Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

ĐƯC LINH CỦA SỰ SỐNG, ÂN ĐIÊN VÀ LẼ THẬT

    Theo bản Kinh Thánh America Satandard Version 1901, Sáng thế ký 1:3 chép về Linh Của Đức Chúa Trời, Quan.3:10; I Sa. 10:6 chép về Linh Của Đức Giê-hô-va, còn Thi. 51:11 và Ê-sai 63:10-11 Linh của sự thánh khiết.  Trong Cả cựu ước tuyệt đối không hề chép về “ Đức Thánh Linh”.

    Trước khi Chúa Jêsus chết và sống lại , Linh Đức Chúa Trời chỉ thuần là Linh Đức Chúa Trời, không có nguyên tố nhân tính nâng cao của Ngài, sự chết của Chúa Jêsus và không có quyền năng sự phục sinh của Ngài trong đó. Chỉ có nguyên tố thần tính. Sau khi Ngài sống lại, các nguyên tố nhân tính, sự chết và sự phục sinh của Ngài đều nhập vào Linh Đức Chúa Trời và từ đó Linh Đức Chúa Trời trở thành Đức Linh (The Spirit). Trong quyển sách “ The Spirit of Christ” (Linh Của Christ) do Andrew Murray viết, trong chương 5, ông Murray viết:

    “ Chúng ta biết thế nào Con, Đấng ở cùng Cha từ cõi đời đời, đã bước vào một giai đọan hiện hữu mới lúc Ngài trở nên xác thịt. Khi trở về trời, Ngài vẫn chính là Con độc sinh của Đức Chúa Trời; tuy nhiên Ngài không hoàn toàn giống như trước. Vì bây giờ Ngài cũng là Con Loài Người, Đấng sinh ra đầu tiên từ những người chết, mặc lấy nhân tính đã được vinh hóa mà Ngài đã làm cho hoàn hảo và thánh hóa cho chính Ngài. Và như vậy Linh của Đức Chúa Trời khi tuôn đổ ra vào ngày lễ ngũ tuần thật sự là một điều mới mẻ….Khi được tuôn đổ ra vào ngày lễ ngũ tuần, Ngài đã đến vói tư cách là Linh của Jêsus đã được vinh hóa, Linh của Đấng Christ nhập thể, chịu đóng đinh và được tôn cao, là Đấng mang đến và truyền vào chúng ta không những sự sống của Đức Chúa Trời như vậy, nhưng sự sống đã được đan dệt vào bản chất con người trong thân vị của Christ Jêsus….Trong chính thân vị Ngài, là thân vị đã trở nên xác thịt, Ngài phải thánh hóa xác thịt, và biến xác thịt ấy thành một bình chứa thích hợp và sẵn sàng cho Linh Đức Chúa Trời cư ngụ bên trong…Và Đức Thánh Linh đã có thể ngự xuống như Linh của Đấng Thần Nhân—thực sự hầu như Linh của Đức Chúa Trời, tuy nhiên thực ra cũng là linh của con người”.

    Đức Linh nầy là Đức Chúa Trời tam nhất đã trải qua tiến trình và tổng kết . Các bản dịch tân ước thường thêm chữ “Thánh”( in nghiêng ) và The Spirit ( Đức Linh) cho dễ hiểu, còn bản Việt văn lại không dịch mạo từ “The” (Đức), mà chỉ dịch suông là Linh, thiếu tính cách cung kính. Câu cuối cùng về Đức Linh là Khải. 22;17 “Đức Linh và Cô Dâu nói”.

    Nếu chúng ta không dịch mạo từ “The” của “The Spirit”( Đức Linh) , chúng ta dễ nhần lẫn với chữ “linh” không có mạo từ đứng trước; vì “ linh” đó thường là nhân linh của chúng ta. Thí dụ, theo bản “The Interlinear Greek-English New Testament” 4 chỗ trong Êph. 2;20; 3;5; 5;18; 6:18 và 4 chỗ trong Khải. 1:10; 4;2: 17:3; 21;10 đều chép chũ “ linh” không có mạo từ “The”. Tất cả đều ngụ ý linh của tín đồ.

  Kinh Tân ước chép nhiều danh hiệu khác nhau của Đức Linh như : Đức Thánh Linh 
(Sứ . 16:6); Đức Linh của Jêsus (Sứ . 16:7); Linh ban sự sống (I Côr. 15:45); Đức Linh của Con Ngài ( Gal. 4:6) v.v….

    Giữa khá nhiều danh hiệu kép của Đức Linh, tôi đặc biệt chú  ý 3 danh xưng được Chúa khải thị theo thứ tự thời gian là: Đức Linh của sự sống ở La mã 8:2; Đức Linh của ân điển ở Hê-bơ-rơ 10:29 và Đức Linh của lẽ thật ở Giăng 14:17. Ngợi khen Chúa  vì các danh hiệu trên được dùng cách rất tinh nghĩa, đúng lúc theo bối cảnh của từng ba sách trên như sau:

1.     La mã 8:2, “ vì luật của Đức Linh sự sống vẫn đang buông tha tôi trong Christ jêsus ra khỏi luật của tội lỗi và sự chết”.Tại sao vào khoảng năm 60 S.C. Phaolô dùng danh hiệu nầy khi viết thơ La Mã? Sách La Mã nầy chép về Đức Linh đang sống bên trong tín đồ. Bốn phúc âm Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca và Giăng chép về Đấng Christ trong xác thịt đang khi Ngài sống giữa vòng các môn đồ, tiếp sau sự nhục hóa của Ngài, nhưng trước khi Ngài chết và sống lại. Sách La Mã là phúc âm thứ năm bàn về Chúa Jêsus, Đấng Cứu Rỗi nội trú, là phúc âm của Phao-lô chép ( La. 1:1; 2:16; 16:26; II Ti. 2:8).

    Chúa Jêsus là sự sống (Giăng 14:6), Đức Linh của sự sống là thực tại của Chúa Jêsus. Chúng ta cần thể yếu sự sống Ngài để sống nếp sống Cơ Đốc nhân, hình thành các hội thánh và xây dựng Thân Thể Đấng christ. Đức Linh  của sự sống là Đấng chủ lực trong sách La Mã.

    2.Hêbơrơ 10:29, “những kẻ giày đạp Con Đức Chúa Trời, coi huyết của giao ước đã khiến cho mình được thánh hóa là phàm tục, lại khinh miệt  Đức Linh của ân điển”. Tại sao vào khoảng năm 67 S.C., Phao lô lại viết đến Đức Linh của ân điển trong thơ Hêbơrơ?

    Vào thời đó, theo lời Gia cơ ở Sứ Đồ 21:18-20, có mấy vạn Cơ Đốc nhân Do thái tin Chúa, nhưng họ còn sốt sắng về luật pháp Cựu ước. Họ phục hồi và thực hành một phần luật pháp cựu ước để bổ túc vào sự cứu rỗi của Chúa, pha trộn vào Tân ước. Nên để đối chọi với luật pháp và đối kháng năng lực ý chí tuân giữ luật pháp, Phao lô dùng đến danh hiệu “Đức Linh của ân điển”.

     Đức Linh của ân điển là thực tại, sự thực tại hóa ân điển thần thượng mà chúng ta đã nhận lãnh. Chúng ta không cần trở lại luật pháp cũ để hứng chịu sự rủa sã của nó. Trong thơ Hêbơrơ, Phaolô trình bày Đức Chúa Trời qua sự cứu chuộc của Christ, đã loại trừ giao ước cũ, luật pháp cũ và đường lối cựu ước rồi. Chúng ta đã trở thành dân dự phần Đấng Christ (Hê.3;14), dự phần Đức Thánh Linh (Hê.6:4), và không còn có phần trong luật pháp cũ.

     Gốc rễ của danh “Đức linh của ân điển” ở Hê. 10:29 là Xa. 12:10. Trong cơn đại nạn ,Đức Chúa Trời sẽ ban Đức Linh của ân điển và của sự nài xin trên 144.000 người dân sót Israel, những kẻ hết lòng giữ luật pháp để họ thấy Đấng Christ, Đấng họ đã đâm, là ân điển của  Đức Chúa Trời, và là kết cuộc của luật pháp cựu ước ( La mã 10:4; Hê. 10:1). Đức Linh của ân điển cũng là nhu cầu bức thiết của những người đang lo phục hồi ngày sa bát và lễ nghi kinh luật cựu ước trong thời đại chúng ta. Chúa đã phế bỏ lễ nghi cựu ước, các nguyên tắc kinh luật rồi. Ngài chỉ còn duy tri phần luân lý của kinh luật cựu ước, cho nên ai lo phục hồi các nghi lễ ấy, người đó đang giày đạp Con Đức Chúa Trời và khinh thường Đức Linh của ân điển Ngài.

     3. Giăng 14:17;15:26;16:13:I Giăng 5:6. “Đức Linh của lẽ thật mà thế giới không thể nhận lãnh được….Ngài sẽ dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật….”. Theo nguyên văn, lẽ thật là thực tế, thực tại, là sự thậ. Tại sao chừng 25 năm sau khi thơ Hêbơrơ được viết ra, tức vào năm 90 S.C., Chúa dùng sứ đồ Giăng viết về Đức Linh của lẽ thật (thực tại). Rồi vào khoảng năm 95 , Giăng lại viết “ Đức Linh là thực tại” I Giăng 5:6). Vì vào thời kỳ đó, Satan đã đưa vào các hội thánh các sự dạy dỗ sai lạc về thân vị của Đấng Christ và về hội thánh. Họ nói Đấng Christ không phải là Đức Chúa Trời, cũng không phải là Con Đức Chúa Trời, thậm chí Ngài đã không đến trong xác thịt như loài người. Đức Chúa Trời dùng Giăng bày tỏ rằng : Đức Linh của thực tại chỉ là Đức Linh, qua Ngài Đức Chúa Trời, Cha, Con, Chúa, quyền làm con, ân điển quyền năng, tất cả đều trở nên thiết thực. Đức Linh nầy cũng chính là Chúa, Đấng Christ. Chúng ta rất cần Ngài hầu mọi điều thuộc linh, thần thượng trở nên thiết thực và thực nghiệm đối với chúng ta.

    Tóm lại “ Đức Linh” tổng kết là vàng luyện trong kinh Tân Ước. Chúng ta cần khai thác vàng để làm giàu cho các hội thánh./.
Minh Khải