Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Tiếng nói của các tiên tri -5

 Image result for photo of king Jehoiakim burn the bible

Tiếng nói của Jeremiah (tiếp theo)

"Nhưng những kẻ ở tại Giê-ru-sa-lem và các quan của họ vì chẳng biết Christ, cũng chẳng rõ các tiếng nói của các tiên tri mà người ta đọc mỗi ngày sa-bát, nên định tội cho Ngài mà làm ứng nghiệm lời ấy" (Công vụ 13:27).


Sau khi vua đốt cuốn sách có những lời mà Ba-rúc đã cứ miệng Giê-rê-mi chép ra, có lời Đức Giê-hô-va phán cho Giê-rê-mi như vầy:  Hãy lấy một cuốn khác, và chép vào đó mọi lời đã chép trong cuốn trước mà Giê-hô-gia-kim, vua Giu-đa, đã đốt đi.  Còn về Giê-hô-gia-kim, vua Giu-đa, thì ngươi khá nói rằng: Đức Giê-hô-va phán như vầy: Ngươi đã đốt cuốn nầy và nói rằng: Sao ngươi có chép rằng vua Ba-by-lôn chắc sẽ đến, phá đất nầy, và diệt loài người và loài vật?  Vì cớ đó, nầy là lời Đức Giê-hô-va phán về Giê-hô-gia-kim, vua Giu-đa: Chẳng có ai thuộc về nó sẽ ngồi trên ngai Đa-vít; thây nó sẽ bị dan nắng ban ngày, và dan sương muối ban đêm.  Ta sẽ phạt nó, phạt con cháu và bầy tôi nó, vì gian ác chúng nó. Ta sẽ giáng trên chúng nó, trên dân cư Giê-ru-sa-lem và người Giu-đa, mọi tai nạn ta đã rao cho chúng nó mà chúng nó không nghe.  Giê-rê-mi bèn lấy một cuốn khác đưa cho thơ ký Ba-rúc, con trai Nê-ri-gia; Ba-rúc cứ miệng Giê-rê-mi mà chép lại mọi lời trong cuốn mà Giê-hô-gia-kim, vua Giu-đa, đã đốt đi trong lửa. Có nhiều lời giống nhau đã thêm vào đó. (Giê-rê-36:27-32)


Khi Sứ đồ Phaolô đưa ra lời tham chiếu đến các tiên tri, ông đã đem chức vụ của họ trở về thời điểm bảy trăm năm sau thời kỳ các tiên tri. Do đó ông đã cho thấy những "tiếng nói" đã có ý nghĩa chịu đựng. Bối cảnh cũng cho thấy rằng có một tiếng nói trong Kinh Thánh mà có ý nghĩa nhiều hơn các lời. Các lời đã có thể - và có thể - được lắng nghe "mỗi ngày Sa-bát", nhưng tiếng nói thì không nghe được. Đây là một bản cáo trạng, một sự lên án, một cảnh báo.

Chúng ta đã lưu ý một số các sứ điệp gấp đôi của Jeremiah; có nghĩa là, có hai điều trái ngược đặt đối chọi với nhau. Còn bây giờ chúng ta sẽ không xem xét vấn đề tương phản, nhưng xem bản sao chép: hai cuộn sách. Đó là câu chuyện con dao của nhà vua cắt cuộn sách lời tiên tri và ném nó vào ngọn lửa.

Sự cố này - theo như chúng ta biết - luôn gắn chặt và liên quan đến những lời chỉ trích và cuộc chiến phá hoại giữa các nhà thần học bảo thủ và các nhà thần đạo, cùng người giải thích Kinh Thánh phái tự do. Chắc chắn nó không cung cấp một công cụ hạng nhất đối với một tranh cãi về thẩm quyền của Thánh Kinh, nhưng chúng ta không có ý định sử dụng nó ở đây. Nếu chúng ta đóng kết nối nầy lại  chúng ta có thể bỏ lỡ một "tiếng nói" trong đó có một ý nghĩa thuộc linh và sứ điệp - ít nhất – có ý nghĩa quan trọng không kém. Điều này được kết nối với cuộn thứ hai hơn so với cuộn sách đầu tiên.

Mức độ nghiêm trọng của sứ điệp này được tìm thấy trong sự phán xét của Đức Chúa Trời trên kẻ phạm tội đó. Khi ứng nghiệm lời tiên tri, cơ thể của vua Jehoiakim đã được ném qua bức tường cho những kẻ xâm lược, bởi chính dân chúng đã không bác bỏ hành động đốt lời Chúa của ông. Tuy nhiên, điều đó sẽ là một chặng đường dài phía trước để cho thấy rằng một hành động như vậy cuối cùng phát sinh thảm họa và tai ương; trong sự xấu hổ và báo thù, dù nó có thể chậm xảy ra.

Những gì là thông điệp hoặc "tiếng nói" của hai cuộn sách nầy? Cuộn đầu tiên đã bị phá hủy cách tàn nhẫn và ném đi. Không có bản sao của nó mà đã được Jeremiah hoặc Baruch, thơ ký của ông, còn giữ lại. Trong những ngày đó, không có bản sao bằng giấy than cho các tài liệu. Sự tái sản xuất phải giống như viết ra cuộn đầu tiên, một nguồn cảm thúc trực tiếp của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã phải nói điều tương tự lần thứ hai (mặc dù trong lần thứ hai có phần bổ sung). Điểm chính là Đức Chúa Trời đã nói một lần nữa trong cùng một giới hạn.

Hãy làm những gì chúng ta có thể làm khi bác bỏ bất cứ điều gì mà Đức Chúa Trời đã tiết lộ, hoặc bỏ bê, gạt sang một bên, hoặc - như trong trường hợp này – quyết liệt ném vào ngọn lửa, thì điều mà Đức Chúa Trời đã nói sẽ xuất hiện một lần nữa, không hề suy giảm, và số phận của bạn sẽ được quyết định tại đó.

Thực tế này xuất hiện trở lại và trở lại một lần nữa trong Kinh Thánh. Hai trường hợp nổi bật là Giêsu Christ, và các Hội thánh ở Tiểu Á. Điều nầy khá hiển nhiên là, hoặc Sau-lơ của Tarsus có thực sự là một người tham gia trong sự đóng đinh Chúa Giêsu hay không, ông đã thật như vậy về mặt tinh thần (thuộc linh), và đã tin rằng Nhà lãnh đạo Na-xa-rét đã được rứt bỏ cách tốt đẹp, ông sẽ tìm cách săn đuổi các môn đồ Ngài cho đến chết. Không nghi ngờ gì, khi Chúa Giêsu bị giết chết, ý tưởng của Sau-lơ là Ngài đã mãi mãi ra khỏi con đường và đã đi đến kết cuộc xứng đáng của Ngài. Tất cả những gì còn lại phải được thực hiện là quét sạch tất cả những ai còn lại trong kết nối với Ngài.

Chúng ta không bao giờ có thể, với trí tưởng tượng sống động nhất, bước vào sự bất ngờ, tàn phá, và hoang mang đập vỡ của người đàn ông Sau-lơ nầy, khi Chúa Giêsu thành Nazareth gặp ông ta với thông báo Ngài là Ai trên đường đi Damascus: "Ta là Giêsu". Cuộn thứ hai, có thể nói như vậy, đã mở ra và đối mặt với Sau-lơ. Ông - Sau-lơ - đã sử dụng dao nhíp của mình và ném Chúa Giêsu thành Nazareth vào ngọn lửa. Ông mở rộng công việc đó đến Ê-tiên. Tại cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, nhưng với những điều bổ sung. Chúng ta không thể tưởng tượng thảm họa nào sẽ xảy đến cho Sau-lơ của Tarsus, nếu ông tiếp tục tồn tại như Jehoiakim trong cuộc nổi loạn.  

Phao-lô đã viết - có lẽ với một tiếng nấc thổn thức - từ nhà tù của mình: "Con biết rằng mọi người ở Tiểu Á đã xây bỏ ta" (2 Timothy 1:15). Dưới Đức Chúa Trời, họ mắc nợ tất cả mọi thứ nơi Phao-lô. Bây giờ, trên con đường dài, họ đã xây bỏ ông ta và có lẽ bác bỏ chức vụ của ông, vốn là "toàn bộ nghị quyết của Đức Chúa Trời"(Công vụ 20:27).  Vâng, đó là tất cả những gì đã xảy ra? Không, chỉ có chừng ba mươi năm sau đó và chúng ta đã có lời trình bày cùng mô tả vô song của Thầy Phaolô, đưa ra trong chương đầu tiên của sách Khải Huyền. Sự mô tả và trình bày đó cần phải được xem xét trong ánh sáng của những gì đã diễn ra trong sự việc họ từ bỏ Phao-lô, và sự phát triển của ba mươi năm tiếp theo. Với sự trình bày chi tiết, và biểu hiệu, các hội thánh ở Tiểu Á bị thách thức, thẩm vấn và phán xét, số phận của họ nằm trên bàn cân, theo đúng phản ứng của họ với Chúa Giêsu - có - và  đối với "tiếng nói" của Phao-lô. Cuộn thứ hai đã đưa ra, và nó có tính quyết định.  

Những trường hợp này nhằm tạo ra một lập luận rất mạnh mẽ cho nguyên tắc này: chúng ta có thể không bao giờ thoát khỏi vào lúc cuối cùng bất cứ điều gì mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ, bất cứ điều gì có thể là thái độ hiện tại của chúng ta. Điều đó sẽ trở lại một lần nữa, và vị trí vĩnh cửu của chúng ta sẽ tùy thuộc trên đó. Điều này, tất nhiên, có nhiều mặt ứng dụng.  

Trong Công vụ 13 Phao-lô cho thấy rằng thảm kịch của Israel - đã kéo dài nhiều thế kỷ nầy- bởi vì họ nghĩ rằng việc họ bỏ bê Chúa, hoặc bạo lực, sẽ không quay trở lại với họ trong sự phán xét. Nhưng họ đang ở dưới sự che chở của cuộn thứ hai. "Ngày nay nếu các người nghe tiếng Ngài, Thì chớ cứng lòng "( Hê-bơ-rơ 4:7).

T. Austin-Sparks
M.K. dịch 24-7-2014