Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2021

NHẬN RA NHỮNG CHIỀU KÍCH ĐÃ ĐƯỢC CHÚA ĐỊNH VỊ-


 

Đọc sách Phục truyền chương 34, tôi thấy và tin rằng Giô suê có theo tiển chân thầy mình là Môi-se đến chỗ an nghỉ cuối cùng, đó là đỉnh núi Phích-ga trên dãy núi Nê bô. Trước khi Môi se tắt thở, Chúa đã hiện ra trên núi đó và mở rộng tầm mắt của cả hai ông nhìn thấy đất hứa: “Và Đức GIA-VÊ chỉ cho ông thấy tất cả đất ấy, Ga-la-át xa đến tận Đan, và tất cả Nép-ta-li và đất của Ép-ra-im và Ma-na-se, và tất cả đất của Giu-đa xa đến tận biển phía tây, và vùng miền Nam và đồng bằng trong thung-lũng Giê-ri-cô, thành có những cây chà-là, xa đến tận Xoa”.

Chúa định vị cho hai ông thấy phần đất của Đan ở phương Bắc, ngắm xứ Ga-la-át thuộc về nửa chi phái Ma- na- se ở phía Đông Bắc. Hai ông cũng được nhìn thấy phần đất của Giu đa kéo dài đến biển phía Tây, là biển Địa Trung hải. Chúa cho hai ông cũng thấy phần đất sa mạc miền Nam nữa.

Sau khi Môi se tắt thở, chính Chúa đã đứng ra chôn cất thi hài ông, không cho dân Israel nắm lấy để thờ phượng. Sau đó Giô suê đã xuống núi và viết xong chương 34 sách Phục truyền như chúng ta có ngày nay.

Điều tôi muốn giải luận hôm nay là Chúa đã mở mắt hai ông, từ trên núi cao để nhìn thấy và nhận ra các chiều kích của vùng đất hứa, các chiều dài từ phía Đông (Ga la át) đến biển phía Tây, Từ Đan ở phía Bắc đến vùng đồi núi  thấp ở phía Nam.

Tại sao Môi se, tác giả Sáng thế kí, đã ghi địa danh Đan trong Sáng 14:14, trong khi vào lúc ấy Đan, là cháu cố của Áp-ra ham, chưa sinh ra, và chi phái Đan cũng chưa định cư tại thành phố lấy tên là “Đan” ở địa đầu đất Israel? Trong cuộc phản công giải cứu Lót, cháu mình, đoàn quân của Áp-ra ham đã đến Đan, mà địa điểm Đan đó đã được Môi se định vị như thế nào trong tầm nhìn của mình khi ông viết sách Sáng thế kí tại lều trại nơi chân núi Si-nai, trong năm đầu tiên sau khi Israel ra khỏi Ai cập?

 Về việc định vị những địa điểm của đất hứa như vậy, Sáng thế kí 13:14 đã mô tả “Đức GIA-VÊ phán cùng Áp-ram, sau khi Lót đã tách ra khỏi người: "Bây giờ, hãy ngước mắt của ngươi lên và nhìn từ chỗ ngươi ở, phương bắc và phương nam và phương đông và phương tây; vì tất cả đất mà ngươi thấy, Ta sẽ ban nó cho ngươi và cho dòng-dõi của ngươi mãi mãi”.

 Những sự định vị của Chúa trong Phục truyền 34 hay Sáng thế kí 13:14 chỉ liên quan các địa điểm trên Đất hứa, tại địa cầu, và không gian bao quanh địa cầu mà thôi, không phải trong vũ trụ bao la.

Những từ ngữ: “phương bắc và phương nam và phương đông và phương tây” trên đây không chỉ bày tỏ những địa điểm địa lí cụ thể mà thôi, chúng cũng nói lên về mặt thuộc linh, là những sự thật thuộc linh mà chúng ta có thể “có khả-năng để hiểu thấu với tất cả các thánh-đồ, chiều rộng và chiều dài và chiều cao và chiều sâu là gì, và để biết tình thương của Đấng Christ vượt quá sự hiểu biết, để anh em được đổ đầy tới cả sự trọn vẹn của Đức Chúa TRỜI” (Eph. 3:18-19). Chúng ta thật cần được Chúa mở rộng tầm nhìn để nhận ra và chiếm hữu các chiều kích bao la trong Đấng Christ, là tình yêu của Ngài, hầu qua đó chúng ta thực sự được dẫy đầy mọi sự đầy đủ của Đức Chúa Trời.

Tôi muốn dùng những thành ngữ sau đây trong Kinh thánh để giúp chúng ta định vị một phần nào những chiều kích mà Chúa đã khải thị trong Lời Ngài, hầu qua đó, chúng ta nhờ ơn thương xót của Đức Chúa Trời mà mình có thể nhận ra, chiếm hữu và kinh nghiệm thực tiễn những chiều kích ấy:

--Từ Đan đến Bê-e Sê-ba-

1 Samuel 3:19-21; 4:1; “Như vậy Sa-mu-ên lớn lên, và Đức GIA-VÊ ở cùng người và chẳng để bất cứ một lời nào của người rơi xuống đất.Và tất cả Y-sơ-ra-ên từ Đan thậm chí đến Bê-e Sê-ba đều biết rằng Sa-mu-ên được xác-nhận là một đấng tiên-tri của Đức GIA-VÊ. Và Đức GIA-VÊ lại hiện ra tại Si-lô, bởi vì Đức GIA-VÊ tỏ chính Ngài ra cùng Sa-mu-ên tại Si-lô bởi lời của Đức GIA-VÊ. Như vậy lời của Sa-mu-ên đến cùng tất cả Y-sơ-ra-ên”.

Từ Đan, địa đầu của đất Israel, đến Bê-e Sê-ba, cuối đất, tất cả dân thánh đều tổng quát nhìn nhận và chịu ảnh hưởng từ một chức vụ rao lời Chúa  của tiên tri Sa mu ên. Thành ngữ “từ Đan đến Bê-e Sê-ba” nói lên tầm mức tạo tác và sinh hóa  của Lời Đức Chúa Trời trải mọi thời đại qua một số tiên tri hiện thực nào đó.

--Bốn phương trái đất-

Thi thiên 22:27, “Tất cả các đầu-cùng trái đất sẽ nhớ lại và trở về cùng Đức GIA-VÊ”- Ảnh hưởng sâu rộng trong thập tự giá của Chúa và sự cứu rỗi của Ngài, thu hút bốn phương trái đất đến với Ngài, vì bàn thờ của lể thiêu có bốn cái sừng hướng về bốn góc trái đất. Phải chăng bạn đã ở dưới lực thu hút từ thập tự giá của Chúa?

--Khắp cùng trái đất—

Ê-sai 24: 14; Thi thiên 72:8 “Họ cất tiếng của họ lên, họ reo-hò vì vui-vẻ. Họ thét từ biển về sự oai-nghiêm của Đức GIA-VÊ.- Nguyện Người (Chúa Giê-su) cai trị từ đại dương này đến đại dương kia, Từ sông cái cho đến tận cùng trái đất”. Ngày Chúa Giê-su tái lâm đem niềm vui lớn cho thánh dân ở hai bờ đại dương, vì quyền cai trị của Chúa mở rộng khắp cùng trái đất. Chiều kích tác dụng đó đã hiện hữu trong vòng dân Chúa trên địa cầu, nhưng nay chờ ngày hiển lộ.

--Mặt Trời trên không gian:

Thi thiên 19:6 “Mặt trời ra từ phương trời nầy, Chạy vòng giáp đến phương trời kia; Chẳng chi tránh khỏi hơi nóng mặt trời được”. Rô ma 10: 18 định vị quỹ đạo của mặt trời  là “Tiếng chúng vang ra khắp đất Và lời chúng vang đến tận cùng trần hoàn”. Nhưng để định vị cho chữ “chúng” ( gồm có mặt trời  và các vì sao) trong câu “Tiếng của chúng vang ra khắp đất, Lời nói chúng nó đến tận cùng thế giới” (Thi 19: 4), Phao lô cụ thể hóa vấn đề và bảo rằng mặt trời và các vì sao tượng trưng cho Đấng Christ  và đoàn người rao phúc âm của Ngài trên mặt đất. Họ có địa vị thuộc trời, y như mặt trời, vì Chúa “đã dựng lều cho mặt trời (Chúa Giê-su) trên không gian”.  Và các sứ giả có bàn chân đẹp bước đi trên mặt đất thì địa vị cũng ở trên trời trong Đấng Christ. Bạn định vị được bàn chân đẹp của các sứ giả chân thật của Chúa ngày nay chưa?

--Từ Đông sang Tây:

Thi thiên 103:12 TKTC-“Nếu phương đông cách xa phương tây bao nhiêu, thì Ngài đã dời các vi-phạm của chúng ta ra khỏi chúng ta cũng như thế”. Câu nầy bày tỏ Đông không bao giờ gặp Tây. Điều nầy bày tỏ Chúa sẽ dời các sự vi phạm (hành vi tội lỗi) của chúng ta đến nơi mà chúng ta sẽ đời đời không gặp lại chúng. Kinh thánh chép, “Vì Chúa đã ném mọi tội của con ra sau lưng Chúa” (Ê-sai 38:17b). Nói theo ngôn ngữ loài người, không ai có thể thấy sau lưng của mình, cho nên tội lỗi của chúng ta được ném ra “sau lưng của Chúa”, nơi mà không ai  còn có thể thấy nữa, xin lỗi, kể cả Chúa.  Rồi Mi chê 7: 19 chép, “Phải, Chúa sẽ ném tất cả tội-lỗi của chúng vào các vực sâu của biển-cả”. Vực sâu không đáy nằm giữa Âm phủ và Lạc viên (Paradise-- Lu ca 16), mà biển cả là miệng của vực sâu, ngụ ý các tội lỗi của tín nhân, chẳng những đã được Chúa tha thứ mà Ngài còn quăng chúng xuống vực sâu mất tích đời đời.

-- Đông và Tây trong nếp sống thánh đồ --

Sáng thế kí 12: 8, “Từ đó, Áp-ram đến vùng đồi núi ở phía đông Bê-tên và hạ trại ở đó. Ông lập một bàn thờ tại đó, Bê-tên ở phía tây và A-hi ở phía đông và ông cầu  khẩn danh Đức Gia-Vê”.

 Tôi không giải nghĩa phần Kinh thánh nầy theo thuyết của các thầy địa lí chọn kiểu đất, chọn hướng cất nhà, xây mộ, hay theo thuyết ngũ hành của Kinh Dịch Đông phương, tôi nói theo sự định vị thuộc linh của Chúa trong Kinh thánh.

“Bê tên” có nghĩa là the house of God- “nhà Đức Chúa Trời”; “A-hi” nghĩa là  heaps- “đống đổ nát”. Áp-ram xây nhà và bàn thờ nằm ở phía Tây của A-hi, là Bê tên. Đền thờ trong Cựu ước xây cửa về hướng đông, nên dân thánh khi vào đền thờ thờ phượng Chúa, thì mặt hướng về phía tây, là Bê tên và quay lưng lại A hi. Túi khôn của người phương Đông đều khuyên, nếu có thể, nên xây  nhà mà cửa quay về hướng Đông là tốt nhất. Trong đời sống cá nhân hay nếp sống cộng đồng dân thánh, chúng ta nên hướng mặt mình về Bê tên và quay lưng lại cùng đống đổ nát của thế giới, tại A-hi- Hãy định vị cuộc đời cá nhân bạn và cộng đồng Cơ Đốc mà bạn đang chăn giữ theo chiều kích đó, vì các bạn nhớ, Đông và Tây không bao giờ gặp nhau như Thi thiên 103: 12 tuyên bố. Cộng động bạn đang  thi hành mục vụ sống tiếp cận hay xa cách A-hi?

-- Chúa đến từ phương Đông-

Ezekiel 43:1-2, “Đoạn người ấy dẫn tôi đến cái cổng, cái cổng xoay mặt về phía đông; và kìa, vinh-quang của Đức Chúa TRỜI của Y-sơ-ra-ên đang đến từ hướng đông. Và tiếng của Ngài giống như tiếng của nhiều nước; và trái đất sáng chói với vinh-quang của Ngài”.

Ezekiel 11: 23, Lu ca 24: 50-51; Công vụ 1: 12, Vinh quang của Chúa từ đền thờ bay lên núi phía đông Jerusalem là núi Ô-liu, thì Chúa Giê su cũng từ núi Ô-liu thăng thiên. Rồi Ezekiel 43:1-2 lại chép  “Đoạn người ấy dẫn tôi đến cái cổng, cái cổng xoay mặt về phía đông; và kìa, vinh-quang của Đức Chúa TRỜI của Y-sơ-ra-ên đang đến từ hướng đông. Và tiếng của Ngài giống như tiếng của nhiều nước; và trái đất sáng chói với vinh-quang của Ngài”. Chúa sẽ trở lại trái đất bằng cách Ngài hạ xuống núi Ô-liu trước và từ đó vào đền thờ. Vì Xa cha ri 14: 4 chép  Và trong ngày đó, các bàn chân Ngài sẽ đứng trên Núi Ô-liu, ở phía trước Giê-ru-sa-lem về phía đông; và Núi Ô-li-ve sẽ bị tách ra ở chính giữa nó từ đông sang tây, bởi một thung-lũng rất lớn, ngõ hầu phân nửa núi sẽ dời về phương bắc, phân nửa kia hướng về phương nam”.

Cửa đền thờ Jerusalem phải quay về hướng đông để tiếp rước sự quang lâm của Chúa. Thực sự, chúng ta không hiểu Chúa và đoàn tùy tùng, là quân đoàn đắc thắng và quân đoàn thiên sứ sẽ dùng phương tiên gì để  đi từ núi Ô-liu vào đền thờ (sắp tái thiết nay mai)?  Công 1:12 định vị quãng đường đó dài một dặm Anh là chừng 1.300 mét. Chúa và đoàn tùy tùng sẽ cỡi ngựa bạch như Khải huyền 19: 11-16 báo trước chăng? Vì Chủ soái đoàn quân chiến thắng sẽ cỡi ngựa bạch vào thành theo tập quán của đế quốc La mã cổ. Hay Chùa sẽ dùng đoàn xe hoa hiện đại của dân thế kỉ 21 thường sử dụng?

--Nhận ra phương Bắc của Chúa.

Thi thiên 75:6-7,“Vì không từ phương đông, cũng không từ phương tây, Cũng không từ sa mạc sự tôn-cao đến; Nhưng Đức Chúa TRỜI là Quan-án; Ngài hạ kẻ nầy xuống, và nâng kẻ kia lên”. Chữ “sa mạc” đây là sa mạc Nê-ghép ở phương Nam, cho nên Thi 75 nói rõ, Chúa ngự ngai ở phương Bắc theo giới hạn trái đất.

Các bạn có biết các con sinh đều được giết ở phương Bắc của bàn thờ bằng đồng chăng? Tại sao là phương Bắc? Ngụ ý sự chết của con sinh, hay của Chúa Giê-su đều phải hướng về nơi ngự ngai của Đức Chúa Trời.

--Vạch trần phương Bắc giả mạo của Lucifer-

Gióp 26:7 chép, “Chúa trải bắc cực ra trên vùng trống, Treo trái đất trong khoảng không không” (TT). Bản TKTC dịch lại chính xác hơn là: "Ngài căng phương bắc ra trên không-gian trống, Và treo trái đất nơi không có gì”. Phương Bắc là nơi ngự của Chúa, cách xa trái đất, đang ở phía nam.

Sa tan muốn chiếm chỗ phương Bắc của Chúa, vì Ê-sai 14:12-14 chép, “Sao Mai ôi, con trai của hừng đông!.. Nhưng ngươi đã nói trong tâm ngươi: 'Ta sẽ thăng lên trời; Ta sẽ nâng ngai ta ở trên các sao của Đức Chúa TRỜI, Và ta sẽ ngồi trên núi hội-đồng Trong các chỗ trũng vào ở phương bắc. Ta sẽ thăng lên trên các nơi cao những đám mây; Ta sẽ làm cho chính ta như Đấng Tối Cao.'.

Lucifer (Sao Mai) muốn ngự ngôi mình ở phương Bắc của Chúa, nhưng thất bại, Chúa đã lật đổ hắn, và hắn trở thành sa tan (kẻ thù).

Tiên tri Giê rê mi và Ezekiel được Chúa cho nhìn thấy sự định vị của Ngài về các nguồn gốc của cái ác, đã gây đau khổ cho dân Ngài đều xuất phát từ phướng Bắc giả mạo như sau: “Và lời Đức GIA-VÊ đã đến cùng tôi lần thứ hai, phán: Ngươi thấy gì?" Và tôi thưa: "Con thấy một nồi nước đang sôi hướng ra từ phương bắc." Đoạn Đức GIA-VÊ phán cùng tôi: "Ra từ phương bắc, tai-họa sẽ đổ ra trên tất cả cư-dân của đất ấy” (1:13-14).— "Hỡi con trai loài người, hãy xây mặt của ngươi hướng về Gót ở đất Ma-gốc, ông hoàng của Rô-sơ, Mê-siếc, và Tu-banh,  Và Ta sẽ xoay ngươi sang hướng khác, và đặt các móc vào các quai hàm của ngươi, và Ta sẽ đem ngươi ra, và tất cả quân-đội của ngươi, …một đoàn đông-đảo mang thuẫn nhỏ và thuẫn lớn, tất cả chúng cầm gươm; Phe-rơ-sơ , Ê-thi-ô-bi, và Phút với chúng, tất cả bọn chúng với thuẫn và mũ sắt;  Gô-me với tất cả quân-lính của nó; Bết-Tô-ga-ma từ các phần đất xa xăm ở phương bắc với tất cả quân-lính của nó—nhiều dân cùng với ngươi” (Ezekiel 38:2-6).

 Hai tiên tri định vị rằng, đối với đất Israel, đế quốc Babylon và liên minh Gót, Ma gót đều từ Phuong Bắc mà đến. Vì Môi se đã tiên đoán trước rồi, "Đức GIA-VÊ sẽ đem một dân-tộc đến chống ngươi từ nơi xa, từ đầu cùng của trái đất (bắc cực , như con đại-bàng đột-ngột lao xuống để vồ, một dân-tộc có ngôn-ngữ ngươi sẽ chẳng hiểu, một dân-tộc có bộ mặt dữ-tợn, sẽ không kính-trọng người già, cũng không tỏ đặc ân cho người trẻ” (Phục truyền 28:49-50).

 Môi se, Giê rê mi và Ezekiel định vị điều ác từ Phuong Bắc đã đến hãm hại dân Chúa trong Cựu ước, và cũng có thể áp dụng khi điều đó xảy ra cho dân Chúa trải các đời. Cho nên bạn cần phân biết phương Bắc của Chúa và phương Bắc của sa tan là gì và ở đâu.

--Xuôi Về Phương nam:

Về mặt địa hình địa thế của đất hứa, ai càng đi xuống miền nam là càng xuống thấp và đi ngược lại sẽ càng lên vùng đất cao nhu vùng đất Si-ôn, có 5 ngọn đồi gắn liền nhau hình thành khu vực Jerusalem.

 Sáng thế kí 12: 10 và 13:1 chép “Bấy giờ, có một nạn đói trong xứ; Vì vậy, Áp-ram đi xuống tới Ai-cập để tạm-trú ở đó, vì nạn đói ấy trầm trọng trong xứ”—" Vì thế, Áp-ram đi lên từ Ai-cập  tới vùng Nê-ghép, người và vợ của người với mọi thứ của người; và Lót với người”.

 Sau khi đi xuống Ai cập, Áp ram đã vì sợ hãi cho mạng sống , nên ông như đã phạm tội nói dối phân nữa và như đã  “bán vợ” mình. Sau khi ông trở lên đất hứa, ông trở về Bê tên, nhà Chúa, và thờ phượng Ngài lmột ần nữa tại đó. Về sau có lời chép về Y-sác khi muốn theo gương cha mình và đi xuống Ai cập: “Đức GIA-VÊ hiện ra cùng người và phán:"Đừng đi xuống Ai cập; hãy ở trong xứ mà Ta sẽ bảo ngươi”.

Nếu đọc kinh thánh Cựu ước, bạn có thể thấy rõ Israel thường ưa đi xuống Ai cập để nhờ giúp đỡ về quân sự và kinh tế.

Ngày nay ai chạy theo sự giúp đỡ của thế giới là sa ngã như Áp ra ham đã sa ngã. Vậy từ Ai cập là đi lên Ca  na an, từ Ca na an luôn luôn là đi xuống. Hội thánh chạy đến thế giới là đi xuống rồi.

 Kết luận:

Tôi xin tóm tắt ngắn gọn như sau: Có hai đường định vị thuộc linh cách tổng quát:

--Phương Đông, nơi xuất phát của Chúa, thì cách biệt phương Tây đến vĩnh viễn. Đông Tây, theo ý Chúa, không bao giờ gặp nhau lần nữa. Bạn có cách biệt hẳn đối với phương Tây chưa?

--Phương Bắc của Chúa cai trị và xuống phước cho dân Ngài. Nhưng phương Bắc giả mạo luôn luôn đem đau khổ cho dân Ngài.

 Các nước ở Bắc bán cầu luôn luôn giàu có về phước hạnh và điều ác hơn các nước ở Nam bán cầu, ngoại trừ Úc Đại lợi.

Phi-lê-môn 01-01-2021

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020

CẠO RÂU VÀ THAY QUẦN ÁO-


 CẠO RÂU VÀ THAY QUẦN ÁO-

Có lời chép thú vị về Giô sép khi Pha-ra-ôn đòi ông ứng hầu: “Pha-ra-ôn triệu Giô-sép vào, và chàng lập tức được đem ra khỏi  ngục, cạo râu, thay quần áo rồi vào chầu Pha-ra-ôn” (Sáng thế kí 41:14).

Một vị hoàng đế như bá chủ Pha ra ôn của một thời, đã không bao giờ chấp nhận cho ai mặc quần áo dơ bẩn hay để râu ria, tóc tai lôi thôi đến triều kiến người.

Vì Ê-xơ-tê được phong làm hoàng hậu nên Mạc đô chê được tuyển dụng làm một chức quan nhỏ trong đội bảo vệ cổng của Vua. Rồi khi sắc lệnh diệt chủng dân tộc mình được công bố, Mạc đô chê đã mặc bao gai ngồi ở cổng vua. Nhưng cổ sử nước Ba-Tư (Iran) ghi rằng không một người dân nào được ăn mặc quần áo rách rưới ngồi trước cửa cổng của vua, hay được phép có vẻ mặt buồn bã trước mặt vua Ba tư. Cho nên hoàng hậu Ê-xơ-tê sai thái giám gởi quần áo mới cho Mạc đô chê (Ê-xơ tê 4: 2-4) và quan dâng rượu Nê hê mi đã cả sợ khi vua Ba tư, là con trai của chồng hoàng hậu Ê-xơ-tê, hỏi tại sao mặt ông lại buồn bã (Nê hê mi 2: 1-2).

 Theo Kinh thánh quần áo của một người nói lên lối cư xử về mặt luân lí, đạo đức bề ngoài của người ấy. Còn cái răng, cái tóc cũng là cái góc của con người, nên lông tóc, râu ria của một con người cũng biểu lộ năng lực thiên nhiên, cũng bày tỏ tính cách, khả năng của người ấy. Vì “cái răng cái tóc là cái góc con người” là câu tục ngữ của người xưa nói về vẻ đẹp. Người xưa đề cao việc chăm sóc răng và tóc đến mức khi ta chỉ nhìn vào đấy là có thể đánh giá được nhan sắc, thậm chí cả tính cách, trình độ tài năng của người đó nữa.

Còn quan niệm cổ xưa của Đức Chúa Trời về quần ác phục sức, về cái tóc của con người như sau. Với người bệnh phong Chúa dạy dỗ:

“Thế thì người sắp được rửa sẽ giặt quần-áo của hắn và cạo hết tất cả lông tóc của hắn, và tắm trong nước và là tinh sạch. Bây giờ, sau đó hắn có thể vào trại, nhưng hắn sẽ ở ngoài lều của hắn trong 7 ngày. Và sẽ vào ngày thứ bảy hắn sẽ cạo hết tất cả lông tóc của hắn: hắn sẽ cạo đầu của hắn và râu của hắn và lông mày của hắn; hết cả lông tóc của hắn. Đoạn hắn sẽ giặt quần-áo của hắn và tắm-rửa thân-thể của hắn trong nước và là tinh-sạch” (Lê vi kí 14:8-9 TKTC).

 Bệnh nhân phong cùi, khi có dấu hiệu được chữa lành, hay được sạch, thì phải chịu cạo toàn bộ lông tóc hai lần, và giặt quần áo hai lần. Điều nầy có thể áp dụng cho nếp sống của chúng ta là những Cơ Đốc nhân Tân ước hôm nay như sau:

--1/.Giặt Quần Áo:

Con người không thể lõa lồ (nghĩa đen) trước mặt Chúa. Cho nên ông bà A đam tự động cảm thấy xấu hổ và phải kết lá vả che thân thể mình, vì họ không thể mình trần truồng đối điện với Chúa được. Các thầy tế lễ phải mặc quần áo che kín thân thể khi đến gần Chúa trong sự hầu việc trong đền tạm thời Cựu ước. Những phần thâ thể không được quần áo che kín thì phải được huyết con sinh bao phủ, “Thầy tế lễ sẽ lấy huyết của con sinh tế chuộc sự mắc lỗi bôi trên trái tai hữu của người được sạch, trên ngón cái tay mặt và trên ngón cái chân mặt” (Lê vi kí 14:14)

Sáng thế kí 3:31 TT chép, “Giê-hô-va Đức Chúa Trời lấy da thú kết thành áo dài cho vợ chồng  A-đam, và mặc lấy cho”. Bản Jubilee dịch: “Then the LORD God made coats of skins for Adam and his wife and clothed them”.

Cả hai lời dịch nầy rất chính xác theo nguyên ngữ Hê-bơ-rơ, vì chữ “áo dài” vốn là kethôneth. Từ ngữ nầy có thể dịch là:  coat, garment, robe.  Việt văn là: áo choàng, áo quần bên ngoài, áo dài.

 Áo dài là loại phục sức dài quá đầu gối, cho nên nếu tín nhân mặc những loại quần áo trên đầu gối, hay hở hang khi ra mắt hiện diện Đức Chúa Trời thánh khiết khi nhòm họp công cộng hay riêng tư đều là sự lỗi lầm nặng nề trước mặt Chúa. Ngày nay tôi thấy nhiều con dân Chúa ăn mặc hở hang, bất kỉnh trước nhan Chúa khi họ nhóm họp trong hội thánh hay cầu nguyện cách riêng tư. Điều đó không được phép. Nhưng những thánh đồ trưởng thành kỉnh kiền đều phục sức chỉnh tềvà sạch sẽ  trong giờ dưỡng linh buổi sáng của họ.

 Hơn nữa, người sạch bệnh phung còn phải giặt quần áo hai lần trước khi được tiếp nhận trở lại vào trại quân. Chúng ta nhiều khi sống cực đoan về mặt thuộc linh và thiêng liêng mà bỏ qua về mặt vệ sinh thân thể, hay liều lĩnh mặc quần áo mình cách không tinh sạch khi nhóm họp trong hội thánh hay cầu nguyện riêng tư.

Có một điểm mà dân Chúa không lưu ý là Chúa rất chú ý sự vệ sinh sạch sẽ trong nhà ở của chúng ta. Phục truyền 23: 13-14, “và ngươi sẽ có cây cọc trong các dụng-cụ của ngươi, và sẽ là: khi ngươi ngồi xuống ở ngoài, ngươi sẽ dùng nó để đào lỗ và sẽ xoay và lấp phẩn của ngươi lại. Vì GIA-VÊ Đức Chúa TRỜI của ngươi bước đi giữa trại của ngươi để giải-thoát ngươi và để giao kẻ thù của ngươi trước mặt ngươi, bởi vậy trại của ngươi phải là thánh; và Ngài phải không thấy sự trần-truồng của bất cứ cái gì giữa ngươi và Ngài quay đi khỏi ngươi”.

 Tác giả thơ Hê bơ rơ chịu ảnh hưởng sâu đậm của các thể chế trong sách Lê vi kí, nên ông viết, “nên chúng ta hãy đến gần Chúa với lòng chân thành, trong niềm  tin vững chắc, tâm khảm đã được tẩy sạch khỏi lương tâm ác, thân thể đã tắm rửa bằng nước tinh sạch” (Hê bơ rơ 10:22).. Các bạn chú ý thành ngữ: “thân thể đã tắm rửa bằng nước tinh sạch”.

Tác giả sách 2 Sa mu ên 12:15-20 chép những lời rất cảm động như sau về vua Đ-vít đến gần khi thờ lạy Chúa: “Đức Giê-hô-va bèn đánh đứa trẻ mà vợ của U-ri đã sanh cho Đa-vít, và nó bị đau nặng lắm. Đa-vít vì con cầu khẩn Đức Chúa Trời và kiêng ăn; đoạn, người  trở vào nhà, trọn đêm nằm dưới đất.  Các trưởng lão trong nhà chỗi dậy đứng chung quanh người đặng  đỡ người lên khỏi đất; nhưng người không khứng, và chẳng ăn với họ.  Ngày thứ bảy đứa trẻ chết. Các tôi tớ của Đa-vít ngại cho  người biết đứa trẻ đã chết; vì họ nói rằng: Lúc đứa trẻ còn sống, chúng tôi có  khuyên giải vua, vua không khứng nghe chúng tôi; vậy làm sao chúng tôi lại dám  nói cùng vua rằng đứa trẻ đã chết? Có lẽ vua rủi ro!  Nhưng Đa-vít thấy những tôi tớ nói nhỏ nhỏ, hiểu rằng đứa trẻ  đã chết, nên hỏi rằng:Có phải đứa trẻ đã chết chăng? Họ thưa: Phải, đã chết rồi.  Bấy giờ, Đa-vít chờ dậy khỏi đất, tắm mình, xức dầu thơm, và  thay quần áo; rồi người đi vào đền của Đức Giê-hô-va và thờ lạy”.

 Bạn có đến thờ lạy  trước mặt Chúa theo cách như vậy chăng?

--2/. Cạo Lông Tóc Toàn Thân-

Chúng ta đọc lại câu Kinh thánh: “Và sẽ vào ngày thứ bảy hắn sẽ cạo hết tất cả lông tóc của hắn: hắn sẽ cạo đầu của hắn và râu của hắn và lông mày của hắn; hết cả lông tóc của hắn” (TKTC)

-- “Cạo hết tất cả lông tóc”.

 Đạo Phật xuất hiện từ thế kỉ thứ 6 TCN, có dạy về sự quy y xuống tóc, trong khi lời dạy của Chúa về việc cạo hết lông tóc toàn thân có từ hồi thế kỉ 15 TCN. Phải chăng quan niệm xuống tóc của của Phật giáo chịu ảnh hưởng từ huấn lệnh của Chúa? Phật giáo dạy: một người khi xuất gia quy y nơi cửa Phật thì phải cạo đầu đi để đoạn tuyệt trần tục, không còn vướng bận chuyện nhân gian.

Khoảng 1000 năm trước Chúa đã tuyền lịnh người được sạch bệnh phong phải cạo hết lông tóc toàn thân hai lần, và hai lần cao ấy cách nhau 7 ngày.

Như tôi đã nói lông tóc của một người nói lên sức khỏe, năng lực, trí khôn, khă năng thiên nhiên của người đó. Người dân Phi châu có ít lông tóc hơn người Âu Mĩ.

Người hết bệnh phung ở đây tiêu biểu những người mới bắt đầu tin Chúa—người phải cạo hết lông tóc của mình—từ bỏ những khả năng bẩm sinh, những năng lực của tính cách thiên nhiên.  Thí dụ có người có tính cách hào phóng tự nhiên, có người có khẩu tài bẩm sinh…Chúng ta không từ bỏ tài năng hay năng khiếu, hay bài trừ tài khéo léo, nhưng từ bỏ năng lực chi phối các năng khiếu đó, và nhờ cậy Chúa ban cho năng lực thuộc linh mới để điều dụng các năng khiếu đó.

-- Cạo đầu của hắn –

Tóc là vinh hiển của một người vì Châm ngôn 20:29 chép, “Còn tóc bạc là sự tôn trọng của ông già”.- Ô sê 7:9  chép, “Các dân ngoại đã nuốt sức mạnh nó, mà nó không biết! Tóc đầu nó bạc lốm đốm, mà nó chẳng ngờ!”.

Tóc xanh của một người nói lên người đó đang có dồi dào sức lực trai trẻ, còn người có tóc bạc báo hiệu sự suy giảm sức khỏe. Thông thường người ta ưa kính trọng người có tóc bạc.

Nhưng Chúa đòi hỏi phải cạo tóc trọn vẹn, là từ bỏ sự tôn trọng mà chúng ta thể có được giữa vòng dân Chúa. Vì có nhiều người lợi dụng sự tôn trọng mà đoàn hậu tấn dành cho mình để chà đạp giới trẻ, tìm cách dìm họ và không cho họ phát huy hay phát triển.

 Gióp kinh nghiệm việc cạo đầu nầy khi ông nói, “Ngài có tước bỏ vinh quang tôi, Và cất mão triều khỏi đầu tôi” (Gióp 19:9)—

Từ bỏ tâm tính nghiện lời khen ngợi, loại trừ tật ghiền sự tôn trọng của tín đồ đối với địa vị thuộc linh của mình là một bài học rất khó thực hiện, vì vua Sau-lơ ngày xưa đã thất bại.

--Cạo râu của hắn –

Râu nói lên sự tôn trọng, vì người cao tuổi mới có râu dài hoặc râu bạc.

Thi thiên 133: 2 chép, “Ấy khác nào dầu quí giá đổ ra trên đầu, Chảy xuống râu tức râu của A-rôn, Chảy đến trôn áo người”.

Dầu ô-liu đây ngụ ý Đức Thánh Linh, Đầu tiêu biểu Chúa Giê-su, đứng thứ nhất, kế đó là râu, người lớn tuổi thuộc linh, như A-rôn, đứng thứ hai, và trôn áo là các thánh đồ phía dưới Chúa. Cho nên “râu” nói lên những con người trưởng thành thuộc linh, những kẻ cao niên thuộc linh. Nay Chúa bảo phải cạo râu, tức là bỏ đi địa vị, ném bỏ uy thế thuộc linh mà một người thường được dân Chúa tôn trọng. Vì sự tôn trọng đó lắm lúc trở thành thần tượng, trở nên cái cớ để người ấy trở nên kiêu căng ngạo mạn trước mặt cộng đồng dân của Đức Chúa Trời.

--Cạo lông mày của hắn-

 Chúng ta không nên tin lời của  sách coi tướng, nhưng thông thường khi nhìn vào lông mày của một người chúng ta cũng có thể cảm nhận  phần nào về tính tình, trình độ khôn ngoan, tài năng của một người theo bẩm sinh.

Người ta nói đến lông mài lá liễu, lá răm của những phụ nữ đẹp đẽ. Con người ta run sợ hoặc kính nễ trước những gương mặt có lông mày xếch ngược hung bạo, hoặc dị hình. Tôi nghĩ lông mày của mỗi một người đều để lộ tính cách, khả năng của người đó.

Đó là lí do Chúa bảo người vừa sạch bệnh phung phải hai lần cạo lông mày cách triệt để. Đây là một hành động rất nghiêm khắc, có hiệu quả rất lớn, vì nói theo nghĩa đen tôi nghĩ đa số Cơ Đốc nhân chúng ta rất ít người được cạo lông mày một lần nào.

 Tóm lại một lời, để đến trước mặt Chúa thờ phượng Ngài đúng cách, mỗi tín nhân phải phục sức kín đáo, sạch sẽ và  tươm tất. Mỗi chúng ta phải cạo lông tóc, râu ria, lông mày về mặt thuộc linh một cách trọn vẹn vậy.

 Minh Khải 27-12-2020