NGƯỜI ĐỒNG DỰ PHẦN VỀ HOẠN NẠN, VƯƠNG
QUỐC VÀ NHẪN NẠN TRONG JESUS
Trong
bài này, chúng ta cần suy ngẫm 1:9: “Tôi là Giăng, là anh của anh em, đồng phần
với anh em về hoạn nạn, về vương quốc, và về nhẫn nại trong Jesus, đã vì cớ Lời
của Đức Chúa Trời và chứng cớ của Jesus mà ở trong đảo gọi là Bát-mô”. Sách Khải
Thị được viết cách thật kì diệu. Việc câu này theo ngay sau 1:7, là câu đề cập
sự đến của Chúa, thật đầy ý nghĩa. Điều này cho thấy rằng nếu muốn làm những
người thức canh chờ đợi Chúa trở lại, chúng ta phải làm những người đồng dự phần,
không phải về phước hạnh bên ngoài mà về hoạn nạn, vương quốc và nhẫn nạn trong
Jesus.
I. NGƯỜI ĐỒNG DỰ PHẦN VỀ HOẠN NẠN
TRONG JESUS
Cụm
từ trong Jesus chi phối các từ hoạn nạn, vương quốc và nhẫn nại chúng
ta phải lưu ý kĩ điểm này. Cụm từ trong Christ
hay trong Christ Jesus đươc dùng nhiều lần. Trong Tân Ước, lẽ thật chính yếu
là ở trong Christ, nhưng ở đây cụm từ trong
Jesus lại được dùng nhiều lần. Trong Tân Ước, lẽ thật chính yếu là ở trong
Christ, nhưng ở đây cụm từ trong Jesus lại
được dùng. Điều này cho chúng ta biết rằng nếu muốn làm những người chờ đợi Chúa
trở lại, chúng ta phải là những người đồng dự phần về hoạn nạn, vương quốc và
nhẫn nại “trong Jesus”. Khi nói về sự cứu rỗi, ân điển, sự vui hưởng ân điển của
Đức Chúa Trời, hòa lại với Đức Chúa Trời và ở dưới phước hạnh của Đức Chúa Trời.
Nhưng khi nói mình là những người đồng dự phần về hoạn nạn, vương quốc và nhẫn
nại “trong Jesus” thì điều này có nghĩa là chúng ta đang chịu khổ và bắt bớ khi
theo Jesus người Na-xa-rét. Trong sách Khải Thị, cụm từ trong Christ không được dùng đến. Ngược lại, trong Ê-phê-sô, cụm từ
trong Christ hay trong Ngài được dùng nhiều lần, được tìm thấy trong từng chương của
Thư tín đó. Sách Khải Thị dành cho những người chịu hoạn nạn “trong Jesus”. Điều
này có nghĩa là những người chờ đợi Chúa Jesus đến phải là những người chịu hoạn
nạn trong Jesus. Nói cách khác, những người chờ đợi Chúa trở lại là những người
chịu khổ. Trong cách nhìn của Đức Chúa Trời, chúng ta là những người đi theo Đấng
Christ, nhưng trong cách nhìn của con người, đặc biệt là tôn giáo, chúng ta là
những người theo Jesus
A. Jesus đã chịu bắt bớ khi ở trên đất
Trong
khi Jesus ở trên đất, Ngài đã bị tôn giáo Do Thái bắt bớ (Gi.5:16; 15:20). Ngài
không bị bắt bớ bởi một dị giáo, nhưng bởi một tôn giáo tiêu biểu được hình
thành theo sấm ngôn của Đức Chúa Trời. Kẻ thù của Đức Chúa Trời dùng tôn giáo rất
nhiều. Tôn giáo đối kháng Đấng Christ, và Đấng Christ đối kháng tôn giáo. Giăng
5:16 khải thị rằng người Do Thái bắt bớ Jesus vì Ngài đã vi phạm ngày Sa-bát của
họ. Những người tôn giáo không thể dung thứ việc vi phạm những quy định của họ.
Bất cứ hành động vi phạm nào đối với những luật lệ tôn giáo cũng sẽ khơi dậy sự
bắt bớ chống lại những người vi phạm ấy. Tôn giáo Do Thái được thiết lập trên
ba cột trụ, và một trong ba cột trụ là giữ ngày Sa-bát; hai cột trụ kia là cắt
bì và những quy định về ăn uống. Khi Jesus vi phạm ngày Sa-bát, Ngài đã phá đổ
một trong ba cột trụ của tôn giáo Do Thái. Vì thế, họ đã bắt bớ Ngài và thậm
chí tìm cách giết Ngài. Cuối cùng, tôn giáo đã thành công và thật sự đã giết Chúa
Jesus, kết án tử hình Ngài theo Kinh văn của họ. Tuy nhiên, dưới sự tể trị của
Đức Chúa Trời, người Do Thái lúc ấy không có quyền giết ai. Vì vậy, họ giao
Jesus cho chính quyền La Mã, và chính quyền La Mã đã dùng cách thức hành hình tội
phạm mà đóng đinh Chúa Jesus trên thập tự.
Tôn
giáo đã bắt bớ Jesus thể nào thì cũng sẽ bắt bớ những người theo Jesus thể ấy.
Từ sách Công vụ các Sứ đồ, chúng ta biết rằng người Do Thái trong nhà hội tại mọi
thành phố đã nổi dậy chống đối các sứ đồ, và Phao-lô đã chịu bắt bớ như vậy rất
nhiều. Giăng, tác giả sách Khải Thị, cũng đã trải qua loại bắt bớ ấy. Khi Giăng
nhận được khải thị của sách này, ông ở trên đảo Bát-mô, bị đày ải “vì cớ lời Đức
Chúa Trời và chứng cớ của Chúa Jesus”. Khi viết sách này, ông khuyến khích các
thánh đồ chờ đợi Chúa trở lại, bảo họ ông là người anh em của họ và là người đồng
dự phần, không phải về ân điển, sự sống, bình an và sự sáng, mà về sự đau khổ,
hoạn nạn trong Jesus
Như
chúng ta đã thấy, khi Jesus ở trên đất, Ngài đã chịu đau khổ bởi bàn tay của
tôn giáo. Đế quốc La Mã không mấy chú ý đến Ngài. Chính tôn giáo Do Thái đã yêu
cầu chính quyền La Mã hành hình Ngài. Do đó, sự bắt bớ Ngài không phải bắt nguồn
từ thế giới thế tục mà bắt nguồn từ thế giới tôn giáo. Trong sách Công vụ các Sứ
đồ, chúng ta thấy các sứ đồ cũng chịu bắt bớ giống như vậy. Sự chống đối chính
yếu không đến từ dân ngoại mà đến từ tôn giáo Do Thái. Phao-lô đi đâu người Do
Thái cũng theo đó, thậm chí có lẽ họ còn canh gác ông. Tương tự như vậy, rất
nhiều người tuận đạo đã chịu bắt bớ bởi giáo hội Công giáo La Mã. Như ông
George Foxe đã nêu trong cuốn lịch sử của ông về những người tuận đạo, giáo hội
Công giáo La Mã đã giết thánh đồ nhiều hơn so với đế quốc La Mã. Ai đã bỏ tù bà
Guyon? Giáo hội Công giáo La Mã. Ai đã bỏ tù John Bunyan? Giáo hội Anh Quốc.
Tôn giáo luôn luôn bắt bớ những người chân thành theo Jesus.
Nhưng
lời đồn đại, sự chống đối và sự kết án không phải đến từ người ngoại mà đến từ
Cơ Đốc giáo, thậm chí đến từ một số giáo sĩ. Ma quỷ thật quỷ quyệt. Thế giới thế
tục không chống đối chúng ta bằng những tôn giáo. Nhiều Cơ Đốc nhân xem tôn
giáo là tốt nhưng thật ra đó là điều được ma quỷ sử dụng. Nếu đọc sách Ga-la-ti
anh em sẽ thấy thể nào Phao-lô quyết liệt bắt bớ Hội thánh khi còn ở trong tôn
giáo Do Thái giáo đối kháng Christ và Christ đối kháng tôn giáo ấy. Nếu chúng
ta hợp tác với họ thì sẽ có một loại hòa bình mang tính thỏa hiệp. Nhưng làm
sao chúng ta có thể tán đồng được? Cơ Đốc giáo giới là sự giả mạo cuộc cuộc gia
tể Đức Chúa Trời. Người nào thấy đó là sự giả mạo cuộc cuộc gia tể Đức Chúa Trời
đều sẽ kết án nó.
B. Jesus hiện đang chịu bắt bớ cùng với
những người theo Ngài
Sự bắt
bớ mà chúng ta đang chịu ngày nay là sự bắt bớ trong Jesus. Ngài hiện đang chịu
bắt bớ với những người theo Ngài (Công.9:4-5). Ngày nay, đang khi chúng ta chịu
khổ thì Ngài cũng chịu khổ trong và cùng với chúng ta. Khi Sau-lơ người Tạt-sơ đang
trên đường Đa-mách với ý định bắt bớ Ta?” (Công. 9:4). Khi Sau-lơ hỏi: “Thưa Chúa,
Chúa là ai?” Jesus đáp: “Ta là Jesus mà còn đang bắt bớ” (Công.9:5). Sau-lơ
không bao giờ nghĩ rằng mình đang bắt bớ Jesus. Ông nghĩ rằng Jesus đang ở
trong mồ mả, và ông bắt bớ Ê-tiên cùng những môn đồ khác của Jesus. Nhưng theo Chúa
Jesus thì Sau-lơ đang bắt bớ Ngài vì lúc ấy Ngài đang ở trong Ê-tiên, Phi-e-rơ,
Giăng và tất cả những Chi thể khác của Ngài, và Ngài với những người ấy là một.
Ngày nay cũng vậy, khi những người tôn giáo bắt bớ chúng ta, họ thực sự bắt bớ
Jesus vì Jesus đang ở trong chúng ta và là một với chúng ta. Chúng ta có thể được
an ủi khi nhận thức rằng những nỗi khổ mà chúng ta đang kinh nghiệm chính là sự
bắt bớ trong Jesus . Chúng ta là những người đồng dự phần về hoạn nạn trong
Jesus
C. Những người theo Ngài cũng bị bắt bớ
trong thời đại này, mang sự lăng nhục của
Ngài
Những
người theo Jesus cũng bị bắt bớ trong thời đại này, mang sự lăng nhục của Ngài
(2:10; Gi.16:2, 33; Công.14:22; Hê.13:13). Hê-bơ-rơ 13:13 chép: “Vậy nên, chúng
ta hãy ra đến cùng Ngài ở ngoài trại quân mà mang sự lăng nhục của Ngài” Khi Chúa
Jesus ở trên đất, Ngài đã chịu sự lăng nhục từ tôn giáo [Do Thái]. Bây giờ, là
những người theo Ngài, chúng ta phải mang sự lăng nhục của Ngài, chịu sự lăng
nhục từ tôn giáo. Đó là làm một người đồng dự phần về hoạn nạn trong Jesus
Tuy nhiên,
có những nỗi khổ có thể không phải do chúng ta đi theo Jesus mà do sự dại dột của
chúng ta. Những nỗi khổ như vậy không thể được gọi là nỗi khổ trong Jesus theo
đúng nghĩa của nó. Không ai trong chúng ta được gây rắc rối bằng cách hành động
dại dột. Nhưng chúng ta phải chân thật và trung tín đối với chứng cớ của Chúa.
Nếu sự chân thật và trung tín của chúng ta khiến chúng ta chịu khổ và bị bắt bớ,
thì đó là chịu bắt bớ trong Jesus, và chính Jesus cùng chịu khổ với chúng ta
Không
thể nào tránh được sự bắt bớ của tôn giáo. Chúng ta không thể thoát khỏi đó vì
kẻ thù đang sử dụng điều đó hơn bao giờ hết. Không gì gây trở ngại cho cuộc gia
tể của Đức Chúa Trời hơn là tôn giáo. Không gì làm đuôi mù, bao phủ và che khuất
người ta khiến họ không nhìn thấy cuộc gia tể của Đức Chúa Trời hơn là tôn
giáo. Hàng triệu người đã bị nó là đui mù. Trên khắp thế giới, tôn giáo làm đui
mù và che phủ người ta khiến họ không nhìn thấy cuộc gia tể của Đức Chúa Trời.
Vì vậy, một sự tranh chiến đang diễn ra. Trong sự tranh chiến này, chúng ta phải
thổi lên tiếng kèn rằng: “Hãy ra khỏi tôn giáo, lột bỏ bức màn tôn giáo khỏi mắt
anh em, và tử bỏ các quan niệm tôn giáo của anh em”. Mỗi khi chúng ta làm như vậy,
sự chống đối sẽ nổi lên. Vài người bạn tốt đã đến khuyên tôi phải thỏa hiệp một
chút. Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ thỏa hiệp. Những người chờ đợi Chúa Jesus
đến phải sự phần vào nỗi khổ của Ngài. Đừng chỉ nói suông rằng: “Chúa Jesus ơi,
con yêu Ngài. Xin mau đến”. Nếu anh em nói như vậy, Chúa Jesus sẽ đáp lại rằng:
“Ta muốn con chịu khổ vì Ta và cùng với Ta”. Đừng cố trốn tránh sự bắt bớ. Nếu
dùng sự khôn khéo của mình để trốn tránh bắt bớ, chúng ta không phải là những
người chờ đợi Chúa đến đúng đắn. Nếu anh em hết lòng chờ đợi Ngài trở lại thì sự
bắt bớ của tôn giáo sẽ nổi lên chống đối anh em. Tuy nhiên, chúng ta không nên
dấy lên sự bắt bớ bằng cách hành động dại dột. Về vấn đề này, chúng ta phải
khôn ngoan như rắn và đơn sơ như bồ câu (Mat.10:16)
II. NGƯỜI ĐỒNG DỰ PHẦN VỀ VƯƠNG QUỐC
TRONG JESUS
Nếu
là những người đồng dự phần về hoạn nạn trong Jesus thì chúng ta là những người
đồng dự phần về vương quốc. Dự phần vào sự bắt bớ trong Jesus là sự phần vào
vương quốc. Nếu không biết bắt bớ là gì, anh em cũng không biết vương quốc là
gì
A. Vương quốc ở với Jesus khi Ngài ở trên
đất
Nhiều
Cơ Đốc nhân có quan niệm sai lầm về vương quốc. Một số người nói rằng vương quốc
đã đến rồi, nhưng đã bị khước từ và tạm ngưng. Những người có quan niệm như vậy
nói rằng vương quốc đã đến, đã bị khước từ và tạm ngưng, và sẽ ngự xuống trong
tương lai. Theo sự dạy dỗ này, khi Chúa Jesus trở lại, Ngài sẽ đem theo vương
quốc bị tạm ngưng đó. Đây chỉ là giáo lí hư không. Vương quốc đã ở với Jesus
khi Ngài ở trên đất. Chúa Jesus từng nói với người Pha-ri-si rằng: “Vương quốc
của Đức Chúa Trời không đến theo cách quan sát được; người ta cũng sẽ không nói
được: “Này, ở đây!’ hay ‘Ở đó!’ Vì kìa,
vương quốc Đức Chúa Trời đang ở giữa các ông”. (Lu.17:20-21). Trong phần Lời
này, chúng ta nhận thấy vương quốc ở bất cứ nơi nào có Jesus. Trong Ma-thi-ơ
12:28, Chúa phán: “Nhưng nếu Ta nhờ Linh của Đức Chúa Trời mà đuổi quỷ thì vương
quốc của Đức Chúa Trời đã đến trên các ông.” Điều này có nghĩa là vương quốc ở
cùng Chúa khi Ngài ở trên đất
B. Những người tin Ngài được sinh vào
vương quốc
Những
người tin Jesus đều được sinh vào vương quốc. Giăng 3:5 chứng minh điểm này.
Trong câu ấy Jesus đã nói với Ni-cô đem rằng: “Thật vậy, thật vậy, Ta nói với
người, nếu người nào không được sinh bởi nước và Linh thì người ấy không thể
vào vương quốc của Đức Chúa Trời được” Chúng ta được tái sinh để vào vương quốc.
Nếu vương quốc đã bị tạm nhưng thì làm sao chúng ta có thể vào vương quốc bằng
sự tái sinh? Nếu thế, chúng ta được sinh lại để vào điều gì? Như Giăng chương 3
nêu rõ, chúng ta đã được sinh lại vào trong vương quốc
C. Nếp sống Hội thánh ngày nay là vương
quốc
Trong
Ma-thi-ơ 16:18 và 19, Chúa phán với Phi-e-rơ: “Ta cũng nói với ngươi rằng ngươi
là Phi-e-rơ, và trên vầng đá này, Ta sẽ xây dựng Hội thánh của Ta, các cổng Âm
phủ không thắng được Hội ấy”. Điều này cho thấy rằng theo một ý nghĩa đúng đắn,
Hội thánh là vương quốc. La Mã 14:17 cũng cho thấy rằng ở trong vương quốc. Nếp
sống Hội thánh đúng đắn là nếp sống vương quốc
Vương
quốc là gì? Đó là sự cai trị thuộc trời trong bản chất thuộc trời. Tất cả chúng
ta đều đã được tái sinh bằng sự sống thần thượng. Trong sự sống ấy có bản chất
thần thượng, và với bản chất thần thượng ấy có sự, quản trị. Sự quản trị ấy vừa
thần thượng vừa thuộc trời. Là những người đã được tái sinh, ngày nay chúng ta
đang ở dưới sự cai trị ấy; chúng ta đang ở dưới sự quản trị và kiểm soát này.
Chúng ta cần luyện tập cai trị chính mình. Nếu anh em vẫn cần người khác cai trị
mình có nghĩa là anh em sa ngã. Làm việc gì chúng ta cũng phải ở dưới sự cai trị
thuộc trời. Trong một bài trước, chúng tôi đã đề cập đến vấn đề quân đội chiến
đấu của Đấng Christ. Nhưng nếu không ở dưới sự cai trị của sự sống thần thượng,
anh em sẽ không bao giờ được chọn để gia nhập quân đội của Ngài. Được chọn ở
trong quân ấy tùy thuộc vào việc vâng phục sự cai trị thuộc trời trong bản chất
thần thượng. Sự sống thần thượng đem chúng ta vào vương quốc thần thượng. Vương
quốc mà chúng ta phải sinh lại để bước vào được nói đến trong Giăng 3;5, cũng
chính là vương quốc được Giăng đề cập trong Khải Thị 1:9. Nếu chưa được sinh lại
để vào vương quốc thì làm sao chúng ta có thể làm người đồng dự phần về vương
quốc được? Sau khi đã được sinh lại để vào vương quốc, chúng ta cần cứ ở trong
đó. Nếu vẫn còn cãi nhau với vợ, với chồng, có nghĩa là anh chị em là người đã
trốn khỏi vương quốc ấy. Nếu ở lại trong vương quốc và sống trong đó, anh chị
em sẽ không bao giờ tranh cãi với vợ chồng hay bất cứ ai khác. Dù kẻ thù có thể
cám dỗ anh chị em tranh cãi, nhưng sự cai trị của vương quốc thuộc trời sẽ kiềm
chế anh chị em
D. Những người tin Ngài chịu bắt bớ vì
vương quốc
Ở
trong vương quốc trong Jesus ngày nay không phải là vinh hiển. Khi nào vương quốc
trong Jesus trở nên vương quốc trong Christ thì đó sẽ là thời điểm để được vinh
hiển. Ngài nay, vương quốc trong Jesus là một vương quốc chịu khổ. Trong
Ma-thi-ơ 5:10-12, Chúa nói rằng những người tin Ngài chịu bắt bớ vì cớ vương quốc.
Nếu chịu khổ vì sự công chính thì chúng ta ở trong vương quốc. Có những điều
chúng ta không thể làm vì những điều ấy không công chính. Toàn thể nhân loại
ngày nay đều không công chính. Nếu chúng ta tán thành tình trạng không công
chính ấy, người ta hoan nghênh chúng ta. Nếu chúng ta bệnh vực sự công chính,
người ta sẽ chống đối và bắt bớ chúng ta. Chịu bắt bớ vì có vương quốc chứng tỏ
chúng ta đang ở trong vương quốc của Đức Chúa Trời ngày nay. Đừng nghĩ rằng ở
trong vương quốc ngày nay là vinh hiển. Không, ở trong vương quốc bây giờ là
mang sự xấu hổ và chịu bắt bớ. Càng ở trong vương quốc, chúng ta sẽ càng chịu
chổ và bị bắt bớ. Nhưng ngợi khen Chúa, chịu khổ như vậy chính là một dấu diệu
mạnh mẽ cho thấy chúng ta đang ở trong vương quốc.
Ở
trong vương quốc ngày nay là vấn đề ở trong sự đau khổ trong Jesus. Dù là những
người đồng dự phần về vương quốc trong Jesus, chung chúng ta vẫn chưa đồng làm
vua trong Đấng Christ. Khi Ngài trở lại, chúng ta sẽ đồng làm vua với Ngài
trong vương quốc trong Đấng Christ. Khi ấy, chúng ta sẽ không còn đau khổ nữa.
Đừng nói với người khác rằng: “Anh phải tôn trọng tôi. Tôi là một người đồng dự
phần trong vương quốc thuộc trời, và một ngày kia tôi sẽ đồng làm vua với Đấng
Christ trong vương quốc” Càng nói như vậy, anh em sẽ càng bị bắt bớ. Ngày nay
không phải là thời đại để cai trị mà là thời đại chịu khổ. Bây giờ, chúng ta
không đang ở trong vương quốc cai trị mà ở trong vương quốc chịu khổ. Đây là lí
do Phao-lô nói rằng chúng chúng ta sẽ phải trải qua nhiều hoạn nạn mới được vào
vương quốc Đức Chúa Trời (Công.14:22). Phương cách để vào vương quốc cai trị là
trải qua sự chịu khổ. Hoạn nạn mà Phao-lô đề cập trong Công vụ 14:22 chủ yếu là
sự bắt bớ bởi tay của tôn giáo Do Thái. Tất cả các tín đồ trong Christ đều trải
qua loại bắt bớ như vậy. Dường như Phao-lô nói: “Các anh em là Cơ Đốc nhân, là
những người tin Jesus, phải chịu bắt bớ từ tôn giáo Do Thái”. Về nguyên tắc,
ngày nay cũng như vậy. Nếu ngày nay trên thế giới không có tôn giáo, chúng ta
đã không bị bắt bớ. Như chúng tôi đã chỉ ra, hầu hết những rắc rối, những sự bắt
bớ, đồn đãi và chống đối đều do một nguồn mà ra tôn giáo. Ngày nay, trong khi
chịu khổ, chúng ta ở trong vương quốc là nơi chúng ta đang được luyện tập, huấn
luyện, chuẩn bị và trang bị để làm quân đội của Đấng Christ và để đồng làm vua
cai trị trong vương quốc của Ngài.
III. ĐỒNG DỰ PHẦN VỀ SỰ NHẪN NẠI TRONG
JESUS
Trong
1:9, Giăng cùng nói rằng ông là một người đồng dự phần về sự nhẫn nại trong
Jesus. Chúng ta cần nhẫn nại để chịu hoạn nạn cũng như vì vương quốc. Thậm chí
giữa vòng chúng ta, nhiều thánh đồ còn thiếu nhẫn nại. Một số người chịu bắt bớ
từ người thân, bạn bè và hàng xóm, nhưng cuối cùng họ cạn kiệt nguồn cung cấp sự
nhẫn nại. Dù có thể chịu đựng bắt bớ trong một khoảng thời gian nào đó, nhưng họ
thiếu nhẫn nại để chịu đựng bắt bớ trong một thời gian lâu hơn nữa. Khi ở trên
đất, Chúa Jesus đã chịu bắt bớ (Hê.12:2-3), và ngày nay, Ngài vẫn đang chịu đựng
sự chống đối và lăng phục của con người. Thậm chí ngày nay, người ta vẫn chống
đối và nhạo báng Chúa Jesus biết chừng nào. Một mặt, Ngài đang ngồi trên các tầng
trời; mặt khác, Ngài vẫn đang bị nhạo báng, chống đối và bắt bớ. Có thể nhiều người
trong chúng ta mong Chúa Jesus nói với những kẻ nhạo báng Ngài rằng: “Hãy ăn
năn, bằng không Ta sẽ cho xảy ra một trận động đất lớn để tiêu diệt các ngươi”.
Chúa Jesus bị nhạo báng suốt gần 20 thế kỉ, nhưng Ngài vẫn không đáp trả. Ngược
lại, Ngài liên tục chịu đựng tất cả những lời công kích ấy. Một số người có thể
nói: “Jesus ơi, tôi ghét Ngài”, nhưng Ngàu không đáp lại lời nào. Đó là sự nhẫn
nại của Jesus.
Không
bao nhiêu người trong chúng ta từng nghe về sự nhẫn nại của Jesus. Chúng ta đã
nghe về quyền năng của Jesus, tình yêu của Jesus, sự thánh khiết của Jesus, sự
công chính của Jesus, nhưng chưa nghe nói đến sự nhẫn nại của Jesus. Tuy nhiên,
đang khi sống trong Christ, chúng ta không những dự phần vào sự sống và sự
thánh biệt của Ngài, mà còn sự phần vào sự nhẫn nại của Ngài. Khi cứ ở trong
Christ, chúng ta dự phần vào sự nhẫn nại của Ngài và có sự nhẫn nại để chịu đựng
những nỗi khổ và chống đối. Lời Chúa thậm chí còn được gọi là lời nhẫn nại
(3:10). Ngày nay, cả thế giới đều chống đối và khước từ Ngài, nhưng Ngài không
chống trả. Ngài nhịn chịu tất cả. Bây giờ, khi tương giao với Ngài và cứ ở
trong Ngài, chúng ta dự phần vào sự nhẫn nại của Ngài. Là những người theo Ngài,
chúng ta phải theo Ngài trên cùng một con đường với sự nhẫn nại (Hê.12:1). Bằng
cách này, chúng ta cũng có thể chịu đựng sự bắt bớ, những lời đồn đại, sự khước
từ và chống đối. Đó là một bằng chứng mạnh mẽ cho thấy chúng ta là những người
đang chờ đợi Chúa trở lại. Đang khi chờ đợi Ngài trở lại bằng cách làm người đồng
dự phần về hoạn nạn, vương quốc và sự nhẫn nại của Ngài, chúng ta được sửa trị,
huấn luyện, chuẩn bị và trang bị để làm quân đội chiến đấu của Ngài. Anh em có
đang chờ đợi Chúa Jesus trở lại không? Nếu đang chờ đợi thì anh em cũng phải
làm một người đồng dự phần về hoạn nạn, vương quốc và sự nhẫn nại của Ngài.
Còn-