Mathio
16:18:Còn ta lại bảo ngươi rằng, ngươi là Phi-e-rơ, ta sẽ lập Hội thánh ta trên
vầng đá nầy, cửa Âm phủ chẳng thắng được nó.
1Cor. 1: 1- Phao-lô, đạt cho Hội thánh của Đức
Chúa Trời tại Cô-rin-tô,
Ephs. 1:23-Hội thánh, là thân thể của Ngài, tức
là sự đầy đủ của Đấng làm đầy dẫy mọi sự trong mọi người
Công 9:31- Ấy vậy, Hội thánh trong cả Giu-đê,
Ga-li-lê và Sa-ma-ri đều được bình an, gây dựng, bước đi trong sự kính sợ Chúa
và trong sự an ủi của Thánh linh mà được thêm lên.
-
Đức Chúa Trời dùng 40 người viết ra một quyển
kinh thánh. Ngài không cần có lời chú thích cho mỗi một vấn đề cách đầy đủ.
Ngài cũng không sợ con người hiểu lầm ý tưởng Ngài. Những kẻ kiêu ngạo sẽ hiểu
lầm một số điểm nào đó trong Kinh thánh, và họ sẽ chuốc tai họa như diệt vong,
lạc đường, thất bại v..v.. Chỉ những ai khiêm nhường tìm kiếm Ngài, Ngài sẽ khải
thị cách vừa phải cho họ để đắc thắng trên con đường ý muốn của Ngài.
Chữ “ecclesia” dịch là hội thánh, hội chúng hay
giáo hội là một từ ngữ dễ bị hiểu lầm nhất trong Kinh thánh.
Trong Mathio 16:18 Chúa nói đến hội thánh phổ
thông, 1 Cor 1;1 nói đến những hội thánh địa phương tọa lạc tại bất cứ địa điểm
nào trên trái đất. Dường như trong Công vụ 9:31, chữ “hội thánh” số ít ngụ ý Hội
Thánh phổ thông, là Thân thể Đấng Christ, nói chung trong ba miền có dân Do
thái ở là Giu đê, Samari và Galile, còn chữ “Hội thánh là Thân Thể” mà Phao lô,
có chức vụ giữa các dân tộc ngoại bang, là nói nên Hội thánh phổ thông, là Thân
thể Chúa giữa người ngoại bang. Không có Thân Thể hoàn vũ.
Tôi không tìm thấy từ ngữ “hội Thánh thế giới”
và từ ngữ “Hội thánh hoàn vũ” trong cả Kinh tân ước.
Các hội thánh hồi ban đầu có tính địa phương độc
lập với nhau về mặt quản trị, nhưng thông công với nhau về mặt thuộc linh, và
có liên hệ với nhau. Đến thế kỉ thứ tư, hội thánh tại kinh đô La mã của đế quốc
Roma, đứng lên làm đầu, rồi thống nhất tất cả các địa phương khác dưới quyền
cai trị của mình.—Đó là hội thánh thế giới Roma.
Từ sau cuộc cải chánh 1516, Hội thánh Tin lành
Đức quốc, Anh quốc, Hòa Lan.v..v.. lần lần thoát ra khỏi quyền cai trị của Hội
thánh thế giới Công giáo La mã. Trong bốn thế kỉ tiếp theo, dân Chúa dần dần thấy
hội thánh có tính địa phương, nên họ tổ chức các hội thánh địa phương, như Hội Anh
em Tây phương và Đông phương đã làm. Nhưng có nhiều Hội thánh Cải chánh còn tổ
chức Hội thánh theo giới hạn quốc gia như Hội thánh Tin lành Vn chẳng hạn.
Nhưng đáng thương thay Hội Anh Em Đông Phương trong cuối thế kỉ 20 lại quay về
lối đường thống nhất hóa như Giáo hội công giáo hồi thế kỷ thứ tư. Họ phát động: HỘI THÁNH HOÀN VŨ. Dù về mặt giáo lí, lẽ thật,
hội Anh em khác hẳn giáo hội công giáo, nhưng về mặt tổ chức bề ngoài lại giống
như nhau. Lịch sử mẫu hội lặp lại một lần nữa. Đáng thương biết bao! Vì dường
như Kinh thánh chỉ khải thị Hội thánh là Thân Thể Chúa tại một miền nào đó mà
thôi, như Công vụ 9:31 bày tỏ, chứ Thân thể không theo mức độ cả trái đất hiệp
làm một.
-
Có mấy điểm tương tự giữa Giáo hội thế giới La mã
và Hội thánh hoàn vũ Anh Em là.
1.Lời của Giáo hoàng vô ngộ (không sai lầm),
còn bên đây có lời chức vụ (thực ra là lời của một vĩ nhân) là ưu tiên, có tính
quyết định.
2. Ai ở ngoài Hội thánh công giao đều hư mất
linh hồn, còn bên đây, ai ở ngoài dòng chảy của Thân Thể, của Hội thánh hoàn vũ
đều thất bại cuộc đời rồi.
3. Trong công giáo, mọi tín đồ phải vâng phục bề
trên cách tuyệt đối, bên đây thì mọi thánh đồ
không được có ý kiến nào kah1c…
4. Mỗi tín đồ công giáo đọc kinh buổi mai, kinh
buổi tối như cái máy. Trong Hội Anh em, tín đồ nói lời Chúa như người máy..
Còn nhiều điểm giống nhau nữa mà tôi không dám
nói.
Minh Khải-22-7-2016