Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2024

 

PHÚC ÂM SỰ THỊNH VƯỢNG-
Một mục tử tại Hà nội vừa viết cho tôi: “Hà Nội nhiều tà giáo và Hội Thánh theo Tin lành thịnh vượng ngày càng nhiều”.
 
Tín nhân Cựu Ước thịnh vượng vật chất là lời hứa và đặc quyền Chúa ban cho tín nhân Cựu Ước mà thôi. Phục truyền 28: 3- 5 chép, “Ngươi sẽ được phước trong thành, và được phước ngoài đồng ruộng. Bông trái của thân thể ngươi, hoa quả của đất ruộng ngươi, sản vật của sinh súc ngươi, luôn với lứa đẻ của bò cái và chiên cái ngươi, đều sẽ được phước; cái giỏ và thùng nhồi bột của ngươi đều sẽ được phước!”
Cho nên Áp-ra-ham đã được, “Đức Giê-hô-va đã ban phước cho chủ tôi bội phần, trở nên thạnh vượng; Ngài cho chủ tôi chiên bò, bạc, vàng, tôi trai tớ gái, lạc đà và lừa” (Sáng 24: 35).
 
Đó là lý do tại sao Ê-li-pha và hai người bạn, khi đến an ủi ông Gióp, ba ông chỉ rao sự phán xét của Chúa trên tín đồ giả hình ác độc, và sự thịnh vượng của tín nhân có vẻ đạo đức. Nhưng Gióp gọi thần học của ba người bạn đó là những châm ngôn tro bụi (Gióp 13: 12), là hành động đúc rèn lời dối trá (Gióp 13: 4). Rao giảng sự thịnh vượng dành cho tín đồ có vẻ như đạo đức là nói dối.
 
Qua chế độ thời Tân ước, Chúa Giê-su không giảng sự thịnh vượng dành cho tín nhân, mà Ngài kêu gọi bán tất cả của cải để nhẹ gánh bước theo Ngài. Chúa kêu gọi vị quan giàu có trẻ tuổi (Mác 10: 21). Còn Phi-e-rơ xác nhận ông và anh em bạn của ông đã bỏ mọi sự để theo Chúa (Mathio 19: 27, 29). Chúa cũng chứng thật họ đã “bỏ anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đất ruộng, nhà cửa”. Anh em tín nhân Tân ước không thể có cuộc sống thịnh vượng vật chất để hưởng thụ, mà phải bán mọi sự để theo Chúa.
 
Nhờ được Chúa dạy dỗ riêng tại sa mạc Á-rập, Phao-lô không còn rao giảng sự thịnh vượng vật chất của tín nhân Tân ước, mà ông nói về chức quản lý tài chánh của Cơ Đốc nhân. Sa-tan cáo buộc Gióp là lợi đồ, tin theo Chúa để được giàu sang. Phao lô cũng tố cáo những tín đồ lấy sự tin kính làm nguồn lợi (1 Tin 6: 5b). Nhiều lợi đồ lạm dụng Chúa và hội thánh để trục lợi.
 
Thế nhân châm biếm tín nhân bơ sữa, tín nhân lúa gạo, vì họ chỉ tin Chúa khi được phát gạo và sữa. Cho nên nhiều giảng sư lấy chiêu bài sự thịnh vượng để giảng dụ dỗ người lương tin Chúa, và thúc giục tín đồ cũ đòi hỏi Đức Chúa Trời yêu thương phải ban sự giàu có vật chất cho họ.
Phao-lô khuyên tín nhân làm trọn vai trò quản lý tài sản của mình, làm giàu cho Chúa và cho hội thánh, chớ không dồn chứa của cải cho cuộc sống ích kỷ của riêng mình.
 
Tôi từng nghe các giảng sư giảng phúc âm sự thịnh vượng lên án tín đồ nghèo khó: “những ai còn lội xuống ruộng, còn chân lấm tay bùn là đang bị Đức Chúa Trời rủa sả”.
Vậy Phao-lô có bị Chúa rủa sả chăng, khi ông khuyên tín đồ hễ “có ăn, có mặc là thỏa lòng” (1 Ti. 6: -8-)? . Bản Phan Khôi dịch sai là "đủ ăn, đủ mặc là phải thỏa lòng”,-- vì biết đến bao nhiêu mới đủ?
Các giảng sư phúc âm sự thịnh vượng có dám lên án Phao lô chăng? Khi ông tự làm chứng: “Tôi biết chịu nghèo hèn, cũng biết được dư dật.” và “chịu khó chịu nhọc, lắm lúc thức đêm, chịu đói khát, thường khi phải nhịn ăn, chịu lạnh và lõa lồ” (Phi-líp 4: 12, 2 Cô 11: 27).
 
Quả thật, Phao -lô đã không được thịnh vượng vật chất, đã không được Chúa “mở các cửa sổ trên trời…, đổ phước xuống …đến nỗi không chỗ chứa”, vậy ông đã bị rủa sả rồi chăng?
Sự thịnh vượng vật chất dành cho tín nhân Cựu ước, bán mọi sự theo Chúa là mệnh lệnh dành cho thánh dân Tân ước. Bạn đang là tín nhân của Cựu ước lỗi thời chăng?
Minh Khải-- 17-8-2024-



ĐỨC CHÚA TRỜI TAM NHẤT 4 Sáng Thế Ký 22: 1-14--

 

ĐỨC CHÚA TRỜI TAM NHẤT 4 Sáng Thế Ký 22: 1-14--
Ngày 17- 8-2024-
--
-1./ Đức Chúa Trời Cha: Áp-ra-ham Dâng Con Trai:
-- Hai cha con đồng đi- Châm ngôn 8: 26-31-
--Đức Chúa Cha hi Sinh Con mình- Rô-ma 8: 32
-2./ Đức Chúa Trời Con: Y-sác Thuận Phục Đến Chết-
-- Y sác vác bó củi- Giăng 19: 17
--Y-sác thuận phục- Phi-líp 2: 8-9
--Y sác không theo cha trở lại Bê-e-sê-ba?-- Chúa Giê-su về trời
-3./ Đức Chúa Trời Linh: Quản Gia Ê-li-ê-se Cưới Vợ Cho Y-sác- Sáng 24: 34-61
-- Quản gia làm chứng về cha con Y-sác-- Sáng 24: 35; Giăng 16: 13-15
-- Quản gia trình sính lễ, trang điểm cô đâu
--Quản gia dẫn đường-- Rô-ma 8: 14
--Rê-be-ca gặp Y-sác giữa đường-- tượng trưng không trung 1 Tê 4: 17

ĐỨC CHÚA TRỜI TAM NHẤT 3 Xuất Hành 3: 6-

 

ĐỨC CHÚA TRỜI TAM NHẤT 3 Xuất Hành 3: 6-
Ngày 17- 8-2024-
--
-1./ Đức Chúa Trời Của Áp-ra-ham: Đức Chúa Cha-
-- Công vụ 7: 2, Sáng 12: 1-3
-2. Đức Chúa Trời Của Y-sác: Đức Chúa Con
--Đấng Christ thừa kế vũ trụ của Cha ban cho- Sáng 24: 36- Heb. 1: 2, 1 Cô 3: 21-22
-3./ Đức Chúa Trời Của Gia-cốp: Đức Thánh Linh-
-- Gia cốp hưởng thọ 147 tuổi, thì Chúa phải thử luyện, đào tạo ông trong 70 năm, từ một Gia cốp sâu bọ trở thành Israel, vương tử của Đức Chúa Trời-- Công tác thử nghiệm đó nói lên công việc của Đức Thánh Linh trong đời sống tín nhân..

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2024

ĐỨC CHÚA TRỜI TAM NHẤT 2 Sáng Thế Ký 2: 11-12-

 

 
ĐỨC CHÚA TRỜI TAM NHẤT 2 Sáng Thế Ký 2: 11-12-
 
Ngày 16-8-2024-
--
-1./Vàng:
-- Vàng là nguyên tố, thuần chất-
-- Tượng trung Đức Chúa Trời Cha- 1 Ti. 6: 15-16
-- Khi tin Chúa chúng ta nhận lãnh vàng ròng, là sự sống của Chúa --1 Giăng 5: 12
-2./ Bạch Trân Châu:
--Tượng trưng Đức Chúa Trời Con
Bản Truyền thống dịch sai là: Nhũ hương:
--Tiếng Hê-bơ-rơ là Bedolach (bdelium)
-- Nhựa cây thông chôn trong đất núi lửa lâu năm hóa thành hỗ phách
--Trân châu cũng là ngọc trai từ con trai dưới biển sinh ra
-- Đấng Christ là sự sống lại và sự sống, chúng ta nhận sự sống sau sau sống lại.- Giăng 11: 25
-3./ Hồng Mã Não: Shoham
-- Là hợp chất, kết tinh nhiều chất khoáng- Shoham là onyx stone trong tiếng Anh.
--Tượng trưng Đức Chúa Trời Linh
--Không phải bich ngọc như bản truyền thống dịch
--Ngọc quý là hợp chát, có vân, không thuần chất như vàng.
-- Các loại xây đền tạm và đền thờ, chỉ có shoham, được nêu tên ra mà thôi.
-- Ngọc quý tượng trưng công việc của Đức Thánh linh trong đơi sống tín đồ.
--xxx

DANH XƯNG CỦA CHÚA 3 Lê-vi-ký--

 

DANH XƯNG CỦA CHÚA 3 Lê-vi-ký--
 
Ngày 16-8-2024-
Lê-vi-ký 20: 8, “Các ngươi hãy giữ làm theo những luật pháp ta: Ta là Đức Giê-hô-va, Đấng làm cho các ngươi nên thánh.”
--
-1./ Vài Con Số Thống Kê:
--Từ ngữ “thánh khiết” xuất hiện rát nhiều lần trong Lê-vi-ký
--Sách Lê-vi-ký chép câu: “Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời người” 40 lần.
-- Sách Lê-vi-ký chếp câu: “Hãy thánh khiết vì Ta là thánh” 5 lần- Lê 11: 44, 45; 19: 2; 20: 7, 26.
-- Sách Lê-vi-ký chép câu: “Ta Đức Giê-hô-va, Đấng làm cho các ngươi nen thánh” 7 lần: 20: 8, 21: 8; 21: 15; 21: 23; 22: 9; 22: 16; 22: 32
-2./Giê-hô-va, Đấng Làm Các Ngươi Nên Thánh: Jehovag Mekaddeshcem-
-- Nghĩa đen: Giê-hô-va Đấng thánh hóa-
--Hê-bơ-rơ 2: 11, “ Vì Đấng làm thánh hóa và kẻ được thánh hóa, đều bởi một Cha mà ra”
-- 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5: 23, “Nguyền xin chính Đức Chúa Trời bình an thánh hóa anh em trọn vẹn, và nguyền xin tâm linh, tâm hồn, và thân thể của anh em đều được giữ vẹn, không chỗ trách được, khi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta đến!”
-- Đức Chúa Trời của sự bình an là hậu tự người nữ giày đạp đầu con răn- xem Rô 16: 20 và Sáng 3: 15, đó là Chúa Giê-su. Nên Giê-hô-va Đáng thánh hóa trong Lê-vi ký là chính Chúa Giê-su-
----xx

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2024

NHỮNG DIỄN GIẢ TRONG SÁCH GIÓP 3 Ê-li-pha--

 

 
NHỮNG DIỄN GIẢ TRONG SÁCH GIÓP 3 Ê-li-pha--
 
15-8-2024-
Gióp 4: 15, 16, “Một thần linh bay lướt qua mặt tôiMình tôi nổi gai ốc, và lông tóc tôi dựng đứng. Vị thần ấy đứng yên ở đó, Nhưng tôi không thể nhận ra hình dáng của vị thần. Có một hình dạng ở trước mắt tôi; Hình dạng ấy cứ đứng yên ở đó, rồi tôi nghe tiếng nói…”
--
-1./Nguồn Gốc Chức Vụ Giảng Đạo Của Ê-li-pha: Gióp 4: 14-17
Gióp 42: 8b, “vì các ngươi không có nói về ta cách xứng đáng, như Gióp, kẻ tôi tớ ta, đã nói.”
-- Chữ “thần” là linh, có lẽ là tà linh. Ê-li-pha theo thần bí phái, thần cảm giả mạo. 1 Giăng 4: 1-3
-2./-- Ê-li-pha giảng 3 bài là các chương 4, 5, 15 và 22. chương 5 lời sâu nhiệm.
Rất nhiều giảng sư kinh thánh ngày nay có nguồn gốc liên hệ vói tà linh mà không biết. Khi nhóm lại, một người nhảy trên thành ghế ngồi của anh em dự nhóm. Các nữ tín đồ bò dười sàn nhà để nghe tiếng Chúa…..Một anh em nói, anh sẽ ra đường làm chứng đạo, dù là 12 giờ khuya nếu da đầu nóng lên như lửa đốt….
Đức Thánh Linh ban lửa trong tâm linh tín đồ, ác quỷ giả dạng Chúa ban lửa, ban dấu hiệu bên ngoài thân thể tín đồ.
-3./-- Gióp 42: 7-8. Dù vậy Ê-li-pha cũng là tín đồ chân thật nên được nghe Chúa phán. Nhưng Chúa khiển trách ông về cách giảng dạy của ông.

ĐỨC CHÚA TRỜI TAM NHẤT 1 Sáng Thế Ký 1: 26- 27

 

 
ĐỨC CHÚA TRỜI TAM NHẤT 1 Sáng Thế Ký 1: 26- 27
 
Ngày 15- 8-2024-
Sáng 1: 27, “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình ảnh Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình ảnh Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ”
--
1. Con Số 3 Trong Chữ Elohim:
2. --Sáng 1: 1 Elohim là “Gods”
-- Tiếng Anh số nhiều từ hai trở lên, với tiêng Hê-bơ-rơ thì số nhiều từ 3 trở lên.
Tiếng Anh: The Triune God: Đức Chúa Trời Ba Ngôi, Đấng Tam Nhất.
3. Ba Ngôi Trong Sáng Thế Ký 1: 26- 27
-- Trong câu 27 có ba lần chép động từ “bara” (to create)- sáng tạo- mà bản truyền thống dịch là “dựng nên”. “Sáng tạo” là từ không không mà phán thì vật liền có, chỉ Chúa mới sáng tạo thôi.
-- Cha sáng tao: Sáng 1: 1
- Cha Con ngang nhau-
--Con sáng tạo -Giăng 1: 3-
-- Con biểu lộ Cha, là hiện thân của Cha.
--Linh sáng tạo: Gióp 33: 4, Thi thiên 33: 6
-- Linh là thể yếu của Cha và Con.

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2024

Bức tường và cây cầu-

 


-
Một viên gạch nhỏ giữa hai người hiếm khi gây ra vấn đề, nhưng khi nhiều viên gạch đó được tập hợp lại, có khả năng xây nên một bức tường lớn. Trong nhiều mối quan hệ, đó là điều xảy ra - chúng ta sử dụng sự khác biệt của mình để xây dựng những bức tường. Từng viên gạch một, chúng ta trở nên cô lập và tách biệt với nhau. Mỗi viên gạch có thể có thành phần khác nhau (bạn có thể có những viên gạch của sự ghen tị, tức giận, cay đắng, bất an, v.v.) nhưng kết quả thì giống nhau bất kể viên gạch của bạn được đặt tên là gì. Trước khi bạn biết điều đó, nhiều năm đã trôi qua, và một ngày nào đó bạn nhìn chằm chằm vào một bức tường lạnh lẽo, phẳng lặng và tự hỏi điều gì đã xảy ra.
 
Chúa không muốn chúng ta xây dựng những bức tường trong các mối quan hệ của mình; Ngài muốn chúng ta xây dựng những cây cầu. Những bức tường ngăn cách chúng ta; những cây cầu kết nối chúng ta. Những bức tường ngăn cản chúng ta tiến về phía trước; những cây cầu mang đến cho chúng ta cơ hội để tiến về phía trước. Những bức tường rất khó để trèo qua; những cây cầu giúp chúng ta vượt qua vùng nước sâu.
 
Hãy đối mặt với sự thật; những viên gạch là một phần của cuộc sống. Chúng ta sẽ gặp phải những trở ngại bất kể chúng ta là ai; nhưng những gì chúng ta làm với những viên gạch đó sẽ quyết định kết quả của các mối quan hệ của chúng ta. Thay vì xây những bức tường ngăn cách chúng ta, chúng ta nên tìm cách sử dụng những khác biệt đó để đưa chúng ta lại gần nhau hơn. Hãy ngừng trèo tường và bắt đầu băng qua những cây cầu

Giô-sép dẫn đến sự ăn năn -

 


Sáng thế ký 42:25; 43:1.2.16-25; 44:1.2-
-
Giô-sép muốn mang đến sự thay đổi trong lòng các anh em mình. Ông muốn họ thú nhận tội lỗi mà họ đã gây ra qua hành vi đáng xấu hổ của họ đối với ông. Để làm được điều này, ông đã sử dụng nhiều phương tiện khác nhau.
Đoạn văn này cho chúng ta thấy một số phương tiện mà ông, hay Chúa, sử dụng để dẫn dắt các anh em đến sự ăn năn và hối cải Theo ánh sáng của Tân Ước, chúng ta có thể thấy trong những phương tiện này, Chúa vẫn sử dụng ngày nay để nói với tấm lòng và lương tâm của chúng ta và dẫn dắt chúng ta đến sự ăn năn khi chúng ta đã phạm tội. Đó là lý do tại sao đoạn Kinh thánh này quan trọng và có liên quan đến chúng ta.
--Nạn đói
Nạn đói nghiêm trọng mà Chúa đã giáng xuống vào thời điểm đó khiến các anh em phải đến Ai Cập để mua ngũ cốc (Sáng thế ký 43:1, 2). Nếu không có nạn đói, có lẽ các anh em đã không quay trở về Ai Cập nhanh như vậy. Nhưng nạn đói đã "chắc chắn" rằng họ phải quay trở lại Ai Cập để mua ngũ cốc.
Chúa thường sử dụng những hoàn cảnh bất lợi trong cuộc sống của chúng ta để đạt được ý định và mục tiêu của Ngài với chúng ta. Ngay cả khi con đường giáo dục mà Ngài phải áp dụng cho chúng ta thường khó chịu và đau đớn, chúng ta vẫn có thể nắm giữ sự thật rằng chúng luôn vì lợi ích của chúng ta và góp phần vào điều tốt lành của chúng ta (Rô-ma 8:28; Hê-bơ-rơ 12:10,11).
--Giô-sép
Tình yêu của Giô-sép dành cho anh em mình đã khiến ông đối xử với họ theo cách được thiết kế để đưa họ đến sự hiểu biết và ăn năn. Ví dụ, ông đảm bảo rằng số tiền họ trả luôn nằm trong bao của họ (Sáng thế ký 42:25; 44:1). Ông cũng để chén của mình trong bao của Bên-gia-min (Sáng thế ký 44:2).
Chính Chúa cũng đối xử với chúng ta. Đôi khi Ngài phải dẫn chúng ta đi theo những con đường không dễ dàng. Và đôi khi Ngài phải cho phép những điều trong cuộc sống của chúng ta mà chúng ta không hiểu xảy ra. Nhưng Ngài làm tất cả những điều này để đưa chúng ta đến gần Ngài hơn hoặc dẫn chúng ta đến sự ăn năn và hối cải khi chúng ta đã phạm tội (1 Giăng 2:1).
--Người quản lý nhà Giô-sép
Giô-sép đã chỉ dẫn cụ thể cho người quản lý nhà mình về những gì ông phải làm, và người đó đã thực hiện đúng như Giô-sép đã nói (Sáng thế ký 43:17). Trong khi Giô-sép thường hành động ở hậu trường và đưa ra chỉ dẫn, thì hầu hết thời gian Giô-sép đều trực tiếp làm việc với các anh em.
Người quản lý nhà Giô-sép là hình ảnh hoàn hảo của Đức Thánh Linh ngự trong mỗi tín đồ (2 Ti-mô-thê 1:14). Ngài luôn cố gắng giữ chúng ta bận rộn với Đấng Christ. Ngài cũng là người biện hộ cho chúng ta, là người chăm sóc những điểm yếu của chúng ta và làm việc không mệt mỏi vì chúng ta (Rô-ma 8:26).
--Nước để rửa
Người quản lý nhà Giô-sép đã đưa các anh em vào nhà chủ của mình và đưa nước cho họ để họ rửa chân. Chân của họ chắc chắn đã trở nên bẩn trong suốt cuộc hành trình dài (Sáng thế ký 43:24).
Nước tẩy rửa nhắc nhở chúng ta về Lời Chúa trong quyền năng tẩy rửa và làm mới của nó (Ê-phê-sô 5:26). Khi chúng ta làm ô uế bản thân mình qua suy nghĩ, lời nói hoặc hành động khi chúng ta bước đi trên đất, mục đích của Đức Thánh Linh là dẫn dắt chúng ta đến với sự tẩy rửa để chúng ta có thể tận hưởng sự thông công với Chúa một lần nữa. Ngài làm điều này bằng cách sử dụng Lời Chúa (so sánh với việc rửa chân trong Giăng 13).

NHỮNG DIỄN GIẢ TRONG SÁCH GIÓP 2 Gióp--

 

NHỮNG DIỄN GIẢ TRONG SÁCH GIÓP 2 Gióp--
14-8-2024-
---Gióp là Người Nói Nhiều: Gióp 11: 2
-Tên của Gióp có nghĩa là “Bị Ghét”
Gióp diễn giảng 9 bài dài để đáp trả 9 bài của ba người bạn, nhưng mỗi bài đáp trả của Gióp dài hơn. Ông có khẩu tài.
--Gióp 23: 8-12: Gióp kể lại nếp sống thân mật của ông với Chúa, nên những bài giảng của ông thấm nhuàn sự thông công thân mật của Ngài. Các mục tử ngày nay cuộc sống và lời giảng dạy không liên hệ nhau. Ho giảng sách vở, không giảng kinh thánh từ kinh nghiệm bản thân.
--Gióp chương 29, 30 và 31, Gióp dùng chữ “tôi” đến 100 lần. Đây là một giảng sư khoe khoang về mình nhiều nhất trong Kinh Cựu ước. Bạn có thường nói về mình trong bài giảng không?
-- Chúng ta có thể nói chút ít về mình cách khiêm ti. Đừng luôn mồm nói vè sự thành đạt của con cái, về chuyến du lịch nước ngoài, về lời ngườii khác khen mình. Đó là rao giảng về mình, không phải rao giảng về Chúa Giê-su Christ- xem 2 Cô 4: 5--
-- Đừng bắt chước Ha man, vì Ê-xơ tê 5: 11 chép “Ha-man thuật cho chúng sự giàu có sang trọng mình, số đông con cái mình, và mọi sự vua làm cho mình được sang cả, thể nào vua cất mình cao hơn các quan trưởng và thần bộc của vua”
-- Cuối cùng Chúa khen lời diễn giảng của Gióp- Gióp 42: 8.
--xx

DANH XƯNG CỦA CHÚA 2 Xuất Hành--

 

https://youtu.be/iDWPbVCCsDI?t=35
DANH XƯNG CỦA CHÚA 2 Xuất Hành--
Ngày 14-8-2024-
-
Danh Elohim xuất hiện 2500 lần, và Giê-hô-va 7000 lần trong Kinh Cựu ước. Ba danh cơ bản của Chúa trong kinh Cựu ước là: Elohim, Giê-hô-va và Adonai (Chúa, Chủ). Mỗi ba danh nầy đều có danh tương đương và có các hợp danh phứ tạp cặp theo.
Lỗi lầm tai hại của bản Kinh thánh Anh văn King James là đổi 7000 danh Giê-hô và ra chữ LORD, và nhiều bản dịch Việt Nam bắt chước đổi ra chữ CHÚA thay cho danh Giê-hô-va. Đó là một đại tội, và bội đạo.
Trong sách Xuất Ê-díp-tô ký có hai danh của Chúa xuát hiện để chúng ta nghiên cứu hôm nay:
-1./ Giê-hô-va Ra-pha: Giê-hô-va Luong Y
- Từ ngữ Ropheca có nghĩa “vá” như vá áo, hay “sửa chữa”. Chữa bệnh: Gióp 5: 18; thầy thuốc, Giê 8: 22; sửa lại: 1 Vua 18: 30; chũa bệnh: Thi 103: 3, chữa lòng đau thương : Thi 147: 3, chữa kẻ bội nghịch, Giê 3: 22.
-- Dân Israel cư ngụ tại Ai cập khoảng 400 năm, cần được Chúa chữa lành các bệnh về thể xác và tâm linh. 600 ngàn người trên 20 tuổi ra khỏi Ai cập không chữa khỏi bệnh đã ngã chết trong đồng vắng- Giu đe 1: 5
-2./ Giê-hô-va Nissi: Xuất 17: 15
-- Nissi nghĩa là: Cánh buồm: Ê-sai 33: 23, Cờ: Ê-sai 49: 22; 62: 10; cờ xí : Thi 60:4, cây sào: Dân 21: 8,9; Cờ: Ê-sai 5: 26; 11: 10, 12.
-- Chúa là ngon cờ đưa ta đến chiến thắng khải hoàn, là cây sào, thập giá để phế thải sa-tan, xác thịt của chúng ta
-- Chúa ta tiên lên trong sự đắc thắng của Chúa.

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2024

LỜI CUỐI CÙNG CÁC SÁCH KINH THÁNH 18--

 

LỜI CUỐI CÙNG CÁC SÁCH KINH THÁNH 18--
Ngày 13-8-2024--
-1. Lời Cuối Cùng Của Ca-Thương Là Cõi Vĩnh hằng: --Ca-thương. 3: 18- “Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài còn đời đời,
Ngôi Ngài còn từ đời nầy sang đời kia!”
--Đức Chúa Trời hằng hữu- El Olam- Sáng 21: 33
--Thi thiên 90: 1, 4
-- Thi thiên 102: 12, 27
-2. Lời Cuối Cùng Của 2 Phi-e-rơ Là Ngày Đời Đời-
--2 Phi-e-rơ. 3: 18, “Nguyền xin vinh hiển về nơi Ngài, từ rày đến ngày của thời dại! A-men.
-- Cụm từ: “day of age” có nghĩa “ngày của cõi đời đời”. Đới với Chúa, cả cõi đời đời chỉ là một ngày.
-- Một ngày: 2 Phiero 3: 18
--Các thời đại (the ages) -- Rô- ma 11: 36-
-Hết-