về sự thánh hóa, chúng ta thấy một lời mạnh mẽ trong La-mã 5:17; câu đó nói rằng chúng ta “sẽ làm vua trong sự sng”. Như vậy, chúng ta có thể “bước đi trong sự mới mẻ của sự sống” (6:4, RcV). Chúng ta cai trị trong sự sống và bước đi trong sự mới mẻ của sự sống vì chúng ta đã nhận được ân điển dư dật trong Đấng Christ. Ngày nay nhờ con người là Jesus Christ, bởi ân điển dư dật của Ngài, không những chúng ta có sự sng đời đời, mà còn có thể cai trị trên mọi sự và mọi tình huống trong sự sng này và bước đi trong sự tươi mới của sự sng này.