Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 13




HỘI THÁNH TẠI THI-A-TI-RƠ – UY QUYỀN
VÀ NGÔI SAO MAI
Trong bài này, chúng ta đến với Hội thánh thứ tư là Hội thánh tại Thi-a-ti-rơ (2:18-29), tức Hội thánh trong tình trạng bội đạo. Theo tiếng Hi Lạp, Thi-a-ti-rơ có nghĩa  là “sinh tế có hương thơm” hay “sinh tế không dứt”. Là một dấu hiệu, Hội thánh tại  Thi-a-ti-rơ báo trước về giáo hội Công giáo La Mã, được hình thành hoàn toàn là một Hội thánh bội đạo qua việc thiết lập hệ thống giáo hoàng tổng quát vào nửa sau thế kỉ thứ 6. Hội thánh ấy đầy dẫy những sinh tế, như được biểu thị trong những lễ mi-sa không dứt của giáo hội ấy
I. ĐẤNG PHÁT NGÔN
A. Con Đức Chúa Trời
Câu 18 chép: “Con Đức Chúa Trời, là Đấng mắt như ngọn lửa, chân như đồng sáng, phán rằng…..” Giáo hội Thi-a-ti-rơ hội đạo nhấn mạnh đến việc Đấng Christ là Con của Ma-ri. Vì thế, ở đây Chúa phản đối tình trạng hội đạo của giáo hội Thi-a-ti-rơ bằng cách nói rằng Ngài là Con Đức Chúa Trời
B. Đấng có mắt như ngọn lửa và chân như đồng sáng
Khi đối xử với Hội thánh thế tục, tức Hội thánh tại Bẹt-găm, Chúa tự xưng là Đấng có thanh gươm bén hai lưỡi. Khi đối xử với Hội thánh bội đạo, tức Hội thánh tại Thi-a-ti-rơ, Ngài tự xưng là Đấng có “mắt như ngọn lửa, chân như đồng sáng” Hội thánh thế tục cần lời phá vỡ và giết chết của Ngài xử lí, trong khi Hội thánh bội đạo cần sự phán xét từ ánh mắt do xét và bản chân giày đạp của Ngài. Ánh mắt của Chúa dò xét và bàn chân giày đạp của Ngài. Ánh mắt của Chúa dò xét những phần bề trong và tấm lòng, còn chân Ngài phán xét và báo ứng cho mọi người tùy theo công việc của họ (2:23)

II. MĨ ĐỨC CỦA HỘI THÁNH NÀY
Trong câu 19, Chúa phán: “Ta biết công việc con, tình thương yêu con, đức tin con, sự phục dịch và sự nhẫn nại của con, cũng biết công việc sau rốt của con còn nhiều hơn công việc ban đầu nữa” Giáo hội Thi-a-ti-rơ bội đạo có nhiều công việc và sự phục vụ. Công việc của giáo lý hội ấy trong những ngày sau cùng còn nhiều hơn trong quá khứ.
III. NGƯỜI NỮ GIÊ-SA-BÊN
Trong bức thư gửi cho Hội thánh tại Thi-a-ti-rơ một trong những điểm trọng yếu là nói đến người nữ Giê-sa-bên. Chúa nói về người nữ ấy trong câu 20 rằng: “Nhưng có điều Ta trách các con, ấy là các con dung nhượng cho người nữ Giê-sa-bên kia, là kẻ tự xưng mình là nữ tiên tri, dạy dỗ và dẫn dụ các đầy tớ Ta phạm gian dâm và ăn của cúng hình tượng” Như chúng ta sẽ thấy, người nữ ở đây chính là người nữ được Chúa nói tiên tri trong Ma-thi-ơ 13:33, là người thêm men (chỉ về những điều gian ác, tà giáo và ngoại giáo) vào bột mịn (chỉ về Đấng Christ là của lễ bữa ăn để làm thỏa mãn Đức Chúa Trời và con người). Người nữ ấy cũng là đại dâm phụ trong Khải Thị chương 17, là người pha trộn những điều gớm ghiếc với những điều thần thượng. Người vợ ngoại giáo của A-háp, tức Giê-sa-bên, là hình bóng về Hội thán bội đạo ấy. Hội thánh bội đạo đầy dẫy mọi loại gian dâm và thờ hình tượng, cả thuộc linh lẫn thuộc thể.
A. Tự xưng là nữ tiên tri
Ở đây, Chúa cho thấy rằng Hội thánh bội đạo tự xưng là nữ tiên tri. Tiên tri là người phát ngôn cho Đức Chúa Trời bằng uy quyền của Đức Chúa Trời. Giáo hội Thi-a-ti-rơ bội đạo tự cho mình đã được Đức Chúa Trời ủy quyền để phát ngôn cho Ngài. Giáo hội ấy đòi hỏi người ta nghe theo mình hơn là nghe theo Đức Chúa Trời
B. Dạy dỗ và dẫn dắt các đầy tớ của Chúa phạm gian dâm và
ăn của cúng hình tượng
Hội thánh tại Bẹt-găm có giáo lí của Ba-la-am và của đảng Ni-cô-la, và các giáo lí ấy được tiếp tục trong Hội thánh bội đạo này. Hơn nữa, chính giáo hội Thi-a-ti-rơ đã dạy dỗ, khiến giáo dân nghe giáo hội thay vì nghe theo lời Thánh của Đức Chúa Trời. Tất cả những thành viên của giáo hội đều bị mê muội bởi tà giáo mang tính chất tôn giáo mà không quan tâm đến Đấng Christ là sự sống và sự cung ứng sự sống của mình, như được biểu thị bởi cây sự sống và ma-na giấu kín mà Chúa đã hứa ban cho các Hội thánh tại Ê-phê-sô và Bẹt-găm (2:7,17)
Ma-thi-ơ 13:33 chép: “Ngài nói với họ một ẩn dụ khác rằng : Vương quốc các tầng trời giống như men mà một người nữ lấy giấu trong ba đấu bột cho đến khi toàn bộ đều dậy men” Các giáo sư Kinh Thánh đáng tin cậy đều đồng ý rằng Giê-sa-bên trong Khải Thị chương 2 chắc chắn là người nữ mà Chúa nói tiên tri trong Ma-thi-ơ 13:33. Hai người nữ ấy thực sự là một. Đại dâm phụ trong Khải Thị chương 17 cũng là người nữ đó. Cho nên, người nữ trong Ma-thi-ơ chương 13 là Giê-sa-bên trong Khải Thị chương 2, và Giê-sa-bên trở nên đại dâm phụ được gọi là Ba-by-lôn lớn trong Khải Thị chương 17. Nếu bà không là kĩ nữ thì ai là kĩ nữ? Giê-sa-bên” trong Cựu ước là một hình ảnh báo trước về người n Giê sa bên trong Khải 2. Khi phát ngôn với Hội thánh tại Thi-a-ti-rơ, Chúa nói rằng có một Giê-sa-bên trong thời đại ngày nay. Theo lịch sử, Giê-sa-bên ấy ngày nay chắc chắn là Hội thánh bội đạo, tức giáo hội Thi-a-ti-rơ. Khi dùng tên Giê-sa-bên, Chúa nhắc chúng ta nhớ lạ những gì Giê-sa-bên là vợ A-háp đã làm: bà vốn xuất thân từ ngoại giáo và đã đem những điều dị giáo và trong việc thờ phượng của dân Đức Chúa Trời đối với Ngài. Đây là tâm điểm quan trọng nhất trong bức thư gửi cho Thi-a-ti-rơ. Nguyên tắc trong những việc làm của Hội thánh bội đạo là pha trộn những điều ngoại giáo, dị giáo vào sự thờ phượng của dân Đức Chúa Trời đối với Ngài. Bà giúp dân Đức Chúa Trời thờ phượng Ngài, nhưng khôn làm như vậy theo đường lối của Đức Chúa Trời; bà thực hiện điều ấy theo cách tà giáo, ngoại giáo của riêng mình. Từ khi Hội thánh bội đạo bắt đầu, bà liên tục hấp thụ ngoại giáo. Đến nơi nào, bà cũng hấp thụ những điều liên quan đến việc thờ hình tượng
Một trong những ví dụ nổi bật nhất về hành động của Hội thánh bội đạo này là cái gọi là lễ Giáng sinh. Chúng ta cần Christ chứ không cần lễ. Theo ngày 25 tháng 12, ngày được gọi là ngày Giáng sinh, là ngày người Châu Âu cổ thờ mặt trời. Họ nói rằng ngày 25 tháng 12 là sinh nhật của mặt trời. Khi đến Châu Âu , Hội thánh bội đạo hấp thụ lệ cổ xưa ấy vì giáo hội đã tiếp nhận hàng ngàn vô tín vào Hội thánh. Những người vô tín ấy vẫn muốn kỉ niệm sinh nhật thần của họ. Vì vậy, để làm vui lòng họ, giáo hội bội đạo tuyên bố ngày 25 tháng 12 là sinh nhật của Đấng Christ. Đó là nguồn gốc của lễ Giáng sinh. Quyển sách The Two Babylons (Hai Ba-by-lôn) phơi bày nguồn gốc của những điều gian ác, quỷ quái và ngoại giáo mà người ta đem vào Hội thánh bội đạo. Nếu nhìn thấy bức tranh này về mặt tiêu cực, chúng ta sẽ biết phải làm thế nào về mặt tích cực
Ngay từ đầu Kinh Thánh, ý định của Đức Chúa Trời là nuôi dưỡng dân Ngài bằng sự cung ứng sự sống. Vì thế, trong vườn có cây sự sống làm nguồn cung ứng sự sống. Sau khi con người sa ngã, trong sự cứu chuộc của Ngài, Đức Chúa Trời vẫn không từ bỏ ý tưởng nuôi dưỡng dân Ngài. Khi thiết lập tiệc Vượt Qua, Đức Chúa Trời đã truyền cho dân Ngài bôi huyết chiên con trên cột cửa, và dưới sự bao phủ của huyết, họ ăn thịt chiên con. Sau khi con cái Israel được giải cứu khỏi Ai Cập và đi trong hoang mạc, Đức Chúa Trời ban cho họ ma-na thuộc trời làm sự cung ứng sự sống (Xuất.16:14-15). Cuối cùng, con cái Isarel bước vào miền đất tươi tốt Ca-na-an. Ngày nọ vào miền đất ấy thì không còn ma-na, và họ bắt đầu ăn sản phẩm phong phú của miền đất (Gio-suê.5:12). Tân Ước xác nhận rằng tất cả những điều ấy đều là các hình bóng về Đấng Christ; Ngài không những là Đấng cứu chuộc của chúng ta mà còn là sự cung ứng sự sống của chúng ta. Là Chiên Con, Đấng Christ có hai yếu tố - huyết để cứu chuộc và thịt để nuôi dưỡng. Trong Giăng chương 6, Chúa Jesus bày tỏ Ngài là ma-na thuộc trời mà dân Đức Chúa Trời có thể ăn. Chúng ta biết rằng thổ sản phong phú của miền đất chỉ về những điều phong phú của Đấng Christ. Đấng Christ không những là Chiên Con và ma-na của chúng ta mà còn là miền đất tươi tốt của chúng ta. Là Chiên Con, Ngài có thịt và là miền đất tươi tốt, Ngài có mọi điều phong phú để cung ứng sự sống cho chúng ta. Trong Cựu Ước còn có các của lễ lấy từ sản phẩm của miền đất tươi tốt. Trong năm của lễ chính, của lễ thứ hai là của lễ bữa ăn dành để nuôi dưỡng dân Đức Chúa Trời. Tất cả các thầy tế lễ phục vụ đều ăn của lễ bữa ăn ấy. Điều này cho thấy Đấng Christ là sự cung ứng sự sống cho các thầy tế lễ của Đức Chúa Trời. Tất cả những người phụng sự Đức Chúa Trời đều cầu ăn Đấng  Christ.
Dù điều này rất rõ ràng trong Lời Thánh nhưng đa số Cơ Đốc nhân đã bỏ qua. Khi còn ở trong Cơ Đốc giáo, tôi chưa bao giờ được nghe một bài giảng nào cho biết phương cách ăn  Đấng Christ. Thế nhưng, điểm trọng yếu trong Lời Thánh chính là Đấng Christ là sự cung ứng sự sống của chúng ta và chúng ta phải ăn Ngài (Gi.6:57). Trong Ma-thi-ơ 13:33, Chúa cho thấy Ngài là bột mịn . Lời Ngài nói về bột, hay bột mịn trong câu này chỉ về của lễ bữa ăn là của lễ chủ yếu là bột mịn. Vì thế, bột mịn là hình bóng đầy đủ và trọn vẹn về Chúa Jesus là sự cung ứng sự sống của chúng ta. Là của lễ bữa ăn, Đấng Christ trong nhân tính của Ngài là bột mịn để làm thức ăn của chúng ta. Trong Ma-thi-ơ chương 13, Chúa Jesus nói tiên tri rằng một người nữ gian ác sẽ thêm men vào bột mịn ấy. Đó chính là điều Hội thánh bội đạo làm, lấy men của dị giáo mà thêm vào bột mịn là  Đấng Christ để tạo thành một hỗn hợp gian ác. Về vấn đề này, Hội thánh hội đạo vô cùng gian ác và quỷ quyệt
Một số người trong Hội thánh bội đạo có thể nói: “Anh không nghĩ rằng chúng tôi có gì đó chân thật sao? Anh không nghĩ rằng chúng tôi có Đức Chúa Trời, Đấng Christ và Kinh Thánh sao?” Đồng ý là họ có những thứ ấy, nhưng điều không thuần khiết mà là một sự pha trộn.  Hội thánh hội đạo có bột mịn, nhưng trong bột có men. Khi ở Manila, tôi có đi thăm một thánh đường Công giáo. Tại lối vào thánh đường ấy có tượng Ma-ri. Khi thấy một bàn tay của bức tường ấy gần như mòn nhẵn, tôi hỏi người ta điều gì đã xảy ra. Họ nói rằng ai vào thánh đường trước hết cũng sờ vào bàn tay của bức tường, và trải qua năm tháng, bàn tay đã bị mòn. Khi tôi hỏi họ sao lại cần bức tượng, họ đáp: “Nếu không có bức tượng, người ta không thể hiểu anh đang nói gì khi giảng về Kinh Thánh. Họ cần điều gì đó cụ thể để nắm bắt”. Đó là lời biện giải của họ về việc có tượng của Jesus và Ma-ri. Thật kì lạ! Đó không phải là Jesus hay Ma-ri mà là hình tượng. Có vẻ như họ thờ Jesus, nhưng thật ra họ thờ một tượng đá. Đó là quỷ kế của kẻ thù. Đến đây, chúng ta có thể thấy sự gian ác của Hội thánh bội đạo – hấp thụ những điều dị giáo và thêm những thứ ấy vào bột mịn. Làm như vậy là độc ác biết bao!
Do sự pha trộn gian ác ấy nên có nhiều sự thờ hình tượng trong Hội thánh bội bạc. Chúa nói rằng Giê-sa-bên dạy người ta phạm tội tà dâm và ăn của cúng hình tượng. Giê-sa-bên dạy dân của bà thờ hình tượng. Trong giáo hội Thi-a-ti-rơ, người ta dạy thờ hình tượng. Tại Manila, tôi đã thấy nhiều người mua nến tại quầy bán nến ở trước các hình ảnh hay hình tượng trên tường. Nơi nào có thờ hình tượng, nơi đó cũng có phạm gian dâm. Giê-sa-bên không những đem dị giáo và sử thờ hình tượng vào mà còn đem sự tà dâm vào. Điều này thật gớm ghiếc, và chúng ta không thể dung túng. Đây không phải là vấn đề tranh luận về giáo lí mà là vấn đề thờ hình tượng và phạm gian dâm
Năm 1937, khi tôi có dịp đi lại nhiều ở miền bắc Trung Quốc, người ta đưa đến cho tôi một trường hợp quỷ ám. Một chị em nọ là Cơ Đốc nhân đã bị quỷ ám. Khi người ta hỏi tôi tại sao có trường hợp đó, tôi đáp rằng, về nguyên tắc, tội hoặc hình tượng hay tranh ảnh trong nhà là lí do để chị bị quỷ ám. Tôi được cho biết biết là trong nhà chị không có hình tượng hay tranh ảnh gì. Tuy vậy, quỷ cứ đến quấy nhiễu chị. Tôi bảo chị rằng nếu chị không có gì liên quan đến tội lỗi thì trong nhà chị phải có hình tượng hay tranh ảnh nào đó và chị nên tìm kiếm kĩ khắp nhà. Cuối cùng, tôi được biết rằng trên tường nhà chị có treo bức tranh của một người gọi là Jesus, và tôi bảo chị phải đốt bức tranh ấy đi. Từ khi chị đốt bức tranh ấy thì quỷ lìa khỏi chị. Trong việc này, chúng ta thấy sự quỷ quyệt của kẻ thù.
C. Không chịu ăn năn sự gian dâm của nó
Trong câu 21, Chúa Jesus phán: “Ta đã cho nó thì giờ để ăn năn, mà nó chẳng khứng ăn năn sự gian dâm nó”. Lịch sử đã chứng minh rằng điều này đúng đúng với giáo hội Thi-a-ti-rơ bội đạo. Thậm chí đến nay, giáo hội Thi-a-ti-rơ vẫn không ăn năn về những hành động gian ác của mình
D. Nằm trên giường bệnh
Chúa cũng phán: “Này, ta quăng nó trên giường bệnh” Thường thì giường dùng để ngủ nghỉ, nhưng lúc bất thường thì dùng để dưỡng bệnh. Ở đây, Chúa cho thấy rằng Hội thánh bội đạo bị bệnh không thể chữa được và cứ bị bệnh như vậy cho đến khi nhận lấy sự phán xét cuối cùng. Những việc làm gian ác của Giê-sa-bên đã làm cho bà ta mắc bệnh; bà ta hoàn toàn không lành mạnh. Toàn thể Hội thánh bội đạo lâm vào tình trạng bệnh hoạn. Hãy xem tình trạng của Hội thánh này: một số điều có tính chất thuộc trời còn những điều khác thì trần tục; một ít điều ra từ Đức Chúa Trời còn những điều những điều khác ra từ Sa-tan; vài điều có tính chất thánh khiết còn những điều khác thì trần tục, tầm thường và thế giới. Men này không những ở trong Hội thánh bội đạo mà còn lan vào Hội thánh Cải chánh. Giê-sa-bên thật quỷ quyệt, thuộc Sa-tan, ma quỷ và thậm chí là địa ngục. Để được mở mắt nhìn thấy những điều quỷ quyệt và thuộc ma quỷ trong giáo hội Thi-a-ti-rơ  không phải là chuyện nhỏ. Chúng ta đơn giản không thể tưởng tượng được Hội thánh bội đạo ấy đáng bị lên án đến mức độ nào.
E. Những tình nhân của Hội thánh ấy trả qua đại nạn
Trong câu 22, Chúa không những nói Ngài sẽ quăng Giê-sa-bên lên giường bệnh mà còn nói Ngài “cũng ném những kẻ phạm tội ngoại tình với nó vào hoạn nạn lớn, miễn chúng nó ăn năn công việc mình thì thôi. Đại nạn ở đây khác với đại nạn trong 7:14 và khác với đại nạn trong Ma-thi-ơ 24:21. Đại nạn trong 7:14 là hoạn nạn mà Hội thánh phải trải qua trong suốt nhiều thế kỉ bắt bớ. Đại nạn trong Ma-thi-ơ 24:21 là đại nạn lớn trong ba năm rưỡi cuối cùng của thời đại này mà sẽ giáng trên tất cả những người ở trên đất. Nhưng đại nạn ở đây chỉ về nỗi thống khổ mà Chúa sẽ khiến Hội thánh bội đạo phải trải qua, có lẽ là do An-ti-christ tấn công nó vào cuối thời đại này
F. Lấy sự chết mà giết con cái nó
Trong câu 23, Chúa phán: “Ta sẽ lấy sự chết mà giết con cái nó”. Đây có thể chỉ về việc Đức Chúa Trời hủy diệt giáo hội Thi-a-ti-rơ và An-ti-christ và những người theo hắn vào cuối thời đại này. Nếu đọc kĩ sách Khải Thị, chúng ta sẽ thấy rằng vào cuối thời đại này, An-ti-christ sẽ tàn hại giáo hội Thi-a-ti-rơ. An-ti-christ sẽ nổi loại chống lại mọi tôn giáo, tự lập mình lên làm Đức Chúa Trời (2 Tê.2:4), cấm những người Do Thái và người thuộc giáo hội Thi-a-ti-rơ thờ Đức Chúa Trời của họ, và ép buộc người ta thờ phương hắn. Bấy giờ, hắn sẽ bắt bớ người Do Thái và giết nhiều người trong giáo hội Thi-a-ti-rơ
IV. NHỮNG ĐIỀU SÂU NHIỆM CỦA SA-TAN
Câu 24 chép: “Nhưng các con là kẻ khác ở tại Thi-a-ti-rơ, tức bao nhiêu người không nhận giáo lí ấy, chưa từng biết những điều sâu nhiệm của Sa-tan như chúng vẫn nói, ta không gán cho các con gánh nặng khác” “Những điều sâu nhiệm” có nghĩa là những chiều sâu như trong Ê-phê-sô 3:18. Đây chỉ về những điều huyện nhiệm theo nghĩa bóng. Giáo hội Thi-a-ti-rơ có nhiều huyền nhiệm hay những giáo lí sâu nhiệm. Đối với Hội thánh chịu khổ thì có nhà hội của Sa-tan (2:9); với Hội thánh thế tục thì có ngai của Sa-tan (2:13); còn bên trong Hội thánh bội đạo thì có “những điều sâu nhiệm của Sa-tan”. Tôn giáo thuộc nhà hội, thế giới dưới ngai Sa-tan và triết lí về những huyền nhiệm của Sa-tan đều được Sa-tan dùng để hủy hoại và làm bại hoại Hội thánh.
Chúng ta đã thấy rằng Hội thánh chịu bắt bớ từ nhà hội của Sa-tan và cuối cùng Hội thánh trở nên thế tục, ở nơi Sa-tan cư ngụ và nơi có ngai của hắn. Tất cả đều là sự quỷ quyệt của kẻ thù. Tất cả đều ra từ Sa-tan. Nhưng ở đây, trong Hội thánh thứ tư này có gì đó còn nghiêm trọng hơn những điều ấy. Đây không chỉ là vấn đề về nhà hội của Sa-tan, nơi Sa-tan cư ngụ hay chỗ có ngai của Sa-tan. Bây giờ, Sa-tan đã vào trong Hội thánh và dầm thấm Hội thánh bằng chính hắn. Trong Hội thánh bội đạo có những điều sâu nhiệm của Sa-tan, nhưng sự dạy dỗ huyền nhiệm của Sa-tan. Đó chính là triết lí thuộc Sa-tan. Hội thánh bội đạo dạy những sự huyền nhiệm của Sa-tan. Điều này cho thấy rằng tư tưởng sâu sắc của Sa-tan, quan niệm của Sa-tan, đã dầm thấm Hội thánh bội đạo. Cuối cùng, Hội thánh ấy trở nên hiện thân của Sa-tan. Hội thánh đúng đắn là Thân thể của Đấng Christ , còn Hội thánh bội đạo là hiện thân của Sa-tan. Đấng Christ ở trong Hội thánh, nhưng Sa-tan ở trong Hội thánh bội đạo cách quỷ quyệt. Sa-tan luôn luôn hành động cách quỷ quyệt. Lần đầu tiên đến với con người, hắn đến trong hình dạng một con rắn xinh đẹp. Nhưng đó không chỉ là một con rắn mà còn là Sa-tan. Sa-tan luôn mặc lấy hình dạng tốt đẹp. Không ai tưởng tượng là Sa-tan có thể mặc lấy “Hội thánh” làm hình dạng. Nhưng trong bức thư gửi cho Hội thánh tại Thi-a-ti-rơ. Chúng ta thấy đó là tình trạng thật của thế giới Cơ Đốc ngày nay. Thế giới Cơ Đốc đã trở nên một bộ phận của Sa-tan. Tuy có danh Đấng Christ trong đó, nhưng bên trong thế giới này thực ra là chính Sa-tan. Tất cả chúng ta phải thấy vấn đề này.
Những điều sâu nhiệm của Sa-tan, tức triết lí của Sa-tan, thật xảo quyệt. Trong Hội thánh bội đạo có nhiều điều được gọi là huyền nhiệm. Tất cả những huyền nhiệm được Hội thánh gian ác ấy dạy dỗ đều là triết lí thuộc Sa-tan. Một trong các triết lí của họ là nếu anh em không thêm thắt gì vào các lẽ thật của Kinh Thánh thì người ta sẽ khó chấp nhận các lẽ thật ấy. Chúa thật khôn ngoan, đã ví sánh điều ấy với việc bỏ men vào bột mịn để làm cho bánh dễ ăn. Hội thánh bội đạo nói rằng nếu người ta không có lễ Giáng sinh, họ khó mà nhận lấy lẽ thật về sự sinh ra của Đấng Christ. Lễ này là men được thêm vào bột mịn. Điều này thật quỷ quyệt và gian ác.
Nếu anh em cho rằng nói được người nữ gian ác ấy là hiện thân của Sa-tan là nói quá mạnh thì tôi xin anh em suy xét Khải Thị 17:4 và 5. Câu 4 chép: “Người nữ ấy mặc sắc tía sắc hồng, trai giồi bằng vàng, bửu thạch, ngọc châu, tay cầm chén vàng đựng đầy vật gớm ghê, tức là sự ô uế của dâm loạn nó”. Người nữ gian ác ấy có vẻ đẹp bề ngoài: bà ta được trang điểm bằng  vàng, đá quý và ngọc trai, tức là chính những vật liệu xây nên Giê-ru-sa-lem Mới. Trong Giê-ru-sa-lem Mới được xây dựng vững chắc bằng những vật liệu quý báu ấy thì người nữ gian ác chỉ được trang điểm bằng những vật liệu ấy. Trang điểm có nghĩa là khoác lên cái vẻ bề ngoài, có cái vẻ thu hút bề ngoài, có cái vẻ bề ngoài phô trương hay hấp dẫn để che đậy điều gì đó xấu xa. Cái vẻ bề ngoài của bà thật hấp dẫn, nhưng bên trong thì gớm ghiếc và ô uế của sự dâm loạn nó. Theo hình bóng, vàng chỉ về bản chất thần thượng. Người nữ gian ác ấy có vẻ như đang nắm giữ điều gì đó của Đức Chúa Trời, nhưng thật ra bà ta đầy dẫy những điều gớm ghiếc ở bên trong. Theo Kinh Thánh, sự gớm ghiếc chính yếu chỉ về hai điều – thờ hình tượng và gian dâm. Hai điều ấy là những điều gớm ghiếc theo cách nhìn của Đức Chúa Trời. Người nữ ấy có vẻ những rất hấp dẫn, được trang điểm bằng vàng, ngọc trai và đá quý, và cầm cái chén bằng vàng. Nếu không sáng suốt, anh em sẽ bị bà ta lừa gạt. Nhưng chúng ta sáng suốt để nhìn thấu bà ta. Khi thấy những điều bên trong của người này, chúng ta sẽ nhận thấy bà ta đầy dẫy những điều gớm ghiếc và ô uế
Câu 5 chép: “Trên trán nó ghi một tên rằng: Huyền nhiệm Ba-by-lôn Lớn, mẹ của các dâm phụ và của mọi vật gớm ghê trên đất”. Chúa dò xét lòng loài người và biết trong lòng họ có gì. Ngài sáng suốt và nhìn thấy bên trong người nữ gian ác này. Chúa gọi bà ta là: “Mẹ của các dâm phụ” có nghĩa bà ta là nguồn gốc của mọi sự gian dâm thuộc linh. Vì vậy, nói bà ta là hiện thân của Sa-tan là không nói quá. Chúng ta cần sáng để nhìn qua cái vẻ bề ngoài của bà ta. Đó là lí do tại sao chúng ta có thanh gươm bén hai lưỡi là lời Kinh Thánh
Chúng ta cảm tạ Chúa về ân điển tể trị của Ngài. Vì ân điển của Ngài có tính tể trị nên Ngài có thể cứu chúng ta trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nhiều người đã được cứu thậm chí trong môi trường của giáo hội Thi-a-ti-rơ. Không ai có thể nói rằng giáo hội Thi-a-ti-rơ không rao giảng Kinh Thánh. Trên thế giới, nhiều người ngoại giáo biết danh của Đức Chúa Trời, danh của Jesus và vài câu Kinh Thánh qua sự dạy dỗ của giáo hội Thi-a-ti-rơ. Tuy nhiên, điều tệ hại là sau khi được Hội thánh bội đạo ấy giúp đỡ, người ta bị cản trở không tiến lên để nhận biết Chúa cách đích thực. Một số người, bởi ân điển tể trị của Chúa mà đã được cứu khi ở trong Hội thánh bội đạo ấy, lại tự nhiên yêu thích sự gian ác ấy. Nhiều người trong họ sẽ nói: “ Nếu đây là gian ác thì làm sao tôi có thể được cứu qua điều ấy được?” Vì vậy, tuy nhiên người từng theo giáo hội Thi-a-ti-rơ và sau đó đã vào nếp sống Hội thánh, nhưng sâu xa bên trong, một số người trong họ vẫn thông cảm với người nữ gian ác ấy. Họ không ghét bà ta như Chúa ghét. Hãy đọc bức thư gửi cho Thi-a-ti-rơ một lần nữa. Chúa không thông cảm với Giê-sa-bên vì người nữ gian ác ấy đã hoàn toàn bị dầm thấm Sa-tan là kẻ ác. Sa-tan ở trong mỗi tế bào của người nữ độc ác này.
Chúng ta nên có liên hệ gì với Hội thánh bội đạo này. Hội thánh ấy không phải là Thân thể của Đấng Christ. Đó không phải là Hội thánh của Đức Chúa Trời mà là hiện thân của Sa-tan. Hội thánh ấy thật quỷ quyệt và gian ác. . Người nào có lòng với Chúa đều phải biết thấu đáo về Hội thánh bội đạo này. Một khi đã biết, chúng ta sẽ không còn đánh giá cao bất cứ điều gì liên hệ đến giáo hội ấy. Ngược lại, chúng ta phải tuyên bố rằng giáo hội đó là đại dâm phụ, Ba-by-lôn lớn, và chúng ta phải lìa bỏ nó.
Như chúng ta sẽ thấy, sách Khải Thị cho biết đại dâm phụ ấy có vài người con gái. Chúng ta phải hoàn toàn được soi sáng về Hội thánh bội đạo này. Một khi được soi sáng, chúng ta sẽ biết mình phải ở đâu khi đề cập đến Hội thánh. Chúng ta ở trong đường lối của Chúa. Chúng ta ở trong Thân thể Đấng Christ, tức Hội thánh của Đức Chúa Trời, và chúng ta không có liên hệ gì với Giê-sa-bên là người nữ gian ác, kĩ nữ, Ba-by-lôn lớn. Và chúng ta không có liên hệ gì với những con gái của bà.
      Trong bức thư này, Chúa cho biết Ngài sẽ phán xét Giê-sa-bên.
Theo 17:16, chúng ta được biết rằng trong thời kì đại nạn, Chúa sẽ cho phép An-ti-christ giết chết và phá hủy Hội thánh bội đạo này. Khi ấy, Ba-by-lôn tôn giáo sẽ sụp đổ. Nhưng trước thời điểm ấy, Hội thánh bội đạo sẽ tiếp tục tồn tại theo lời tiên tri. Câu 25 cho thấy giáo hội Thi-a-ti-rơ bội đạo vẫn còn cho đến khi Chúa trở lại
V. NHỮNG NGƯỜI ĐẮC THẮNG – NHỮNG NGƯỜI CÒN LẠI
Ở THI-A-TI-RƠ
Trong câu 26 Chúa phán: “Kẻ đắc thắng và giữ những công việc Ta đến cùng, Ta sẽ ban cho uy quyền trên các dân”. Đắc thắng ở đây có nghĩa là đắc thắng Thi-a-ti-rơ. Những người đắc thắng, tức những người còn lại trong Thi-a-ti-rơ, không có sự dạy dỗ của Giê-sa-bên (c.24), không biết những điểm sâu nhiệm  của Sa-tan, giữ vững chứng cứ của Chúa cho đến khi Ngài đến (c.25), và giữ công việc của Chúa đến cùng (c.26). “Những công việc đang thực hiện, chẳng hạn như sự đóng đinh, sự phục sinh, sự cầu thay,..v..v...là những điều tương phản với công việc của Hội thánh bội đạo dưới ảnh hưởng của Sa-tan
VI. LỜI HỨA CHO NGƯỜI ĐẮC THẮNG
A. Nhận được uy uyền trên các dân
Trong câu 26, Chúa nói Ngài sẽ ban uy quyền trên các dân cho người đắc thắng. Đây là phần thưởng cho những người đắc thắng để cùng Đấng Christ cai trị các dân trong vương quốc thiên hi niên (20:4,6). Lời Chúa hứa ở đây hàm ý mạnh mẽ rằng những người không đáp lại tiếng gọi của Ngài để đắc thắng Cơ Đốc giáo suy thoái sẽ không được dự phần trong sự cai trị của vương quốc thiên hi niên
B. Chăn các dân bằng cây gậy sắt như Chúa đã nhận nơi Cha
Trong câu 27, Chúa nói về người đắc thắng: “Người sẽ chăn họ bằng cây gậy sắt, đập tan họ như bình của thợ gốm, cũng như Ta đã nhận nơi Cha Ta vậy”. Trong vương quốc thiên hi niên, người cai trị là người chăn. Theo Thi Thiên 2:9, Đức Chúa Trời ban cho Đấng  Christ uy quyền để cai trị trên các dân. Ở đây, Đấng Christ ban cùng một uy quyền ấy cho những người đắc thắng của Ngài
C. Có ngôi sao mai
Cuối cùng, trong câu 28, Chúa hứa với người đắc thắng rằng: “Ta sẽ cho người ngôi sao mai” Vào lần đến thứ nhất của Đấng Christ, chính các nhà thông thái, chứ không phải những  người tôn giáo Do Thái, nhìn thấy ngôi sao của Ngài (Matt.2:2, 9-10). Vào lần đến thứ hai của Ngài, Ngài sẽ là ngôi sao mai cho những người đắc thắng, tức những người thức canh chờ Ngài đến. Đối với tất cả những người khác, Ngài chỉ xuất hiện như mặt trời (Mal.4:2)
VII. SỰ PHÁT NGÔN CỦA LINH
Một lần nữa, trong câu 29, Chúa lại phán: “Ai có tai, hãy nghe điều Linh phán cùng các Hội thánh” Tất cả những người ở trong Hội thánh bội đạo, là Hội thánh đòi hỏi người ta nghe theo mình hơn là nghe Đức Chúa Trời, cần sự phát ngôn của Linh hơn. Nếu ai nghe lời phán của Linh, người ấy cũng sẽ  nghe lời sống động của Chúa mà từ chối tất cả những điều bội đạo được Hội thánh bội đạo ấy dạy dỗ và trở nên người đắc thắng để Chúa thỏa mãn.
Cuối ba bức thư đầu tiên, tai để nghe được đề cập trước, rồi mới tới lời kêu gọi đắc thắng. Cuối bốn bức thư sau thì thứ tự ấy đảo ngược. Điều này chứng minh rằng ba Hội thánh đầu thuộc về một nhóm và bốn Hội thánh sau thuộc về một nhóm khác. Số 7 trong Kinh Thánh bao gồm 6 cộng 1, như 6 ngày cộng 1 ngày bằng 1 tuần; hoặc 3 cộng 4, như trong 2 chương này bảy Hội thánh được chia thành nhóm 3 và nhóm 4. Sáu cộng 1 ở trong sáng tạo cũ của Đức Chúa Trời, trong khi 3 cộng 4 ở trong sáng tạo mới của Đức Chúa Trời, tức Hội thánh. Vì mọi sự đều được tạo dựng trong 6 ngày nên số 6 tương đương cho sự sáng tạo, đặc biệt chỉ về con người, được dựng nên vào ngày thứ sáu; và vì ngày thứ bảy là tổng kết của 6 ngày, là ngày nghỉ của Đức Chúa Trời, nêu số 1 chỉ về Đấng Sáng tạo duy nhất. Cho nên, 6 cộng 1 có nghĩa là mọi sự được tạo dựng cho Đức Chúa Trời để hoàn thành mục đích của Ngài. Đấng sáng tạo duy nhất, tức Đức Chúa Trời là tam nhất, như được tượng trưng bởi số 3. Vì sự sáng tạo trước mặt Đức Chúa Trời được đại diện bởi 4 sinh vật (4:6-9) nên số 4 chỉ về các tạo vật, đặc biệt là con người. Vì thế, 3 cộng 4 có nghĩa là Đức Chúa Trời cộng với tạo vật của Ngài, tức con người, và bởi đó, mục đích của Ngài được hoàn tất. Hội thánh không những là tạo vật mà còn là tạo vật cùng với Đấng sáng tạo, tức Đức Chúa Trời Tam Nhất được ban phát vào trong Hội thánh. Hội thánh là số 7 thật; số ba 3 là Đức Chúa Trời Tam nhất cộng với số 4 thật là con người thọ tạo. Vì vậy, số 7 chỉ về sự hoàn tất trong chuyển động của Đức Chúa Trời, trước hết trong sáng tạo cũ, rồi sau đó trong sáng tạo mới là Hội thánh