Lời Chúc Tiên Tri của Gia Cốp cho 12 con--2-
--Phao-lô từ Đa-mách đến An-ti-ốt-
Phao-lô (Nhỏ Thó) còn có tên Hê-bơ-rơ là Sau-lơ (Cầu Xin) là con của người Hê bơ rơ (Phil. 3;5, Công.22:3), chi phái Bên gia min, sinh ra tại Tạt sơ. Dân thành Tạt sơ có công trận với sê sa La mã, nên mọi người sinh ra tại đó đều hưởng quyền quốc tịch La mã (Công. 22; 28)-
Trong cuộc hành trình bắt bớ Cơ Đốc nhân, trước khi vào Đa mách, Phao lô đã gặp Chúa (Công. 9:1-19). Ngay sau khi tiếp nhận Chúa Giê su và chịu báp-têm, Kinh thánh chép, “Sau-lơ ở với các môn đồ tại Thành Ða-mách vài ngày, rồi ông lập tức vào trong các hội đường giảng rằng Ðức Chúa Jesus là Con Ðức Chúa Trời. Những ai nghe ông giảng đều ngạc nhiên và nói, “Chẳng phải người nầy đã gây tàn hại cho những ai ở Giê-ru-sa-lem kêu cầu danh ấy hay sao? Chẳng phải vì lý do đó mà ông ta đến đây để bắt trói họ và giải về cho các trưởng tế sao?” (Công vụ 9: 19b--21).
Lời Lu ca chép, “Nhưng Sau-lơ càng ngày càng mạnh dạn; ông làm cho những người Do-thái ở Ða-mách phải ngỡ ngàng khi chứng minh cho họ thấy rằng Ðức Chúa Jesus chính là Ðấng Christ. Sau một thời gian dài, người Do-thái lập mưu giết ông, nhưng Sau-lơ đã biết được âm mưu đó. Họ canh các cổng thành cả ngày lẫn đêm để chờ dịp giết ông. Nhưng một đêm kia, các môn đồ của ông đã để ông trong một cái thúng và dòng ông xuống ra ngoài tường thành” (Công 9: 22-25) có lẽ xảy ra sau khi Phao lô đã đi vào trong sa mạc Á-rập 3 năm để được Chúa tập huấn rồi- Ông nói, tôi, “tôi cũng không đi lên Giê-ru-sa-lem để gặp các vị làm sứ đồ trước tôi, nhưng tôi đi vào xứ A-ra-bi, rồi sau đó tôi trở về thành Ða-mách” (Gal. 1;17).
Trong khi sống tại Đa-mách lần thứ hai, Lu ca ghi lại, “sau một thời gian dài, người Do-thái lập mưu giết ông, nhưng Sau-lơ đã biết được âm mưu đó. Họ canh các cổng thành cả ngày lẫn đêm để chờ dịp giết ông. Nhưng một đêm kia, các môn đồ của ông đã để ông trong một cái thúng và dòng ông xuống ra ngoài tường thành” (Công 9: 23-25). Chính Phao-lô cũng tự thuật lại cuộc trốn thoát nầy, xem 2 Cor. 11:32-33. Vua của thành Đa mách vào lúc đó tên là A-rê-ta.
Từ Đa-mách, nước Syria, Phao lô đi bô hơn vài trăm cây số xuống Giê-ru-sa-lem ở miền năm Israel. Lu ca chép, “Khi ông về đến Giê-ru-sa-lem, ông cố gắng liên kết với các môn đồ, nhưng ai nấy đều e ngại, vì họ không tin rằng ông là môn đồ thật. Nhưng Ba-na-ba đứng ra bảo lãnh ông, đưa ông đến gặp các vị sứ đồ, và nói cho họ biết thể nào ông đã thấy Chúa trên đường, Ngài đã bảo ông những gì, và thể nào ông đã nhân danh Ðức Chúa Jesus giảng dạy cách dạn dĩ ở Ða-mách. Từ đó Sau-lơ ở với họ và được tự do tới lui hoạt động với họ tại Giê-ru-sa-lem. Ông nhân danh Chúa và nói cách mạnh dạn. Ông đàm đạo và tranh luận với những người Do-thái chịu ảnh hưởng của văn hóa Hy-lạp, nhưng những người ấy tìm cách giết ông. Khi anh em nghe điều đó, họ đưa ông xuống Sê-sa-rê, và gởi ông về Tạt-sơ” (Công. 9:26-30).
Đấy là việc Phao-lô lên Giê ru sa lem lần thứ nhất sau khi tin Chúa. Có lẽ ông có nói sự việc nầy như sau: “Ba năm sau tôi đi lên Giê-ru-sa-lem để làm quen với Sê-pha và ở lại với ông ấy mười lăm ngày. Nhưng tôi không gặp một vị sứ đồ nào khác ngoài Gia-cơ em trai Chúa“ (Gal. 1:18-19).
Sự việc tín đồ Do thái giáo tại Giê-ru sa lem muốn giết ông, và anh em Cơ Đốc nhân Do thái ở đó đưa ông về quê hương Tạt sơ. Việc nầy được ông nhắc lại như sau; “Sau đó tôi trở về Giê-ru-sa-lem. Khi tôi cầu nguyện trong đền thờ, tôi bị xuất thần, và tôi thấy Chúa nói với tôi, ‘Hãy mau lên, hãy lập tức rời khỏi Giê-ru-sa-lem, vì họ không chấp nhận lời chứng của con về Ta.’Tôi thưa lại, ‘Lạy Chúa, chính họ biết rõ con đã từng đi từ hội đường nầy đến hội đường khác bắt bỏ tù và đánh đập bất cứ ai tin Ngài. Khi máu của Ê-tiên nhân chứng của Ngài bị đổ ra, con đã đứng xem, tán thành, và giữ áo choàng cho những người giết ông ấy.’Ngài phán với tôi, ‘Hãy đi, vì Ta muốn sai con đến với các dân ngoại ở những nơi xa xăm.’” (Công 22:17-21).
Sau đó một thời gian, tôi không biết mấy tháng, Ba na ba là sứ giả được hội thánh Giê ru sa lem sai đến thành phố An-ti-ốt, xứ Syria, chăm sóc hội thánh non trẻ, có tín đồ Đấng Christ nhóm lại cách hỗn hợp giữa người Do thái và một vài dân tộc khác. Ba na ba thấy một mình không thể đảm đương chăm sóc cả hội thánh An ti ốt, nên Lu ca tường thuật, “Tin ấy đến tai hội thánh tại Giê-ru-sa-lem; họ phái Ba-na-ba đến An-ti-ốt. Khi ông đến nơi và thấy ân sủng của Ðức Chúa Trời, ông vui mừng và khuyên mọi người hãy hết lòng trung tín với Chúa, vì ông là một người tốt, đầy dẫy Ðức Thánh Linh, và đức tin. Bấy giờ có thêm một số đông người nữa tin Chúa. Sau đó ông đi đến Tạt-sơ để tìm Sau-lơ (Phao-lô). Sau khi tìm được ông ấy, ông đưa ông ấy về An-ti-ốt. Rồi trọn một năm, hai người nhóm lại với hội thánh và giảng dạy cho nhiều người; và các môn đồ được gọi là “những Cơ Đốc nhân” đầu tiên ở An-ti-ốt” (Công. 11: 22-26).
Cám ơn Chúa, rồi tại An-ti-ốt, Đức Thánh Linh đã sai Ba na ba và Phao lô mở đầu cuộc hành trình truyền giáo thứ nhất cho các dân tộc ngoại bang. Và sau đó Chúa còn dùng Phao lô trong ba cuộc hành trình truyền giáo tiếp theo cho đến cuối sách Công vụ các sứ đồ.
Minh Khải 14-7-2022