Đức Chúa Trời truyền dạy
Moses về việc dùng gỗ si-tim trong công cuộc xây đựng đền tạm trong vùng hoang
dã như sau:
-
Xuất hành 25:8,10, 23; 26: 15-16; 27:2 “Nầy là lễ vật các ngươi sẽ nhận lấy của họ:
…cây (gỗ) si-tim- Vậy,
chúng hãy đóng một cái
hòm bằng cây si-tim--Ngươi cũng hãy
đóng một cái bàn (xông hương) bằng cây si-tim--Ngươi cũng hãy
làm những ván cho
vách đền tạm bằng cây si-tim. Mỗi tấm trường
mười thước (4, 5 mét), hoành một thước rưỡi
(0, 67 mét),-- Ngươi cũng hãy đóng một
bàn thờ (dâng của lễ) bằng cây si-tim--rồi làm bốn cây trụ
bằng gỗ si-tim, bọc vàng”.
Tất cả những câu Kinh
thánh nầy nói về cây si-tim. Chữ si-tim xuất phát từ chữ shitta cổ, ngày nay các dịch
giả Kinh thánh Việt văn đều dịch là “gỗ cây keo”.
Khi những người Anh quốc
đầu tiên di trú đến đất Úc, họ đã thấy cư dân bản địa dùng gỗ cây keo vàng làm
vũ khi, tên là boomerang. Một loại cây keo khác, Acaciaacuminata, được
gọi là mứt dâu, vì khi xẻ gỗ thân keo còn tươi nó có mùi giống như nước ép trái
dâu hoang. Dân thuộc địa Úc thời ban đầu đã dùng cây keo nầy làm phên trát bùn
để cất nhà.
Cây keo sống những vùng
đất hoang dã, cằn cỗi, thân cây cao đến 8 hay 10 mét. Cành có nhiều gai nhọn.
Hoa màu vàng anh rất đẹp, đến nỗi nước Úc lấy cành hoa keo vàng làm biểu tượng
trang trí. Cây keo rất đa dụng. Cành lá làm thức ăn khô cho gia súc. Hạt keo là
nguồn thực phẩm giàu hàm lượng protein. Người ta chế tạo mì và mì ống từ hạt
keo. Gỗ keo cũng rất có giá trị.Hoa keo vàng chế tạo nước hoa. Mỗi cây keo đúng tuổi sản xuất chừng 10 kilogram hạt, làm thức ăn.
Hạt Keo
Có tư liệu chép về cây keo như sau: “Tên khoa học của cây keo là Acacia, là một chi của một số loài cây thân bụi và thân gỗ có nguồn gốc tại đại lục cổ Gondwana, thuộc về phân họ Trinh
nữ (Mimosoideae),
cũng thuộc họ Đậu (Fabaceae), lần đầu tiên được ông Linnaeus miêu tả năm 1773 tại châu Phi. Hiện nay, người ta biết khoảng 1.300 loài cây
keo trên toàn thế giới, trong đó khoảng 950 loài có nguồn gốc ở Australia, và phần
còn lại phổ biến trong các khu vực khô của vùng nhiệt đới và ôn đới ấm ở cả hai
bán cầu, bao gồm châu Phi, miền nam châu Á, châu Mỹ.
Loài sinh trưởng xa nhất về phía bắc của chi này là Acacia greggii (keo vuốt mèo), ở miền nam Utah, Hoa Kỳ; loài sinh trưởng xa nhất về phía nam là Acacia dealbata (keo bạc), Acacia longifolia (keo bờ biển hay keo vàng Sydney), Acacia
mearnsii (keo đen) và Acacia melanoxylon (keo gỗ đen), ở Tasmania, Australia, trong khi Acacia
caven đạt tới vĩ độ tương tự
như thế về phía nam, tại khu vực đông bắc tỉnh Chubut, Argentina. Trong tiếng Anh, các loài keo ở Australia được gọi chung là wattle (cây keo Úc), còn các loài châu Phi và
châu Mỹ gọi chung là acacia (cây keo).
“Một số loài keo cung cấp các loại gỗ có giá trị; chẳng hạn Acacia melanoxylon (keo gỗ đen) ở Australia, chúng
là loài cây thân gỗ lớn; gỗ của chúng được dùng để làm đồ gỗ nội thất và có độ
bóng cao; hay Acacia
homalophylla (gỗ Myall, cũng ở
Australia) tạo ra gỗ có mùi thơm, được sử dụng cho mục đích làm cảnh. Acacia formosa cung cấp loại gỗ có giá trị của Cuba gọi là "sabicu". Acacia seyal được coi là cây keo (shitta) đã xuất hiện trong Kinh Thánh và cung cấp gỗ shitta. Nó được sử dụng trong sản
xuất hộp đựng pháp điển của người Do Thái, là một biểu tượng thuộc linh. Acacia
heterophylla từ đảo Réunion và Acacia koa (keo Hawaii) từ quần đảo
Hawaii là các loài
cây lấy gỗ có giá trị. Tại Việt Nam, các loài cây keo tai tượng (Acacia mangium) và keo lá tràm (Acacia auriculiformis) được trồng để
làm nguyên liệu sản xuất giấy, cải tạo vườn rừng”.
Cứ vào tháng 8 dương lịch, cây keo vàng trổ hoa rực rỡ tại đất nước Úc,
báo hiệu mùa xuân sẽ sớm đến ở nam bán cầu. Dân Úc lấy hình hoa keo vàng trang
trí cho biểu hiệu của xứ sở họ.
Dân Israel đã mang nhiều gỗ keo vàng khi xuất hành ra khỏi Ai-cập, nên họ
đã dâng hiến gỗ quí nầy cho sự xây dựng đền tạm trong sa mạc. Họ dùng gỗ keo
vàng làm hòm giao ước, làm hai bàn thờ, làm 48 tấm ván và tất cả các cây trụ trong
hành làng và trụ cửa đền tạm…v..v. Nhưng khi vua Sa-lô-môn xây dựng đến thờ,
ông không dùng gỗ keo nữa, mà dùng ba lọai gỗ là: bá hương, tùng và ô-liu. Tại
sao có sự thay đổi như vậy? Và tại sao các vật dụng bằng gỗ keo trong đền tạm
cũng được đem vào kho tàng đền thờ vào ngày lễ hội khánh thành đền thờ?
1 Vua 8:1-4 chép, “Bấy
giờ, Sa-lô-môn vời đến mình, ở
tại Giê-ru-sa-lem, các trưởng-lão Y-sơ-ra-ên, hết thảy các quan-trưởng
của chi-phái, và những trưởng-tộc
của Y-sơ-ra-ên, đặng rước hòm giao-ước
của Đức Giê-hô-va từ thành của Đa-vít, tức là Si-ôn. Trong lúc lễ, nhằm tháng Ê-tha-ninh, là tháng bảy, hết thảy
người nam của Y-sơ-ra-ên đều nhóm lại cùng vua Sa-lô-môn. Khi các
trưởng-lão Y-sơ-ra-ên
đã đến, thì những thầy tế-lễ lấy hòm của
Đức Giê-hô-va, dời đi luôn với Đền-tạm
và các khí-dụng thánh ở trong Đền-tạm. Những
thầy tế-lễ và người
Lê-vi khiêng các đồ đó
lên”.
Chúa Jesus đã
đội mão gai trước khi bị đóng đinh. Cây keo cũng thuộc dòng họ keo gai, sống
trong vùng đất khô cằn, trong sa mạc hoang vắng. Ê-sai 53:2 chép, “Ngài
như một cái
chồi, như cái rễ ra từ đất
khô”. Chúa giống như cây keo hoa
vàng sống trong vùng hoang dã của thế giới. Gỗ keo ngụ ý bản chất phàm nhân của
Đấng Christ, mạnh mẽ trong tính chất, cao cả trong tiêu chuẩn. Nhân tính của
chúa là yếu tố cơ bản, thể chất cơ bản, vì Ngài là chứng cớ của Đức Chúa Trời
trên đất.
Cái
rương giao ước bằng gỗ keo vàng vẫn tồn tại mãi trong đền thờ do Sa-lô-mô xây cất,
mà không làm cái rương khác thay thế. Vì “Jêsus Christ hôm qua, ngày
nay, và cho đến đời đời vẫn
y nguyên” (Hê-bơ-rơ 13:8).
Nhân tánh của Đấng Christ tồn tại đời đời, bất biến. Ngài là Thần Nhân. Vào
ngày phục sinh, nhân tánh của Ngài được sanh ra (sống lại) làm Con Đức Chúa Trời.
Phao- lô giải thích “Chúng tôi đây cũng truyền cho anh em Tin Lành về lời hứa
cho tổ phụ, thể
nào Đức Chúa Trời đã làm ứng nghiệm lời
hứa đó cho chúng ta là
con cái họ, mà khiến Jêsus sống lại y như đã chép trong Thi thiên thứ
hai rằng: 'Ngươi là con
ta, Ngày nay ta đã sanh ngươi.'(Công
vụ 13: 32)
Bạn
phải phân biệt rằng khi Chúa Jesus còn sống trên đất, thần tánh của Ngài là Con
Đức Chúa Trời, và cũng là chính Đức Chúa Trời. Khi Ngài chưa sống lại, nhân
tánh Ngài là con người vô tội, nhưng sau khi sống lại, nhân tánh đó phục sinh,
mà Phao-lô gọi sự phục sinh của Ngài là sự sinh ra của nhân tánh Ngài, để nhân
tánh trở thành Con Đức Chúa Trời—được thần hóa. Đó là lý do vì sao rương giao ước
và các vật dụng bằng gỗ keo của đền tạm lưu động đều được đem vào đền thờ bằng
vật liệu nặng.
Gỗ
keo hoa vàng là nhân tánh chưa sống lại của Chúa, còn gỗ bá hương hay gỗ ô-liu
ám chỉ nhân tánh phục sinh của Ngài. Đền tạm bằng gỗ keo vàng là đời sống và
nhân tánh của Chúa Jesus, còn đền thờ do Sa-lô-môn xây dựng tiêu biểu cho Đấng
Christ phục sinh và Thân Thể hữu cơ, thuộc linh và hoàn vũ của Ngài, còn đến đời
đời.
Minh
Khải 23-7-2014
Tư liệu tham khảo:
1.
London Journal of Botany
Australian National Botanic Gardens