Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

“CÁC NGƯƠI LẦM LẪN KHÔNG HIỂU KINH THÁNH”- 5




Mathio 22:29, “ Đức Giê-su đáp: “Các ông đã lầm, không hiểu Kinh Thánh cũng như quyền năng của Đức Chúa Trời”-
-
Cố Ý Phạm Tội—
Heb 10:19-39-
19 Vậy, thưa anh chị em, vì chúng ta vững tâm bước vào nơi chí thánh nhờ huyết Đức Giê-su, 20 qua con đường mới và sống mà Ngài đã mở xuyên qua bức màn, nghĩa là xuyên qua thân xác Ngài. 21 Chúng ta cũng có một vị thượng tế vĩ đại được lập lên trên Nhà của Đức Chúa Trời, 22 nên chúng ta hãy đến gần Chúa với lòng chân thành, trong niềm tin vững chắc, tâm khảm đã được tẩy sạch khỏi lương tâm ác, thân thể đã tắm rửa bằng nước tinh sạch. 23 Chúng ta hãy giữ vững không lay chuyển lời tuyên xưng về niềm hy vọng của chúng ta, vì Đấng đã hứa với chúng ta luôn luôn thành tín. 24 Chúng ta hãy lưu ý khích lệ nhau trong tình yêu thương và các việc lành. 25 Đừng bỏ sự nhóm họp với nhau như thói quen của vài người, nhưng hãy khuyến khích nhau; anh chị em nên làm như thế nhiều hơn khi thấy Ngày Chúa càng gần.
26 Sau khi nhận biết chân lý, nếu chúng ta còn cố ý phạm tội, thì không còn sinh tế nào chuộc tội được nữa, 27 Chỉ còn sợ sệt chờ đợi sự xét đoán và lửa hừng sắp thiêu đốt những kẻ chống nghịch. 28 Ai bất chấp luật Môi-se nếu có hai hay ba người chứng thì bị xử tử không thương xót. 29 Huống hồ kẻ chà đạp Con Đức Chúa Trời, coi thường huyết giao ước đã thánh hóa mình và xúc phạm Thánh Linh ban ân sủng, thì anh chị em tưởng kẻ ấy không đáng bị hình phạt nặng nề hơn sao? 30 Vì chúng ta biết Đấng đã phán: “Sự báo thù thuộc về Ta; chính Ta sẽ báo ứng,” lại bảo: “Chúa sẽ xét đoán dân Ngài.” 31 Sa vào tay Đức Chúa Trời Hằng Sống là một điều khủng khiếp!
32 Nhưng anh chị em hãy nhớ lại những ngày trước kia, khi mới được soi sáng, anh chị em đã kiên trì trong một cuộc chiến đấu lớn lao, nhiều đau khổ, 33 khi thì công khai chịu sỉ nhục và hoạn nạn, khi thì chia sẻ nỗi niềm của những người gặp cảnh ngộ ấy. 34 Thật thế, anh chị em đã cùng chịu đau khổ với các tù nhân, vui mừng chấp nhận khi bị tịch thu tài sản vì biết rằng mình có tài sản tốt hơn và còn mãi.
35 Vậy, anh chị em đừng bỏ lòng tin tưởng chắc chắn của mình, là điều đem lại giải thưởng lớn. 36 Anh chị em cần kiên trì để sau khi làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, anh chị em sẽ hưởng được điều Ngài đã hứa. 37 Vì còn ít lâu, chỉ ít lâu thôi,
Thì Đấng ngự đến sẽ tới nơi, không trì hoãn.
38 Nhưng “người công chính của ta sẽ sống bởi đức tin,”
Nếu lui bước đi thì Linh hồn ta chẳng vui về người.
39 Nhưng chúng ta không phải là những người chịu lui bước để rồi bị hư vong, nhưng là những người giữ đức tin để được sự sống-BDM
-
-Câu 19-24- Tác giả thơ Heboro nói về con đường mới và sống dành cho Cơ Đốc nhân bước vào nơi chí thánh trong tâm linh minh để gặp Đức Chúa Trời khi nhóm họp với nhau.
-Câu 25- có một thủ lãnh đảng Pharisi tân thời tại Hoa Kì có với tôi rằng, “câu kinh thánh nầy nói về sự nhóm họp vào ngày sa bát cuối tuần, ai bỏ sự nhóm họp nầy sẽ bị Chúa trừng phạt theo mấy câu kinh thánh tiếp theo”.
Hội thánh tại Jerusalem ra đời năm 30 S.C., và có lẽ thơ Heboro được viết ra  vào khoảng năm 67, cho nên khi thơ nầy được viết ra, lúc đó có hai chỗ cho các Cơ Đốc nhân Do thái nhóm họp thờ phượng Đức Chúa Trời. Chỗ cũ là hành lang đền thờ, họ nhóm vào ngày sa bát, và đôi lúc có dâng của lễ như thời cựu ước cặp theo. Chỗ mới là các điểm nhóm của hội thánh Jerusalem, dân số người tin khoảng  hai vạn và các hội thánh địa phương lân cận trong vùng Giu đê, Samari.
Vì cớ họ nghe theo đảng cắt bì mà đi họp trong đền thờ Jerusalem, nên tác giả thơ Heboro khuyên các Cơ Đốc nhân người Do thái đừng bỏ các buổi nhóm của hội thánh Cơ Đốc.
Câu 26- Cố ý phạm tội đây là quay trở lại dâng của lễ trong đền thờ sau khi đã biết lẽ thật về sự chết đền tội của Chúa Jesus. Trong Công vụ chương 21 kể lại câu nguyện Phao-lô nghe lời Gia cơ, em Chúa, là thủ lĩnh đảng cắt bì lúc đó, đã dâng của lễ trong đền thờ. Chuyện nầy xảy ra khoảng năm 58 hay 60 S.C., trước khi Phao lô bị bỏ tù.
Câu 27. Những người cố ý tái lập việc dâng của lễ cựu ước sẽ bị sự trừng phạt của Chúa sau nầy.
Câu 28-29. Thời cựu ước người Israel nào vi phạm luật Môi se ban bố sẽ bị xử tử, ngày nay là thời tân ước ai còn dâng tế lễ bằng chiên bò nữa là giày đạp Con Đức Chúa Trời, họ sẽ bị trừng phạt nặng nề hơn.
Câu 30-31- Chính bàn tay Đức Chúa Trời sẽ trừng phạt những người cố ý phục hồi sự dâng của lễ cựu ước.
Câu 32 -38-  Các Cơ Đốc nhân Do Thái đã được soi sáng về sự chuộc tội của Chúa Jesus, về sự nhóm họp vào ngày Chúa nhật, nên tác giả thơ Hê bơ rơ khuyến khích họ cứ tiến tới, đừng quay lui  lại cùng Do thái giáo với sinh hoạt theo cựu ước trong đền thờ. Cuối cùng họ sẽ được phần thưởng lớn.
Câu 39: “Nhưng chúng ta không phải là những người chịu lui bước để rồi bị hư vong, nhưng là những người giữ đức tin để được sự sống”. Chữ “hư vong” theo nguyên văn là “hư nát”—ngụ ý sự hình phạt kỉ luật của Chúa, chứ không mất sự cứu rỗi linh hồn. Người quay lui lại Do thái giáo, đời sống và công việc hầu việc Chúa của họ bị hư nát, mất phần thưởng và bị trừng phạt
Kết luận—
Người cố ý phạm tội đây là những Cơ Đốc nhân Do thái như ông Gia cơ, em Chúa,  đảng cắt bì, cùng những Cơ Đốc nhân Do thái trong đất Israel thời đó, đã cố ý dâng tế lễ bò chiên theo luật cựu ước. Tác giả thơ Hê bơ rơ bảo rằng họ giày đạp Con Đức Chúa Trời và khinh lờn Đức Linh của ân điển. Họ sẽ bị trừng trị vô cùng nặng nề khi Chúa tái lâm.
Cựu ước, bao gồm ngày sa bát đã bị bãi bỏ, nhưng ngày nay có một số Cơ Đốc nhân cố ý nhóm lại ngày sa bát. Họ có bị trừng phạt nặng nề hay không tôi không biết.
Minh Khải- 16-7-2016

SỨ GIẢ HỘI THÁNH PHILADENPHIA-




Khải thị 3:7-13-7 “Ngươi cũng hãy viết cho sứ giả của Hội thánh tại Phi-la-đen-phi rằng:
'Đấng thánh, Đấng chân thật, Đấng có chìa khoá của Đa-vít, mở thì không ai đóng được, đóng thì không ai mở được, phán rằng: 8 Ta biết công việc ngươi, ngươi có ít năng lực, mà đã giữ đạo ta, chẳng chối danh ta; kìa, ta để trước mặt ngươi một cái cửa mở ra, chẳng ai có thể đóng được. 9 Nầy, ta cho ngươi những kẻ từ trong hội Sa-tan tự xưng mình là người Do-thái, mà không phải là người Do-thái, bèn là nói dối; kìa, ta khiến chúng nó đến lạy dưới chân ngươi, và cho chúng nó biết rằng ta đã thương yêu ngươi. 10 Vì ngươi đã giữ đạo của sự nhẫn nại ta, ta cũng sẽ giữ ngươi khỏi giờ thử thách, là giờ sắp đến trong khắp thiên hạ, để thử những người ở trên đất. 11 Ta đến mau chóng; hãy giữ vững điều ngươi đã có, hầu chẳng ai đoạt lấy mão miện của ngươi. 12 Kẻ đắc thắng, ta sẽ khiến làm rường cột trong đền thờ Đức Chúa Trời ta, và người không còn ra khỏi đó nữa; ta cũng sẽ lấy danh Đức Chúa Trời ta, và danh của thành Đức Chúa Trời ta, là Giê-ru-sa-lem mới ở trên trời, từ Đức Chúa Trời ta mà xuống, cùng danh mới của ta, mà viết trên người. 13 Ai có tai, hãy nghe điều Thánh Linh phán cùng các Hội thánh.'

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 8

BẢY GIÁ ĐÈN
Vì gần như mọi sự trong sách Khải Thị đều dựa trên Cựu Ước nên hầu hết những điều được đề cập trong sách này không phải là mới. Hầu hết những gì sách này khải thị đều có thể truy về Cựu Ước. Dù vậy, tất cả những điều được thấy trong sách Khải Thị đều có một ý nghĩa mới mẻ. Chẳng hạn, thành Giê-ru-sa-lem, một thành có mười hai cổng, được thấy trong Ê-xê-ci-ên chương 48, nhưng đến cuối sách Khải Thị là sách đúc kết, là sự hoàn thành những điều trong Kinh Thánh, nên hầu như mọi sự trong sách này đều được trình bày cách mới mẻ. Điều này đúng với những giá đèn trong chương 1. Giá đèn đã được đề cập trong Xuất Ai Cập Kí chương 25 và Xa-cha-ri chương 4, nhưng trong Khải Thị, giá đèn được đề cập cách mới mẻ. Trong bài này, chúng ta xem xét bảy giá đèn trong Khải Thị chương 1.
Các giá đèn là biểu hiệu về các Hội thánh địa phương. Dù chúng ta đã thấy các Hội thánh địa phương là chứng cớ của Jesus, nhưng nhiều người có thể cảm thấy khó nắm được ý nghĩa của điều này. Nói rằng các Hội thánh địa phương là chứng cớ của Jesus có nghĩa là gì? Điều này có nghĩa là các Hội thánh là những giá đèn.

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

NHỮNG AI ĐẬU VÀO NƯỚC NGÀN NĂM?- 5




-Kinh thánh Có Chép Tên Những Người Được Chúa Phê Duyệt không?
-
Thơ Phi-líp 4:2 chép, “Cơ-lê-man và những bạn đồng công khác của tôi đã được ghi tên vào sách sự sống”. Đấy là những người tín đồ được cứu rỗi, được ghi tên trong sách sự sống. Họ là công dân thiên đàng nhưng chưa được phê duyệt vào nước ngàn năm. Có nhiều tín đồ lầm tưởng thiên đàng là nước trời, là thiên quốc, là nước ngàn năm. Hiểu như vậy là sai lầm lớn.
Khi còn ở trên thập tự giá, người ăn cướp tin Chúa, đã cầu xin Ngài, “Jêsus ôi, khi Ngài đến trong nước Ngài, xin nhớ tôi với.”  Ngài đáp cùng người rằng: “Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ cùng ta ở trong Lạc viên.” (Lu ca 23:42-43). Chúa không nhậm lời anh, Ngài chỉ cho anh vào Lạc viên, sống chung với những người tín đồ được cứu suông mà thôi. Thật đâu dễ gì vào vương quốc thiên hi niên.
 Sự việc vào nước ngàn năm ngay sau khi Chúa tái lâm là một vấn nạn hệ trọng. Kinh thánh có ghi chép số người người nào mà đã được Chúa phê duyệt rồi chăng? Dường như Chúa có tỏ bày danh tánh một số thánh đồ đã được Ngài phê duyệt, để khi đọc Kinh thánh chúng ta được sự phấn khởi tìm kiếm hầu cho mình cũng được phê duyệt như họ.

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 7


CÁC HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG
Sách Khải Thị được viết rất kĩ lưỡng. Nhìn bên ngoài, những điểm khác nhau được nêu lên trong chương 1 không liên hệ gì với nhau. Nhưng nếu tiếp cận các điểm ấy theo cái nhìn từ kinh nghiệm, chúng ta sẽ nhận thấy các điểm ấy tiếp nối nhau theo một thứ tự rất hợp lí. Trong hai bài trước, chúng ta đã đề cập đến vấn đề Chúa Jesus trở lại và vấn đề chúng ta chờ đợi Ngài bằng cách là những người đồng dự phần về hoạn nạn, vương quốc và sự nhẫn nại của Ngài. Bây giờ trong bài này, chúng ta đến với các Hội thánh địa phương. Có thể bài này về các Hội thánh địa phương dường như không liên hệ gì đến hai bài trước. Nhưng theo kinh nghiệm, chúng ta biết tất cả ba bài ấy đều liên hệ mật thiết với nhau. Sự trở lại của Chúa Jesus cần đến một số người đồng dự phần về hoạn nạn, vương quốc và sự nhẫn nại trong Jesus. Cách tốt nhất để được như vậy là ở trong các Hội thánh địa phương. Ở ngoài Hội thánh, bất cứ ai cũng khó mà dự phần vào ba điều ấy

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 6




NGƯỜI ĐỒNG DỰ PHẦN VỀ HOẠN NẠN, VƯƠNG
QUỐC VÀ NHẪN NẠN TRONG JESUS
Trong bài này, chúng ta cần suy ngẫm 1:9: “Tôi là Giăng, là anh của anh em, đồng phần với anh em về hoạn nạn, về vương quốc, và về nhẫn nại trong Jesus, đã vì cớ Lời của Đức Chúa Trời và chứng cớ của Jesus mà ở trong đảo gọi là Bát-mô”. Sách Khải Thị được viết cách thật kì diệu. Việc câu này theo ngay sau 1:7, là câu đề cập sự đến của Chúa, thật đầy ý nghĩa. Điều này cho thấy rằng nếu muốn làm những người thức canh chờ đợi Chúa trở lại, chúng ta phải làm những người đồng dự phần, không phải về phước hạnh bên ngoài mà về hoạn nạn, vương quốc và nhẫn nạn trong Jesus.

CÁC NGƯƠI LẦM LẪN KHÔNG HIỂU KINH THÁNH 4

Mathio 22:29, “ Đức Giê-su đáp: “Các ông đã lầm, không hiểu Kinh Thánh cũng như quyền năng của Đức Chúa Trời”-
-
4. Nhà Của Cha Ta-
Giăng 14:2-3-Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở; bằng chẳng vậy, ta đã nói cho các ngươi rồi. Ta đi để sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi ta đi mà sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, thì ta sẽ trở lại, tiếp các ngươi về với ta, hầu cho ta ở đâu, thì các ngươi cũng ở đó.
Đa số con dân, tôi tớ Chúa đều tin rằng hai câu kinh thánh nầy nói về nhà cửa trên thiên đàng mà sau khi lên trời, Chúa đang lo xây dựng cho tín đồ sau nầy cư trú. Điều đó có đúng chăng ? Tôi trả lời nhanh là: không đúng. Người mê tín, thiếu ánh sáng lời Chúa mới tin như vậy :
a. Nhà Của Cha Ta : thân thể vật lí của Chúa Jesus-

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 5



SỰ TRỞ LẠI CỦA ĐẤNG CHRIST
Hầu hết Cơ Đốc nhân đều có quan niệm rằng Khải Thị là một sách nói về lần đến thứ hai của Đấng Christ. Có quan niệm đó là hoàn toàn đúng vì sách Khải Thị thực sự có nói về lần đến thứ hai của Đấng Christ. Tuy nhiên, trải qua nhiều năm, Cơ Đốc nhân chưa được sáng tỏ về lần đến thư hai của Đấng Christ. Vì thiếu sáng tỏ nên có nhiều tranh cãi và tranh luận về vấn đề này. Sự khải thị về lần đến thứ hai của Đấng Christ không phải đơn giản; trái lại , khải thị ấy phức tạp và có nhiều phương diện. Vì vậy, phần lớn Cơ Đốc nhân thấy khó mà hiểu được cách thấu suốt sự trở lại của Chúa.
Suốt một thế kỉ rưỡi qua, nhiều sách đã được viết về lần đến thứ hai của Đấng Christ, đặc biệt là Hội Anh Em. Một số giáo sư hàng đầu trong Hội Anh Em có những quan điểm khác nhau về sự trở lại của Chúa, và sự chia rẽ đầu tiên giữa vòng họ là do những quan điểm khác nhau ấy. Chứng cớ Anh Em được dấy lên năm 1828 hay 1829 dưới sự lãnh đạo của John Nelson Darby. Darby giảng dạy rằng Christ sẽ trở lại trước đại nạn trong khi Benjamin Newton, một giáo sư hàng đầu khác, nói rằng Christ sẽ trở lại sau đại nạn. Vì hai giáo sư ấy có quan điểm khác nhau nên có nhiều cuộc tranh luận về vấn đề này. Cuối cùng, điều ấy đưa đến sự chia rẽ đầu tiên giữa vòng Hội Anh Em giữa những người ở dưới sự lãnh đạo của Darby và những người ở dưới sự lãnh đạo của Newton. Tôi từng có liên hệ với nhóm của Benjamin Newton suốt bảy năm rưỡi, và trong thời gian ấy, tôi đã học hết những sự dạy dỗ của họ. Chắc chắn là họ có cơ sở vững chắc khi nói rằng lần đến thư hai của Đấng Christ xảy ra sai đại nạn. Nếu đọc những văn phẩm tốt nhất của tất cả những giáo sư lớn trong 150 năm qua, anh em sẽ thấy một số người dạy rằng Đấng Christ sẽ đến trước đại nạn và những người khác dạy rằng Ngài sẽ đến đại nạn.

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

CÁC NGƯƠI LẦM LẦN KHÔNG HIỂU KINH THÁNH-3


Mathio 22:29, “ Đức Giê-su đáp: “Các ông đã lầm, không hiểu Kinh Thánh cũng như quyền năng của Đức Chúa Trời”-
-
Đóng Đinh Con Đức Chúa Trời Lần Nữa Chăng?
Tôi thường nghe con dân Chúa bàn luận với nhau về những tín đồ sa ngã. Họ nói tín đồ sa ngã không còn có thể ăn năn kịp thời để được cứu, vì nguời ấy đã đóng đinh Con Đức Chúa Trời một lần nữa? Thực hư của sự việc nầy ra sao. Tôi xin giải bày như sau:
Hê-bơ-rơ 6:1-7: Đây là vấn nạn lớn trong thơ Hê-bơ-rơ.
Bản Nhuận Chánh dịch: “Ấy vậy, chúng ta nên gác qua sự sơ học về đạo Đấng Christ mà bươn tới sự trọn vẹn, chớ nên lập lại nền tảng nữa, như sự ăn năn việc chết, đức tin đến Đức Chúa Trời, sự dạy dỗ về báp-têm, về sự đặt tay, về sự sống lại của kẻ chết, và về sự xét đoán đời đời. Ví bằng Đức Chúa Trời cho phép, thì chúng ta sẽ làm điều đó. Vì chưng kẻ đã được soi sáng một lần, đã nếm ân tứ trên trời, đã có phần trong Thánh Linh, đã nếm đạo lành của Đức Chúa Trời, và các quyền năng của đời tương lai, nếu lại sa ngã thì không thể khiến họ đổi mới mà ăn năn nữa, vì họ lại đem Con Đức Chúa Trời mà đóng đinh trên thập tự giá cho mình một lần nữa, và bêu xấu Ngài tỏ tường. Vì đất nào đã thấm nhuần mưa móc từng sa trên nó mà sanh cây cỏ thích dụng cho người cày cấy, thì được phước của Đức Chúa Trời. Nhưng nếu nó sanh gai gốc, tật lê, thì bị bỏ và sắp bị rủa, kết cuộc là phải đốt.”

CÁC NGƯƠI LẦM LẦN KHÔNG HIỂU KINH THÁNH-2


Mathio 22:29, “ Đức Giê-su đáp: “Các ông đã lầm, không hiểu Kinh Thánh cũng như quyền năng của Đức Chúa Trời”-
-
2-Vô Tín Hay Sa Ngã-
Math. 24 :48-51-48 Nhưng nếu người đầy tớ đó gian ác vì nghĩ thầm trong lòng rằng chủ mình sẽ về trễ;  nó bắt đầu hiếp đáp các đầy tớ khác, ăn chơi với những phường say sưa. Chủ sẽ đến trong ngày nó không ngờ, vào giờ nó không hay biết, và trừng phạt nó nặng nề. (bị xử lăng trì)  Chủ sẽ phó nó chung số phận với những kẻ đạo đức giả ở nơi sẽ có than khóc và rên xiết.”
Mathi 25 :30-Còn tên đầy tớ vô dụng này; hãy ném nó ra ngoài nơi tối tăm, ở đó sẽ có than khóc và rên xiết.’ ”

CÁC NGƯƠI LẦM LẦN KHÔNG HIỂU KINH THÁNH-1


Mathio 22:29, “ Đức Giê-su đáp: “Các ông đã lầm, không hiểu Kinh Thánh cũng như quyền năng của Đức Chúa Trời”-
-
Trên đây là lời Chúa tuyên về tình trạng dân Chúa nói chung và về người Sa-đu-sê, họ đã lầm lẫn, không hiểu, không biết ý nghĩa đúng của Kinh thánh. Cá nhân tôi cũng có nhiều lầm lẫn về Kinh thánh, nhưng Chúa đã thương xót cho tôi thấy và hiểu đúng ý nghĩa của kinh thánh. Do đó tôi có một số bài giải luận ngắn về những điểm mà dân Chúa rất dễ lầm lẫn trong kinh thánh.

NHỮNG AI ĐẬU VÀO NƯỚC NGÀN NĂM?—4


Những Người Chúa Đã Phê Duyệt-
-
Đa ni ên 12:13- về phần ngươi (Đa ni ên), hãy trung tín cho đến cùng. Bấy giờ ngươi sẽ an nghỉ. Nhưng rồi ngươi sẽ sống lại để hưởng phần thưởng dành cho ngươi trong ngày chung kết.” BDM
Đa 12:13 Còn ngươi, hãy đi, cho đến có kỳ cuối cùng. Ngươi sẽ nghỉ ngơi; và đến cuối cùng những ngày, ngươi sẽ đứng trong sản nghiệp mình.(BTT)

NHỮNG AI ĐẬU VÀO NƯỚC NGÀN NĂM?—3


3. Trắc Nghiệm Dân Của Chúa-
-
Thánh thi 11:5- CHÚA thử người công chính,
Phục 8:2-Phải nhớ rằng trong bốn mươi năm CHÚA, Đức Chúa Trời anh chị em đã dẫn anh chị em băng qua sa mạc; cho anh chị em gặp bao nhiêu gian nan để thử lòng anh chị em, xem anh chị em có vâng giữ các điều răn của Ngài không
2 Sử 32:31-vua Ê-xê-chia đều thành công.  Cũng vậy, khi các sứ giả do những người lãnh đạo Ba-by-lôn sai đến hỏi vua về các dấu lạ xảy ra trong xứ, Đức Chúa Trời đã lìa bỏ vua để thử vua, để biết những điều trong lòng vua.
Thánh 139:13-Lạy Đức Chúa Trời, xin xem xét tôi và biết lòng tôi; Xin thử tôi và biết tư tưởng tôi”.BDM

NHỮNG AI ĐẬU VÀO NƯỚC NGÀN NĂM?—2


2. Chúa Kêu Gọi người Vào vương Quốc-
-
Bạn có biết Đức Chúa Trời có mục đích gì khi kêu gọi chúng ta vào ngày đầu tiên khi mới gặp Ngài chăng?
Kinh thánh khải thị đến 12 mục tiêu của Chúa trong sự việc Ngài kêu gọi chúng ta:
  1. Để ăn năn: Lu ca 5:32
Chúa phán: “Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng để kêu gọi những người tội lỗi ăn năn.”
  1. Để được cứu rỗi -2 Tê 2:13-14
“Vì từ ban đầu Ngài đã lựa chọn anh em để được cứu rỗi trong sự nên thánh của Thánh Linh “
  1. Đến sự bình an. Col 3:15
“Hãy để cho sự bình an của Đấng Christ làm chủ trong lòng anh em, là bình an mà anh em đã được gọi đến”
  1. Đến ánh sáng 1 Phero 2:9

NHỮNG AI ĐẬU VÀO NƯỚC NGÀN NĂM?—1


Trên  nước Việt thân yêu của chúng ta năm nào cũng có những kì thi tuyển vào các trường đại học. Đa số sĩ tử được đậu, còn những người thi rớt là một thiểu số. Đó là chế độ thi tuyển của  thế giới con người. Nhưng chế độ thi cử của Chúa thì khác hẳn, số sĩ tử rớt lại rất cao, số người đậu vào nước ngàn năm tương đối ít.
  1. Mục Tiêu của Chúa trải các đời—Những người đắc thắng
 Kinh thánh cũng gián tiếp bàn luận sự thi tuyển của Đức Chúa Trời vào vương quốc ngàn năm. Vì sự việc chúng ta gặp ngay trước mắt khi Chúa tái lâm là vấn đề có được vào nước ngàn năm ấy hay không, chớ không phải sự việc vào thiên đàng. Đương nhiên thiên đàng là nơi chúng ta sẽ cư trú đời đời, do hiệu năng của sự cứu rỗi chắc chắn, nhưng trước khi vào thành thánh Jerusalem mới trong thiên đàng, chúng ta phải vào vương quốc nầy trước.
Trải các đời, kể từ hồi sáng thế, con dân của Chúa đều phải trải qua kì thi tuyển vào vương quốc ngàn năm trước khi họ qua đời.
Vào thời các tổ phụ, từ A-đam đến Môi-se, những người đắc thắng, những người nổi bật về mặt thuộc linh rất ít. Đó là các ông Hê-nóc, Nô ê, Abraham, Gia cốp, Giô sép…dưới con mắt của chúng ta, các ông đó tạm gọi là những người đã thi đậu vào vương quốc ngàn năm sau nầy rồi. Phải không các bạn?
Trong thời cựu ước hay luật pháp, chúng ta thấy các ông như Môi-se, Giô suê, Ca-lép, Bô-ô, Samuel, David, Đa ni ên, Ê xơ tê… Thời tân ước chúng ta phải kể đến Phi e rơ, Phao lô, Ti mê thê, Gian nơ, Bê rít sin…Trong thời kì từ sau cuộc cải chánh (1516) đến hôm nay chúng ta phải kể đến ai? Tôi không có quyền quyết định, nhưng có lẽ là Martin Luther, John Calvin, John Nelson Darby, A.B. Simpson….
Ai là thánh đồ được Chúa phê duyệt đậu vào nước ngàn năm, điều đó sẽ được công bố trên không trung trước tòa án của Chúa khi Ngài xét xử toàn bộ dân Ngài trước khi Ngài xuống trái đất lập vương quốc thiên hi niên.
Trong bài nầy tôi chỉ phác họa sự kiện Chúa vẫn tìm kiếm những người đắc thắng, những người nổi bật về mặt thuộc linh trong mỗi thời đại, từng thời kì mà thôi.
Hôm nay là thời kì chuẩn bị vào tuần lễ Bảy mươi, tạm gọi là thời kì của mười ngón chơn pho tượng hình người theo Đa ni ên chương 2, bạn  có đang làm người đắc thắng thực thụ chăng? Bạn có đứng trên anh em đồng thời với mình từ vai trở lên về mặt thuộc linh chân chính không?
 Nếu có thì bạn là ứng viên chân thật có triễn vọng đậu vào nước ngàn năm của Chúa.

Minh Khải—6-7-2016

NHÂN VẬT THÁNH KINH—14 -Apsalom


                               

Ap-sa-lôm- Tín Đồ nổi loạn-
-
2 Sam. 14 :25- 26-Trong toàn quốc Y-sơ-ra-ên lúc bấy giờ, không có ai được khen ngợi nhiều về sắc đẹp của mình bằng hoàng tử Áp-sa-lôm: từ lòng bàn chân cho tới đỉnh đầu, không có một khuyết điểm nào. Cuối mỗi năm ông phải cắt tóc vì tóc đè nặng trên đầu. Khi ông cắt tóc và đem cân, tóc đầu ông nặng hơn hai kí, theo quả cân của nhà vua.
2 Sam. 15 :1-11- Sau đó, Áp-sa-lôm sắm cho mình một cỗ xe ngựa và năm mươi người chạy trước xe. Áp-sa-lôm thường dậy sớm, đứng ở bên đường vào cổng thành. Bất cứ người nào có việc thưa kiện đến xin vua xét xử, Áp-sa-lôm cũng gọi lại, hỏi: “Ông quê ở đâu, thành nào?” Sau khi người kia đáp: “Tôi tớ ngài thuộc chi tộc này, chi tộc nọ trong Y-sơ-ra-ên,” 3 Áp-sa-lôm thường nói: “Tốt lắm, vụ kiện của ông đúng và chính đáng, nhưng tiếc là vua không có cử ai để nghe ông cả.” Áp-sa-lôm lại nói tiếp: “Ước gì có người cử tôi làm thẩm phán trong nước! Bấy giờ người nào có việc thưa kiện đến với tôi, tôi cũng sẽ xét xử công minh cho người đó.”
5 Và hễ có người nào đến gần, sấp mình xuống vái chào, Áp-sa-lôm liền dang tay ra, ôm chầm lấy người ấy mà hôn. 6 Áp-sa-lôm cư xử như thế với mọi người Y-sơ-ra-ên đến xin vua xét xử. Vậy, Áp-sa-lôm đánh gạt được dân Y-sơ-ra-ên.

NHÂN VẬT THÁNH KINH—13 -Gieroboam-


  

13- Giê-rô-bô-am- Tín đồ ưa đố kỵ
-
Sáng 48:17-19-Khi Giô-sép thấy cha mình đặt tay hữu trên đầu Ép-ra-im thì không bằng lòng nên nắm bàn tay cha đang để trên đầu Ép-ra-im mà chuyển qua đầu Ma-na-se. Giô-sép thưa với cha: “Thưa cha, không; đứa này mới là con trưởng, xin cha đặt tay hữu trên đầu nó.” Nhưng cha người không chịu mà nói: “Cha biết, con ơi, nó cũng sẽ trở nên một dân và nó cũng trở thành vĩ đại. Tuy nhiên em nó sẽ vĩ đại hơn nó và dòng dõi của em nó sẽ trở nên một nhóm dân tộc.”
Các quan 8:1-3-Bấy giờ người Ép-ra-im đến bắt bẻ Ghi-đê-ôn rằng: “Tại sao ông đối xử với chúng tôi như vậy? Tại sao khi đi đánh dân Ma-đi-an mà ông không cho gọi chúng tôi?”Họ đả kích Ghi-đê-ôn nặng nề. Nhưng Ghi-đê-ôn đáp lời họ: “Những gì tôi làm có thể sánh được với anh em sao? Há chẳng phải nho mót của Ép-ra-im còn hơn cả một mùa nho của A-bi-ê-se sao? Đức Chúa Trời đã phó vào tay anh em hai tướng lãnh của dân Ma-đi-an là Ô-rếp và Xê-ép, thì những gì tôi đã làm có thể sánh được với anh em sao?”Khi nghe ông nói thế, cơn giận của họ bèn dịu xuống.
Các quan 12:1-1 Người Ép-ra-im hiệp nhau lại, và vượt qua Xa-phôn, rồi sai người đến nói với Giép-thê: “Tại sao ông đi đánh dân Am-môn mà không gọi chúng tôi đi với ông? Chúng tôi sẽ đến đốt nhà ông và thiêu sống ông luôn”.Vào thời ấy, đã có bốn mươi hai ngàn người p-ra-im bị giết chết.-
1 Vua 11: 26-Giê-rô-bô-am, con trai Nê-bát, người Ép-ra-im, ở Xê-rê-đa, là một tôi tớ của Sa-lô-môn; mẹ ông là một góa phụ, tên là Xê-ru-ha; ông nổi lên chống lại vua.
2 Sử 13:6-Nhưng Giê-rô-bô-am, con trai Nê-bát, tôi tớ vua Sa-lô-môn, con trai vua Đa-vít, đã nổi loạn chống lại chủ mình.

NHÂN VẬT THÁNH KINH—12- Abimelec


12-A-bi-mê-léc—Tín đồ tham vọng-
Quan xét 8:29-9: 5   -Giê-ru-ba-anh, con trai của Giô-ách trở về sống trong nhà ông.  Ông có bảy mươi con trai; ấy là những con ruột của ông, vì ông có nhiều vợ.  Một tỳ thiếp của ông, quê ở Si-chem, cũng sinh cho ông một con trai, mà ông đặt tên là A-bi-mê-léc.
 Bấy giờ A-bi-mê-léc, con của Giê-ru-ba-anh đến Si-chem gặp các cậu và những bà con bên ngoại của hắn và nói với họ rằng:  “Hãy đi hỏi tất cả những thủ lãnh ở Si-chem xem: “Điều nào là tốt hơn cho quý vị, tất cả bảy mươi con trai của Giê-ru-ba-anh cai trị quý vị, hay chỉ cần một người cai trị quý vị thôi?”.Hãy nhớ rằng tôi là máu mủ ruột thịt của quý vị đó”. Vậy những bà con bên ngoại của hắn lặp lại những lời nầy để ủng hộ hắn trước mặt những thủ lãnh của Si-chem. Lòng họ bèn nghiêng theo A-bi-mê-léc, vì họ nói: “Ông ấy là anh em của chúng ta mà”.  Họ bèn cho A-bi-mê-léc bảy mươi miếng bạc lấy từ quỹ trong đền thờ của Ba-anh Bê-rít. A-bi-mê-léc dùng số bạc đó mướn những kẻ du đãng hoang đàng đi theo hắn.  Hắn trở về nhà cha hắn ở Óp-ra, và trên một tảng đá giết chết bảy mươi anh em của hắn, là các con trai của Giê-ru-ba-anh; ngoại trừ Giô-tham, là con trai út của Giê-ru-ba-anh, còn sống sót, vì người ấy ẩn trốn. 6 Bấy giờ tất cả các thủ lãnh của Si-chem và Bết Mi-lô họp nhau lại tại trụ đá cạnh cây sồi ở Si-chem và lập A-bi-mê-léc làm vua.
2 Sa 11:21  Ai giết A-bi-mê-léc, con ông Giê-ru-bê-sết (Ghi-đê-ôn ) Phải chăng một người đàn bà từ trên tường thành đã liệng thớt đá xuống trên đầu ông và ông chết tại Thê-bết?
-

NHÂN VẬT THÁNH KINH—11-Exechia-


Vua Ê-xê-chia- Tín Đồ Thoái Hóa-
 -
2 Các vua  20:1-6-Trong những ngày ấy, Ê-xê-chia bị bịnh và gần chết. Tiên tri I-sa, con trai A-mốt, đến thăm vua và nói: “CHÚA phán rằng: Hãy sắp đặt việc nhà của ngươi, vì ngươi sẽ qua đời.Ngươi sẽ không qua khỏi cơn bịnh nầy đâu.”  Nhưng Ê-xê-chia xây mặt vào tường và cầu nguyện với CHÚA:  “Lạy CHÚA, con cầu khẩn Ngài, xin nhớ đến con, thể nào con đã bước đi cách trung tín và hết lòng trước mặt Ngài, và con đã làm những gì đẹp lòng Ngài.” Rồi Ê-xê-chia khóc lóc thảm thiết. Khi tiên tri I-sa ra đi chưa tới giữa sân thì có lời của CHÚA đến với ông:  “Hãy trở lại và nói với Ê-xê-chia, thủ lãnh của dân Ta rằng: CHÚA là Đức Chúa Trời của Đa-vít, tổ phụ ngươi, phán rằng: Ta có nghe lời cầu nguyện ngươi. Ta có thấy nước mắt ngươi. Quả thật, Ta sẽ chữa lành ngươi. Ngày thứ ba ngươi sẽ đi lên đền thờ CHÚA được.  Ta sẽ cho ngươi sống thêm mười lăm năm nữa.
2 Vua 20:16-19- Bấy giờ tiên tri I-sa nói với vua Ê-xê-chia: “Xin vua hãy nghe lời của CHÚA: Trong những ngày đến, khi tất cả những gì có trong cung điện của vua, và tất cả những gì tổ tiên của vua đã tích trữ cho đến ngày nay, sẽ bị mang qua Ba-by-lôn; chẳng còn vật chi chừa lại. CHÚA phán vậy. Một số con cái của vua, do chính vua sinh ra, cũng sẽ bị bắt đi. Chúng sẽ trở thành những hoạn quan trong cung điện của vua Ba-by-lôn.”

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 4



ĐỨC CHÚA TRỜI TAM NHẤT TRONG SÁCH KHẢI THỊ
Toàn bộ Kinh Thánh là sự khải thị về Đức Chúa Trời. Trong sách nầy có sự khải thị trọn vẹn và chung cuộc về Đức Chúa Trời là Ai. Đức Chúa Trời là tam nhất. Tất cả chúng ta đều quen thuộc với từ liệu Đức Chúa Trời Tam Nhất. Đây là một vấn đề trọng đại trong sự khải thị của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, trong suốt các thế kỉ, phần lớn Cơ Đốc nhân không hoàn toàn nhận biết ý nghĩa của từ liệu Đức Chúa Trời Tam Nhất. Trong sách Khải Thị, là sách khải thị nhiều điều theo cách chung cuộc, chúng ta thấy điều gì đó sâu hơn, cao hơn, phong phú hơn và ngọt ngào hơn về Đức Chúa Trời Tam Nhất. Chúng ta thấy rằng trong sách Khải Thị, sự khải thị về Đấng Christ và chứng cớ của Jesus đều mang tính chung cuộc. Trong bài này, chúng ta cần thấy rằng sự khải thị về Đức Chúa Trời Tam Nhất cũng chung cuộc.
Khải Thị 1:4 và 5 chép: “Nguyện anh em được ân điển, bình an từ nơi Đấng hiện có, đã có, và còn đến, cùng từ nơi bảy Linh ở trước ngai Ngài, lại từ nơi Jesus Christ là Chứng nhân thành tín, là Đấng sinh đầu nhất từ trong kẻ chết, và là Nguyên thủ của các vua trên đất! “Đấng hiện có, đã có, và còn đến” là Đức Chúa Trời Cha đời đời. “Bảy Linh” ở trước ngai Đức Chúa Trời là linh vận hành của Đức Chúa Trời, tức Đức Chúa Trời Linh. Jesus Christ, Đấng đối với Đức Chúa Trời là “Chứng nhân thành tín”đối với Hội thánh là “Đấng sinh đầu nhất từ trong kẻ chết”, và đối với thế giới là “Nguyên thủ của các vua trên đất” chính là Đức Chúa Trời Con. Đó là Đức Chúa Trời Tam Nhất. Là Đức Chúa Trời Cha đời đời, Ngài đã có trong quá khứ, Ngài đang ở trong hiện tại, và Ngài sắp đến trog tương lai. Là Đức Chúa Trời Linh, Ngài là Linh tăng cường gấp bảy cho sự vận hành của Đức Chúa Trời. Là Đức Chúa Trời Con, Ngài là “Chứng nhân”. Chứng cớ, sự biểu lộ của Đức Chúa Trời; “Đấng sinh đầu nhất từ trong kẻ chết” cho Hội thánh, là sáng tạo mới; và “Nguyên thủ của các vua trên đất” cho thế giới. Từ một Đức Chúa Trời Tam Nhất như vậy, ân điển và sự bình an được truyền vào trong các Hội thánh

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 3




CHỨNG CỚ CỦA JESUS LÀ ĐẶC BIỆT VÀ
MANG TÍNH TỔNG KẾT
Trước nhất, sách Khải Thị khải thị về Đấng Christ, và thứ hai là khải thị về chứng cớ của Jesus. Nói cách khác, sách này nói về Đấng Christ và Hội thánh. Trong sách Khải Thị, Đấng Christ và Hội thánh được khải thị cách đặc biệt và độc đáo. Trong bài trước, chúng tôi đã chỉ ta rằng nhiều phương diện về Đấng Christ không được tìm thấy trong các ách khác của Kinh Thánh nhưng được bày tỏ trong sách Khải Thị. Với Hội thánh cũng vậy. Sách Khải Thị bày tỏ về Hội thánh cách rất đặc biệt. Trong bài này, chúng tôi sẽ trình bày tóm lược các phương diện về Hội thánh được tìm thấy trong sách Khải Thị, và trong các bài sau, chúng tôi đề cập đến những chi tiết.
I. CÁC GIÁ ĐÈN
Trong sách Khải Thị, trước hết Hội thánh được bày tỏ là các giá đèn (1:11-20). Không sách nào khác trong Tân Ước dùng từ liệu này để chỉ về Hội thánh. Trong các sách khác, chúng ta được biết rằng Hội thánh là sự nhóm hiệp của những người được Đức Chúa Trời tuyển chọn, là Thân thể của Đấng Christ, và là nhà của Đức Chúa Trời. Nhưng ngoài sách Khải Thị, chúng ta không được biết rằng Hội thánh là giá đèn. Là các giá đèn, các Hội thánh chiếu sáng trong tối tăm. Chữ giá đèn giúp chúng ta hiểu rất nhiều về Hội thánh và chức năng của Hội thánh. Hội thánh không phải là đèn mà là giá đèn, tức là cái giá giữ ngọn đèn. Không có đèn, giá đèn là vô ích và không có ý nghĩa gì cả. Những giá đèn giữ lấy ngọn đèn chiếu sáng. Như chúng ta đã thấy trong bài trước, Đức Chúa Trời là ánh sáng còn Chiên con chính là đèn (21:23). Vì thế, Đấng Christ là đèn và Hội thánh là giá đèn giữ lấy đèn. Đức Chúa Trời ở trong Đấng Christ, và Đấng Christ là đèn được giữ lấy để chiếu ra vinh hiển của Đức Chúa Trời. Đó là chứng cớ Hội thánh.
A. Vàng (thần thượng) trong bản chất
Là các Hội thánh địa phương, các giá đèn là bằng vàng trong bản chất. Theo hình bóng, vàng tượng trưng cho thần tính, tức bản chất thần thượng của Đức Chúa Trời. Tất cả các Hội thánh địa phương đều thần thượng trong bản chất, được cấu tạo bằng bản chất thần thượng của Đức Chúa Trời. Nói như vậy là hoàn toàn phù hợp với Kinh văn, vì sách Khải Thị nói rằng các Hội thánh địa phương là các giá đèn bằng vàng (1:20). Những giá đèn ấy không được làm bằng đất sét, gỗ hay bất cứ chất liệu kém cỏi nào mà được làm bằng vàng ròng. Điều này có nghĩa là tất cả các Hội thánh địa phương đều phải thần thượng. Không có thần tính thì không thể nào có Hội thánh. Dù Hội thánh gồm có nhân tính với thần tính, nhưng nhân tính không nên là bản chất cơ bản của các Hội thánh địa phương. Bản chất cơ bản của các Hội thánh địa phương phải là thần tính, tức bản chất thần thượng của Đức Chúa Trời. Qua những từ ngữ đơn giản này– các giá đèn bằng vàng– chúng ta sẽ có nhận thức sâu này– các giá đèn bằng vàng– chúng ta sẽ có nhận thức sâu xa về Hội thánh: Hội thánh là một điều gì đó chiếu sáng bằng Đấng Christ và được cấu tạo bằng bản chất thần thượng.
B. Chiếu sáng trong tối tăm
Các giá đèn chiếu sáng trong tối tăm. Nếu không có tối tăm thì không cần đến ánh sáng của đèn. Sự chiếu sáng của đèn khá đặc biệt. Để ngọn đèn chiếu sáng thì phải có dầu cháy ở bên trong. Nếu dầu cháy bên trong đèn thì ánh sáng sẽ chiếu xuyên qua bóng tối. Đó là chức năng của Hội thánh. Chức năng của Hội thánh không chỉ rao giảng hay dạy dỗ giáo lí. Trong đêm tối của thời đại này, Hội thánh phải chiếu ra chính vinh hiển của Đức Chúa Trời. Đó là chứng cớ của Hội thánh.
C. Đồng nhất với nhau
Tất cả các giá đèn đều đồng nhất với nhau về mặt thần tính.
Đó là chứng cớ của Jesus.
II. ĐOÀN ĐÔNG LỚN
Trong 7:9-17, chúng ta thấy chứng cớ của Jesus là đoàn đông lớn. Theo kí thuật của chương 7, đoàn đông lớn ấy là cả Thân thể, gồm có những người được chuộc của Đức Chúa Trời, họ được chuộc “từ các nước, các chi phái, các dân, các tiếng” (7:9). Tất cả họ đều đã trải qua hoạn nạn. Điều ấy cho thấy rằng không có thời kì nào hay tại nơi nào mà Hội thánh không phải trải qua hoạn nạn. Thế giới luôn bắt bớ Hội thánh (Gi.16:33). Nơi nào có Hội thánh, nơi đó luôn có sự bắt bớ Hội thánh (Gi.16:33). Nơi nào có Hội thánh, nơi đó luôn có sự bắt bớ nào đó. Vấn đề cả Thân thể gồm những người được cứu chuộc sẽ trải qua hoạn nạn được hàm ý bởi 7:14: “Đây là những kẻ ra khỏi cơn hoạn nạn lớn”. Đoàn đông lớn ấy ra khỏi hoạn nạn cách đắc thắng vì tất cả họ đều cầm nhánh chà là, tượng trưng cho sự chiến thắng của họ trên hoạn nạn (7:9). Cuối cùng, trong cõi đời đời, họ sẽ được Đức Chúa Trời phủ bóng bằng nhà trại của Ngài. Như 7:15 chép: “Đấng ngự trên ngai sẽ giăng trại mình trên họ”. Đó là phần định của những người được chuộc của Đức Chúa Trời. Thật kì diệu biết bao! Hơn nữa, họ cũng sẽ được Chiên con chăn dắt đến các suối nước sự sống cho đến đời đời (7:17).
Khải Thị 7:9-17 không mô tả một nhóm tín đồ đặc biệt nào. Trái lại, phân đoạn Kinh Thánh ấy trình bày một cách tổng quát về cả Thân thể gồm những người được chuộc của Đức Chúa Trời và tình trạng của họ trong cõi đời đời. Trong cõi đời đời, họ sẽ vui hưởng sự phủ bóng của Đức Chúa Trời và sự chăn dắt của Đấng Christ. Đó là phần định của chúng ta. Phần Lời này khải thị rằng trong khi Christ đang thi hành sự phán xét của Đức Chúa Trời trên nhân loại thì Ngài sẽ chăm sóc những người được chuộc của Đức Chúa Trời. Tất cả những người được chuộc của Đức Chúa Trời cuối cùng sẽ được cất đến ngai của Đức Chúa Trời và sẽ đứng tại đó vui hưởng sự phủ bóng của Đức Chúa Trời và sự chăn dắt của Chiên Con.
III. NGƯỜI NỮ VÀ NGƯỜI CON TRAI
A. Người nữ
Trong 12:1-17, chúng ta thấy một biểu hiệu khác về Hội thánh: người nữ với người con trai. Hội thánh không những là giá đèn mà còn là đoàn đông lớn những người được chuộc; đó cũng là một phần lớn của người nữ với người con trai. Tâm trí con người chưa bao giờ tưởng tượng được Hội thánh lại như vậy. Người nữ trong chương này đại diện cho cả Thân thể bao gồm dân của Đức Chúa Trời, còn người con trai đại diện cho phần mạnh hơn của Đức Chúa Trời. Cũng như bên trong người nữ có người con trai thì giữa vòng dân Đức Chúa Trời có một phần mạnh mẽ hơn. Người nữ rất sáng láng, có cả mặt trời, mặt trăng, người hai ngôi sao (12:1), và bị Sa-tan, tức con rồng đỏ lớn bắt bớ, chính là người đại diện cho dân Đức Chúa Trời trải qua mọi thế hệ. Trong mỗi thế hệ, một phần dân của Đức Chúa Trời luôn bị Sa-tan bắt bớ. Thế nhưng, trong suốt ba năm rưỡi đại nạn, người nữ ấy sẽ được Đức Chúa Trời bảo vệ trước sự tấn công của con rắn
B. Người con trai
Như chúng ta đã thấy, người con trai là phần mạnh mẽ hơn trong dân Đức Chúa Trời. Giữa vòng dân Đức Chúa Trời,  cũng có một phần mạnh mẽ hơn. Phần mạnh mẽ hơn ấy sẽ được cất lên đến ngai của Đức Chúa Trời trước con đại nạn. Nói cách khác, người nữ sẽ bị bỏ lại trên đất để trải qua đại nạn, nhưng phần mạnh mẽ hơn, là người con trai, sẽ được cất lên đến Ngai Đức Chúa Trời trước đại nạn. Tại sao người con trai lại được cất lên trước đại nạn? Bởi vì Đức Chúa Trời cần người con trai chiến đấu với Sa-tan trên các tầng trời và ném hắn xuống. Dù Đức Chúa Trời có nhiều thiên sứ sẽ chiến đấu chống Sa-tan, nhưng không phải các thiên sứ mà chính là người con trai sẽ giành chiến thắng cuối cùng trên kẻ thù. Đức Chúa Trời cần người con trai. Đức Chúa Trời sẽ làm cho Sa-tan xấu hổ bằng cách dùng chính con người mà Sa-tan đã làm bại hoại để đánh bại hắn. Đức Chúa Trời có thể nói: “Hỡi Sa-tan, ngươi đã làm bại hoại con người mà Ta dựng nên. Nhưng từ con người bại hoại ấy, Ta đã có được một người con trai để đánh bại người. Và người con trai ấy không chỉ đánh bại ngươi trên đất mà còn đánh bại ngươi trên trời”. Người con trai sẽ chiến đấu xuyên qua và lên trên, chiến đấu lên đến ngai để ném Sa-tan từ các tầng trời xuống đất. Đó là một phần trong chứng cớ của Jesus. Dù Jesus đã đánh bại Sa-tan trên thập tự giá, nhưng Hội thánh vẫn cần thi hành chiến thắng ấy đối với kẻ thù. Vì quá nhiều chi thể của Thân thể đã thất bại trong vấn đề này nên chỉ phần mạnh mẽ hơn trong Thân thể, tức người con trai, mới thực thi được chiến thắng của Đấng Christ trên Sa-tan. Người con trai sẽ được cất lên các tầng trời để hoàn tất công việc này
Sự cất lên không chỉ là phước hạnh của chúng ta. Chúng ta không nên chỉ nói rằng: “Tôi được cất lên các tầng trời thì tốt đẹp biết bao!”. Chúng ta phải nhận thức rằng được cất lên là vì nhu cầu của Đức Chúa Trời – chúng ta phải được cất lên trời để có thể chiến đấu chống kẻ thù. Nếu khi nghe như vậy mà anh em nói: “Tôi không muốn lên đó để tham chiến,” thì điều đó có nghĩa là anh em không đủ điều kiện để được cất lên trước đại nạn. Nếu anh em không lên trời để gặp Sa-tan và quăng hắn xuống, thì hắn sẽ xuống đất để gặp anh em và đánh thắng anh em. Chúng ta phải làm con trai. Tôi thiết tha muốn làm một phần của người con trai. Chỉ làm một phần của người nữ thì tôi chưa thỏa lòng. Tôi muốn được bao gồm trong phần mạnh mẽ hơn. Đây cũng là một phương diện về chứng cớ của Jesus.
IV. NHỮNG TRÁI ĐẦU MÙA VÀ MÙA GẶT
Bây giờ, chúng ta đến với những trái đầu mùa  và gặt (14:1-5, 14-16). Hội thánh không những là giá đèn chiếu sáng và là người con trai chiến đấu mà còn là cánh đồng trồng hoa màu; cánh đồng này phải chính và trưởng thành. Hoa màu còn xanh thì chưa thu hoạch được. Nhưng một khi hoa màu đã chín vàng thì sẽ liền được thu hoạch.
A. Những trái đầu mùa
Phần chín trước của một vụ mùa được gọi là những trái đầu mùa. Những trái đầu sẽ được cất lên Si-ôn trên các tầng trời trước cơn đại nạn. Như 14:4 cho thấy, tráu đầu mùa là những người “hễ Chiên con đi đâu thì họ đi theo đó.” Là những trái đầu mùa, họ được cất lên đến nhà Đức Chúa Trời. Đó là để làm thỏa mãn Đức Chúa Trời. Theo hình bóng trong Cựu Ước, những trái đầu mùa của mùa gặt không phải được đem vào kho mà được đem vào đền thờ của Đức Chúa Trời (Xuất.23:19). Điều này cho thấy rằng tất cả những người đắc thắng sớm đều sẽ được đem đến nhà Đức Chúa Trời trên trời để Đức Chúa Trời vui hưởng. Sự cất lên không chủ yếu để chúng ta vui hưởng nhưng chủ yếu để Đức Chúa Trời vui hưởng. Sự cất lên là để đánh bại kẻ thù và để Đức Chúa Trời thỏa mãn. Chúng ta không những phải làm các giá đèn ngày nay mà con làm người con trai ngày nay để chiến đấu chống kẻ thù của Đức Chúa Trời, và làm trái đầu mùa ngày nay để làm thỏa mãn ước muốn của Đức Chúa Trời.
B. Mùa gặt
Tiếp theo trái đầu mùa trong chương 14, chúng ta có mùa gặt. Câu 15 chép: “Có một Thiên sứ khác từ đền thờ ra, lớn tiếng kêu Đấng ngồi trên mây mà rằng: Hãy đưa lưỡi liềm Ngài ra mà gặt đi, vì giờ gặt hái đã đến, mùa màng của đất đã chín khô rồi.” Mùa gặt gần cuối cơn đại nạn, và sẽ được cất lên không trung là nơi Đấng Christ ở trên đám mây. Tại sao phải để mùa gặt trải qua đại nạn? Vì mùa gặt còn xanh, chưa chín, và cần ánh nắng gay gắt để khô đi. Theo một ý nghĩa, đại nạn xẽ là ánh nắng gay gắt làm chín khô tất cả các thánh đồ chưa sẵn sàng trước đại nạn. Nói cách đơn giản, nếu ngày nay anh em không từ bỏ thế giới và sống cho Đấng Christ, thì Đấng Christ sẽ bỏ anh em lại trên đất để trải qua đại nạn. Khi ấy, anh em chắc chắn sẽ từ bỏ thế giới và nhận thức rằng cách sống tốt nhất là sống cho Đấng Christ. Tất cả con cái Đức Chúa Trời đều phải làm như vậy; bằng không, họ sẽ không bao giờ có thể chín được. Nếu không tin lời tôi, anh em cứ đợi xem. Có lẽ anh em cảm thấy thế giới quá đáng yêu nên không thể từ bỏ được. Nếu vậy, Chúa có thể nói: “Vì con quá yêu thế giới nên Ta sẽ bỏ con lại thế giới để khám phá xem thế giới có thực sự đáng yêu hay không.” Sau đó, Chúa sẽ làm rúng  động thế giới, và rốt cuộc anh em thưa: “Chúa ơi, con ăn năn.” Tuy nhiên, sự ăn năn ấy có thể hơi trễ. Đừng đợi đến khi đại nạn đến rồi mới ăn năn. Hãy ăn năn ngay bây giờ! Sớm muộn gì mỗi Cơ Đốc nhân thật cũng đều phải ăn năn. Tôi tin chắc rằng mọi người đã được cứu rốt cuộc sẽ nhận thấy thế giới không đáng yêu mà thật độc hại. Càng yêu thế giới, anh em sẽ càng bị thế giới nhiễm độc. Thế giới là thù nghịch đối với Đức Chúa Trời, và tất cả chúng ta đều phải xem thường nó. Không sớm thì muộn Chúa sẽ khiến anh em nhận thấy Ngài vô cùng ghét thế giới này. Sẽ có ngày tất cả chúng ta đều được chín. Nhưng đừng nói: “Tôi không quan tâm đến việc được chín. Hễ tôi được cứu thì mọi sự đều ổn thỏa.”Anh em có thể lấy ý chí mạnh mẽ, ương ngạnh của mình mà tranh luận với tôi, nhưng sẽ có ngày anh em nhận thấy mình cần được chín. Tôi khuyên anh em đừng chờ đến mùa gặt. Bởi ân điển của Ngài, hãy tiến lên để làm một phần của trái đầu mùa.
V.NHỮNG NGƯỜI ĐẮC THẮNG CON THÚ
Trong 15:2-4, chúng ta thấy những người đắc thắng con thú. Đức Chúa Trời có quyền tể trị. Thậm chí trong suốt đại nạn cũng sẽ có một số người đắc thắng là những người chúng ta có thể gọi là đắc thắng muộn. Những người đắc thắng ấy sẽ trải qua cơn đại nạn, trong đó An-ti-christ tức con thú, sẽ ép buộc người ta thờ lạy hắn như Đức Chúa Trời và thờ lạy hình tượng của hắn trong đền thờ của Đức Chúa Trời. Chúng ta mong đợi nhìn thấy đền thờ được xây dựng tại Israel, vì đó sẽ là dấu hiệu cho thấy sự trở lại của Chúa rất gần. Kinh Thánh nói trước rằng An-ti-christ sẽ dựng hình tượng của hắn trong đền thờ của Đức Chúa Trời và sẽ ép buộc người ta thờ lạy hình tượng ấy (Mat. 24:15). Trong khoảng thời gian này, nhiều Cơ Đốc nhân sẽ đắc thắng con thú và bị giết. Tôi khuyên anh em phải làm người đắc thắng sớm và ngày nay phải yêu mến Chúa. Đừng chờ đợi đắc thắng bằng cách bị giết trong đại nạn.
Theo chương 15, những người đắc thắng muộn sẽ được cất lên và đứng trên biển pha lê, “biển pha lê hòa với lửa”(15:2),  và sẽ ngợi khen Đức Chúa Trời bằng bài hát của Môi-se và bài hát của Chiên con (15:3). Những người đứng trên biển pha lê là những người “đã thắng con thú và hình tượng nó cùng số mục của tên nó” (15:2). Đó là những người đắc thắng con thú, hình tượng của nó và sự thờ lạy hình tượng của An-ti-christ. Khải thị 20:4 và 6 cho thấy rằng một số người đồng làm vua với Đấng Christ sẽ là những người đắc thắng muộn ấy. Tôi lặp lại rằng tôi thích làm người đắc thắng sớm hơn làm người đắc thắng muộn. Nếu bất cẩn, anh em sẽ bị bỏ lại để trải qua đại nạn. Tất cả chúng ta đều phải trông đợi Chúa và thưa: “Chúa ơi, con muốn làm một người đắc thắng sớm” Chúng tôi sẽ đề cập điều này chi tiết khi đến với Khải Thị chương 15 trong nghiên cứu sự sống sách này.
VI. CÔ DÂU
Trong 19:7-9, chúng ta thấy Hội thánh là Cô dâu. Ê-phê-sô chương 5 khải thị Hội thánh là Cô dâu của Đấng Christ, nhưng không khải thị Cô dâu một cách thân thiết. Nhưng trong Khải Thị chương 19, chúng ta thấy Hội thánh là Cô dâu thân thiết biết bao. Trong phân đoạn Kinh Thánh này, chúng ta thấy cô dâu mặc y phục sáng láng, tức là mặc lấy sự công chính sáng láng và thuần khiết, và sẽ được mời đến dự tiệc cưới của Chiên con (cc.7-9). Đây là một vấn đề rất thân thiết. Đối với kẻ thù của Đức Chúa Trời, chúng ta phải là trái dầu mùa; và để dành cho Đấng Christ, chúng ta phải là Cô dâu. Khi chúng ta thiết tha làm Cô dâu, Đấng Christ sẽ được thỏa mãn. Không những Đấng Christ được thỏa mãn mà chính chúng ta cũng được vui mừng. Khải Thị 19:7 chép: “Chúng ta hãy vui mừng hớn hở” Về nguyên tắc, cô dâu là người hân hoan và vui vẻ nhất. Ngày nay, là Hội thánh, người tương xứng của Đấng Christ, chúng ta đang chịu khổ và trải qua nhiều xử lí. Nhưng sẽ đến ngày không còn bắt bớ đau khổ hay xử lí nữa. Tôi chưa từng thấy cô dâu! Khi chúng ta trở nên Cô dâu, tất cả những xử lí cam go đều không còn nữa.
VII. QUÂN ĐỘI
Hội thánh cũng là quân đội (19:14-19; 17:14). Phần Hội thánh làm người con trai để chiến đấu chống lại kẻ thù trên các tầng trời cũng là quân đội cũng chiến đấu với Đấng Christ để chống lại Sa-tan ở trên đất. Sau khi tất cả những đợt cất lên được hoàn tất, và sau khi tín đồ đã được phán xét tại tòa án Đấng Christ, tất cả những người đắc thắng sẽ cùng trở lại trái đất với Đấng Christ như quân đội của Ngài để chiến đấu chống An-ti-christ và quân đội của hắn. Cả Đấng Christ lẫn An-ti-christ đều có quân đội. Tuy một quân đội là thuộc trời còn quân đội kia thuộc đất, nhưng hai đội quân ấy sẽ đánh nhau trên đất. Nói các khác, An-ti-christ sẽ chiến đấu chống Đấng Christ và quân đội của Ngài, An-ti-christ sẽ chiến đấu chống Đấng Christ và quân đội của Ngài, còn Đấng Christ và quân đội của Ngài sẽ đánh trả lại. Đấng Christ giả sẽ táo bạo chống lại Đấng Christ thật, nhưng Đấng Christ thật sẽ chống trả christ giả mạo. Trong 17:14, chúng ta thấy quân đội thuộc trời của Đấng Christ sẽ bao gồm tất cả những người đắc thắng, tức những người đã được kêu gọi và tuyển chọn. Cuối cùng, đến cuối cuộc chiến, Đấng Christ sẽ đánh bại An-ti-christ.
VIII. GIÊ-RU-SA-LEM MỚI
Cuối cùng, chứng cớ của Jesus sẽ là Giê-ru-sa-lem Mới (21:1-22:5). Bắt đầu với giá đèn rồi trả qua đoàn đông lớn, người con trai, những trái đầu mùa, những người đắc thắng muộn, Cô dâu và quân đội, thì cuối cùng tất cả những người được cứu sẽ là Giê-ru-sa-lem Mới, một cơ cấu sống bao gồm tất cả những người được chuộc của Đức Chúa Trời, là tuyệt đích của việc Đức Chúa Trời xây dựng dân Ngài. Trong cõi đời đời và cho đến đời đời, Giê-ru-sa-lem Mới sẽ biểu lộ Đức Chúa Trời trong Chiên con với sự tuôn chảy của Đức Linh. Khi đến với chương 21 và 22, chúng ta sẽ thấy bức tranh rõ ràng về tuyệt đích này.
-Còn nữa