Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

CHÚNG TÔI ĐÃ SAI LẦM--3

Liệu Có Phải Là Có Tính Cách Dị Giáo, Lầm lạc hay Chính thống (một cách khác với thông lệ)?  Một cuộc Đánh Giá Lại Phong Trào “Hội Thánh Địa Phương”.

Elliot Miller


(dịch từ Christian Research Journal tập 32 số 06 – trang 7-13)


Vào thời kỳ đỉnh cao của phong trào Jesus trong đầu thập niên 1970, có một thiếu nữ ở Bắc California vừa cải đạo theo đấng Christ đã nhận lời mời đến dự buổi nhóm họp của những Cơ đốc nhân tự nhận mình là ‘hội thánh’ trong thành phố cô đang sinh sống.  Khi các thành viên bắt đầu thờ phượng thì Cơ đốc nhân mới tin này đã cảm thấy khó chịu trước cách thực hành‘ đọc cầu nguyện’ theo Kinh Thánh và ‘kêu cầu danh Chúa’ của nhóm, theo đó những người thờ phượng lớn tiếng đọc và lặp lại những câu trong Kinh Thánh rồi ngắt quãng bằng những tiếng hô to như “Amen!” “Hallelujah!” và “Ô Chúa ! Amen! Hallelujah!”  Sau khi một người nào đó trong hội chúng tuyên bố “Tôi có thể cảm nhận sự trộn lẫn các linh của con người!”, cô gái trẻ vội vàng ùa ra cửa, trong lòng e sợ mình đã lầm lỡ sa chân vào một cuộc tụ tập dị giáo hay là cuộc lễ bái thần linh.

Giai thoại này, được kể lại từ một người bạn thân của tôi, lôi cuốn tình trạng căng thẳng tồn tại giữa những người theo Phúc Âm ở Phương Tây và phong trào ‘hội thánh địa phương”1 (LC) được sáng lập ở Trung Quốc bởi Watchman Nee và truyền sang Mỹ vào năm 1962 bởi người đồng công của Nee, Witness Lee.  (LND ). Hình thức thờ phượng không theo thông lệ, các giáo lý và thuật ngữ  lạ lẫm (thí dụ chữ “trộn lẫn” của họ), sự sùng kính tăng cường đối với chức vụ của Nee và Lee và ảnh hưởng mạnh mẽ của tính chất Trung Hoa rất hiển nhiên trong các tiền đồn của họ ở Tây phương trong phong trào, tất cả đều đóng góp cho sự nhận thức rằng nhóm nầy, nói là tốt nhất thì họ xa lạ, nói về tính cách tồi tệ , họ có thể là tà giáo hay dị giáo.–Đối với nhiều người theo Phúc Âm thì những hoài nghi ban đầu đó đã chỉ được khẳng định khi họ đã tìm hiểu các văn phẩm của Hội thánh Địa phương hoặc đã đối thoại với các thành viên, bởi vì dường như họ theo các giáo lý không chính thống như là Đoạn thần thuyết- modalism  (Đức Chúa Trời là một thân vị trong ba trạng thái thay vì  ba thân vị trong một hữu thể) ngay cả khi họ phủ nhận là họ có vậy.

Viện Nghiên Cứu Cơ Đốc (CRI), là tổ chức xuất bản chuyên san này, không xa lạ gì với những sự tranh luận đó.  Cùng với Dự Án Chống Lừa Dối Thuộc Linh (LND: – Spiritual Counterfeits Project (SCP), một tổ chức những người theo Phúc Âm bảo vệ hội thánh ở Berkeley, California, có bốn mục đích chính: 1/Nghiên cứu các phong trào thuộc linh và phê phán họ dựa theo kinh thánh; 2/ Trang bị cho Cơ đốc nhân kiến thức, phân tích và sự am hiểu để nắm rõ về sự phát triển thuộc linh ngày nay; 3/  Khuyên Cơ đốc nhân đáp ứng theo (sự phát triển đó) một cách có tương quan đến hội thánh trong mọi trường hợp; 4/ Đem tin lành của Jesus Christ và đưa tay cứu vớt những người đang bị câu thúc trong áp lực tâm lí thuộc linh.) ở Berkeley, California trong thời kỳ từ giữa đến cuối thập niên 1970, chúng tôi đã là tổ chức đầu tiên nghiên cứu và công bố về Hội thánh Địa phương (LC).  Mặc dù chúng tôi đã khước từ gọi họ là một tà giáo2, việc đánh giá có tính chỉ trích cực kỳ quan trọng của chúng tôi đã được tham vấn và trích cứu bởi vô số nhà phê bình sau đó, nhiều người trong họ đã không có cùng sự đắn đo khi sử dụng từ ‘sai lạc’3.

Tuy nhiên, vào năm 2003 chúng tôi đã nhận một lời mời của các nhà lãnh đạo của Hội thánh Địa phương để đối thoại với họ về tín ngưỡng của họ.  Trong những năm theo sau đó, chúng tôi đã khám phá ra rằng chúng tôi đã hiểu lầm nghiêm trọng một số giáo huấn của họ.  Thêm vào đó, sau nhiều lần đến Viễn Đông chúng tôi đã bắt đầu tin rằng phong trào đó đại diện cho một công việc thiết yếu của Đức Chúa Trời tại khu vực đó mà những văn phẩm của chúng tôi, và của những mục vụ chống tà giáo phương Tây khác, đã gây trở ngại vô cùng lớn lao cho họ.

Do đó, mục đích của số báo gồm năm phần sau đây  nhằm vào việc đem lại một sự phê phán hoàn toàn mới về phong trào Hội thánh Địa phương.  Sau khi xem xét ngắn gọn về bối cảnh của họ như là một phong trào và là nguồn gốc của sự tranh luận, chúng tôi sẽ tìm hiểu một cách cặn kẻ hơn về những gì có thể được gọi một cách hợp lí là bốn vấn đề chính mà những người theo Phúc Âm đã bày tỏ về Hội thánh Địa phương.  Những vấn đề này đều được trình bày một cách cô đọng trong một “lá thư ngõ” vào năm 2007 gửi cho Hội thánh Địa phương, được kí tên bởi một danh sách dài ngoằn, gồm những nhà thần học Tin lành, những nhà biện giải tôn giáo và các nhà lãnh đạo Hội thánh chung.  Kế đó chúng tôi sẽ cùng nhau đi đến kết luận và đánh giá lại vị trí của Hội thánh Địa phương đối với tính chất chính thống lịch sử trọng đại và đối với cộng đồng Cơ đốc nhân rộng lớn.  Cuối cùng chúng tôi sẽ xem xét đến một bức tranh lớn hơn: những gì đã được đánh cược trong sự tranh luận dài hằng mấy thập niên chung quanh Hội thánh Địa phương và những gì có thể thu thập được từ kết luận đó.
------

  1. Phong trào “hội thánh địa phương” thường được những người bên ngoài gọi là “hội thánh địa phương”, nhưng dù dùng tên nầy tiện lợi cho nhóm hơn, nó không hoàn toàn chính xác. Phong trào không phỏng theo một danh hiệu hình thức nào, vì cớ khát vọng của họ là bước theo khuôn mẫu Tân ước, đơn giản nhận dạng các tín đồ cách cá nhân là cơ đốc nhân, và cách tập hợp là Hội thánh phổ thông hay hội thánh địa phương tại thánh phố nào đó. Bất cứ điều gì khác đều được coi là sự chia rẽ. Họ thường ám chỉ phong trào của mình là “sự khôi phục của Chúa”., nhưng để gìn giữ mọi điều cách đơn giản, tôi sẽ dán chặt với từ ngữ “hội thánh địa phương” ở đây. Hơn nữa, hội thánh địa phương ở Phương Đông hay Phương Tây được gọi là “Bầy nhỏ” (Tiểu quần) cách độc chiếm trong suốt những năm đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Watchman Nee và bởi những “người hô hào” tại Trung Hoa. Hình dung từ “những người hô hào” được Phong trào Tam Tự yêu nước tại tỉnh Jeijing giới thiệu vào những năm 1980 để đàn áp hoạt động của hội thánh địa phương (cũng như họ đã tìm cách làm như vậy cho mọi nhóm cơ đốc nhân khước từ liên kết với phong trào của họ). Trải một thời gian dài cách dùng chữ “những người hô hào” đã mê hoặc được nhiều người Trung Hoa coi những người hô hào nầy là mọi thành viên của các hội thánh tư gia không đăng ký, trong khi một nhóm nhỏ tuyên bố họ là những người theo Witness Lee, nhưng có sự tương giao gãy đỗ với hội thánh địa phương, và làm méo mó các sự dạy dỗ của Witness Lee theo vô số phương cách dị giáo. Sự ngộ nhận hội thánh địa phương với nhóm sau nầy, những kẻ hô hào, đã gây tai họa cho hội thánh địa phương trong sự giao tiếp của họ với chính quyền.
  2. Lúc đầu chúng tôi đã mô tả họ là “tà giáo”, bởi sự việc chúng tôi coi họ là một nhóm bao gồm các cơ đốc nhân có các dấu vết giống người tà giáo. Cuối cùng chúng tôi xác định và xếp loại hội thánh địa phương là : nhóm cơ đốc nhân lầm lạc”.
  3. Xem Ronald Enroth, The Lure of the cults (Chappaqua, NY: Christian Heral Books, 1979); Salem Kierban, Satan’s angels exposed (Hungtingdon Valley, PA: Salem Kirban, Ind., 1980); Bob Larson, Larson’s Book of Cults ( Carol Stream, H: Tyndale House Publishers 1983); Jeeram Barr, Freedom And Discipleship (Downers Grove, Il.: Inter Vasity Press, 1983).