CON NGƯỜI Ở GIỮA CÁC HỘI THÁNH
Trong Khải Thị chương 1 có tám điểm trọng yếu: khải thị về Đấng Christ,
chứng cớ của Jesus, Đức Chúa Trời Tam Nhất, lần đến thứ hai của Đấng
Christ, những người đồng dự phần về hoạn nạn, về vương quốc và về sự
nhẫn nại trong Jesus, các Hội thánh địa phương, các giá đèn và Con
Người. Chúng ta đã đề cập đến bảy điểm đầu tiên, trong bài này, chúng ta
đến với điểm thứ tám là CON NGƯỜI ở giữa các Hội thánh (1:12-20). Trong
sách này, Đấng Christ trước hết được khải thị là Con Người. Hễ khi nào
có liên quan đến Hội thánh thì Ngài được khải thị trong bản chất phàm
nhân của Ngài vì Hội thánh bao gồm những con người. Đầu của Hội thánh
không những là Con Đức Chúa Trời mà cũng là Con Người. Sự kiện Chúa vẫn
là CON NGƯỜI sau khi thắng thiên hàm ý rằng Ngài không cởi bỏ bản chất
phàm nhân của Ngài sau sự phục sinh, và cách Ngài đối xử với chúng ta
vẫn dựa trên nhân tính của Ngài. Là một người, Ngài đã đạt được mục đích
là làm chứng cớ của Đức Chúa Trời. Cho nên, là những người trong các
Hội thánh ngày nay, chúng ta cũng có thể làm chứng cớ của Đức Chúa Trời.
Chúa chiến thắng với tư cách là con người, và chúng ta cũng có thể
chiến thắng.
Đấng Christ ngày nay “ở giữa” các Hội thánh. Một mặt, Ngài là Thầy tế lễ
Thượng phẩm trên các tầng trời đang cầu thay cho các Hội thánh (Hê.
9:24; 7:25-26; La. 8:34); mặt khác, Ngài đang chuyển động trong các Hội
thánh để chăm sóc các Hội thánh. Nếu muốn tham dự vào sự chuyển động của
Ngài và vui hưởng sự chăm sóc của Ngài, chúng ta phải ở trong các Hội
thánh.
Đang chuyển động trong các Hội thánh để chăm sóc các Hội thánh. Nếu muốn
tham dự vào sự chuyển động của Ngài và vui hưởng sự hưởng sự chăm sóc
của Ngài, chúng ta phải ở trong các Hội thánh.
I. TRONG NHÂN TÍNH CỦA NGÀI
Câu 13 chép: “Ở giữa những giá đèn ấy có một Đấng giống như Con Người,
mặc áo dài đến chân, thắt đai vàng ngang ngực.” Ở đây, Đấng Christ không
những được mô tả là Thầy tế lễ Thượng phẩm, như được thể hiện bởi áo
dài của Ngài, mà còn được bày tỏ là “giống như Con Người.” Ngài vẫn vừa
thần thượng vừa phàm nhân. Là Thầy tế lễ Thượng phẩm của chúng ta, Ngài
đang chăm sóc các Hội thánh trong nhân tính của Ngài.
Qua nhiều thế kỉ, một số người mang danh là Cơ Đốc nhân đã dạy rằng Đấng
Christ không phải là Con Đức Chúa Trời. Thậm chí ngày nay, vẫn còn một
số người mang danh là Cơ Đốc nhân nhưng không tin Đấng Christ là Con Đức
Chúa Trời. Phủ nhận Đấng Christ là Con Đức Chúa Trời là tà giáo. Sự dạy
dỗ như vậy là gian ác, đến từ âm phủ, và chúng ta phải kiên quyết chống
lại sự dạy dỗ ấy. Ngược lại, một số Cơ Đốc nhân không tin rằng ngày nay
Đấng Christ vẫn là Con Người. Họ nói rằng Đấng Christ đã trở nên CON
NGƯỜI bằng cách nhục hóa, nhưng trong sự phục sinh, Ngài đã cởi bỏ nhân
tính của Ngài. Các Cơ Đốc nhân ấy nghĩ rằng ngày nay Đấng Christ chỉ là
Con Đức Chúa Trời chứ không còn là CON NGƯỜI nữa. Khoảng 15 năm trước,
khi tôi chống đối quan điểm này, một số người chống đối tôi nói rằng dạy
Đấng Christ vẫn còn là CON NGƯỜI là sai lầm. Dù một số Cơ Đốc nhân
không tin rằng ngày nay Đấng Christ vẫn là Con Người, nhưng chúng ta tin
như vậy. Theo lời thuần khiết, Chúa Jesus vẫn vừa là Con Đức Chúa Trời
vừa là Con Người. Chúng ta không thể giải thích đầy đủ điều này vì tâm
trí chùng ta quá giới hạn. Tuy nhiên, chúng ta tin và chấp nhận sự kiện
Đấng Christ của chung ta vừa là Con Đức Chúa Trời với thần tính vừa là
CON NGƯỜI với nhân tính. Trong Ngài, chúng ta có thần tính thật và nhân
tính đúng đắn.
Trong 19 thế kỉ qua, đặc biệt là trong 6 thế kỉ đầu tiên, Đấng Christ
học là một đề tài gây ra tranh luận gay gắt giữa vòng các Cơ Đốc nhân.
Có những ý kiến khác nhau về Thân vị của Đấng Christ, và các Cơ Đốc nhân
đã tranh luận về những ý kiến ấy. Chúng ta phải buông bỏ tất cả những
cái gọi là trường phái thần học. Theo Kinh thánh, chúng ta tin rằng Đấng
Christ của chúng ta thực sự là Con Đức Chúa Trời và Con Người. Ngài có
hai bản chất, thần tính và nhân tính.
Khi Đấng Christ đến tiếp xúc với chúng ta trong các Hội thánh, Ngài làm
điều đó không những trong thần tính mà còn trong nhân tính của Ngài. Anh
em có thể bào chữa, nghĩ rằng Chúa có thể làm như vậy vì Ngài là Con
Đức Chúa Trời, còn anh em là con người nên Chúa phải thông cảm với anh
em. Là Con Đức Chúa Trời, Chúa có đầy khả năng. Nhưng là con người, anh
em thật đáng thương, và Chúa không nên kết án anh em quá nhiều. Nhưng
khi Ngài đến với chúng ta như CON NGƯỜI thì anh em không còn bào chữa gì
nữa. Ngài cũng đã là một con người và đã thực hiện điều đó như một con
người chứ không phải là Con Đức Chúa Trời. Đừng bào chữa. Nếu anh em bị
đánh bại và thất bại trong nếp sống Hội thánh thì đừng bào chữa bằng
cách nói rằng điều đó có thể thông cảm được vì anh em chỉ là con người.
Con người chính là vật liệu thích hợp cho nếp sống Hội thánh. Cho nên, ở
giữa các Hội thánh, Đấng Christ bước đi như Con Người. Trong Đa-ni-ên
chương 3, chúng ta được biết Con Đức Chúa Trời bước đi trong lửa, nhưng
trong Khải Thị chương 1, chúng ta thấy CON NGƯỜI bước đi ở giữa các Hội
thánh. Tất cả chúng ta đều phải thờ thượng nên Ngài là một Đấng kì diệu
như vậy. Vì Ngài vừa thần thượng vừa con người nên Ngài biết trời và
đất, Đức Chúa Trời và con người. Trong Ngài, chúng ta có thần tính và
nhân tính. Ngày nay, Chúa vừa ở trên các tầng trời cừa bước đi trên đất
trong nhân tính của Ngài ở giữa các Hội thánh địa phương.
II. LÀ THẦY TẾ LỄ
Câu 13 chép rằng Đấng Christ “mặc áo dài đến chân”. Áo này là y phục của
thầy tế lễ (Xuất. 28:33-35), tượng trưng cho sự đầy đủ của các mĩ đức
thần thượng và các thuộc tính phàm nhân của Đấng Christ ( Ês. 6:1, 3).
Dù từ liệu thầy tế lễ không được đề cập ở đây, nhưng qua y phục của
Ngài, chúng ta biết Đấng Christ được mô tả ở đây là Thầy tế lễ Thượng
phẩm. Ngày nay, Con Người, Jesus Christ, tức Đấng đang bước đi ở giữa
các Hội thánh, chính là một Thầy tế lễ. Trong ba chức phận: thầy tế lễ,
tiên tri và nhà vua, chức phận yêu dấu, thân mật, quý báu và đáng yêu
nhất chính là chức phận tế lễ. Thầy tế lễ này rất yêu dấu và đáng yêu vì
ông chăm sóc dân sự. Khi Christ bước đi giữa các Hội thánh, Ngài chăm
sóc các Hội thánh.
III. KHÔNG CÔNG TÁC BẰNG SỨC LỰC MÀ CHĂM SÓC
CÁC HỘI THÁNH BẰNG TÌNH YÊU
Câu 13 cũng nói rằng Đấng Christ là CON NGƯỜI “thắt đai vàng ngang
ngực”. Anh em có bao giờ thấy ai thắt đai ngang ngực chưa? Điểm này đầy ý
nghĩa. Các thầy tế lễ trong Cựu Ước thắt đai ngang lưng để thi hành
chức vụ (Xuất. 28:4). Trong Đa-ni-ên 10:5, Đấng Christ cũng thắt đai
bằng vàng ròng ngang lưng. Nhưng ở đây, Đấng Christ là Thầy tế lễ Thượng
phẩm của chúng ta “thắt đai ngang ngực”. Ngực tượng trưng cho tình yêu.
Thắt đai ngang lưng là được làm cho mạnh mẽ để làm việc, trong khi
“thắt đai ngang ngực” tượng trung cho sự chăm sóc trong tình yêu. Công
tác của Đấng Christ trong việc sản sinh các Hội thánh đã được hoàn tất.
Bây giờ Ngài không còn cần thắt đai ngang lưng để làm việc nữa. Điều
Ngài đang làm bây giờ giữa các Hội thánh là chăm sóc các Hội thánh trong
tình yêu. Điều ấy đòi hỏi Ngài phải được “thắt đai vàng ngang ngực”.
“Đai vàng” chỉ về sức lực thần thượng. Đấng Christ hiện đang chăm sóc
các Hội thánh cách thần thượng, chuyển động giữa các Hội thánh trong
nhân tính của Ngài, và chăm sóc các Hội thánh bằng sức mạnh thần thượng
của Ngài. Thật là một sự chăm sóc đầy yêu thương mà Ngài dành cho các
Hội thánh của Ngài ngày nay!
IV. CỔ XƯA
Câu 14 chép: “Đầu và tóc người trắng như long chiên trắng, như tuyết”.
Tóc trắng chỉ về tuổi cao (Gióp 15:10). Tóc đen dùng để mô tả Chúa trong
Nhã Ca 5:11, tượng trưng cho sức lực dẻo dai và dài bền, nhưng tóc
trắng mà Ngài được mô tả ở đây tượng trưng cho tính cổ xưa của Ngài.
Tuy Đấng Christ cổ xưa, nhưng Ngài không già nua. Trong chương này,
chúng ta thấy đầu và tóc của Ngài trắng như lông chiên, như tuyết. Lông
chiên trắng ra từ bản chất của sự sống, còn tuyết trắng thì từ trời rơi
xuống. Lông chiên không được nhuộm trắng mà bẩm sinh có màu trắng, và
màu trắng của nó ra từ bản chất. Lông chiên trắng là màu sắc của bản
chất Đấng Christ. Tính chất cổ xưa của Ngài ra từ bản chất của Ngài.
Tuyết có màu trắng vì nó từ trời rơi xuống và không có chút bụi đất hay
vết dơ nào. Vì thế, lông chiên trắng được đề cập ở đây và trong Đa-ni-ên
7: 9 cho thấy rằng tính chất cổ xưa của Đấng Christ ra từ bản chất của
Ngài, không phải do Ngài trở nên già nua, trong khi tuyết trắng cho thấy
rằng tính chất cổ xưa của Ngài mang tính thuộc trời, không thuộc đất.
V. NHỮNG CON MẮT CANH CHỪNG, QUAN SÁT, DÒ XÉT,
PHÁN XÉT VÀ TRUYỀN DẪN
Trong câu 14, chúng ta thấy mắt Ngài như ngọn lửa. Trong Nhã Ca 5:12,
mắt của Đấng Christ giống như mắt bồ câu. Đó là để biểu lộ tình yêu của
Ngài. Ở đây, “mắt Ngài như ngọn lửa”. Đó là để Ngài quan sát và dò xét
khi Ngài phán xét bằng cách soi sáng. Trong sách này, mắt Ngài không
phải là hai mà là bảy (5:6). Số 7 là con số trọn vẹn trong sự chuyển
động của Đức Chúa Trời. Do đó, mắt Ngài trong sách này là vì sự vận hành
của Đức Chúa Trời. Bảy mắt của Ngài là “bảy ngọn đèn bằng lửa cháy
trước ngai, tức là bảy Linh của Đức Chúa Trời” (4:5; đc. Đa. 10:6). “Lửa
cháy” tương đương với “ngọn lửa” và cũng để quan sát và dò xét. Bảy
Linh của Đức Chúa Trời được sai đi khắp đất cũng vì sự chuyển động của
Đức Chúa Trời trên đất. Vì thế, mắt của Đấng Christ trong sách này là
bày Linh của Đức Chúa Trời vì sự chuyển động và vận hành của Đức Chúa
Trời trên đất ngày nay.
Mắt của Đấng Christ là để canh chừng, quan sát, dò xét, phán xét bằng
cách soi sáng và truyền dẫn. Chúng ta phải kinh nghiệm tất cả những
phương diện khác nhau ấy về mắt Ngài, đặc biệt là phương diện truyền
dẫn. Mắt Ngài truyền cho chúng ta tất cả những gì Ngài là. Mắt truyền
dẫn của Ngài là ngọn lửa luôn luôn cháy. Điều này có thể được chứng minh
bằng kinh nghiệm của chúng ta. Đừng vận dụng tâm trí anh em để hiểu
điều này hãy xét lại kinh nghiệm bản thân. Từ ngày chúng ta được cứu,
mắt của Đấng Christ như ngọn lửa bốc cháy, soi sáng chúng ta và truyền
chính Ngài vào chúng ta. Mắt Ngài cũng dức dấy chúng ta để trở nên nóng
cháy. Sau khi Christ nhìn chúng ta, chúng ta không bao giờ có thể nguội
lạnh như trước đây. Bằng cách nhìn chúng ta, Ngài đốt cháy và khuấy động
chúng ta trong Chúa. Nhiều lần Chúa đến với chúng ta bằng ánh mắt đâm
thấu. Có lẽ khi chúng ta đang cố che giấu điều gì đó với vợ mình thì
Chúa đến với bảy mắt chiếu sáng, đâm thấu vào bản thể chúng ta và phơi
bày tình trạng thật của chúng ta. Tôi có loại kinh nghiệm này hàng trăm
lần. Khi tôi đang tranh cãi với những người khác, nhất là với những
người thân của mình, thì ánh mắt chiếu sáng của Đấng Christ chiếu trên
tôi, và tôi không thể nào tiếp tục nói được. Sự chiếu sáng của Ngài ngăn
miệng tôi lại.
Sách Khải Thị là một sách có tính phán xét. Lửa là vì sự phán xét thần
thượng (1 Cô. 3:13; Hê. 6:8; 10:27). “Đức Chúa Trời chúng ta là đám lửa
hay thiêu đốt” (Hê. 12:29). Ngai của Ngài giống như ngọn lửa và các bánh
xe của ngai thì như lửa đang cháy, và một dòng lửa bốc cháy tuôn ra từ
trước mặt Ngài (Đa. 7:9-10). Tất cả những điều này là để phán xét. Ý
nghĩa chính của mắt Chúa như ngọn lửa là vì sự phán xét của Ngài
(2:18-28; 19:11-12). Khi Ngài đến chiếm hữu trái đất bằng cách phán xét,
thậm chí chân Ngài cũng sẽ giống như những trụ lửa (10:1).
VI. CHÂN ĐƯỢC THỬ NGHIỆM VÀ CHIẾU SÁNG
Câu 15 chép: “Chân người giống như đồng sáng đã luyện trong lò”. Chân
chỉ về bước đi. Theo hình bóng, đồng tượng trưng cho sự phán xét thần
thượng (Xuất. 27:1-6). Khi Đấng Christ ở trên đất, cách ăn ở hằng ngày
của Ngài đã được thử nghiệm và kiểm nghiệm. Vì bước đi của Ngài đã được
thử nghiệm nên Ngài tỏa sáng. Bây giờ, chân của Đấng Christ như đồng
sáng, điều này cũng được đề cập trong Ê-xê-chi-ên 1:7 và Đa-ni-ên 10:6,
cho thấy rằng bước đi hoàn hảo và sáng ngời của Ngài làm cho Ngài xứng
đáng thi hành sự phân xét thần thượng. “Luyện trong lò” là được thử
nghiệm bằng cách chịu nung đốt. Bước đi của Đấng Christ đã được thử
nghiệm bằng những nỗi khổ của Ngài, thậm chí bằng cái chết của Ngài trên
thập tự. Vì thế, bước đi của Ngài sáng ngời như đồng sáng, làm cho Ngài
có đủ điều kiện để phán xét những người không công chính. Như chúng tôi
đã chỉ ra, khi Ngài đến chiếm hữu trái đất bằng cách phán xét, chân
Ngài sẽ như trụ lửa (10:1).
VII. VỚI TIẾNG TRỊNH TRỌNG VÀ NGHIÊM NGHỊ
Câu 15 cũng chép rằng “tiếng Người như tiếng nhiều dòng nước”. “Tiếng
nhiều dòng nước”, tức tiếng vang rền, chính là tiếng của Đức Chúa Trời
Toàn năng (Êxc. 1:24; 43:2). Điều này tượng trưng cho tính trịnh trọng
và nghiêm nghị của lời nói Ngài (đc. 10:3). Đôi khi tiếng của Chúa nhẹ
nhàng và êm dịu, nhưng có những lúc, tiếng Ngài làm chúng ta kinh hoàng
như một tiếng sấm. Mỗi khi chúng ta biếng nhác hay mê ngủ, tiếng của
Chúa sẽ đánh thức chúng ta. Tiếng của Ngài là tiếng của Đức Chúa Trời
Toàn năng, sẽ cảnh cáo và làm thức tỉnh chúng ta.
VIII. ĐANG NẮM CÁC SỨ GIẢ CỦA CÁC HỘI THÁNH
Câu 16 chép: “Tay hữu Người cầm bảy ngôi sau”. Như câu 20 nêu rõ, “bảy
ngôi sao là các sứ giả là những người thuộc linh trong các Hội thánh
mang trách nhiệm về chứng cớ của Jesus. Giống như những ngôi sao, họ cần
phải có bản chất thuộc trời và ở trong vị trí thuộc trời. Trong sách
Công cụ các Sứ đồ và các Thư tín, các trưởng lão là những người dẫn dắt
trong sinh hoạt của các Hội thánh địa phương (Công. 14:23; 20:17; Tít
1:5). Chức phận trưởng lão có phần nào chính thức, và như chúng ta đã
thấy, vào lúc sách này được viết thì các chức phận trong các Hội thánh
đã suy đồi trong tình trạng suy thoái của Hội thánh. Trong sách này,
Chúa kêu gọi chúng ta lưu ý đến thực tại thuộc linh. Vì thế, sách này
nhấn mạnh đến thực tại thuộc linh. Vì thế, sách này nhấn mạnh đến các sứ
giả của các Hội thánh hơn là các trưởng lão. Chức phận của các trưởng
lão thì dễ nhận ra, nhưng tín đồ cần thấy tầm quan trọng của thực tại
thuộc linh và thuộc trời của các sứ giả ví nếp sống Hội thánh đúng đắn
để mang chứng cớ của Jesus trong tình trạng tối tăm của Hội thánh suy
thoái.
Cả các giá đèn lẫn các ngôi sao đều để chiếu sáng vào ban đêm. Giá đèn
tượng trưng cho Hội thánh địa phương là một đơn vị tập thể, trong khi
ngôi sao tượng trưng cho sứ giả của Hội thánh địa phương là một thực thể
cá thể. Trong đêm tối của tình trạng Hội thánh suy thoái, cần đến sự
tỏa sáng của cả các Hội thánh cách tập thể lẫn các sứ giả cách cá thể.
Trong đêm tối của tình trạng Hội thánh suy thoái, cần đến sự tỏa sáng
của cả các Hội thánh cách tập thể lẫn các sứ giả cách cá thể. Khi bước
đi giữa các Hội thánh, Đấng Christ cầm những người dẫm dắt trong tay
phải của Ngài. Điều này an ủi biết bao! Những người dẫn dắt phải ngợi
khen Ngài vì họ ở trong tay Ngài và Ngài đang cầm giữ họ. Vì những
người dẫn dắt ở trong tay Ngài nên họ không cần thối lui, yếu đuối hay
sai lầm. Đấng Christ thực sự chịu trách nhiệm về chứng cớ của Ngài.
Trong sach Khải Thị, không có trưởng lão nào trong các Hội thánh mà chỉ
có cá sứ giả. Vào thời điểm sách này mới được viết, Hội thánh đã suy
thoái. Vì thế, trong sách Khải Thị, Chúa bỏ tất cả những hình thức. Làm
một trưởng lão có thể có phần nào mang tính pháp lí hay hình thức. Đừng
có tham vọng làm một trưởng lão; hãy mong ước làm một ngôi sao tỏa sáng.
Đừng làm một người chỉ có địa vị suông mà hãy làm một ngôi sao tỏa
sáng. Cả giá đèn lẫn các ngôi sao đều tỏa sáng vào ban đêm. Cả Hội thánh
lẫn những người dẫn dắt trong các Hội thánh đều phải tỏa sáng. Tất cả
những người dẫn dắt đều phải là những ngôi sao.
IX. LỜI PHÁN XÉT RA TỪ MIỆNG NGÀI
Trong câu 16, chúng ta được biết “từ miệng Người ra một thanh gươm bén
hai lưỡi.” Trong Nhã Ca 5:16, “miệng Người rất êm dịu,” còn trong các
sách Phúc Âm, “các lời ân điển” ra từ miệng Ngài (Lu. 4:22); nhưng ở
đây, “từ miệng Ngài ra một thanh gươm bén hai lưỡi.” Đây là “lời giết
chết,” phán xét và biện biệt của Ngài (Hê. 4:12; Eph. 6:17). “Lời ân
điển” là để Ngài cung ứng ân điển cho những người được Ngài làm ơn,
trong khi “thanh gươm bén hai lưỡi” là để Ngài xử lí những người và
những điều tiêu cực. Chúng ta thường nói rằng Linh phát ngôn với các Hội
thánh. Xin nhớ rằng Linh phát ngôn ngày nay chính là Đấng Christ, Đấng
đang phát ngôn bằng thanh gươm hai lưỡi. Ơ đây có sự phán xét, và tất cả
chúng ta đều đã kinh nghiệm điều này. Vì tình trạng suy thoái của Hội
thánh, tất cả chúng ta đều cần một sự phán xét nào đó. Ngày nay, tất cả
các Cơ Đốc nhân đều cần Chúa phán xét bằng lời Ngài. Nhiều lần chúng ta
đã kinh nghiệm sự phán xét, vì chúng ta lầm lỗi và xa Chúa. Vì chúng ta
xa Ngài nên Ngài đến phán xét chúng ta. Sự phát ngôn của Ngài ngày nay
chủ yếu là phán xét. Tôi có thể làm chứng với anh em rằng nếu Chúa phát
ngôn với anh em thì hầu hết những lời của Ngài là lời phán xét. Khi phát
ngôn, Ngài phán xét. Mỗi lời ra từ miệng Ngài trong các Hội thánh ngày
nay giống như con dao bén phán xét chúng ta. Những lời ra từ miệng Chúa
thật sắc bén, đâm thấu vào bản thể chúng ta, chia hồn khỏi linh, và biện
biệt những ý định của lòng chúng ta. Đó là Đấng Christ mà chúng ta kinh
nghiệm ngày nay trong nếp sống Hội thánh.
Trong Cơ Đốc giáo có vô số ý kiến, và thường xuyên có những cuộc tranh
luận và bàn cãi vì những ý kiến ấy. Chính tôi đã chứng kiến điều này.
Tôi biết một trường hợp về một số Cơ Đốc nhân đang phục vụ trong ban
chấp sự. Một lần nọ, khi nhóm với nhau, họ bàn cãi và thảo luận với
nhau; cuộc thảo luận cuối cùng biến thành cuộc tranh cãi. Đến một lúc,
một thành viên trong ban thậm chí còn ném Kinh Thánh vào một thành viên
khác. Nhưng ngày nay, trong Hội thánh của Chúa, chúng ta có một Đấng
đang bước đi giữa chúng ta. Ngài trông nom chúng ta bằng bảy mắt cháy
rực của Ngài, và từ miệng Ngài ra một tham gươm bén hai lưỡi. Thanh gươm
ấy giết chết mọi quan niệm khác nhau giữa vòng chúng ta. Đó là lí do vì
sao trong các Hội thánh gần như không có cuộc tranh cãi nào.
Bên thứ ba ấy là chính Đấng Christ, tức Con Người, và cũng chính là Thầy
tế lễ Thượng phẩm bước đi giữa các Hội thánh và chăm sóc các Hội thánh
trong tình yêu thương. Vào thời Cựu Ước, cần có những thầy tế lễ cắt tỉa
tim đèn. Ngày nay, Thầy tế lễ của chúng ta là Con Người, biết thời
điểm thích hợp để cắt tỉa chúng ta. Đó là lí do vì sao giữa vòng chúng
ta có được sự yên tĩnh như vậy. Đây là bí quyết của nếp sống Hội thánh
mà người không hiểu được, vì họ không có Thầy tế lễ cắt tỉa và xử lí các
ngọn đèn trên giá đèn. Hiện tại, Thầy tế lễ này đang bước đi giữa các
Hội thánh để chăm sóc các Hội thánh bằng cách cắt tỉa tất cả các ngọn
đèn.
X. VỚI KHUÔN MẶT CHÓI SÁNG
Trong câu 16, chúng ta cũng được biết rằng “mặt Ngài như mặt trời chói
sáng hết sức”. Trong Nhã Ca 5:10 và 13, mặt Ngài trông đáng yêu để những
người tìm kiếm Ngài đánh giá cao, và trong các Thư tín, mặt Ngài phản
chiếu vinh hiển của Đức Chúa Trời (2 Cô. 4:6) để truyền sự sống vào
trong những người tin Ngài. Tuy nhiên, ở đây cũng như trong Đa-ni-ên
10:6 thì “mặt Ngài như mặt trời chói sáng hết sức” để soi sáng, phán xét
hầu đem vương quốc đến. Khi Ngài được biến hình và mặt Ngài chiếu sáng
như mặt trời, thì đó là sự đến của Ngài trong vương quốc (Mat.
16:28-17:2). Khi Ngài đến chiếm lấy trái đất cho vương quốc, mặt Ngài sẽ
như mặt trời (10:1).
XI. LÀ KHỞI ĐẦU VÀ KẾT THÚC, ĐẦU TIÊN
VÀ SAU CÙNG
Câu 17 chép: “Vừa thấy Người, tôi đã ngã xuống chân Người như chết.
Người bèn đặt tay phải trên tôi, mà rằng: Đừng sợ, Ta là Đầu tiên và Sau
cùng”. Đấng Christ không những là Đầu tiên và Sau cùng mà còn là khởi
đầu và kết thúc. Điều ấy bảo đảm với chúng ta rằng vì Ngài đã bắt đầu
nếp sống Hội thánh nên Ngài chắc chắn sẽ hoàn thành nếp sống ấy. Ngài sẽ
không bao giờ bỏ dở công tác của Ngài. Tất cả các Hội thánh địa phương
phải tin rằng Chúa Jesus là sự khởi đầu và kết thúc. Ngài sẽ hoàn tất
điều Ngài đã bắt đầu trong sự khôi phục của Ngài.
XII. LÀ ĐẤNG SỐNG
Trong câu 18, chúng ta thấy rằng Chúa là “Đấng sống”, tức Đấng “đã chết”
và đang “sống cho đến đời đời vô cùng”. Đấng Christ bước đi ở giữa các
Hội thánh, Đấng là Đầu của các Hội thánh và sở hữu các Hội thánh, chính
là Đấng sống, đầy dẫy sự sống. Ha-lê-lu-gia, chúng ta có một Đấng Christ
sống, đã đắc thắng sự chết! Đấng Christ của chúng ta là Đấng Christ
phục sinh đang sống trong chúng ta và giữa chúng ta. Ngài sống cho đến
đời đời vô cùng. Trong sự khôi phục, chúng ta có một Đấng Christ sống
tuyệt diệu biết bao! Tất cả các Hội thánh cần phải sống động như Đấng
Christ, đầy dẫy sự sống và đắc thắng sự chết.
XIII. CÓ UY QUYỀN TRÊN SỰ CHẾT VÀ ÂM PHỦ-
Trong câu 18, Chúa cũng phán: “Ta cầm chìa khóa của sự chết và âm phủ”.
Do sự sa ngã và tội của con người, sự chết đã bước vào và hiện đang hành
động trên đất để gom lại tất cả những người có tội. Sự chết giống như
đồ hốt rác dùng để gom bụi trên sàn nhà, còn Âm phủ.” Do sự sa ngã và
tội của con người, sự chết đã bước vào và hiện đang hành động trên đất
để gom lai tất cả những người có tội. Sự chết giống như đồ hốt rác dùng
để gom bụi trên sàn nhà, còn Âm phủ thì giống như thùng rác. Bất kì thứ
gì đồ hốt rác gom lại đều được bỏ vô thùng rác. Do đó, sự chết là vật
thu gom, còn Âm phủ là vật cầm giữ. Trong nếp sống Hội thánh ngày nay,
chúng ta có còn ở dưới sự chết và Âm phủ không? Không! Đấng Christ đã
hủy bỏ sự chết trên thập tự giá và đắc thắng Âm phủ trong sự phục sinh
của Ngài. Tuy Âm phủ cố hết sức cầm giữ Ngài lại, nhưng nó không có sức
mạnh để làm điều đó (Công. 2:24). Với Ngài, sự chết không còn nọc độc và
Âm phủ không còn quyền lực. Nhưng đối với chúng ta thì sao? Cũng phải
giống như vậy. Trong nếp sống Hội thánh, các chìa khóa của sự chết và Âm
phủ đều ở trong tay Ngài. Chúng ta không thể nào đối phó với sự chết;
chúng ta đơn giản không có khả năng xử lí nó. Mỗi khi sự chết bước vào,
nó sẽ làm cho nhiều người phải chết. Nhưng mỗi khi chúng ta dâng cho
Chúa Jesus chỗ đứng, cơ hội và quyền tự do để chuyển động và hành động
giữa chúng ta, thì cả sự chết lẫn Âm phủ đều sẽ ở dưới quyền kiểm soát
của Ngài. Tuy nhiên, hễ khi nào Chúa Jesus không có chỗ trong Hội thánh
thì ngay lập tức sự chết trở nên thắng thế và Âm phủtrở nên mạnh mẽ để
cầm giữ những người chết chóc. Ngợi khen Chúa, Đấng Christ có chìa khóa
của sự chết và Âm phủ. Sự chết phục tùng Ngài, và Âm phủ ở dưới sự kiểm
soát của Ngài. Ha-lê-lu-gia!
Còn--