Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

THƯ CỦA QUỈ-- 22


Thư 22
Cháu Wormwood thân mến!
Thế là bệnh nhân của cháu đã yêu, yêu một cô gái thuộc loại tệ hại nhất, một cô gái không hề có tên trên bản báo cáo của cháu! Cháu cũng nên biết sự hiểu lầm nho nhỏ mà cháu định gây ra với công an mật về một vài từ ngữ mà chú vô tình sử dụng đã được giải quyết xong xuôi. Nếu cháu định dựa vào đó để tranh thủ những sự giúp đỡ của chú thì cháu nhầm to. Cháu phải trả giá cho điều đó cũng như cho mọi sai lầm khác. Trong khi chờ đợi, chú gửi kèm một ấn phẩm mới được phát hành về Nhà Trừng Giới dành cho những nhân viên cám dỗ bất tài. Cuốn sách này có hình ảnh minh họa phong phú và cháu sẽ thấy không có trang nào nhàm chán đâu.

NHỮNG ĐIỀU KHÓ HIỂU TRONG KINH THÁNH--6


CHƯƠNG MỘT SÁNG THẾ KÝ LÀ SỬ KÝ HAY SÁCH KHOA HỌC?
 
Đã chẳng có phần nào trong Thánh Kinh mà lại có nhiều chống đối của các “học giả” liên quan đến nguồn gốc của nó, và bị thiên hạ thích công kích hơn chính chương đầu tiên của bộ sách ấy. Chúng ta đã được khẳng định rất nhiều lần rằng những lời truyền dạy trong chương sách này vốn xung khắc kinh niên với các kết luận có giá trị nhất của khoa học được cho là xác lập hiện đại. Ngay cả một vị giáo sư thần học hàng đầu của một viện đại học được cho là của Cơ-đốc giáo, cũng từng tuyên bố rằng “chẳng có ai đã biết Sử ký hoặc khoa học là gì, lại dám nghĩ đến việc nên gọi chương thứ nhất của Sáng Thế ký là sử ký hay sách khoa học”.

NHỮNG ĐIỀU KHÓ HIỂU TRONG KINH THÁNH--5


CHÚNG TA PHẢI GIẢI QUYẾT NHỮNG CHỖ KHÓ HIỂU TRONG 
THÁNH KINH NHƯ THẾ NÀO? 


Trước khi nêu ra những chỗ khó hiểu và “mâu thuẫn nhau” trong Thánh Kinh từng gây nhiều bối rối nhất cho người đi tìm chân lý xin chúng ta hãy xét trước hết là phải giải quyết những chỗ khó khăn nói chung đó như thế nào.

NĂM NGƯỜI CHÚA QUÍ TRỌNG



“Đoạn, có lời Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng:  Hỡi con người, nếu đất nào làm sự trái phép mà phạm tội nghịch cùng Ta, và nếu Ta giáng tay trên nó, bẻ gãy bánh của nó, giáng cho sự đói kém, và diệt hết người và vật trong nó,  thì dẫu trong đất đó có ba người nầy, là Nô-ê, Đa-ni-ên, và Gióp, cũng chỉ cứu được hồn mình bởi sự công bình mình, Chúa Giê-hô-va phán vậy”—“ nếu Ta sai ôn dịch đến trong đất đó nếu Ta đổ cơn giận mà làm chảy máu nó đặng diệt hết người và vật khỏi nó,  thì dẫu có Nô-ê, Đa-ni-ên, và Gióp ở đó, Chúa Giê-hô-va phán, thật như Ta hằng sống, họ cũng chẳng cứu được nào con trai nào con gái, chỉ một mình họ cứu được hồn mình bởi sự công bình mình thôi.” (Ezekiel 14:12-14, 19-20)

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Những người tiên phong của con đường thuộc thiên --3






 Abraham - Một người tiên phong vĩ đại

Đọc: Hê-bơ-rơ 11:13-16

Ngay bây giờ chúng ta trở lại  Abraham là một trong những người tiên phong đại diện của lối đi thuộc thiên. Chúng ta bắt đầu bằng cách nhắc lại một điều đúng sự thật của Áp-ra-ham, nhưng mà phải đúng sự thật, và luôn luôn là đúng sự thật, của tất cả các nhà tiên phong thuộc linh, của mỗi một người di chuyển để khám phá và khai thác vương quốc thuộc thiên: đó là, trong ý thức của ông, ý thức bẩm sinh, về định mệnh của mình. Stephen đã nói với chúng ta liên quan đến Áp-ra-ham, rằng " Đức Chúa Trời vinh quang xuất hiện cùng tổ phụ Abraham của chúng ta" (Cv 7:2), khi ông còn ở Ur của Chaldees. Chúng ta không biết làm thế nào Đức Chúa Trời vinh quang xuất hiện cho người ấy. Nó có thể là một những sự hiển thần chung trong Cựu Ước và phổ biến cho cuộc sống sau này của Abraham khi Chúa đến với ông trong hình thức người đàn ông. Chúng ta không biết. Nhưng chúng ta biết toàn bộ cuộc sống của ông rằng hiệu ứng của nó là sinh ra trong ông cái ý nghĩa to lớn về số phận - ý nghĩa của số phận mà nhổ ông ra khỏi toàn bộ cuộc sống quá khứ của mình, và tạo ra trong ông một tình trạng bất ổn sâu sắc, tình trạng bất ổn về một loại đúng, bất mãn sâu sắc và thánh khiết.

THƯ CỦA QUỈ --21


Thư 21 

   Cháu Wormwood thân mến!

Thời kỳ cám dỗ tình dục quả là lúc tốt nhất để thêm những cuộc tấn công phụ vào tính cáu kỉnh của bệnh nhân. Nó còn có thể trở thành cuộc tấn công chính miễn anh ta nghĩ rằng nó chỉ là phụ thôi. Nhưng tại đây cũng như tại mọi chỗ khác, chúng ta phải mở đường cho cuộc tấn công vào đạo đức bằng cách làm cho tâm trí của anh ta mê muội đi.
Người ta không trở nên bực dọc vì nỗi bất hạnh ấy như một sự tổn thương. Người ta bị tổn thương khi một đòi hỏi chính đáng bị chối bỏ. Cho nên nếu bệnh nhân của cháu càng đòi hỏi cuộc đời nhiều bao nhiêu thì anh ta sẽ càng cảm thấy bị tổn thương nhiều bấy nhiêu và từ đó trở nên cáu kỉnh.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

NHỮNG ĐIỀU KHÓ HIỂU TRONG THÁNH KINH--4


SỰ THIẾU HIỂU BIẾT CỦA CHÚNG TA

Loại khó khăn thứ sáu nảy sinh từ kiến thức yếu kém của chúng ta về sử ký, địa lý, và các phong tục tập quán vào thời đại mà Thánh Kinh đã được viết ra. Thí dụ trong Công vụ 13:7 Phao-lô có nói đến quan trấn thủ (bản Diễn Ý dịch là Tổng trấn”) của đảo Chíp-rơ các tỉnh dưới quyền cai trị của người La-mã gồm hai hạng: thuộc về hoàng đế và thuộc về thượng nghị viện. Quan cai trị một tỉnh dưới quyền hoàng đế được gọi là “propractor” còn quan cai trị một tỉnh thuộc quyền thượng nghị viện thì được là “trấn thủ (hay “tổng trấn”). Mãi đến tương đối gần đây thôi, theo các thông tin chính xác nhất mà chúng tôi được biết, thì đảo Chíp-rơ là một tỉnh thuộc quyền của hoàng đế, do đó, vị quan cai trị nó đúng ra phải là một prapractor; nhưng Lu-ca lại gọi ông ta là quan trấn thủ.

NHỮNG ĐIỀU KHÓ HIỂU TRONG THÁNH KINH --3


CỔ BẢN BẤT TOÀN  

Loại khó khăn thứ nhất là những điểm khó điểm này sinh từ bản dịch Thánh Kinh ra Anh (Việt văn của chúng ta. Theo điều tôi được biết, thì chẳng hề có ai chủ trương rằng bản dịch Thánh Kinh ra Anh (Việt) văn của chúng ta là tuyệt đối vô ngộ, chẳng có chỗ sai lầm nào. Giáo lý được nhiều người chủ trương, là Kinh điển đã được ban cho chúng ta hồi nguyên thuỷ (trong nguyên văn) vốn tuyệt đối vô ngộ và không có sai lầm, còn bản dịch ra Anh (Việt) văn của chúng ta là bản dịch Kinh điển từ nguyên văn ra chỉ tương đối chính xác về đại thể mà thôi.

NHỮNG ĐIỀU KHÓ HIỂU TRONG THÁNH KINH--2


NHIỀU KHÓ KHĂN HƠN THẾ VẪN TỒN TẠI

Điều thứ ba cần nói về những chỗ khó hiểu trong Thánh Kinh, là còn nhiều khó khăn và nhiều khó khăn còn quan trong hơn nhiều trong cái giáo thuyết chủ trương rằng Thánh Kinh vốn có nguồn gốc từ loài người, do đó có nhiều ngộ nhận sai lầm hơn là trong giáo lý chủ trương rằng Thánh Kinh có nguồn gốc từ Đức Chúa Trời, và do đó là vô ngộ. Chắc đã có nhiều lần một ai đó đem đến cho bạn một chỗ khó hiểu và nói: “Nếu Thánh Kinh quả thật là Lời Đức Chúa Trời, thì bạn giải thích điều này như thế nào?” và có lẽ bạn đã không thể giải thích thật thoả đáng cho người ấy.

NHỮNG ĐIỀU KHÓ HIỂU TRONG THÁNH KINH-1



Tổng quan  
Ai là người nghiên cứu thận trọng và vừa đọc Thánh Kinh vừa suy tư đều nhận thấy câu của vị sứ đồ viết về Kinh điển rằng “ở trong (Thánh Kinh) có mấy khúc khó hiểu mà những kẻ dốt nát và tin không quyết đem giải sai ý nghĩa... chuốc lấy sự hư nát riêng về mình” (II Phi-e-rơ 3:16) có nhiều phần đúng. Có ai là người trong chúng ta chưa từng thấy trong Thánh Kinh những điều gây lúng túng cho mình, mà lúc hãy còn là một Cơ-đốc nhân mới mẻ, chưa từng trải, đã đưa chúng ta đến chỗ thắc mắc đặt vấn đề là chẳng hay rút cục, Thánh Kinh có phải là Lời Đức Chúa Trời hay không?

THƯ CỦA QUỈ-- 20


Thư 20 
Cháu Wormwood thân mến!
Chú hết sức bực mình khi biết Kẻ Thù đã buộc cháu phải chấm dứt những cuộc tấn công trực tiếp vào bệnh nhân trong thời điểm này. Lẽ ra cháu phải biết Hắn luôn có phản ứng này và phải dừng lại đúng lúc. Vì với tình trạng hiện nay bệnh nhân của cháu đã khám phá ra sự thật nguy hiểm là những cuộc tấn công của chúng ta không kéo dài mãi mãi; do đó cháu không thể sử dụng lại vũ khí tốt nhất của chúng ta - sự tin tưởng của bọn con người ngu dốt rằng không có cách nào để thoát khỏi tay chúng ta ngoại trừ nhượng bộ chú mong rằng cháu đã thử thuyết phục anh ta về tính thiếu lành mạnh của sự tiết chế rồi chứ?

THƯ CỦA QUỈ-- 19


Thư 19 
 Cháu Wormwood thân mến!
    Chú suy nghĩ rất nhiều về câu hỏi trong lá thư trước của cháu. Nếu như chú đã chứng minh mọi sinh vật, do chính bản chất của chúng, luôn ở trong thế đua tranh với nhau, do đó những ý tưởng của Kẻ Thù về tình yêu là một sự mâu thuẫn trong từ ngữ thì việc chú lặp đi lặp lại lời cảnh cáo rằng Kẻ Thù thật sự yêu thương lũ bọ người và thật sự mong muốn chúng được tự do và có sự sống đời đời có nghĩa gì? Cháu thân mến, chú hy vọng cháu đã không đưa cho ai xem những lá thư của chú chứ? Cũng không có gì quan trọng đâu. Bất cứ ai cũng thấy được cái biểu hiện tà giáo mà chú đã rơi vào thì hoàn toàn ngẫu nhiên thôi. Ngoài ra chú hy vọng cháu cũng hiểu những lối đề cập không được êm tai lắm về Slubgob chỉ là những lời nói đùa thôi, chứ chú thật sự rất kính nể ông ấy. Và đương nhiên chú cũng nói đùa khi dọa sẽ không che chở cho cháu trước các cấp trên của chúng ta. Hãy tin nơi chú: chú luôn lo lắng cho quyền lợi của cháu. Nhưng hãy nhớ cất kỹ mọi thứ vào ngăn có khóa nhé.

THƯ CỦA QUỈ-- 18


Thư 18 
Cháu Wormwood thân mến!
Hẳn cháu đã học tại Trường, ngay cả dưới thời của lão già Slubgob, kỹ thuật sơ đẳng của sự cám dỗ tình dục rồi chứ? Đối với chúng ta, những linh thuần túy, đây là một đề tài hết sức nhàm chán tuy rất cần thiết trong chương trình huấn luyện, nên chú chỉ lướt qua. Nhưng cháu cần phải học nhiều về những hậu quả liên quan đến vấn đề này.
Trong lãnh vực này, những đòi hỏi của Kẻ Thù đặt con người vào một tình thế khó xử: hoặc tiết chế tuyệt đối hoặc chế độ một vợ một chồng không khoan nhượng. Sau chiến thắng đầu tiên của Cha chúng ta thì điều thứ nhất trở nên hết sức khó. Còn điều thứ hai thì từ vài thế kỷ qua đã không còn là một lối thoát nữa. Chúng ta làm được những việc này nhờ sự cộng tác của các thi sĩ và văn sĩ, bằng cách thuyết phục bọn con người rằng cái tình trạng kỳ lạ và thường rất ngắn ngủi mà chúng gọi là “yêu” tạo nên nền tảng duy nhất cho hôn nhân; và hôn nhân có thể và bắt buộc phải luôn giữ được tình trạng đó nếu không thì sẽ mất đi cái tính cách ràng buộc. Đây là chúng ta nói nhái theo ý kiến của Kẻ Thù .

THƯ CỦA QUỈ-- 17


Thư 17 
Cháu Wormwood thân mến!
     Trong lá thư trước, thái độ khinh khỉnh của cháu khi nói đến thói tham ăn như là một cách thức để chiếm đoạt linh hồn đã chứng tỏ sự ngu dốt của cháu. Một trong những thành tựu lớn nhất của chúng ta trong thế kỷ vừa qua là ru ngủ được lương tâm con người về đề tài này, cho nên ngày nay cháu có tìm khắp cả Châu Âu cũng không ra được một bài giảng hay một lương tâm bị cắn rứt về thói xấu này. Chúng ta đã đạt được kết quả này là do tập trung mọi nỗ lực vào việc ham ăn ngon chứ không phải sự ham ăn nhiều. Qua hồ sơ, chú được biết mẹ của bệnh nhân là một trường hợp điển hình. Chắc Glubose cũng đã cho cháu biết điều này. Bà ta sẽ hết sức ngạc nhiên nếu biết rằng suốt cả đời bà đã là nô lệ cho cái hình thức ham muốn này: đây là điều bà ta hoàn toàn không biết do số lượng thức ăn mỗi lần rất ít. Nhưng số lượng thì đâu có quan trọng gì miễn là chúng ta có thể sử dụng cái bụng và khẩu vị của một con người để làm nẩy sinh sự cãi cọ, nóng giận, khắc nghiệt và sự quan tâm đến chính mình. Glubose đã nắm chắc được bà già này. 

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

THƯ CỦA QUỈ-- 16


Thư 16 

Cháu Wormwood thân mến!

       Trong lá thư trước, cháu có nói qua việc bệnh nhân vẫn tiếp tục đi lễ chỉ ở một nhà thờ từ khi qui đạo và anh ta cũng không hoàn toàn hài lòng lắm. Cháu có ý muốn nói gì? Tại sao chú không có bản báo cáo nào về những lý do khiến anh ta trung thành với nhà thờ của giáo khu? Cháu có biết rằng trừ khi do sự thờ ơ lãnh đạm thì đó là một triệu chứng rất xấu không? Chắc chắn cháu biết nếu không chữa khỏi bệnh đi nhà thờ của một người thì điều tốt nhất kế tiếp là cho anh ta đi khắp vùng lân cận để tìm nhà thờ thích hợp nhất, cho đến khi nào anh ta trở thành một người sành sỏi về nhà thờ. Tại sao phải làm như vậy là điều rất rõ ràng. Đầu tiên, tổ chức giáo khu luôn luôn phải là mục tiêu của sự tấn công vì vốn là một hợp nhất về nơi chốn chứ không về sở thích, nó sẽ đem mọi người ở mọi tầng lớp và tâm lý đến với nhau trong sự hợp nhất mà Kẻ Thù mong muốn.