Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

HỢP DANH CỦA ĐỨC GIA-VÊ- 2


--& Thời Tao loạn (khoảng 450 măm)-
Trong cả thời gian dài hơn 4 thế kỉ, dân Chúa chỉ được một sự khải thị duy nhất về:
7. Gia-Vê Salam (Yehôvâh shâlôm)-- GIA-VÊ là Sự Bình-an-
Thẩm phán 6:24, “Đoạn Ghê-đê-ôn xây một bàn-thờ cho Đức GIA-VÊ ở đó và đặt tên nó là: Đức GIA-VÊ là Sự Bình-an”.Bản NTT dịch:“Ghêđêôn đã xây ở đó một tế đàn và ông gọi là: "Yavê-Bằng yên".
Chữ shâlôm có nghĩa “mạnh giỏi, mạnh khỏe” trong Sáng 43:27,28; “bình an vô hại” trong 2 Sa 18: 28-29; “may mắn” trong Thi 35:27; “an nghỉ, lành mạnh” trong Thi 38:3
Tại sao Chúa khải thị Danh Gia-vê Salam cho Ghê-đê-ôn? Ghê-đê-ôn sống trong thời tao loạn, thời kì các sứ quân mà Phao-lô ước chừng có 450 năm kéo dài từ sau khi chinh phục đất hứa đến thời Sa-mu-ên (Công vụ 13:19). Riêng bản thân Ghê-đê-ôn là một thanh niên có thân hình cao to lực lưỡng, nhưng tâm hồn thiên nhiên lại rất nhát gan, không gan dạ như Phu-ra, người tôi tớ tín cẩn của minh (Thẩm 7:9-15). Ông không có sự bình an khi Chúa kêu gọi ông dẫn quân chiến đấu với quân thù là Ma-đi-an. Cho nên Ghê-đê ôn phải kinh nghiệm sự bình an của Chúa ngự trị trong lòng, là “bình-an của Đức Chúa TRỜI, vượt quá tất cả tâm-trí, sẽ gìn-giữ tâm và trí” của mình nhiên hậu ông mới đánh đuổi được kẻ thù và đem lại hòa bình cho xứ sở. Thẩm phán 8:28 NTT ghi lại: Và như thế là Mađian đã bị hạ xuống trước mặt con cái Israel làm chúng không còn ngẩng đầu lên được nữa, và xứ đã được yên hàn bốn mươi năm, những ngày đời Ghêđêôn”.
--& Khởi đầu thời vương quốc Israel (1171-571 T.C.)
Trong thời kì kéo dài từ Sa-mu-ên đến tiên tri Ê-xê-chi-ên, Chúa khải thị 7 hợp Danh cuối cùng của Đức Gia-Vê trong kế họach thấy trước của Chúa nhằm mục đích chăn nuôi, củng cố vương quốc Đức Chúa Trời trong Israel, và cuối cùng là phục hồi dân lưu đày đưa nước Israel vào thiên niên kỉ mai sau.


8. Gia-Vê vạn quân (cơ binh) (Yehôvâh tsebâ'âh).
Chữ Tsebâ'âh được dịch là “đội ngũ” (Dân 1:3); “công việc” (Dân:23). Đó là danh hiệu quân sự của Đức Gia-vê. Ngài thường bảo đảm với dân Ngài về điều gì đó bằng câu nhấn mạnh như đinh đóng cột, hay dấu ấn “Danh Ngài là Đức Gia-vê vạn quân” (Ê-sai 47:4; 48:2; 51:15; 54:5).
 Trong 1 Sa mu-ên 1:3 NTT danh nầy xuất hiện lần đầu: - “Hàng năm, người ấy từ thành quê lên thờ lạy và tế lễ cho Yavê các cơ binh ở Silô”. Danh nầy xuất hiện 53 lần trong sách Xa cha ri, với mục đích trấn tỉnh dân sót ít oi hồi hương từ chốn  lưu đày Ba by lôn trở về. Đức Gia-vê vạn quân ở cùng họ, nên họ không nên sợ hãi.
Vào đầu sách Sa mu-ên, nhà Chúa tại Si-lô hoang loạn, đội ngũ thầy tế lễ ở đó tha hóa. Cho nên Danh Đức Gia-Vê xuất hiện trước tiên tại đó, nói lên quân số người hầu việc Ngài thiếu hụt trầm trọng. Chúa dấy Sa mu ên đi theo con đường Na xi rê, cửa hông, để bổ sung quân số phụng sự Chúa tại hội mạc đó. Danh nầy đứng đầu thời kì vương quốc khoảng 600 năm của Israel.
Quân số thầy tế lễ thuộc linh rất thiếu hụt trong hội mạc ngày nay. Bạn có tin như vậy không?


9. Gia-vê Ro hi (Yehôvâh râ‛âh)- Gia-vê, Đấng Chăn Chiên-
Yehôvâh râ‛âh có nghĩa là : “Đức Gia-vê, Đấng Chăn Chiên của tôi”. Chữ râ‛âh được dịch là: “nghề chăn nuôi” (Sáng 4:3); “bạn” trong Châm 28:7; “ngươi chăn” trong Giê 17:16, Sáng 13:7. Với tư cách là Đấng Chăn Giữ chúng ta, Đức Gia-vê là Đaấng chăn nuôi cung cấp, là Đấng chăn giữ bảo vệ, là Bạn tương giao, Bạn giúp đỡ, là Đấng chăn bầy để họp bầy lại an ủi, dìu dắt.
Đa-vít từng nhìn thấy dân Chúa thời vua Sau-lơ tản lạc, chạy trốn quân Phi-li-tin, sau đó Chúa chọn Đa vít làn kẻ chăn dân Ngài, và trên hết Ngài khải thị cho ông thấy rằng Ngài là Đấng chăn giữ ông, qua đó ông sẽ chăn dân Israel.
Tôi rất cảm động những lời nầy: “Người đã chọn Ðavít nô bộc của Người, từ ràn chiên, Người đã cất lên, từ sau cừu mẹ, Người đã gọi đến, cho chăn dắt Yacob dân Người, và Israel, cơ nghiệp của Người, và ngài chăn dắt chúng, với lòng trọn hảo, với bàn tay khôn khéo của ngài, ngài dẫn chúng đi” (Thánh vịnh 78: 70-72 NTT).
“Chúa ơi, xin dấy lên nhiều mục tử như Ða-vít để chăn giữ cơ nghiệp Ngài hiện nay”.


10.Gia-Vê Hô-si-nu (Yehôvâh ‛âśâh).- Gia-Vê Đấng Tạo Tác.
Hầu hết Kinh văn Việt văn dịch ‛âśâh là “Đấng Tạo Hóa”, “Hãy đến,cúi xuống mà thờ lạy; Khá quì gối xuống trước mặt Đức Giê-hô-va, là Đấng Tạo Hóa chúng tôi” (Thi 95:6).. Bản NTT dịch “Đấng dựng nên”. Các dịch giả dịch như vậy vì họ ngộ nhận ‛âśâh là bârâ'. Sáng thế kí 1:1 chép Đức Chúa Trời sáng tạo (bârâ') vũ trụ, từ không không làm ra có, Sáng 2: 3b TKTC, “mọi sự làm việc của Ngài mà Đức Chúa TRỜI đã sáng-tạo và làm nên”. “sáng-tạo và làm nên” theo nguyên văn là bârâ' và ‛âśâh. Bârâ' là to create, ‛âśâh là to make, là tạo tác, làm ra từ vật đã có.
Dường như Hợp Danh Yehôvâh ‛âśâh ,Gia-Vê Đấng Tạo Tác nầy chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong Thi thiên 95. Chúng ta khó xác nhậ tác giả thi thiên nầy là ai? Phải chăng Môi-se đã viết thánh vịnh nầy, vì thánh vịnh 90 và 91 có tác quyền của ông. Phải chăng Môi-se cảnh cáo dân Israel đừng thờ lạy một thần nào khác, mà chỉ phải: “hãy tiến vào! Ta hãy thờ lạy, cúc cung, quì gối, trước nhan Yavê, Ðấng làm nên ta!” (NTT). Phải chăng người ta đã đặt thánh vịnh 95 nầy vào bộ sách Thi thiên, tập 4, giữa dòng lịch sử vương quốc của Israel. Chỉ “hãy thờ-lạy và sấp mình, … quì gối trước mặt Đức GIA-VÊ Đấng Tạo Tác của chúng ta” mà thôi, nếu không sẽ mất nước.

11. Gia-vê Heleyon (Yehôvâh ‛elyôn)- GIA-VÊ Chí Cao-
Từ ngữ ‛elyôn xuất hiện nhiều lần trong kinh Cựu ước, đi cặp theo như Vua chí cao, Đức Chúa Trời chí cao, nhưng hợp Danh Yehôvâh ‛elyôn dường như chỉ xuất hiện 2 lần ở Thi thiên 7:17, và 47:2, để khải thị tính ưu việt tối thượng của Chúa trong vương quốc Ngài giữa vòng dân Israel. Thi 47:2 TKTC, “Vì Đức GIA-VÊ Chí Cao phải được kinh-sợ, Một vị Vua vĩ-đại trên tất cả trái đất”..
Người ta hô la “Giê-su là Chúa” trong giờ hội thánh nhóm họp, hay hát chúc tôn Chúa là Vua chí cao trong Hội thánh, nhưng trong thực tế thì ai đó mới có quyền tối cao trong Nhà Chúa!


12. Gia-vê Elohay  (Yehôvâh 'ĕlôhı̂ym)- Gia-Vê Đức Chúa Trời Của Tôi-
Từ ngữ אֱלֹהִים đọc là 'ĕlôhı̂ym, được dịch là: Gia Vê Đức Chúa Trời ngươi trong  mục 4, Gia-Vê Đức Chúa Trời chúng tôi trong mục 6, và bây giờ Thi thiên 7:1 NTT dịch là: “Lạy Yavê Thiên Chúa tôi…”. Có lẽ hợp Danh nầy của Đức Gia-vê xuất hiện lần đầu trong Thánh vịnh, nói lên đức tin của một cá nhân đối với Chúa. Đây là đức tin cá nhân. Đa-vít thường nói, thường cầu nguyện: “Gia-Vê Đức Chúa Trời con soi-sáng sự tăm-tối của con” (Thi thiên.7:, 18:, 30:. E-xơ-ra tuyên bố, “vì có tay của Yavê Thiên Chúa của tôi thờ ở trên tôi” (E-xơ-ra 7:28b NTT). Tiên tri Xa Cha ri hi vọng, “Đức GIA-VÊ, Đức Chúa TRỜI của tôi sẽ đến, với tất cả các vị thánh!” (Xa 14:5 TKTC).
Bạn có một đức tin cá nhân, sống động với “Gia-Vê Đức Chúa Trời Của Tôi” như các thánh đồ đó hay chăng?


13 Gia-Vê Tsidkeenu (Yehôvâh tsedeq)- Gia-Vê Sự Công Nghĩa-
Hợp Danh nầy xuất hiện trong thời vong quốc của Israel, và dường như  chỉ được chép 2 lần duy nhất trong Giê. 23:6 và 33:16. Từ ngữ rightenousness được nhiều người dịch là công bình, công chính, công nghĩa, nếu ai hiểu được ý nghĩa theo chữ Nho của chữ “nghĩa” sẽ ưa chuộng nói là: Gia-Vê Sự Công Nghĩa.
Danh nầy nói tiên tri về tương lai xán lạn của quốc gia Israel trong nước ngàn năm.
Trong vương quốc thiên hi niên ấy cổ thành Jerusalem hiện nay sẽ được Chúa ban cho danh mới là: Gia-Vê Sự Công Nghĩa- “Trong những ngày đó, Giu-đa sẽ được cứu-rỗi, và Giê-ru-sa-lem cũng sẽ ở trong sự an-toàn; và đây là danh mà nó sẽ được xưng: GIA-VÊ là sự công-chính của chúng ta” (Giê 33:16TKTC).
Trong thiên niên kỉ tới, dân israel sẽ xưng tụng Danh Đấng trị vì họ là Gia-Vê Sự Công Nghĩa. “Vào thời ngài, Yuđa sẽ được cứu thoát, và Israel hưởng cảnh an cư, và này đây tên hiệu gọi ngài: "Yavê đức nghĩa của chúng tôi". Chúa và thành phố của Ngài có cùng một Tên, vì Chồng và Vợ, Đức Gia-Vê và và Hội chúng Israel phục hồi có cùng một tên.