Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

GIÁO HỘI THẾ GIỚI VÀ HỘI THÁNH HOÀN VŨ-




 Mathio 16:18:Còn ta lại bảo ngươi rằng, ngươi là Phi-e-rơ, ta sẽ lập Hội thánh ta trên vầng đá nầy, cửa Âm phủ chẳng thắng được nó.
1Cor. 1: 1- Phao-lô, đạt cho Hội thánh của Đức Chúa Trời tại Cô-rin-tô,
Ephs. 1:23-Hội thánh, là thân thể của Ngài, tức là sự đầy đủ của Đấng làm đầy dẫy mọi sự trong mọi người
Công 9:31- Ấy vậy, Hội thánh trong cả Giu-đê, Ga-li-lê và Sa-ma-ri đều được bình an, gây dựng, bước đi trong sự kính sợ Chúa và trong sự an ủi của Thánh linh mà được thêm lên.
-
Đức Chúa Trời dùng 40 người viết ra một quyển kinh thánh. Ngài không cần có lời chú thích cho mỗi một vấn đề cách đầy đủ. Ngài cũng không sợ con người hiểu lầm ý tưởng Ngài. Những kẻ kiêu ngạo sẽ hiểu lầm một số điểm nào đó trong Kinh thánh, và họ sẽ chuốc tai họa như diệt vong, lạc đường, thất bại v..v.. Chỉ những ai khiêm nhường tìm kiếm Ngài, Ngài sẽ khải thị cách vừa phải cho họ để đắc thắng trên con đường ý muốn của Ngài.

“CÁC NGƯƠI LẦM LẪN KHÔNG HIỂU KINH THÁNH”- 7




Mathio 22:29, “ Đức Giê-su đáp: “Các ông đã lầm, không hiểu Kinh Thánh cũng như quyền năng của Đức Chúa Trời”-
-
Có mục tử chế nhạo tôi không lo ra cánh đồng lúa thu họach lúa chín mà lo chuyện người qua đời. Có vài người không nhìn thấy paradise (lạc viên) vẫn còn tồn tại trong âm phủ cho đến ngày Chúa tái lâm. Nên hôm nay tôi xin đàm luận thêm về lạc viên.
    1.Thi 68: 18; Eph 4:9-11-
Chúa đã ngự lên trên cao, dẫn theo những phu tù; Chúa đã nhận lễ vật giữa loài người, và giữa kẻ phản nghịch cũng vậy, Hầu cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời được ở với chúng nó.- Câu nầy được Phao lô giải nghĩa như sau:  (Vả, đã rằng “Ngài lên,” há chẳng phải có nghĩa là Ngài cũng đã xuống trong các miền thấp dưới đất sao?  Đấng đã xuống chính là Đấng đã lên trên cả các từng trời để làm cho đầy dẫy mọi sự).  Ngài ban cho người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tr

NHÂN VẬT THÁNH KINH—17 -Lót



Lót—Tín Đồ Giữa Xã Hội Đồng Tính-
-
Sáng 13:10-13-Lót ngước mắt lên và nhìn thấy toàn thể đồng bằng của sông Giô-đanh, trước khi CHÚA hủy diệt thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ, có nước xanh tươi như vườn của Đức Chúa Trời, như đất Ai-cập, đến tận thành Xoa, 11 nên Lót chọn cho mình toàn thể đồng bằng sông Giô-đanh và dời về hướng đông. Hai bác cháu chia tay nhau.  Áp-ram định cư trong đất Ca-na-an, và Lót định cư trong các thành của đồng bằng, ông đóng trại gần Sô-đôm.  Dân thành Sô-đôm lúc bấy giờ rất gian ác, tội lỗi nghịch lại CHÚA.
Sáng 19:1-9-Chiều tối, hai thiên sứ đến thành Sô-đôm, Lót đang ngồi tại cổng thành. Thấy khách đến, Lót đứng dậy nghênh đón, ông cúi lạy mặt sát đất. Lót mời: “Thưa hai ngài, kính mời hai ngài đến nhà tôi rửa chân nghỉ tạm đêm nay. Sáng mai, hai ngài có thể dậy sớm lên đường!” Hai vị khách đáp: “Không, tối nay chúng tôi sẽ ở ngoài đường!” Lót hết sức nài nỉ nên hai vị khách đi với ông về nhà. Lót dọn bữa cho họ, ông nướng bánh không men và họ ăn.  Trước khi họ đi ngủ, những người đàn ông Sô-đôm từ trẻ đến già khắp trong thành phố đến vây quanh nhà.  Chúng gọi Lót ra hỏi: “Hai người khách vào nhà anh khi tối ở đâu? Đem họ ra cho chúng ta ngủ với họ!” Lót ra khỏi nhà, đóng sập cửa sau lưng,  rồi van nài họ: “Anh em ơi, đừng làm điều ác đó!  Đây tôi có hai con gái còn trinh, để tôi dẫn chúng ra cho anh em muốn làm gì mặc ý. Nhưng xin đừng động đến hai ông khách của tôi, vì họ đến tá túc dưới mái nhà tôi!” Nhưng họ đáp lại: “Tránh ra! Tên này đến kiều ngụ mà nay dám giở giọng quan tòa! Ta phải xử tội mày nặng hơn hai người kia.” Chúng xông lên, ép mạnh Lót, tiến gần cửa để đập cửa ra.

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 15




SỨ GIẢ HỘI THÁNH TẠI PHI-LA-ĐEN-PHI-ĐƯỢC CẤT LÊN
TRƯỚC ĐẠI NẠN VÀ LÀM CỘT TRỤ TRONG ĐỀN THỜ
CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Trong bài này, chúng ta đến với Hội thánh tại Phi-la-đen-phi, tức Hội thánh trong sự khôi phục (3:7-13). Trong tiếng Hi Lạp, Phi-la-đen-phi có nghĩa là tình yêu anh em. Là dấu hiệu. Hội thánh tại Phi-la-đen-phi báo trước về nếp sống Hội thánh đúng đắn được khôi phục bởi các Anh Em Tây Phương và Đông Phương, những người được Chúa dấy lên vào đầu thế kỉ thứ 19 ở Anh và dđầu thế kỉ 20 ở Hoa lục. Như Hội thánh Cải chánh, được báo trước qua Hội thánh tại Sạt-đe, là sự phản ứng đối với giáo hội bội đạo , Thi-a-ti-rơ được báo trước qua Hội thánh tại Thi-a-ti-rơ, thì Hội thánh của tình yêu anh em cũng là sự phản ứng đối với Hội thánh Cải cánh chết chóc. Sự phản ứng này sẽ tiếp tục là một chứng cớ chống lại đối với cả Thi-a-ti-rơ bội đạo và giáo hội Cải chánh suy thoái cho đến khi Chúa trở lại

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 16




HỘI THÁNH TẠI LAO-ĐI-XÊ – CÙNG ĂN TỐI VỚI
CHÚA VÀ NGỒI TRÊN NGAI NGÀI
Bây giờ, chúng ta đến với Hội thánh tại Lao-đi-xê, tức Hội thánh trong tình trãng suy thoái (3:14-22). Trong tiếng Hi Lạp, Lao-đi-xê có nghĩa là ý kiến, sự phán xét của con người hay của người thường. Hội thánh tại Lao-đi-xê là một dấu hiệu báo trước về Hội thánh khôi phục Tây phương suy thoái. Không đầy một thế kỉ sau khi Chúa khôi phục Hội thánh đúng đắn vào đầu thế kỉ 19, một vài Hội thánh khôi phục (“hội chúng”) đã trở nên suy thoái. Hội thánh khôi phục suy thoái khác với Hội thánh Cải chánh được tượng trưng bởi Hội thánh tại Sạt-đe, và cùng khác với Hội thánh khôi phục đúng đắn được tượng trưng bởi Hội thánh tại Phi-la-đen-phi. Hội thánh này sẽ tồn tại cho đến khi Chúa trở lại. Ngày nay hội thánh khôi phục Đông phương cũng suy thoái nốt.
Một số giáo sư Cơ Đốc xem Hội thánh tại Lao-đi-xê là Hội thánh Cải chánh nguội lạnh. Nói cách chính xác thì không phải như vậy. Theo văn cảnh và lịch sử, Hội thánh tại Lao-đi-xê phải là dấu hiệu về Hội thánh khôi phục bị suy thoái. Cách đây khoảng 180 năm, Hội thánh khôi phục Tây phương bắt đầu tại Anh, hội tah1nh khôi phục đông phương khởi sự ở Hoa lục năm 1922. Theo những gì chúng ta đọc thì hai Hội thánh ấy thật tuyệt vời. Đó là sự khôi phục thật về nếp sống Hội thánh. Tuy nhiên, sự khôi phục ấy không tồn tại được lâu. Nếu đọc lịch sử về hai Hội Anh Em ấy và nếu đến thăm viếng họ ngày nay, anh em sẽ nhận thấy nhiều hội chúng của Hội Anh Em đã trở thành Hội thánh Lao-đi-xê. Như chúng ta sẽ thấy, dù họ tự hào về kiến thức Kinh Thánh, nhưng họ lại nghèo nàn trong việc vui hưởng những điều phong phú của Đấng Christ và mù lòa đối với những điều thuộc linh.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

NHƠN TÌNH ẤM LANH-


Khó khăn nào kẻ hỏi han,
Đến khi đổ trạng chín ngàn anh em;
Mục nhân có vị, có quyền,
Bạn bè mơn trớn ưu tiên tuyệt vời;
Nhiều người kề cận lấy hơi,
Để khoe ông ấy tôi thời có quen,
Ông ngồi quyền thế trên dân,
Tôi thì gặp gỡ nhiều lần vinh thay,
Đến ngày mục tử họa tai,
Chúa cho lưu lạc mất ngai, mất quyền,
Vua Đa vít chuốc ưu phiền,
Sáu trăm binh tướng giữ nguyên lòng thành;
Phao-lô cám cảnh quá rành,
Năm ba thiết hữu bên mình mà thôi;
Nực cười thế thái con người,
Đầu môi, chót lưỡi nói lời kính yêu,
Nịnh người khi có chỗ cao,
Quay lưng, giày đạp người nào chơi vơi,
Phao-lô khám lạnh đơn côi,
Chúa gần bên cạnh ban lời bảo ban,
Tôi trung của Chúa khổ nàn,
Sống đời cô quạnh, cơ hàn, khiêm ti./.
Minh Khải cảm tác—22-6-2016

GIÁO HỘI THẾ GIỚI VÀ HỘI THÁNH HOÀN VŨ-


Mathio 16:18:Còn ta lại bảo ngươi rằng, ngươi là Phi-e-rơ, ta sẽ lập Hội thánh ta trên vầng đá nầy, cửa Âm phủ chẳng thắng được nó. 
1Cor. 1: 1- Phao-lô, đạt cho Hội thánh của Đức Chúa Trời tại Cô-rin-tô,
Ephs. 1:23-Hội thánh, là thân thể của Ngài, tức là sự đầy đủ của Đấng làm đầy dẫy mọi sự trong mọi người
Công 9:31- Ấy vậy, Hội thánh trong cả Giu-đê, Ga-li-lê và Sa-ma-ri đều được bình an, gây dựng, bước đi trong sự kính sợ Chúa và trong sự an ủi của Thánh linh mà được thêm lên.
-
Đức Chúa Trời dùng 40 người viết ra một quyển kinh thánh. Ngài không cần có lời chú thích cho mỗi một vấn đề cách đầy đủ. Ngài cũng không sợ con người hiểu lầm ý tưởng Ngài. Những kẻ kiêu ngạo sẽ hiểu lầm một số điểm nào đó trong Kinh thánh, và họ sẽ chuốc tai họa như diệt vong, lạc đường, thất bại v..v.. Chỉ những ai khiêm nhường tìm kiếm Ngài, Ngài sẽ khải thị cách vừa phải cho họ để đắc thắng trên con đường ý muốn của Ngài.
Chữ “ecclesia” dịch là hội thánh, hội chúng hay giáo hội là một từ ngữ dễ bị hiểu lầm nhất trong Kinh thánh.
Trong Mathio 16:18 Chúa nói đến hội thánh phổ thông, 1 Cor 1;1 nói đến những hội thánh địa phương tọa lạc tại bất cứ địa điểm nào trên trái đất. Dường như trong Công vụ 9:31, chữ “hội thánh” số ít ngụ ý Hội Thánh phổ thông, là Thân thể Đấng Christ, nói chung trong ba miền có dân Do thái ở là Giu đê, Samari và Galile, còn chữ “Hội thánh là Thân Thể” mà Phao lô, có chức vụ giữa các dân tộc ngoại bang, là nói nên Hội thánh phổ thông, là Thân thể Chúa giữa người ngoại bang. Không có Thân Thể hoàn vũ.
Tôi không tìm thấy từ ngữ “hội Thánh thế giới” và từ ngữ “Hội thánh hoàn vũ” trong cả Kinh tân ước.
Các hội thánh hồi ban đầu có tính địa phương độc lập với nhau về mặt quản trị, nhưng thông công với nhau về mặt thuộc linh, và có liên hệ với nhau. Đến thế kỉ thứ tư, hội thánh tại kinh đô La mã của đế quốc Roma, đứng lên làm đầu, rồi thống nhất tất cả các địa phương khác dưới quyền cai trị của mình.—Đó là hội thánh thế giới Roma.
Từ sau cuộc cải chánh 1516, Hội thánh Tin lành Đức quốc, Anh quốc, Hòa Lan.v..v.. lần lần thoát ra khỏi quyền cai trị của Hội thánh thế giới Công giáo La mã. Trong bốn thế kỉ tiếp theo, dân Chúa dần dần thấy hội thánh có tính địa phương, nên họ tổ chức các hội thánh địa phương, như Hội Anh em Tây phương và Đông phương đã làm. Nhưng có nhiều Hội thánh Cải chánh còn tổ chức Hội thánh theo giới hạn quốc gia như Hội thánh Tin lành Vn chẳng hạn. Nhưng đáng thương thay Hội Anh Em Đông Phương trong cuối thế kỉ 20 lại quay về lối đường thống nhất hóa như Giáo hội công giáo hồi thế kỷ thứ tư. Họ phát động: HỘI THÁNH HOÀN VŨ. Dù về mặt giáo lí, lẽ thật, hội Anh em khác hẳn giáo hội công giáo, nhưng về mặt tổ chức bề ngoài lại giống như nhau. Lịch sử mẫu hội lặp lại một lần nữa. Đáng thương biết bao! Vì dường như Kinh thánh chỉ khải thị Hội thánh là Thân Thể Chúa tại một miền nào đó mà thôi, như Công vụ 9:31 bày tỏ, chứ Thân thể không theo mức độ cả trái đất hiệp làm một.
-
Có mấy điểm tương tự giữa Giáo hội thế giới La mã và Hội thánh hoàn vũ Anh Em là.
1.Lời của Giáo hoàng vô ngộ (không sai lầm), còn bên đây có lời chức vụ (thực ra là lời của một vĩ nhân) là ưu tiên, có tính quyết định.
2. Ai ở ngoài Hội thánh công giao đều hư mất linh hồn, còn bên đây, ai ở ngoài dòng chảy của Thân Thể, của Hội thánh hoàn vũ đều thất bại cuộc đời rồi.
3. Trong công giáo, mọi tín đồ phải vâng phục bề trên cách tuyệt đối, bên đây thì mọi thánh đồ không được có ý kiến nào kah1c…
4. Mỗi tín đồ công giáo đọc kinh buổi mai, kinh buổi tối như cái máy. Trong Hội Anh em, tín đồ nói lời Chúa như người máy..
Còn nhiều điểm giống nhau nữa mà tôi không dám nói.
Minh Khải-22-7-2016

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 14




HỘI THÁNH TẠI SẠT-ĐE – ÁO TRẮNG VÀ TÊN ĐƯỢC
CHÚA THỪA NHẬN
Chính nhờ sự tể trị của Chúa mà hoàn cảnh và tình trạng của bảy Hội thánh trong Khải Thị chương 2 và 3 tương ứng với các giai đoạn của lịch sử Hội thánh. Lịch sử Hội thánh từ thế kỉ thứ nhất đến hiện tại rõ ràng được chia thành bảy giai đoạn: giai đoạn ban đầu, giai đoạn chịu khổ, giai đoạn thế tục, giai đoạn bội đạo, giai đoạn cải chánh, giai đoạn Hội thánh được khôi phục và giai đoạn suy thoái của Hội thánh khôi phục. Trong bài này, chúng ta xem xét Hội thánh Sạt-đe, tức Hội thánh trong cuộc cải chánh (3:1-6)
Sạt-đe trong tiếng Hi-lạp có nghĩa là những điều còn lại, người còn lại hay sự phục hồi. Là một dấu hiệu, Hội thánh tại Sạt-đe là hình ảnh báo trước về Hội thánh Cải chánh từ thời kì Cải chánh tới khi Đấng Christ đến lần thứ hai. Cuộc Cải chánh là sự phản ứng của Đức Chúa Trời đối với giáo hội Thi-a-ti-rơ bội đạo, được tượng trưng bởi Hội thánh suy thoái tại Thi-a-ti-rơ. Phong trào ấy được hoàn tất bởi một thiểu số tín đồ là những người còn lại. Cho nên, đó là sự phục hồi bởi những người còn lại.

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 13




HỘI THÁNH TẠI THI-A-TI-RƠ – UY QUYỀN
VÀ NGÔI SAO MAI
Trong bài này, chúng ta đến với Hội thánh thứ tư là Hội thánh tại Thi-a-ti-rơ (2:18-29), tức Hội thánh trong tình trạng bội đạo. Theo tiếng Hi Lạp, Thi-a-ti-rơ có nghĩa  là “sinh tế có hương thơm” hay “sinh tế không dứt”. Là một dấu hiệu, Hội thánh tại  Thi-a-ti-rơ báo trước về giáo hội Công giáo La Mã, được hình thành hoàn toàn là một Hội thánh bội đạo qua việc thiết lập hệ thống giáo hoàng tổng quát vào nửa sau thế kỉ thứ 6. Hội thánh ấy đầy dẫy những sinh tế, như được biểu thị trong những lễ mi-sa không dứt của giáo hội ấy
I. ĐẤNG PHÁT NGÔN
A. Con Đức Chúa Trời
Câu 18 chép: “Con Đức Chúa Trời, là Đấng mắt như ngọn lửa, chân như đồng sáng, phán rằng…..” Giáo hội Thi-a-ti-rơ hội đạo nhấn mạnh đến việc Đấng Christ là Con của Ma-ri. Vì thế, ở đây Chúa phản đối tình trạng hội đạo của giáo hội Thi-a-ti-rơ bằng cách nói rằng Ngài là Con Đức Chúa Trời
B. Đấng có mắt như ngọn lửa và chân như đồng sáng
Khi đối xử với Hội thánh thế tục, tức Hội thánh tại Bẹt-găm, Chúa tự xưng là Đấng có thanh gươm bén hai lưỡi. Khi đối xử với Hội thánh bội đạo, tức Hội thánh tại Thi-a-ti-rơ, Ngài tự xưng là Đấng có “mắt như ngọn lửa, chân như đồng sáng” Hội thánh thế tục cần lời phá vỡ và giết chết của Ngài xử lí, trong khi Hội thánh bội đạo cần sự phán xét từ ánh mắt do xét và bản chân giày đạp của Ngài. Ánh mắt của Chúa dò xét và bàn chân giày đạp của Ngài. Ánh mắt của Chúa dò xét những phần bề trong và tấm lòng, còn chân Ngài phán xét và báo ứng cho mọi người tùy theo công việc của họ (2:23)

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

“CÁC NGƯƠI LẦM LẪN KHÔNG HIỂU KINH THÁNH”- 6




Mathio 22:29, “ Đức Giê-su đáp: “Các ông đã lầm, không hiểu Kinh Thánh cũng như quyền năng của Đức Chúa Trời”-
-
Tin Đồ Có Vào Thiên Đàng Ngay Sau Khi Chết?
Sáng 25:7-8-Áp-ra-ham hưởng thọ một trăm bảy mươi lăm tuổi khi qua đời tuổi cao tác lớn và mãn nguyện được qui về với tổ tông
Lu ca 16: 22-23; 23:42-43 - Người nghèo chết, các thiên sứ đem đặt vào lòng Áp-ra-ham. Người giàu cũng chết và được chôn cất.  Bị khổ hình nơi Âm Phủ, người giàu ngước mắt nhìn lên, thấy Áp-ra-ham ở đàng xa, có La-xa-rơ đang ở trong lòng.- Tên cướp tiếp: “Lạy Đức Giê-su, khi vào đến Nước Ngài, xin nhớ đến con!” Chúa đáp: “Thật Ta bảo cho con biết, hôm nay con sẽ ở với Ta trong Ba-ra-đi.”
2 Cor 12:2, 4-Tôi biết một người trong Chúa Cứu Thế, .. đã được đem lên đến tầng trời thứ ba,  Tôi biết người đó, được đem lên tận Pa-ra-đi và nghe những lời không thể nào diễn tả mà loài người cũng không được phép nói ra

NHÂN VẬT THÁNH KINH- 16-


-Vua Giô-si-a –Tín Đồ Kết Bạn Thế Giới—
Gia cơ  4:4 Này những người ngoại tình , anh chị em không biết kết bạn với thế giới là thù nghịch với Đức Chúa Trời sao? Vậy ai muốn kết bạn với thế giới đều trở thành kẻ thù nghịch của Đức Chúa Trời.
2 Sử 35:20-25- “Sau khi vua Giô-si-a làm mọi việc trùng tu đền thờ CHÚA, thì Nê-cô, vua Ai-cập kéo lên đánh Kạt-kê-mít bên bờ sông Ơ-phơ-rát. Vua Giô-si-a kéo (quân) ra đón người.  Vua Ai-cập sai sứ giả đến nói với vua Giô-si-a: “Vua Giu-đa, Ta và ngài có chuyện gì đâu? Hôm nay ta tiến quân không phải để tấn công ngài, nhưng tấn công nhà thù nghịch với ta; Đức Chúa Trời bảo ta hãy làm việc này nhanh lên, vậy đừng chống lại Đức Chúa Trời, Đấng đang ở với ta, nếu không Ngài sẽ hủy diệt ngươi.”

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 12




HỘI THÁNH TẠI BẸT-GĂM –ĂN ĐỂ ĐƯỢC BIẾN ĐỔI
Trong bài này, chúng ta đến với Hội thánh thứ ba là Hội thánh tại Bẹt-găm (2:12-17). Như chúng tôi đã chỉ ra, tên của 7 thành phố này rất có ý nghĩa. Trong tiếng Hi Lạp, Bẹt-găm có nghĩa là “kết hôn”, hàm ý đến sự liên hiệp, và cũng có nghĩa là “cái tháp kiên cố”. Hội thánh tại Bẹt-găm là một dấu hiệu báo trước về Hội thánh kết hôn với thế giới và trở nên cái tháp kiên cố cao nhất, tương đương với cây to được Chúa nói tiên tri trong ẩn dụ về hạt cải (Mat. 13:31-32). Sa-tan không tiêu diệt được Hội thánh qua sự bắt bớ của đế quốc La Mã trong 3 thế kỉ đầu, hắn đã thay đổi chiến lược. Thay vào đó, hắn tìm cách làm bại hoại Hội thánh qua việc sê sa Constantine đón nhận Hội thánh làm quốc giáo vào đầu thế kỉ thứ tư. Qua ảnh hưởng chính trị và sự khuyến khích của Constantine, vô số người vô tín được báp-têm vào “Hội thánh”, và “Hội thánh” trở nên cực kì to lớn. Vì đối với Đấng Christ, Hội thánh là người tương xứng như một Cô dâu trong trắng nên việc Hội thánh kết hiệp với thế giới bị xem là gian dâm thuộc linh theo cách nhìn của Đức Chúa Trời.

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 11




HỘI THÁNH TẠI SI-MIỆC-NƠ – SỰ SỐNG PHỤC SINH
VÀ MÃO MIỆN SỰ SỐNG
Chúa đã tể trị việc trong việc chọn các Hội thánh để thực hiện mục đích của Ngài. Ngài đã chọn bảy thành phố tại Tiểu Á: Ê-phê-sô, Si-miệc-nơ, Bẹt-găm, Thi-a-ti-rơ, Sạt-đe, Phi-la-đen-phi và Lao-đi-xê. Theo tiếng Hi Lạp, tên của mỗi thành phố rất có ý nghĩa, chính xác với ý nghĩa thuộc linh của nó. Như chúng tôi đã chỉ ra, Ê-phê-sô có nghĩa là đáng được ao ước, cho thấy rằng Hội thánh tại Ê-phô-sô thật quý báu đối với Chúa và đáng được ao ước trong cách nhìn của Ngài. Trong tiếng Hi Lạp, Si-miệc-nơ có nghĩa là một dược. Một dược là hương liệu có vị ngọt chỉ về nỗi đau khổ. Theo hình bóng, một dược tượng trưng cho sự chịu khổ ngọt ngào của Đấng Christ. Vì thế, Hội thánh tại Si-miệc-nơ là một Hội thánh chịu đau khổ, báo trước về Hội thánh ở dưới sự bắt bớ của đế quốc La Mã từ nửa sau thế kỉ thứ nhất đến nửa đầu thế kỉ thứ tư. Hội thánh bị bắt bớ này chịu đau khổ trong hương thơm và sự ngọt ngào của Đấng Christ. Nói cách khác, Hội thánh này ở trong sự hoạn nạn của Jesus và tương giao với những nổi khổ của Ngài. Hội thánh tại Si-miệc-nơ chịu khổ như chính Đấng Christ đã từng chịu khổ, tiếp tục sự chịu khổ của Ngài. Trong Cô-lô-se 1:24, Phao-lô nói rằng: “Nay tôi vui mừng trong các nỗi khổ của tôi vì anh em, còn về phần tôi thì đem xác thịt mình mà bù đắp những gì còn thiếu trong các hoạn nạn của Đấng Christ vì Thân thể Ngài, tức là Hội thánh”. Phao-lô đã làm trọn những nổi khổ của Đấng Christ. Dù không ai có thể tiếp tục sự cứu chuộc của Đấng Christ nhưng tất cả những người đi theo Ngài phải làm trọn những nỗi khổ của Ngài vừa trong phương diện cá thể vừa trong phương diện tập thể. Trong Hội thánh tại Si-miệc-nơ, chúng ta thấy sự tiếp tục những nổi khổ của Jesus trong phương diện tập thể. Vì Hội thá

NHÂN VẬT THÁNH KINH- 15




-Ti-mô-thê—Tín Đồ Kính Sợ Đức Chúa Trời-
Công 16:1-3-Phao-lô đến Đẹt-bơ và Lít-tra. Tại đây, có một môn đệ tên Ti-mô-thê, con trai một nữ tín hữu Do Thái và một người Hy Lạp, Được các anh em ở Lít-tra và Y-cô-ni làm chứng tốt.  Phao-lô muốn đem Ti-mô-thê theo, nên ông làm lễ cắt bì cho thanh niên này vì người Do Thái trong vùng đó ai cũng biết cha Ti-mô-thê là người Hy Lạp
2 Tim. 1:5-Ta cũng nhớ lại đức tin chân thành của con, là đức tin mà chính bà ngoại con là cụ Lô-ít, rồi đến mẹ con là bà Ơ-nít đã có trước con, và ta tin chắc con cũng đang có đức tin ấy.
1 Cor. 16:10-10 Nếu Ti-mô-thê đến thăm anh chị em, xin anh chị em đừng để người phải e sợ điều gì giữa anh chị em vì người cũng làm công việc Chúa như chính tôi vậy.

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 10-



HỘI THÁNH TẠI Ê-PHÊ-SÔ-TÌNH YÊU, SỰ SỐNG VÀ SỰ SÁNG
Sách Khải Thị được viết rất kĩ. Tiếp theo chương 1 thì chương 2 và 3 cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng về bảy Hội thánh thực tiễn. Bảy Hội thánh ấy là những minh họa tuyệt hảo, khải thị các Hội thánh địa phương theo sự thực hành thiết thực, không theo giáo lí. Bởi xem xét bảy Hội thánh này, chúng ta có thể thấy rõ một Hội thánh địa phương là gì và cần phải như thế nào.
Bảy bức thư trong chương 2 và 3 ghi lại tình trạng thật đang hiện hữu trong bảy Hội thánh vào lúc cá Thư này được viết. Tuy nhiên, vì sách này là một sách gồm các dấu hiệu có bản chất tiên tri nên các tình trạng của bày Hội thánh cũng là những dấu hiệu, chỉ về sự tiến triển của Hội thánh trong 7 giai đoạn mang tính tiên tri. Bức thư thứ nhất gửi cho Hội thánh tại Ê-phê-sô cho thấy bức tranh về Hội thánh ở cuối giai đoạn đầu tiên trong nửa sau của thế kỉ thứ nhất. Bức thư thứ hai gửi cho Hội thánh tại Si-miệc-nơ báo trước Hội thánh chịu khổ nạn dưới sự bắt bớ của đế quốc La Mã, từ nửa sau thế kỉ thứ nhất đến đầu thế kỉ thứ tư, tức là khi Constantine Đại đế, Sê-sa của đế quốc La Mã, ban ân huệ của đế quốc cho Hội thánh. Bức thư thứ ba gửi cho Hội thánh tại Bet-găm, tượng trưng cho Hội thánh thế tục, tức Hội thánh kết hôn với thế giới, từ ngày Constantine chấp nhận Cơ Đốc giáo đến lúc hệ thống giáo hoàng được thiết lập vào nủa sau của thế kỉ thứ sau. Bức thư gửi cho Hội thánh tại Thi-a-ti-rơ là lời mô tả mang tính tiên tri về Hội thánh bội đạo, từ thời điểm thiết lập hệ thống giáo hoàng vào nửa sau thế kỉ thứ sáu đến cuối thời đại này là khi Đấng Christ trở lại. Bức thư thứ năm gửi cho Hội thánh tại Sạt-đe báo trước Hội thánh Cải chánh, từ thời Cải chánh vào đầu thế kỉ 16 đến khi Đấng Christ trở lại. Bức thư thứ sáu gửi cho Hội thánh tại Phi-la-đen-phi báo trước về Hội thánh của tình yêu anh em, tức sự khôi phục nếp sống Hội thánh đúng đắn, từ đầu thế kỉ 19 là khi các anh em được dấy lên tại nức Anh để thực hành nếp sống Hội thánh bên ngoài tất cả các hệ thống giáo phái và chia rẽ, cho đến khi Chúa đến lần thứ hai. Bức thư thứ bảy gửi cho Hội thánh tại Lao-đi-xê báo trước về nếp sống Hội thánh suy thoái của các anh em trong thế kỉ 19, từ nửa sau thế kỉ 19 cho đến khi Chúa trở lại. Trong bài này và 6 bài tiếp theo, chúng ta sẽ lần lượt đề cập đến từng Hội thánh một.

NHỮNG AI ĐẬU VÀO NƯỚC NGÀN NĂM?- 6




-
Sa-tan Kiện Cáo Những Người Được Phê Duyệt?
-
Luca 4: 13 Khi ma quỉ làm xong mọi sự cám dỗ rồi, bèn tạm lìa Ngài (BNC).
Luca 4:13: Sau khi cám dỗ đủ cách, quỷ vương lìa khỏi Ngài, chờ cơ hội khác.
Gióp 1:6-12-Một ngày kia, các thiên sứ đến chầu CHÚA. Sa-tan cùng đến với chúng. 7 CHÚA hỏi Sa-tan: “Ngươi từ đâu đến?” Sa-tan đáp lời CHÚA: “Tôi đi quan sát đây đó, qua lại khắp nơi trên địa cầu.” 8 CHÚA hỏi Sa-tan: “Ngươi có để ý Gióp, tôi tớ Ta không? Khắp thế giới không ai bằng Gióp, một người trọn lành và ngay thẳng, kính sợ Đức Chúa Trời và xa lánh điều ác.” 9 Sa-tan đáp lời CHÚA: “Lẽ nào Gióp kính sợ Đức Chúa Trời vô cớ sao? 10 Có phải Chúa đã dựng hàng rào bảo vệ chung quanh ông, gia đình ông, và mọi sự thuộc về ông không? Chúa chúc phước cho mọi việc ông làm, và tài sản ông lan tràn khắp đất. 11 Nhưng xin Chúa đưa tay ra hủy diệt mọi sự thuộc về ông, chắc chắn ông sẽ nguyền rủa Chúa ra mặt!” 12 CHÚA phán bảo Sa-tan: “Này, Ta giao cho ngươi mọi sự thuộc về Gióp, nhưng chính mình Gióp, ngươi đừng động đến.” Vậy, Sa-tan lui ra khỏi sự hiện diện của CHÚA-
Lu ca 22 :31-32-Si-môn, Si-môn, này Sa-tan đòi sàng sảy hết thảy các con như lúa mì,  nhưng chính Ta đã cầu nguyện cho con để đức tin con không bị lung lạc; khi con hồi phục, hãy làm cho anh em mình vững mạnh.”

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 9



CON NGƯỜI Ở GIỮA CÁC HỘI THÁNH
Trong Khải Thị chương 1 có tám điểm trọng yếu: khải thị về Đấng Christ, chứng cớ của Jesus, Đức Chúa Trời Tam Nhất, lần đến thứ hai của Đấng Christ, những người đồng dự phần về hoạn nạn, về vương quốc và về sự nhẫn nại trong Jesus, các Hội thánh địa phương, các giá đèn và Con Người. Chúng ta đã đề cập đến bảy điểm đầu tiên, trong bài này, chúng ta đến với điểm thứ tám là CON NGƯỜI ở giữa các Hội thánh (1:12-20). Trong sách này, Đấng Christ trước hết được khải thị là Con Người. Hễ khi nào có liên quan đến Hội thánh thì Ngài được khải thị trong bản chất phàm nhân của Ngài vì Hội thánh bao gồm những con người. Đầu của Hội thánh không những là Con Đức Chúa Trời mà cũng là Con Người. Sự kiện Chúa vẫn là CON NGƯỜI sau khi thắng thiên hàm ý rằng Ngài không cởi bỏ bản chất phàm nhân của Ngài sau sự phục sinh, và cách Ngài đối xử với chúng ta vẫn dựa trên nhân tính của Ngài. Là một người, Ngài đã đạt được mục đích là làm chứng cớ của Đức Chúa Trời. Cho nên, là những người trong các Hội thánh ngày nay, chúng ta cũng có thể làm chứng cớ của Đức Chúa Trời. Chúa chiến thắng với tư cách là con người, và chúng ta cũng có thể chiến thắng.
Đấng Christ ngày nay “ở giữa” các Hội thánh. Một mặt, Ngài là Thầy tế lễ Thượng phẩm trên các tầng trời đang cầu thay cho các Hội thánh (Hê. 9:24; 7:25-26; La. 8:34); mặt khác, Ngài đang chuyển động trong các Hội thánh để chăm sóc các Hội thánh. Nếu muốn tham dự vào sự chuyển động của Ngài và vui hưởng sự chăm sóc của Ngài, chúng ta phải ở trong các Hội thánh.
Đang chuyển động trong các Hội thánh để chăm sóc các Hội thánh. Nếu muốn tham dự vào sự chuyển động của Ngài và vui hưởng sự hưởng sự chăm sóc của Ngài, chúng ta phải ở trong các Hội thánh.