(Tiểu sử cuộc đời MS Ông Văn
Huyên theo lời kể của Mục sư Giáo sư Phạm Xuân Tín)
Tra xem lịch sử giáo hội Cơ
Đốc từ ngàn xưa, tất cả chúng ta đều nhìn biết Đức Chúa Trời hằng hướng
dẩn, duy trì Hội thánh Ngài qua các thời đại. Theo chương trình và thần hựu
không ngoan của mình, Chúa đã dùng người của Ngài một cách đúng việc và
đúng giờ một cách hữu hiệu. Người mà Đức Chúa Trời dùng cho Hội Thánh Tin
lành Việt nam đó là Cụ Mục sư Ông Văn Huyên Hội Trưởng Hội Thánh Tin Lành
miền Nam Việt nam
Cụ Mục Sư Ông
Văn Huyên sinh ngày 15-01-1901 tại làng Phong Nam,
huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.
Sinh trưởng trong một gia đình tiểu nông, theo nề nếp khổng giáo. Cũng như
tất cả các gia đình Việt Nam ta xưa, các cụ không thích con, em mình cộng
tác hay làm việc cho thực dân Pháp, vì vậy không cho con cái học Pháp Văn
nhưng sớm cho theo đòi bút nghiên Hán Tự. Cụ thân sinh ông đã dạy cho ông
khởi đầu học các sách vỡ lòng Tam Tự Kinh, Tứ Tự Kinh, rồi đến Tứ Thư Ngũ
Kinh. Chẳng bao lâu, nghe tiếng một vị giáo sư biệt danh là thầy Lê Vy,
người Đông Bàn rất thông thạo Hán văn đến đây, cả làng bèn đồng tình thiết
lập một trường đặc biệt để con em có nơi học hành, rèn luyện, chuẩn bị ngày
thi cử “tranh giành áo mão”. Sau vị giáo sư này lại có giáo sư Lê Xáng. Ông
ngày còn thông thạo cả Pháp Văn, Hán Văn và Việt Van nữa. Nhơn nghe tiếng
tăn của ông mà con em chẳng những trong làng nhưng các nơi xa hơn cũng đua
nhau đến thọ giáo. Sau ông Lê Xáng lại có giáo sư Đỗ Hoãn (thường gọi là Ba
Cảnh) đến, giáo sư này thông thạo Pháp Văn và giọng nói ông như một người
Pháp. Lúc bấy giờ học sinh Ông Văn Huyên đã hjọc cao hơn nên vừa chuyên
trách một lớp, vừa luyện thêm ngoại ngữ. Thân hào, nhân sĩ trong Tổng lúc
bấy giờ muốn thiết lập một trường vừa bán công, bán tư tại Dương Sơn, phủ
Điện Bàn, thầy Tư từ Quảng Trị vào làm hiệu trưởng cho trường mới. Nhiều
thanh niên khắp nơi đỗ xô về đây để đêm ngày rèn luyện chuẩn bị thi vào
Quốc học.
Học sinh Ông Văn
Huyên cũng đến nhập học ở đây một thời gian rồi từ giã đi Tourane (Đà
Nẵng) giữ chức Giáo Thụ ở An Hải, ở tại nhà ông Biên Duân.
Lúc bấy giờ tại An Hải có một
nhà giảng Tin Lành, chi nhánh của Hội Thánh Đà Nẵng. Ông Phan Đình Liệu tin
Chúa trong tháng 10 năm 1920 và mỗi tối được cử đến chia sẻ lời Chúa và làm
chứng Tin Lành tại nhà thờ An Hải. Ông Phan Đình Liệu cũng là một nhà nho
uyên bác từng mang liều chõng dự thi nhiều khóa. Bởi vậy, thanh niên học
sinh cũng như giáo thụ Ông Văn Huyên rủ nhau đến nghe ông Liệu, mục đích
không phải để tìm hiểu đạo nhưng để tranh biện đấu khẩu và phá ông Liệu
thôi. Họ bắt bẽ, biện luận với ông nhiều điểm. Dầu sự tranh luận với ông
rất sôi nổi, nhiều lần gây nên sóng gió giữa hai phe vì phẫn nộ nhau, nhưng
phần thắng không nghiêng về ai cả. Chỉ Đức Chúa Trời chân lý vững lập của
Ngài đã đắc thắngkhải hoàn. Thánh Linh và lời Ngài đánh mạnh vào tâm linh
nhiều người và bắt phục những tấm lòng ngỗ nghịch ấytrở lại với Ngài. Một
đêm, vào cuối năm 1920, một lần có 8 người tin nhận Chúa trong số đó có ông
Thủ Thừa, ông Biện Duân, Xã Trán và một số thân hào và cũng có ông
giáo thụ Ông Văn Huyên nữa.
Nhận được một tấm lòng mới,
một tâm chí mới, một khuynh hướng mới từ Đức Chúa Trời Ba Ngôi, sự vui mừng
tràn ngập tâm linh những tín hữu mới nầy, nhất là ông giáo thụ Huyên. Tuy
nhiên ông vẫn tiếp tục chu toàn phận sự một nhà giáo và cũng khởi sự nói về
Chúa Jesus cho nhữngngười chưa biết Ngài. Mọi người kinh ngạc vì trước đây
ông đã kích kịch liệt, bài bác, chống đối, tranh luân với ông Liệu biết bao
nhiêu, thì nay lại sốt sắng nói về Chúa cho họ bấy nhiêu. Vì lời Chúa
há không nói sao? “Khi tôi không nói về Chúa thì lửa cháy trong lòng tôi “.
Một đời sống bình thãn, mỗi
ngày trôi qua như dòng nước bình lặng kể cũng dễ chịu thật, nhưng ông nhận
thấy còn có điều gì như thiếu xót trong tâm linh mình khi tiếng gọi của
Chúa phán với ông như đã phán gọi các Đấng tiên tri xưa: “Ta sẽ sai ai đi?
Ai sẽ đi cho chúng ta?” hoặc ? “Ta đã gọi ngươi từ trong lòng mẹ, Ta đã
biệt riêng ngươi từ khi ngươi chưa được sinh ra”. “Ta đã chọn ngươi để
ngươi đi đến với dân này”. Tiếng Chúa mỗi ngày nói rõ ràng và thúc bách hơn
nên ông không thể thối thác hay ngồi yên được. Ông bèn chuyên tân tìm hiểu
thêm về đạo Chúa, các giáo lý. Nhưng rất tiếc vì thiếu tài liệu và sách báo
nên không thể tự học được vã lại lúc bấy giờ cũng chưa có Thánh Kinh bằng
Việt Ngữ nên ông chỉ xây qua Hán Tự mà thôi.
Ông Liệu cũng cho ông biết
tại Đà Nẵng có lớp Thánh Kinh. Lúc bấy giờ ông được 22 tuổi, nhưng tác
người nhỏ. Ông xin đến gia nhập học lời Chúa, ông Đốc Học của trường Kinh
Thánh nầy nhìn ông cười và đoán rằng ông chỉ 17 hay 18 tuổi thôi. Vì vậy
chưa chịu nhận ông làm học viên chính thức mà nhận làm học viên dự bị một
thời gian để thí nghiệm. Học viên Ông Văn Huyên cứ cần mẫn chuyên tâm đến
học dầu chỉ là học viên dự bị. Lúc bấy giờ ban giáo sư gồm có giáo sĩ
Irwin, Smith và Mục Sư Hoàng Trọng Thừa, và giáo sĩ Jeffrey làm đốc học.
Các bà Irwin, Jeffrey chuyên trách dạy các nữ sinh. Như vậy, học viên Ông
Văn Huyên theo học dự bị trường Kinh Thánh Đà Nẵng nửa khoá 1922, từ tháng
1-5/1922, nhưng là chánh thức hai khóa 1922-1923 và 1923-1924 liên tiếp.
Năm 1921 học viên Ông Văn Huyên lập gia đình, vợ là Ngô Thị Huyền,
sinh ngày 10-02-1901 tại xã Cẩm Nê, huyện Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam. Cô
Huyền cũng có dịp nhe Tin Lành, sớm tin nhận Chúa và học trường Kinh Thánh
ở lớp phụ nữ với các bà Jeffrey và Irwin. Khi đã học xong chương trình 2
năm, giáo hội bổ nhiệm ông bà Ông Văn Huyên làm truyền đạo đến Vĩnh Long mở
mang công việc nhà Chúa. Mỗi buổi sáng ông truyền đạo đi ra phân phát lời
Chúa. Ông bỏ sách đạo vào đầy một giỏ mây gồm các bộ ngũ kinh, các sách Tin
Lành và sách Sứ Đồ. Sau bữa ăn sáng ông lên đường làm chứng, phân phát sách
đạo, lúc ban đầu ông chỉ quan tâm đến những người nghèo nàn, những nhà lá
tầm thường thôi vì nghĩ rằng những nhà giàu có không chịu nghe Đạo. Ông hơi
ngại và lo lắng vì thành kiến nhân dân lúc ấy cho rằng Tin Lành là Đạo ngoại
quốc. Nhưng sau khi cầu nguyện nhiều ông Truyền Đạo quyết định đi vào mỗi
nhà trong thành phố để nói về Chúa và biếu sách đạo cho họ. Sau khi đi
khắpp châu thành Vĩnh Long rồi thì ông có chương trình truyền Đạo Chúa ở
thôn quê. Vì kinh tế gia đình quá eo hẹp chưa mua nỗi chiếc xe đạp nên mỗi
ngày ông đi bộ với giỏ sách đến Tân Nghĩa xa Vĩnh Long ước độ 5 cây số để
truyền Đạo Chúa cho đồng bào ở đây. Công cuộc truyền đạo Chúa ở thôn quê
miền Nam rất vất vả, khó khăn vì phải vướt
sông, rạch khá nhiều.
Sau 2 năm tập sự thì ngày về
trường năm tốt nghiệp sắp đến, nhưng vì không có ai đến thế nên phải ở lại
một năm nữa và về tốt nghiệp trễ (1927-1928)
Cụ Mục Sư Ông
Văn Huyên hiệp với cụ Đặng Ngọc Cầu (người tốt nghiệp cùng khóa) ra đảo Lý
Sơn, tỉnh Quảng Ngãi để phát sách Tin Lành và truyền đạo Chúa cho đồng bào.
Cụ đã bị bắt giải giao về tỉnh Quảng Ngãi rồi đưa ra Quảng Nam xử 3 tháng tù giam. Song, sau hơn
một tháng rưỡi bị giam giữ, chính quyền sở tại bắt đóng tiền phạt rồi tha
về. Được giáo hội bổ nhiệmm về miền Nam, đến nhậm chức chủ tọa tại Cần Thơ
thay cho Cụ Mục Sư Trần Dĩnh, Trong thời gian nầy Cụ đã cổ động và xây dựng
nền móng cơ sơ nhà thờ Hội Thánh Tin Lành Cần Thơ được vững chắc còn đến
hôm nay.
Trước lễ kỷ niệm Chúa Giáng
sinh năm 1928, Cụ được tấn phong Mục Sư tại nhà thờ Hội Thánh Tin Lành Vĩnh
Long (đồng phong chức Mục Sư với 3 vị: Bùi Tự Do, Lê Đình Tươi và Huỳnh Văn
Ngà-cũng là bạn đồng khóa tốt nghiệp). Vì lúc ấy chưa có thể lệ tốt nghiệp
2 năm được phong chức và vì nhu cầu của Hội Thánh nên 4 anh em đồng lớp đều
được phong chức rất sớm.
Đến tháng 5 năm 1929 ông
Truyền Đạo Lê Văn Ngọ đến nhậm chức vụ chủ tọa Hội Thánh Tin Lành Cần Thơ
thay cho Mục Sư Ông Văn Huyên trở về Đà Nẵng để chuẩn bị giảng dạy tại
trường Kinh Thánh từ năm 1929. Đến tháng 5 năm 1934 Cụ đến Huế thay cho Mục
Sư Trần Mai. Đầu tháng 7 năm 1943, do biến cố chiến tranh Nhật-Pháp, lúc đó
các vị Giáo Sĩ bị giữ tại Mỹ Tho, nên cụ Mục Sư Ông Văn Huyên giữ chức vụ
quyền đốc học trường Kinh Thánh Đà Nẵng. Từ năm 1940 đến tháng 5 năm 1946
trường Kinh Thánh tạm ngưng hoạt động, Mục Sư Nguyễn Văn Thìn đến hầu việc
Chúa tại Hội Thánh Quế Sơn, Mục Sư Ông Văn Huyên phải thay thế chức vụ chủ
tọa Hội Thánh Tin Lành Đà Nẵng tiếp nhận lại cơ sở nhà thờ Hội Thánh Tin
LÀnh bị chiếm dụng làm kho.
Cụ đã tiếp tục hầu việc Chúa
tại Hội Thánh Tin Lành Đà Nẵng. Tháng 8 năm 1948 trường Kinh Thánh tái hoạt
động, Cụ trở lại và giữ chức vụ đồng Đốc Học với cụ J.D.Olsen. Qua năm sau,
cụ J.D. Olsen đắc cử chức vụ Hội trưởng Hội truyền giáo, nên cụ Mục Sư Ông
Văn Huyênchính thức giữ chức vụ Đốc học. Đến năm 1958, cụ vào Nha Trang họp
với Mục sư Lê Văn Thái (lúc đó là Hội trưởng HTTL VN) và Mục Sư Duy Cách
Lâm để tạo mãi sở đất hơn 10 mẫu, chuẩn bị phát dọn đồi Hòn Chồng (Nha
Trang) để xây cất cơ sở Thánh Kinh Thần Học Viện Tin Lành Nha Trang. Tháng
5 năm 1960, trường Kinh Thánh Đà Nẳng được dời hẵn vào Nha Trang. Thánh
Kinh Thần Học viện Tin Lành Nha Trang khai giảng niên khóa đầu tiên
1960-1961. Năm 1961 hoàn tất việc xây dựng cơ sở Thánh Kinh Thần Học Viện
Tin Lành Nha Trang, gồm có : 1 nhà thờ, 1 giảng đường, 6 tư thất cho
các giáo sư, 1 tư thất cho viện trưởng , 2 cư xá hai tầng dành cho sinh
viên học sinh nội trú với sức chứa 200 người và một số tiện nghi khác.
Gần cuối niên khóa 1974-1975,
TP Nha Trang được giải phóng, Thánh Kinh Thần Học Viện tiếp tục hoạt động
niên khóa 1975-1976 và cuối khóa học nầy Thánh Kinh Thần Học Viện Tin Lành
Nha Trang ngưng hoạt động cho đến nay.
Sau đó Cụ bước
vào một chức vụ mới. Đại Hội Đồng ToÅng Liên Hội được tổ chức trong 3 ngày
14, 15 và 16/06/1976 và cụ Mục Sư Ông Văn Huyên đã đắc cử chức vụ Hội
Trưởng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miềnNam).
Trong đại hội, cụ đã phát biểu:”Mỗi tín hữu tốt phải là một công dân tốt”.
Để hoàn thành nhiệm vụ Chúa giao phó ngày 09/08/1976 Cụ Mục Sư Hội Trưởng
đã chuyển hộ khẩu thường trú từ Nha Trang đến cơ sở nhà thờ Hội Thánh Tin
Lành số 7 Trần Cao Vân, quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Tiếp đó, vì Mục Sư Phạm Văn
Thâu (Chủ nhiệm Địa Hạt Đông Nam Bộ kiêm chủ tọa Hội Thánh Sài Gòn) xuất
cảnh đoàn tụ gia đình tại Canađa, cụ Mục Sư Hội Trưởng di chuyển đến tư
thất Hội Thánh Sài Gòn số 161 đường Đề Thánh, quận 1, TP Hồ Chí Minh để
nhận trách nhiệm Chủ Nhiệm Địa Hạt Đông Namn Bộ và Chủ Tọa Hội Thánh Sài
Gòn.
Để Hội Thánh Sài
Gòn được phát triển thuận lợi hơn, cụ đã thôi giữ chức vụ Chủ Tọa Hội
Than1h Sài Gòn và bàn giao cho ông Mục SƯ Nguyễn Than2h Sơn (Nghị viên Địa
hạt Đông nam bộ), cụ dành trọn thì giờ để chu toàn chức vụ Hội Trưởng kiêm
chủ nhiệm Địa Hạt Đông Nam Bộ. Mục Sư Hội Trưởng cùng cụ bà và gia quyến
chuyển đến tại cơ sở Tổng Liên Hội số 155 Trần Hưng Đạo, quận 1, TP Hồ Chí
Minh cho đến nay.
Cụ Mục Sư Ông Văn Huyên còn
tham gia nhiều công taác lớn lao khác như:
•
Sáng lập và duy trì Quỹ Dưỡng Lão Mục Sư –Truyền Đạo
•
Nhuận chánh kinh Thánh tân ước
•
Tái tu chính điều lệ Hội Thánh Tin Lành Việt Nam
•
Soạn lời một số Thánh Ca
•
Và cũng là nhà thơ để lại nhiều tuyệt tác ca ngợi tình yêu Thiên Chúa,
đlồng cảm với bạn hữu và ạ ơn Chúa về những tháng ngày trên đất.
Lúc 77 tuổi, Cụ
giải phẩu vì bệnh mắt cườm, cho đến năm 1986 Cụ Khiếm thị hoàn toàn. Tuy
nhiên, Cụ vẫn trông cậy Chúa để nhịn nhục đủ điều, chịu đựng suốt 13 năm
trong hoàn cảnh thật là khó khăn để vâng phục Chúa và phục vụ người.
Cụ đã cảm tác:” Mù nhờ Chúa dắt băng đồi núi.
Sáng để Ma
đưa xuống hố hầm”
Cụ Mục Sư Hội Trưởng Ông Văn Huyên đã lãnh đạo Hội Thánh Tin Lành Việt Nam trong suốt 23 năm qua. Cụ Mục Sư
Hội Trưởng khao khát đời sống tận hiến cho Chúa, với quyết tâm được Chúa
cho hưu trongnước Ngài, Cụ không nghĩ đến việc hưu hạ trên đất. Đức Chúa
Trời ban thưởng để Cụ được thỏa nguyện. Cụ Mụa Sư Ông Văn Huyên đã tận tụy
hầu việc Chúa đến hơi thở cuối cùng.
Trong giờ phút tạm biệt đầy vinh hiển và vô cùng phước hạnh. Trước sự chứng
kiến của nhiều người cháu thương yêu luôn túc trực bên cạnh Cụ còn có tôi
tớ Chúa là Mục Sư Đặng Thiên Aân (Chánh Văn Phòng Tổng Liên Hội), trong giờ
phút trang trọng đó gia đình hiệp ý với Mục Sư Đặng Thiên Aân trong sự cầu
nguyện. Đẹp ý Chúa sau lời cầu nguyện, Cụ Mục Sư Ông Văn Huyên, Hội Trưởng
Hiội Thánh Tin Lành Việt Nam Miền Nam đã về nước Chúa cách bình an vui thỏa
lúc 7 giờ 10 sáng thứ hai ngày 26/07/1999. Hưởng thọ 98 tuổi.
Cụ Mục Sư Ông Văn Huyên đã tạm biệt toàn thể Mục Sư, Truyền Đạo và Tín Hữu
cùng gia đình để đi vào nơi ở của Chúa, nơi vinh hiển vĩnh phúc mà Chúa
dành cho những người thuộc về Ngài. Sự tạm biệt đầy ý nghĩa, đúng với tâm
nguyện của Cụ lúc nhận chức Hội Trưởng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Miền Nam,
Cụ nguyện làm “Người lính canh trông đợi sáng” (Thithiên 130:6). Cụ đã thấy
được bình minh tươi sáng. Cụ “đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã
giữ được đức tin..” (II Timôthê 4:7). Cụ Mục Sư Ông Văn Huyên “đã tôn vinh
Cha trên đất, làm xong việc Chúa giao phó.” (Giăng 17:4).
(TNPA)
|