Thứ Năm, 31 tháng 10, 2024

HỎI ĐÁP KINH THÁNH 24-

--HỎI 1:

Trong bản King James, Chúa dạy các môn đồ cầu nguyện ở Ma-thi-ơ đoạn 6:. “And lead us not into temptation, but deliver us from evil: For thine is the kingdom, and the power, and the glory, for ever. Amen.”
Matthew‬ 6‬:13‬ KJV‬‬. Bản này Chúa bảo họ phải cầu nguyện để Chúa không dẫn họ vào chốn cám dỗ. Nhưng rõ ràng kinh thánh cũng nói là Chúa không cám dỗ ai bao giờ. Sao Chúa Giê-su lại đặt câu này vào lời cầu nguyện khi rõ ràng Chúa không cám dỗ chúng ta ?

 --ĐÁP:

Mathio 6: 13 chép, “Xin đừng để chúng con bị (sự) cám dỗ, Nhưng cứu chúng con khỏi điều ác”. Chữ “điều ác” cũng có thể dịch là “sự ác”, và trong 1 Giăng 5: 19 dich là “kẻ ác”, tượng trung chính the devil hay sa-tan.

Chúng ta thấy “sự cám dỗ” và “sự ác” dồng nghĩa, được đặt đồng vị trong câu kinh thánh nầy. Nguồn của sự cám dỗ là sự ác, kẻ ác, không phát xuát từ Đức Chúa Trời. Nên Gia cơ 1: 13, “Đang lúc bị cám dỗ đừng ai nói: “Tôi bị Đức Chúa Trời cám dỗ”; vì Đức Chúa Trời không thể nào bị điều ác cám dỗ, và chính Ngài cũng không cám dỗ ai”-

-

--HỎI 2:

Hỏi như thế nào là sự cứu rỗi đẩy đủ của Đức Chúa Trời? Xin Mục tử trả lời cho biết. Thank you.

-- ĐÁP:

Trước hết chúng ta phải phân biệt hai từ ngữ của Kinh thánh: sự cứu chuộc và sự cứu rỗi:

-- Sự cứu chuộc (apolutrosis, redemption) nghĩa là Chúa mua chúng ta bằng máu của Ngài, Mua rồi phóng thích chúng ta tự do, 1 Cô. 6:20, 1: 30, Eph. 1: 7. Giáo hội Công giáo gọi đúng là sự cứu thục..

-- Sự cứu rỗi (soteria, salvation), cứu rỗi là giải thoát ra khỏi nơi nguy hiểm, đem đến nới an toàn. Heb. 2: 3

 Sự cứu rỗi đầy đủ của Đức Chúa Trời gồm các bước sau đây:

-1/  Sự cứu chuộc pháp lý (khách quan bên ngoài)

--Sự tha thứ các tội lỗi- Công vụ 2: 38

--Sự xưng nghĩa cho tội nhân- Rô ma 4: 25

-- Sự hòa giải với Đức Chúa Trời- Rô ma 5:1

-- Được gọi là thánh đồ về mặt địa vị, Rô ma 1: 7

-2/. Sự cứu rỗi hữu cơ (chủ quan bên trong lòng)

-- Sự tái sinh- 1 Phi 1: 3

-- Sự thánh hóa thực nghiêm, Rô ma 6: 19, 22.

-- Sự đổi mới tâm trí. Rô ma 12: 2, Eph 4: 23-

-- Sự biến đổi tâm tính, 2 Cô. 3: 18

-- Sự biến hóa thân thể hư hoại, Phi lip 3: 21

-- Chúa cứu ra khỏi sáng tạo cũ, vật chất và đem vào cõi vĩnh hằng trường sinh bất tử- Heb 2: 10.

Minh Khải- 31-10-2024

NHỮNG TIẾNG KÊU 6 Trong Đồng Vắng--

 

NHỮNG TIẾNG KÊU 6 Trong Đồng Vắng--
Ngày 31-10-2024
Mathio 3: 2, “Có tiếng kêu vang trong đồng hoang, ‘Hãy chuẩn bị con đường của Chúa, Hãy làm bằng thẳng các lối đi của Ngài.”
Đọc Kinh thánh: Mathio 5:1-12-
--
-1/. Tiếng Kêu Khác Với Lời Nói:
-- Chúa Giê-su là Ngôi Lời, Lời có nội dung:
-- Thân vị Chúa Giê-su, lời nói và việc làm của Ngài đều là Lời Đức Chúa Trời- Giăng 1: 1
--Giăng Báp-tít chỉ là tiếng kêu vang, không có nội dung.
-- Các giảng sư giảng lẽ thạt là những tiếng kêu đúng, kêu dân chúng nghe Ngôi Lời, thì ít người chú ý nghe tiếng kêu đó.
-- Các giảng sư kêu người ta nghe Lời lạ, Lời khác, như phúc âm thịnh vượng, phúc âm lạ thì được nhiều người dáp úng.
-2/. Hai Loại Tiếng Kêu Của Tín Đồ:
--Tín nhân khôn kêu: Châm 9: 1-6, Ê-sai 52: 7-8
--Tín nhân dại, hay các giáo sư giả kêu: Châm 9: 13-18
-- Đàn bà đây là nữ tiên tri Giê-sa-bên (Khải 2: 20), là kỹ nữ Babylon (Khải 17: 1-6)
-3/ Kết Luận:
Bạn lắng nghe tiếng kêu của ai?

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2024

NHỮNG TIẾNG KÊU 5 Các Thợ Gặt--

 

NHỮNG TIẾNG KÊU 5 Các Thợ Gặt--
Gia-cơ 5:4, “Kìa tiền công của các thợ gặt đã gặt lúa trong ruộng của các người mà các người đã gian lận giữ lại đang kêu gào nghịch lại các người, và tiếng kêu gào của những thợ gặt đó đã thấu đến tai Chúa các đạo quân”
Ngày 30-10-2024
Đọc Kinh thánh: Gia cơ 5: 1-4-
--
-1/. Các Thợ Gặt Kêu Chúa-
-- Vì chủ chậm trả tiền công-
--Vì chủ lường công thợ gặt.
-- Các mục tử bị các chủ nhà thờ bạc đãi, trả lương không đủ sống, nên các mục tử kêu oan đến tai Chúa.
--Không giảng Lời Chúa vì kiếm tiền, nhưng người giảng như là thợ gặt phải đươc người nghe nâng đỡ vật chất- 1 Cô 9:7-10
-- Anh em có mắc nợ các con gặt không? Galati 6:6
-2/. Dân Thánh Bị Bóc Lột: Xuất hành 3: 7
-- Tín đồ đi làm bị công ty bóc lột sức lao động.
-- Quả phụ tượng trưng dân cô thế trong hội thánh bị các bậc bề trên bóc lột, lợi dụng về tiền bạc- Mathio 23: 14

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2024

HỎI ĐÁP KINH THÁNH 21-

--Hỏi:
Chúng ta biết về phép Baptism bằng nước, Baptism bằng Đức Thánh Linh, Giăng có nói về Baptism bằng lửa,(Ma 3:11-12) điều này có phải nó liên quan đến sự đóan phạt trong tương lai khi dân Israel trải qua những hoạn nạn hay là có liên quan đến sự xuất hiện của "lưỡi bằng lửa " trong Lễ Ngũ Tuần khi Đức Thánh Linh giáng lâm?
Trong bản tiếng Anh " Ma 20:22 But Jesus answered and said, Ye know not what ye ask. Are ye able to drink of the cup that I shall drink of, and to be baptized with the baptism that I am baptized with? They say unto him, We are able."
Chúa Jesus đang nói về phép Baptism gì?
--Đáp:
Theo nguyên văn Hi-lạp, danh từ baptisma (phép báp-têm) và động từ baptizo đều có nghĩa đen là “dìm xuống, nhận xuống”, được báp-têm là được trầm mình.
Nói cách tóm tắt Kinh thánh nói đến mấy loại báp-têm sau đây, mà đa số anh em tín nhân còn lẫn lộn:
1.Báp têm bằng nước- Mác 16: 16, Công. 8: 36-39. Còn thơ 1 Cô. 10: 1-2 nói dân Israel đã chịu báp-têm dưới đám mây trong Biển Đỏ.
Báp têm bằng nước là phải trầm mình trong nước, mà có nhiều người thi hành báp têm rảy nước là không đúng Kinh thánh. Nước tượng trưng mồ chôn người cũ cúa tín nhân. 1 Phiero 3: 21.
2.Giăng Báp-tít nói Chúa Giê-su là Đấng làm báp-têm bằng Đức Thánh Linh và bằng lửa. Đây là hai báp-têm khác nhau, do Chúa thi hành. Có nhiều người nói báp têm bằng Đức Thánh Linh là Chúa dìm tín nhân vào trong Đức Thánh Linh một lần đủ cả, 1 Cô. 12: 13, rất chính xác.
Báp-têm bàng Đức Thánh Linh nầy Chúa Giê-su dã hoàn thành trên 120 môn đồ trên phòng cao trong nhà bà Ma-ri, ở Giê-ru-sa-lem, đổ Đức Thánh Linh một lần đủ cả, trên nhóm đại điện cho tín nhân Israel. Lần thứ hai tại nhà Cọt- nây, ở Sê-sa-rê, trên nhóm tín nhân ngoại bang đại diện cho các dân tộc, Công vụ 10. Ngụ ý Chúa chỉ làm hai lần báp-têm bằng Đức Thánh Linh đó thôi. Ngày nay hội thánh không cần kiêng ăn, cầu xin Chúa làm lại báp têm cho mình, mà chỉ làm sao cho mình thích hợp với Chúa để tiếp nhận sự ứng nghiệm, sự tái diễn của báp têm nầy vốn đã xảy ra vào ngày lễ Ngũ Tuần một làn đủ cả, vào khoảng năm 30 S.C.
Nhiều người dạy răng báp-têm bằng lửa là Đức Thánh Linh giáng lưỡi lứa, hay lửa gì nữa hiện ra lần nữa hôm nay. Không đúng. Trong báp têm bằng Đức Thánh linh có lửa rồi, có lưỡi lửa hiện ra rồi (Công 2: 1-4).
Chúa Giê-su sẽ làm báp têm bằng lửa, là dìm người vô tín từ thời A-đam vào hồ lửa, Mathio 3: 12; 25: 41, 46.
3.Trong Mathio 20: 22 và Lu-ca 12: 50, Chúa Giê-su nói đến một báp-têm mà chỉ mình Ngài phải chịu. Hai ông Giăng và Gia cơ không thể dự phần. Ngài phải chịu nhúng vào, dìm vào sự thương khó và sự chết trên Đồi Sọ, một lần đủ cả.
MK. 28-10-2024--

HỎI ĐÁP KINH THÁNH 22-


-- HỎI-
Con có câu hỏi liên quan đến sự cứu rỗi. Là trẻ em chết sảo, sơ sinh, trẻ chết ở trong lòng mẹ là Chúa thương xót và cho các chúng vào thiên đàng dù chưa nghe phúc âm và tin nhận Chúa ạ? Vì con đọc trong Truyền đạo 6 thì nói những kẻ chết sảo chưa thấy ánh mặt trời thì có phước, và câu chuyện vua Đa-vít phạm tội với Bát-sê-ba Chúa phạt Đa-vít, làm con ngoại tình của ông phải chết. Đa-vít nói là chúng ta sẽ đi đến nó nhưng nó không trở lại với chúng ta nữa. Vậy là trẻ em sơ sinh, trẻ chết sảo hay bị giết trong lòng mẹ là được cứu ạ? Các mục sư cũng có người nói là chúng được Chúa cứu.
-- ĐÁP-
Đức Chúa Trời muốn mọi người được cứu (2 Phi-e-rơ 3:9; 1 Ti-mô-thê 2:4) thì chắc chắn Ngài muốn tất cả trẻ em được cứu. Chúa Giêsu đã phán: “Hãy để trẻ em đến với Ta và đừng ngăn cản chúng, vì Nước của Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng” (Lu 18:16). Trẻ nhỏ vào Nước của Đức Chúa Trời bằng cách nào và khi nào? Đã có nhiều chia rẽ và nhầm lẫn về vấn đề này. Người ta và hệ thống giáo hội đã nghĩ ra những cách cứu rỗi trẻ em, nhưng thường đó là những cách không có cơ sở vững chắc theo Kinh thánh. Chắc chắn không thể có hai con đường cứu rỗi, một cho người lớn và một cho trẻ em. Một đứa trẻ phải được cứu trên cơ sở giống như bất kỳ ai.
Có giáo hội làm lễ rửa tội (báp-têm) cho trẻ em để nó được cứu, các giáo hội khác như Anabaptist, hay Baptist phản đối. Họ lý luận rằng trẻ con không hiểu biết phúc âm và thực hành đức tin, làm báp têm cho chúng là vô ích.
Vấn đề trong việc giúp trẻ em được cứu chẳng hạn, một đứa trẻ sơ sinh không thể hiểu phúc âm một cách thông minh và thực hành đức tin cứu rỗi. Vì khó khăn này, một số hệ thống giáo hội đã dạy rằng tất cả con cái của những tín đồ đều tự động được tính là đã được cứu vì chúng có cha mẹ là Cơ Đốc nhân. Nguồn có thể cho ý tưởng này là 1 Cô-rinh-tô 7:14. Ngay cả với cha hoặc mẹ đều tin Chúa, Kinh Thánh nói rằng con cái được kể là “thánh”. Điều này có nghĩa là gì?
Vậy số phận của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chết trong thời thơ ấu sẽ ra sao? Đa-vít nói về đứa con đã chết của mình: “Ta sẽ đi đến cùng nó, nhưng nó sẽ không trở lại với ta” (2 Sa-mu-ên 12:23). Ông mong được gặp lại con mình trên thiên đường.
Truyền đạo 6: 3-4 chép, “Nếu một người sinh được một trăm con và sống đến cao niên trường thọ, mà lòng không hề cảm thấy được phước, và khi chết lại không được chôn, thì tôi nghĩ đứa bé qua đời trong lòng mẹ còn có phước hơn. Vì nó đi vào hư vô, ra đi vào bóng tối, và tên nó chìm vào cõi tối tăm. Dù nó chưa hề thấy ánh sáng mặt trời và cũng không biết gì ở đời đi nữa, so với người kia nó vẫn có phước hơn”.
Trẻ con bị phá thai, bị chết trong bụng mẹ, linh hồn chúng có được cứu rỗi không?
Ezekiel 18: 4 chép, Chúa phán “Nầy, mọi linh hồn đều thuộc về Ta; linh hồn của cha cũng như linh hồn của con, đều thuộc về Ta; linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết”. Giô-na 4: 11, “trong (thành)đó có hơn mười hai vạn người không biết phân biệt tay hữu và tay tả?,
Chúa rất quan tâm mọi hồn người, Chúa đếm mọi linh hồn hiện hữu trong lòng mẹ chúng, Chúa để ý sự cứu rỗi trẻ con.
Đây là ý kiến của tôi: Trẻ con chết sảo trong bụng mẹ, trẻ em chết chưa đến tuổi hiểu biết trách nhiệm bản thân, chưa biết tội lỗi là gì, thì sau khi Chúa lập nước 1000 năm trên trái đất cũ, chúng sẽ dược sống lại và Chúa cho chúng nó vào sống trong nước đó như các dân tộc chưa tin, khi ấy Đức Chúa Trời công bình sẽ cho chúng có cơ hội sống và thể hiện sự lựa chọn cùng trách nhiệm của mình đối vói phúc âm do dân I srael giảng rao trong thời đại đó (Ê-sai 66: 19).
MK. 29-10-2024-

THƠ 2 TESALONICA 15 -Tín Nhân Vui Hưởng--

 

THƠ 2 TESALONICA 15 -Tín Nhân Vui Hưởng--
2 Tê. 2: 14, 16,“Ngài đã …kêu gọi anh chị em, để anh chị em được hưởng vinh hiển của Ðức Chúa Jesus Christ, Chúa chúng ta--Ðức Chúa Trời, Cha chúng ta, … ban cho chúng ta niềm an ủi vô cùng và niềm hy vọng tốt đẹp ”.
Ngày 29-10-2024-
--
-1/. Sự Vinh Hiển Của Chúa Giê-su Christ-
-- Lu ca 24;25-26; 1 Phiero 1: 11- là các sự vinh hiển của nhân tánh Chúa Giê-su hưởng-
Tín nhân đồng dự phần vào các sự vinh hiển đó: Rô 8: 17
-- Vinh hiển sự phục sinh của Ngài- Lu ca 24: 26, Công 3: 13.
--Vinh hiển trong sự thăng thiên của Ngài, Công 2: 33,, Heb. 2: 9
--Vinh hiển sự tái lâm của Ngài- Khải 18: 1; Mathio 25: 31.
--Vinh hiển trong sự trị vì của Ngài: 2 Ti. 2: 12, Khải. 20: 4, 6; Đa 7 13-14; Thi 72: 8-11
-2/ Sự Yên Ủi Đời Đời:
--Sự an ủi trường tồn đi kèm sự hi vọng.
-3/.Sự Hi Vọng Tốt Đẹp:
- Hi vọng về vinh hiển, Col. 1: 27, là hi vọng về ngày tái lâm của Chúa.- 1 Tê 1: 3

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2024

THƠ 2 TESALONICA 14 -Tín Nhân Được Cứu--

 

THƠ 2 TESALONICA 14 -Tín Nhân Được Cứu--
2 Tê. 2: 13,“vì từ ban đầu Ðức Chúa Trời đã chọn anh chị em để hưởng ơn cứu rỗi bởi sự thánh hóa của Ðức Thánh Linh và bởi đức tin vào chân lý”.
Ngày 28-10-2024-
--
Chữ “sự cứu rỗi” rất bao la, vì có đến 6 loại cứu rỗi khác nhau, ở đây chỉ nói sự cứu rỗi khi tín nhân bắt đầu tin Chúa.
-1/ Thánh Hóa Của Tâm Linh:
--Tâm Linh sống- Rô ma 8: 10
--Tâm linh liên kết với Chúa- 1 Cô 6: 17
--Tâm linh được thánh hóa-- 2 Cô 7: 1
Tập yoga, ngồi thiền, nói tiếng lạ giả mạo đều làm tâm linh tín nhân ô uế vì tiếp xúc và ăn nuốt các quỷ, các uế linh.
-2/. Lòng Tin Lẽ Thật: Epheso 1: 18
-- Hồn (tâm trí) tin lẽ thật
-- Hồn (tâm trí) hiều lẽ thật
Nhiều tín nhân có tâm trí u tối.
--xx

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2024

HỎI ĐÁP KINH THÁNH 20-

 

--HỎI:

Theo như con nghe và hiểu được rằng những người chúng ta vốn là từ thiên đàng bị đày xuống trần gian vì chúng ta có người đã phạm tội ở trên rồi nên Chúa đành phải bỏ một số con hư để cứu những đứa con của ĐCT.

--ĐÁP:

Theo 1 Giăng 4:17b, “vì Ngài thể nào thì chúng ta cũng thể ấy trong thế giới nầy”.

Thân thể vô tội của Chúa Giê-su, theo thời gian lịch sử loài người thì mới ra đời khoảng năm 4. T.C, nhưng theo thì hiện tại hằng hữu của Đức Chúa Trời, Chúa Giê-su đã có mặt bên cạnh Đấng tam nhất trước khi vạn vật được sáng tạo. Col. 1: 15 chép, “Chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời vô hình, là Đấng sinh ra trước tất cả mọi loài thọ tạo. Chúa Giê-su tự làm chứng, “Đức Giê-hô-va đã có Ta từ buổi ban đầu theo cách của Ngài, Từ thuở xa xưa, trước mọi công trình của Ngài. Ta đã được lập nên từ trước vô cùng, Từ ban đầu, trước khi có địa cầu-Khi Ngài thiết lập các tầng trời, Và đặt khung vòm trên mặt vực sâu, thì có Ta ở đó. Và khi Ngài lập nền móng địa cầu, Thì ta ở bên Ngài như người thợ cả. (Châm 8: 22-23, 27, 29). Ta là nhân tánh của Chúa Giê-su, là Đấng Christ trong xác phàm nhân, Đấng Christ tiền nhục hóa.

Đó là lý do bản dịch bài Tín Điều Các Sứ Đồ ghi “Ngài được thai dựng bởi Thánh Linh, sanh bởi nữ đồng trinh Mari”. Bản dịch năm 1925 hay 1934 ghi cách thô lỗ và sai với nguyên văn bản tiếng Anh là “được đầu thai bởi Đức Thánh Linh”.

  Kinh thánh không dạy về sự đầu thai chuyển kiếp, nhưng thân thể hằng sống của Chúa Giê-su đã được Đức Chúa Trời sáng tạo trước buổi sáng thế. Ngài đã giáng sinh vào dạ con của Ma-ri, vả ra đời vào khoảng năm 4 T.C. Giăng 3: 13 chép, “Chưa hề có ai lên trời, trừ ra Đấng từ trời xuống, ấy là Con người vốn ở trên trời. 

Epheso 2: 10 theo tiếng Hi lạp là, For we are his workmanship (masterpiece), created in Christ Jesus for good works, which God afore prepared that we should walk in them- “Vì chúng ta là kiệt tác của Ngài, đã được sáng tạo trong Christ Jêsus để làm các việc lành mà Đức Chúa Trời đã chuẩn bị trước cho chúng ta bước đi trong chúng nó”.

Trong Đấng Christ, trước sáng thế, Đức Chúa Trời đã sáng tạo xong toàn bộ hội chúng cả cựu và tân ước rồi. Những người đó đã được ghi tên đầy đủ vào sách sự sống rồi. Động từ “được sáng tạo” dùng thì quá khứ hoàn tất, thể bị động. Theo Sáng thế ký 2: 7, khi Chúa nắn hình A-đam từ khối đất sét, Ngài nắn theo hình mẫu là thân thể Chúa Giê-su, đă tồn tại trước khi A-đam có mặt (Sáng 1: 26-27).--nắn theo hình dạng của Chúa Giê-su hằng hữu.

Vào cõi thời gian, anh em được sinh ra làm người Việt nam chẳng hạn, anh em không đầu thai đâu. Thân thể của mỗi chúng ta được di truyền từ A-đam, nhưng về tâm linh, khi chúng ta tin Chúa: Đức Chúa Jêsus đáp: “Thật, Ta bảo thật ngươi, nếu một người không được sinh lại, thì không thể thấy vương quốc Đức Chúa Trời.”

Chữ “sinh lại” thì bản Nhuận chánh Việt Nam năm 1956 dịch là “sinh từ trên”. Theo nguyên văn Hi lạp chữ “lại” là anothen, có nghĩa là: “from above, from the beginning-- từ trên cao, từ ban đầu”. Đó là lý do các nhà thần học đưa ra giáo lý tín nhân từ thượng giới đầu thai xuống trái đất. Thật ra khi chúng ta tin và tiếp nhận Chúa, thì Đức Thánh Linh đem phần chúng ta đã là gì trong Đấng Christ trước sáng thế vào tâm linh chúng ta, và Đấng Christ, sự sống Đức Chúa Trời cũng tràn vào tâm linh ấy…không phải đầu thai, nhưng dễ bị hiểu lầm là đầu thai, vì “Nếu một người không nhờ nước và Thánh Linh mà sinh ra thì không thể vào vương quốc Đức Chúa Trời--Điều gì do xác thịt sinh ra là xác thịt, điều gì bởi Thánh Linh sinh ra là linh” (Giăng 3: 5, 6). Ngày đó Đấng Christ mang theo chúng ta gì, là kiệt tác trong Ngài trước sáng thế, sinh vào, giáng sinh vào tâm linh mỗi chúng ta là tín nhân chân thật.

Đó là lý do Phi-líp 3: 20 chép, Nhưng chúng ta là công dân trên trời”. Danh từ politeuma (citizenship) có thể dịch là: quyền công dân, hay quốc tịch. Quốc tịch của mọi tín nhân Cựu và Tân ước đã được đăng ký trên trời trước buổi sáng thế.

Phao lô giải thích về trường hợp Áp-ra-ham,“Tất cả những người ấy , xưng mình là kiều dân và lữ khách trên đất họ đang đi tìm một quê hương….Nhưng họ mong ước một quê hương tốt hơn, tức là quê hương trên trời, ” (Heb 11: 13-16).

Chữ “quê hương” đây là patris theo tiếng Hi lạp, còn tiếng Anh dịch là father land, quê cha đất tổ, nguyên quán, quê quán. Ông Áp-raham ra đời tại U-rơ, xứ Canh đê, vùng Lưỡng hà. Từ ngày gặp Đức Chúa Trời vinh hiển (Công 7: 2), ông thoát ly xã hội bái vật giáo, làm lữ khách, kiều dân, và một lòng hằng mong ước trở lại quê hương yêu dấu trên trời, vì nơi đăng ký hộ khẩu của ông là ở đó trước buổi sáng thế.

Bạn không từ trời đầu thai xuống trần gian, nhưng Đấng Christ đem kiệt tác của bạn, đem bạn là gì trong Ngài trước sáng thế và giáng sinh vào tâm linh bạn trong giờ bạn tin Chúa, đó là sự sinh ra từ trên cao. Hiện nay bạn là lữ khách, là kiều dân của trần gian nầy, đang trở về quê hương yêu dấu của minh trên thiên đàng. Bạn không lên thiên đàng mà trở lại thiên đàng, vì trước buổi sáng thế, Chúa đã sáng tạo bạn trong Đấng Christ hoàn tất ở đó rồi.

MK. 27-10-2024

THƠ 2 TESALONICA 13 -Hoạt Động Của Sự Giả Mạo--

 

THƠ 2 TESALONICA 13 -Hoạt Động Của Sự Giả Mạo--
2 Tê. 2: 7,“Nhờ tác động của Sa-tan, kẻ gian ác sẽ đến với tất cả quyền năng cũng như những phép mầu, dấu lạ giả dối; 10nó dùng mọi mưu chước gian ác để lừa gạt những kẻ hư mất, vì họ không tiếp nhận tình thương của chân lý để được cứu rỗi”
Ngày 27-10-2024-
2 Tê 2: 1-8-
-1/. Sự Hoạt Động Của Sa-tan:
--Việc quyền năng, dấu kỳ, phép lạ dối gạt.
--Các phép lạ trong hội thánh ngày nay phần lớn không đáng tin cậy được.
-2/. Sự Hoạt động Của Sự Giả Mạo:
-- Tín đồ chấp nhận, vì họ không yêu mến lẽ thật của Kinh thánh.
-- Họ dễ tin sự giả mạo.
--Dân hội thánh ngày yêu phúc âm thịnh vượng, thích lời giảng êm tai, không thích lẽ thật vì lẽ thât vạch trần tội lỗi của họ.. như phụ nữ thích cầm quyền Hội thánh, phụ nữ thich làm giảng sư.