Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Tiếng nói của các tiên tri -4

 Image result for photo of Jeremiah in the mire pit

Tiếng nói của Jeremiah (tiếp theo)

" Nhưng những kẻ ở tại Giê-ru-sa-lem và các quan của họ vì chẳng biết Christ, cũng chẳng rõ tiếng nói của các tiên tri mà người ta đọc mỗi ngày sa-bát, nên định tội cho Ngài mà làm ứng nghiệm lời ấy" (Công vụ 13:27).

Hai lãnh vực để tôn vinh
"Đức Giê-hô-va phán như vầy: Người khôn chớ khoe sự khôn mình; người mạnh chớ khoe sự mạnh (quyền lực) mình; người giàu chớ khoe sự giàu mình; Nhưng kẻ nào khoe, hãy khoe về trí khôn mình biết ta là Đức Giê-hô-va, là Đấng làm ra sự thương xót, chánh trực, và công bình trên đất; vì ta ưa thích những sự ấy, Đức Giê-hô-va phán vậy"(Jeremiah 9:23-24).


Về tất cả các tương phản xảy ra với chức vụ Jeremiah thì rất khó nói điều nào là quan trọng nhất. Nhưng chúng ta càng xem xét một điều trong những điều mà bây giờ chúng ta phải bàn luận, chúng ta càng được ấn tượng về phạm vi và tính quan trọng cuối cùng của nó. Các tiên tri chắc chắn đã nói với ý nghĩa đầy đủ hơn họ biết, nhưng Linh của Đức Chúa Trời là Đấng nói qua họ thì biết tất cả, phía sau và phía trước.

Nếu họ đã nói vào thời gian và điều kiện của mình, lời tuyên bố nền tảng của chúng ta trong Công vụ 13, ít nhất tuyên bố rằng họ cũng đã nói với tất cả các thế hệ về sau. Nhưng phân biệt thuộc linh và cái nhìn sâu sắc sẽ thấy thậm chí nhiều điều hơn nữa trong lời phát biểu của họ. Điều như vậy là rất đúng trong đoạn văn hiện đang được xem xét. Rất nhiều điều đã được viết về vị trí và ý nghĩa của Israel trong lịch sử, và không nghi ngờ gì nữa, đây là diễn tiến của lịch sử thế giới. Có hai khía cạnh này mà chúng ta phải chỉ ra để hiểu được các tiên tri. Đó là hai khía cạnh của một điều, bên đúng và bên sai. Một điều là

Sự đại diện của Israel trong lịch sử
Há không công nhận đầy đủ rằng Đức Chúa Trời đã chọn dân tộc Hê-bơ-rơ là đại diện trong lịch sử cho tư tưởng vĩnh cửu và thiên thượng của Ngài đối với nhân loại và thế giới sao? Điều này nằm đằng sau việc tuyển chọn quốc gia đó. Điều đó giải thích hành động và những đường lối theo tối thượng quyền hùng mạnh của Ngài và cách thức Ngài bảo vệ quốc gia đó. Điều đó giải thích những nỗi đau vô hạn của Ngài và sự kiên nhẫn chịu đựng dân đó. Điều đó giải thích ân sủng và tình yêu của Ngài đối với một quốc gia mà đã thử nghiệm Ngài đến mức cực độ. Trong sự hình thành cuộc sống của quốc gia đó, Đức Chúa Trời giới thiệu tất cả các nét đặc sắc thuộc linh của Con Ngài một cách biểu hiệu.Từ cha của họ, Abraham, với lịch sử và kinh nghiệm của mình, tiến đến sự cứu chuộc, phân rẻ, dự bị, kỷ luật, lễ nghi, pháp luật, các thầy tế lễ, của lễ, đền tạm (trong tất cả các bộ phận của nó), sự chinh phục, cơ nghiệp, và nhiều hơn nữa, Đức Chúa Trời đã luôn luôn có Con Ngài trong tâm trí.

Tất cả điều này có nghĩa mọi thứ của nguyên tắc và cơ sở dành cho nhân loại trong cuộc gia tể đầy đủ và cuối cùng của Đức Chúa Trời, đã được đại diện và cố hữu trong Israel theo tâm trí của Đức Chúa Trời. Nếu Israel lìa bỏ Đức Chúa Trời và nhiệm mạng của họ, sự thất bại sẽ lặp lại sự thất bại của Adam, và sự lặp lại của cả hai lý do về sự sa ngã và hậu quả.

Vì vậy, chúng ta đến với các tiên tri, mà nghiệp vụ họ là tái thể hiện tư tưởng của Đức Chúa Trời đối với Israel và thế giới; để bày tỏ thế nào những tư tưởng đó đã bị vi phạm; những gì là bản chất của sự bội đạo; và những gì là các hậu quả khủng khiếp. Các tiên tri được hoạt hóa bởi tình yêu ghen tuông của Đức Chúa Trời về khái niệm đời đời của Ngài, và thấy rằng khái niệm không phải là một ý tưởng trừu tượng đơn thuần, mà là hiện thân và biểu hiện phàm nhân, tình yêu và sự ghen tuông là vì dân được lựa chọn để làm đại diện.

Bởi quan điểm rộng rãi như vậy, chúng ta có thể nhìn thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của khúc Kinh Thánh hiện nay của chúng ta, Jeremiah 9:23-24. Tại đây Chúa đưa ra sự không chấp thuận và phủ quyết của Ngài trên một nguyên tắc làm việc nguyên thủy theo một hướng gấp ba lần. Nên hiểu rằng khi Chúa nói "không" đối với "sự khôn ngoan", "sức mạnh" và "giàu có", Ngài không lên án những điều đó. Vì ở những nơi khác, Ngài đã đưa phước lành của Ngài trên tất cả ba điều và chưa bao giờ nói rằng trong chính chúng nó, chúng sai lầm.  

Một trong những phương cách thông minh của Satan là hắn đã từng làm những điều tốt thành xấu, và những điều xấu thành tốt. Trong cái "không" ba lần này, Đức Chúa Trời nói về 'việc tôn vinh' trong những điều này; có nghĩa là chúng đem lại vinh quang cho cuộc sống. Đó là sự tinh tế ban đầu, và cũ xưa của con rắn hành động một lần nữa để cướp Đức Chúa Trời vể mặt vinh quang; một trong những ghen tuông và sự ganh tị lâu đời của Lucifer. Đây là khẳng định của bản ngã con người, cái tôi của anh ta, để biết, để thống trị, để sở hữu mà không tham khảo hoặc tôn kính Đức Chúa Trời; nhưng là sự độc lập của tính ích kỷ. Bạn hãy nắm giữ lời nầy cho đến lời cuối cùng, vì nó là chìa khóa cho tất cả mọi thứ chống lại Đức Chúa Trời.
Chúng ta, do đó, đến sự tác thành gấp ba lần của nguyên tắc.

1. Tôn thờ trí thức
Một 'chủ nghĩa' là một giáo phái, một sự tôn thờ. Nó có nghĩa một điều gì đó đề cập vượt quá bản thân, vượt ra ngoài bản thân, giá trị và mục đích của nó, và trở thành một đối tượng trong chính nó, một sự dứt khoát và kết thúc; một mục đích, một niềm đam mê, sự thống trị, sự quan tâm hấp thụ. Ngay sau khi bạn thêm chữ  'chủ nghĩa' cho một điều nào, bạn giải quyết điều đó thành một cái gì đó, là một kết thúc trong chính nó. Sớm hay muộn nó sẽ mang hình thức của một tôn giáo, đó là, một đối tượng thờ phượng, và do đó có được vinh quang, có sự tôn vinh.

Điều nầy đúng với chủ nghĩa trí thức biết bao! Không sớm thì muộn, một thanh niên đặt ra tiến trình trí thức và làm cho kiến thức trí tuệ thành nghiệp vụ chính của mình hơn là theo đuổi niềm tin vào Đức Chúa Trời. Anh ta muốn có trí tuệ vượt trội so với đức tin vào Đức Chúa Trời.

Tại đây, chúng ta phải chỉ ra sự phát triển cuối cùng và trọn vẹn của sự chào mời nguyên thủy trong vườn Ê-đen về kiến thức, mà Đức Chúa Trời đã bỏ qua hoặc bác bỏ. Nó là một quy luật trong vũ trụ này, là một hạt giống gieo đơn giản có tiềm năng làm dẫy đầy thế giới, nếu nó không được phá hỏng. Hạt giống của một sự mời gọi độc lập vị kỷ, theo đuổi kiến thức, đã gieo trong một khu 'vườn' và hiện tại là thời điểm phát triển, nơi có sự gặt hái khủng khiếp sắp xảy ra. Tại sao kiến thức đó- không ác độc cách cơ bản trong chính nó - đã đạt đến một kích thước gây đe dọa, để bất kỳ ngày nào đó, sẽ tàn phá cõi sáng tạo này và tất cả nhân loại? Tại sao sự mở rộng của con người đó vào không gian bên ngoài và làm chủ năng lực hạt nhân, lại thấy anh ta hoàn toàn không thể đối phó với các vụ lở đất và sụp đổ hoàn toàn đối với pháp luật về đạo đức và lý tưởng? Tại sao trong thời đại tiên tiến hơn về khoa học, hơn bất kỳ thời nào trước đó, một tình trạng man rợ và vô nhân đạo mới, độc ác, ham muốn và phá hủy, đã đánh dấu cuộc sống của thế giới nầy?

Ngày nay, các nhà lãnh đạo của khoa nghiên cứu và phát hiện khoa học đang cảnh báo thế giới về sự tàn sát không thể diễn tả được, có thể làm theo những nghiên cứu đó. Tại sao? Há không phải lấy được bằng sáng chế cho bất kỳ sự quan sát nào thì càng có sự không tin kính hơn trên thế giới hơn trước sao?

Đức Chúa Trời được ban cho địa vị nhỏ bé nơi công cộng trong chính trị, công nghiệp, xã hội của các quốc gia trước đây gọi là “Cơ Đốc”; rồi chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa vô thần và hệ tư tưởng từ chối Đức Chúa Trời leo lên cao ngày càng nhiều trên thế giới. Vấn đề là tất cả điều này diễn ra, trong khi các giáo phái tôn thờ trí thức và chủ nghĩa duy lý đi cùng với sự suy giảm đạo đức và tôn giáo.

Nếu hoàn cảnh đau buồn của Israel trong nhiều thế kỷ làm cho Israel thành đại diện cho sự đảo ngược ý định của Đức Chúa Trời của thế giới, há không phải là thế giới đang đi trong đường lối lạc hướng thảm hại sao?

Kinh Thánh bắt đầu với sự hỗn loạn; chuyển sang vũ trụ (cosmos); trở lại trạng thái hỗn loạn; và kết thúc với vũ trụ- "một trời mới và đất mới"; nhưng kết cuộc sẽ chỉ có thể đạt được khi Đức Chúa Trời có vị trí xứng đáng của Ngài trong tâm trí của con người. Có một trí tuệ gần hai ngàn năm trước mà đã giữ trí thức trên diện căng rộng ra trải qua tất cả các thế kỷ, và vẫn đang làm như vậy ngày nay. Nó có thể là một điều tốt, khi xem xét cách nghiêm trọng hơn những gì người ta có nói về sự khôn ngoan của thế giới này; những gì là giới hạn của nó; những gì nó có khả năng làm; và những gì là phán quyết của Đức Chúa Trời trên nó. Trí tuệ đó có thể được tìm thấy trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô, chương 1:18-21 “Bởi chưng Lời thập tự giá đối với những kẻ bị hư mất thì là ngu dại, song đối với chúng ta, là người được cứu, thì là quyền năng của Đức Chúa Trời.  Vì có chép rằng “Ta sẽ huỷ diệt sự khôn ngoan của người khôn ngoan, Loại bỏ sự thông sáng của người thông sáng.” Người khôn ngoan ở đâu? Văn sĩ ở đâu? Biện sĩ đời nầy ở đâu? Đức Chúa Trời há chẳng đã làm cho sự khôn ngoan của thế gian nầy ra ngu dại ư?  Vì tại thế giới cậy sự khôn ngoan mình, chẳng do sự khôn ngoan Đức Chúa Trời mà nhận biết Đức Chúa Trời, cho nên Đức Chúa Trời vui lòng dùng sự ngu dại của đạo chúng ta rao giảng mà cứu rỗi những người tin”

2. Tôn Thờ quyền năng
"Người mạnh chớ khoe sự mạnh mình; "

Sau khi dò tìm sự sùng bái trí thức, lời mời gọi không ấn định về kiến thức, nắm phía sau khởi đầu sự suy thoái của con người, thì không khó khăn để thấy rằng chào mời cho quyền lực độc lập với Đức Chúa Trời là đứng chung với điều đó. Adam được ghi nhận là có dự án làm cho ý muốn cũng như lý luận của mình tiến lên sự tự tôn cao. Kinh Thánh nói, ông "được tạo nên để có quyền thế, nhưng với một Đầu”. Ông rời bỏ Đầu của mình, vi phạm quyền làm đầu thần thượng để làm chủ cho chính mình, và mất quyền thế do Đức Chúa Trời dự định. Tuy nhiên, ông buộc mình phải tiến về phía trước trong quyền tối thượng độc lập tự chủ, và thế giới có những gì như ngày hôm nay là kết quả.

Ông không bao giờ mất đi cảm giác rằng ông đã được tạo ra cho quyền cai trị, nhưng bên cạnh đó có một cảm giác bẩm sinh rằng một điều gì đó đã bị mất, và ông bị thúc đẩy bởi một cảm giác tự ti để cố gắng phục hồi điều đó. Rằng cảm giác mất mát nằm đằng sau tất cả nỗ lực của ông, như chiến tranh, và căng thẳng theo đuổi quyền tối ưu. Đôi khi phòng thủ, đôi khi tấn công, đôi khi sự tuyệt vọng và tự tử do sự phá hỏng, thường trong sự tự tin, giả vờ, hiển thị, phô trương, tiếng ồn. Ý muốn có quyền lực đã phá hủy hòa bình và an ninh, giống như một bóng ma, thu hút anh ta đến sự thất vọng sâu xa và thất bại hơn. Nó đã xâm chiếm chính trị, công nghiệp, đời sống xã hội, tham vọng quốc gia và quốc tế. Nó đã không dừng lại ở tôn giáo, và cho thấy bàn tay của nó trong sự cạnh tranh, ganh tỵ, phe phái, và các nỗ lực tìm kiếm quyền lực trong Cơ Đốc giáo có tổ chức.  

Khung dệt của cuộc sống bị bắn qua và thông qua với sự mở rộng của sự khẳng định bản gốc, ban đầu, nguyên thủy của ý chí muốn có quyền lực, bản ngã hay tự ngã. Sự ham muốn bị trật khớp nầy về quyền lực đang làm việc riêng của mình để hủy diệt toàn cầu, và “có sự tranh chiến cho đến cuối cùng” (Đa-ni-ên 9:26)-- cuộc chiến tranh nầy tiếp nối cuộc chiến tranh kia- là một sai lầm, một ảo tưởng, một sự nhạo báng. Một điều mà con người cảm thấy cần là một siêu nhân, vì con người tuyệt vọng về thế giới dưới tay các con rối (bù nhìn) của nó. Chắc chắn lịch sử được chứng minh sự sai lầm chết người được thực hiện tại một thời gian, và làm chứng cách không thể phản bác cho nhu cầu của con người về một Cái Đầu. Sự mời gọi về quyền lực trao cho con người từ ban đầu, rồi đến một cuộc nổi dậy chống lại Đức Chúa Trời và quyền uy thần thượng; kết quả là tình trạng hỗn loạn.

Các yếu tố hy vọng trong tất cả điều này là một cực điểm gần hơn rất nhiều, và rằng Cái Đầu do Đức Chúa Trời bổ nhiệm trên tất cả, Người Thừa Kế tất cả, sẽ sớm đến, bởi vì chén tội lỗi này gần được đầy tràn.

3. Tôn thờ sự giàu có
"Người giàu chớ khoe sự giàu mình."
Cần phải dành nhiều thời gian trong tranh luận hoặc chỉ tỏ một thực tế là sự chiếm hữu trong vấn đề của cải, tiền bạc, và "có tất cả” đã trở thành một cái gì đó được  con người tôn thờ vượt qua mọi giới hạn? Chúng ta sẽ không mở rộng cuộc thảo luận này trong giới hạn đầy đủ của nó, nhưng nêu ra điều này "Tiếng nói của các tiên tri" đến nơi mà nó muốn nói cách cụ thể. Lỗi lầm nguyên thủy bao gồm nét đặc sắc này. Nó có thể được tóm gọn trong ba cụm từ:

"Tôi đã nhìn thấy." "Tôi đã thèm muốn." "Tôi đã lấy." (Lời A-can nói trong Giô suê 7: 21).

Nhưng lời đó nói cùng dân của Chúa, mà các tiên tri đã nói trong trường hợp đầu tiên.
Tác giả của sứ điệp này, trong thời gian dài nhiều năm, đã đi du lịch nhiều nơi trên thế giới với một mục đích: đó là vì sự gia tăng và tăng cường sự sống thuộc linh cho dân Đức Chúa Trời. Ông đã nhiều lần có ấn tượng với thực tế là nơi mà có các mối quan tâm lớn hơn về tiền bạc, nơi mà dân Chúa mãi mê, có cuộc sống kinh doanh kiếm tiền chi phối, tác giả rất khó khăn để nói nhiều về những điều của Thánh Linh. Ấn tượng này đã được xác nhận bởi một thực tế rõ ràng là nơi nào cuộc sống đơn giản hoặc thậm chí khó khăn, thì có những tiếp cận của tấm lòng với những kiến ​​thức đầy đủ hơn về Chúa, thật mạnh mẽ hơn và tinh khiết hơn.

Chủ nghĩa khác nầy "đã xâm nhập mạnh mẽ vào Cơ Đốc giáo”, cụ thể là, 'chủ nghĩa thương mại', làm khô kiệt và thất thoát sự sống thuộc linh. Thật vậy, nó là  mối đe dọa rõ ràng cho sự thuộc linh. Chúng ta không nói cách khắc khe về sức nặng trách nhiệm trong lĩnh vực kinh doanh, hoặc những vấn đề lớn và nhu cầu của dân Cơ đốc trong kinh doanh. Chúng ta tiếp tục đóng cửa đối với  cảnh báo của Jeremiah về chủ nghĩa thương mại, nên chúng ta mắc vào cái bẫy sống kiêu ngạo, tham vọng, và 'tôn vinh' trong sự giàu có.

Đó là Chúa đã khiến Giê-rê-người cảnh báo rất mạnh mẽ chống lại cái bẫy thương mại. Vì vậy, có thể nói thật nhiều về sự tinh tế của con rắn khi hắn đã di chuyển với niềm đam mê và tài thôi miên của hắn đối với con mồi của mình –sự sống thuộc linh của dân Đức Chúa Trời. Khi bị "con rắn lừa gạt", ta sẽ sở hữu sự giàu có mà không xem xét, hoặc tham khảo, giao thông với Đức Chúa Trời, do đó, nó đã từng làm cho thế giới- và Hội thánh trở nên quá bận rộn ngày nay, không chú ý đầy đủ các nguyên tắc và yếu tố thuộc linh cần thiết.

Nhiều công việc lớn đã được Đức Chúa Trời khởi xướng và sử dụng vì tính chất và độ tinh khiết thuộc linh của nó, sau đó đã mất vị trí của nó trong lĩnh vực đó bằng cách trở thành tổ chức kinh doanh, thương mại, những vướng mắc và phương pháp lớn lao. "Than ôi! Vàng mờ tối, vàng ròng biến đổi dường nào!"( Ca thương 4:1). Nếu đó là một câu hỏi thay vì một lời cảm thán, câu trả lời phần lớn sẽ là "chủ nghĩa thương mại".

Có rất nhiều điều không thể nói ra về ba cảnh báo nầy, chúng ta phải đến chữ "nhưng" của Đức Chúa Trời.

" Nhưng kẻ nào khoe, hãy khoe về trí khôn mình biết ta là Đức Giê-hô-va, là Đấng làm ra sự thương xót, chánh trực, và công bình trên đất; vì ta ưa thích những sự ấy, Đức Giê-hô-va phán vậy."

Để biết và hiểu Chúa có thể cần viết nhiều bộ sách, nhưng ở đây chúng ta không thể làm gì hơn là lưu tâm ý nghĩa cuối cùng của sự đan xen này.Nếu kiến ​​thức, quyền lực, sự giàu có chiếm số lượng rất lớn và rất có ý nghĩa trong thế giới này- và chúng bao la như vậy - ở đây, Chúa nói là nó theo vết xe lịch sử và vận mệnh không thể chối cãi, đã chứng minh rằng để biết và hiểu Chúa trong sự ước tính giá trị của Ngài (xem văn bản) có giá trị hơn nhiều đối với các vinh quang thoáng qua nầy.

Sứ đồ Phaolô nói: "Kiến thức cũng sẽ thôi" (1 Cor. 13:8); và ông có thể và muốn nói rằng cả đến quyền lực và giàu có của trần gian cũng qua đi, nhưng sự hiểu biết về Chúa tồn tại lâu hơn và không đo lường được bao giờ.

T.Austin-Sparks
M.K. dịch 23-7-2014