Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

THÂN THỂ CỦA ĐẤNG CHRIST-4


ĐƯỢC CUNG ỨNG CÁC SỰ PHONG PHÚ CỦA CHRIST
ĐỂ ĐẠT ĐẾN MỌI SỰ ĐẦY ĐỦ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Kinh văn: Eph 3: 2 – 21

Ê-phê-sô  tiết lộ cho chúng ta sự hỉ lạc tốt lành của Đức Chúa Trời trong khát vọng của lòng Ngài. Đức Chúa Trời khao khát có một Thân Thể chuẩn bị cho Christ đề làm sự đầy đủ của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Ngài thi hành điều này bằng cách phân phối Tam Vị Nhất Thể thần thượng vào tuyển dân mình. Ê-phê-sô 2 bày tỏ rằng Đức Chúa Trời làm lại, tái sáng tạo, tái tạo chúng ta bằng cách Christ trải qua sự chết và phục sinh cùng bước vào sự thăng thiên. Chúng ta vốn là người chết, nhưng trong sự chết, phục sinh và thăng thiên của Ngài, chúng ta đã được thuyên chuyển ra khỏi lĩnh vực cũ kỹ của mình và bước vào lãnh vực mới. Chúng ta đã được làm nên Người Mới trong tân sáng tạo của Đức Chúa Trời. Người Mới này là gia đình Đức Chúa Trời, vương quốc Đức Chúa Trời, trưởng tiến thành đền thờ Đức Chúa Trời và xây dựng thành chỗ cư trú của Đức Chúa Trời trong linh.


Sự phân phát của Đức Chúa Trời
Trong Ê-phê-sô 3 Phao-lô tiết lộ khát vọng của lòng Đức Chúa Trời từ góc độ khác. Ê-phê-sô 3 bày tỏ rằng theo khát vọng lòng mình, Đức Chúa Trời lập kế hoạch, và kế hoạch này là cuộc gia tể Ngài. Kế hoạch hay cuộc gia tể của Đức Chúa Trời cũng là sự sắp xếp của Ngài, sự phân phát của Ngài. Sự phân phát này được giấu kín trong Đức Chúa Trời, Đấng đã sáng tạo muôn vật, như một huyền nhiệm mãi cho đến thời đại Tân Ước. Kế hoạch kín giấu này, huyền nhiệm này được khải thị cho các sứ đồ và tiên tri trong linh (câu 5). Họ tiếp nhận sự khải thị về huyền nhiệm này và họ diễn giảng về điều đó. Sứ đồ Phao-lô đã thấy kế hoạch của Đức Chúa Trời. Ông đã đến chỗ hiểu biết huyền nhiệm ấy, điều đó được gọi là huyền nhiệm của Christ, vì cớ nó hoàn toàn luận về Christ (câu 4). Tân Ước là một văn kiện về chức vụ Tân Ước mà đã giải phóng những gì được giấu kín trong lòng Đức Chúa Trời để tiết lộ huyền nhiệm của Christ. Tuy nhiên, khi chúng ta đọc sách Ê-phê-sô, chúng ta có thể chọn ra các sự việc bề ngoài như chồng yêu vợ, vợ thuận phục chồng. Chúng ta không tập chú trên “sự phân phát lẽ huyền nhiệm và từ các thời đại đã giấu kín trong Đức Chúa Trời” (câu 9). Sự tương giao của chúng ta trong chương này có thể được coi như chìa khoá chủ chốt để mở các cánh cửa bước vào Ê-phê-sô 3.

Sự gia tể ân điển Đức Chúa Trời để phân phối
các sự phong phú của Christ
Đức Chúa Trời khao khát phân phối Tam Vị Nhất Thể thần thượng Ngài vào dân tuyển của Ngài. Ngài muốn phân chia các sự giàu có không thể dò tìm nổi hay vô lượng của Christ vào chúng ta (câu 8). Chúng ta có thể hưởng thụ các sự phong phú của Christ bằng cách ăn Ngài. Tôi rao giảng sứ điệp về sự ăn Jesus lần đầu tiên tại Taipei năm 1958. Có một anh em, vốn là giáo sư, đến với tôi sau buổi họp và nói rằng câu nói “ăn Jesus” quá dã man và thô thiển. Tôi chỉ cho anh em này lời Chúa ở Giăng 6: 57 “Kẻ nào ăn Ta sẽ sống bởi Ta vậy”. Tôi nói cùng anh vì Chúa Jesus nói chúng ta ăn Ngài, chúng tôi nói y như vậy. Ăn Jesus là tiếp nhận Ngài vào chính mình để được người mới tái tạo tiêu hoá trong đường lối sự sống. Rồi chúng ta sống bằng Ngài, Đấng chúng ta tiếp nhận. Là lương thực thuộc linh, Ngài phong phú vô lượng.
Ê-phê-sô 3 là một chương về sự phân chia các sự giàu có của Christ. Đức Chúa Trời có một kế hoạch để phân chia các sự giàu có vô lượng và không dò tìm được của Christ. Các sự phong phú của Christ trước hết Christ là gì đối với chúng ta. Christ là sự sống, ánh sáng, đường lối và lẽ thật (Giăng 8: 12; 14: 6). Christ là sự công nghĩa, thánh hoá và cứu chuộc cho chúng ta (I Co 1: 30). Christ được nhiều chi tiết trong Cựu Ước làm tiêu biểu. Ngài là con Đa-vít và con Áp-ra-ham (Math 1: 1). Các sự phong phú của Christ là gì, những gì Ngài đã hoàn thành, những gì Ngài đang làm hôm nay và những gì Ngài sẽ làm, những gì Ngài sẽ đạt đến và những gì Ngài đã chiếm được đều vô lượng. Các sự phong phú của Christ không cạn kiệt.

Cô-lô-se 2: 9 chép Christ là hiện thân tất cả sự đầy đủ của Thần Cách. “Sự đầy đủ” ám chỉ sự biểu hiện các sự phong phú của Đức Chúa Trời. Những gì cư trú trong Christ không chỉ là các sự phong phú của Thần Cách, nhưng cũng là biểu hiện các sự giàu có của Christ là gì. Khi cái chén đầy nước đến độ nó đầy tràn nước, sự đầy tràn nước là sự đầy đủ nước. Những gì xuất phát từ chén là sự đầy đủ các nội dung của nó. Ê-phê-sô 3 khải thị rằng chúng ta được cung ứng bằng các sự giàu có của Christ đạt đến sự đầy đủ của Đức Chúa Trời. Các sự phong phú của Christ là sự đầy đủ của Đức Chúa Trời và các sự phong phú của Christ sẽ kết quả thành sự đầy đủ của Đức Chúa Trời. Kế hoạch Đức Chúa Trời như một huyền nhiệm giấu kín trong Christ là phải phân phối tất cả các sự phong phú Ngài mà được tàng trữ trong Christ như chính hiện thân mình vào dân chọn lựa và cứu chuộc của Đức Chúa Trời, để làm cho hội thánh trở nên chính sự đầy đủ của Đức Chúa Trời, biểu hiện của Đức Chúa Trời.

Để thi hành kế hoạch Ngài, Đức Chúa Trời cần một sự sắp xếp, sự phân phối và Ngài cũng cần vài người quản gia. Nếu chúng ta muốn chuẩn bị một bữa tiệc lớn cho nhiều người, chúng ta cần có một kế hoạch hầu việc họ bằng nhiều dĩa phong phú. Chúng ta cũng cần vài quản gia, hay người hầu bàn, phân phối lương thực phong phú này. Phục dịch của các người hầu bàn là một loại phân phối. Nếu họ không phục dịch lương thực, dân chúng không có gì ăn. Trong Ê-phê-sô 3 có sự phân phối của Đức Chúa Trời, đó là kế hoạch kín giấu của Ngài (câu 9). Chương này cũng bày tỏ về “sự gia tể của ân điển Đức Chúa Trời” mà đã được ban cho Phao-lô (câu 2). Chữ Hi Lạp oikonomia có thể được dịch thành sự gia tể, sự phân phát hay sự quản gia. Trong thời Phao-lô các gia đình lớn có nhiều của cải mướn các quản gia để phân phát, phân phối các của cải ấy. Đức Chúa Trời lập một kế hoạch như sự phân phát chính Ngài. Kế hoạch này được giấu trong Đức Chúa Trời mãi cho đến thời đại Tân Ước. Đức Chúa Trời dấy các sứ đồ lên mà Ngài đã uỷ nhiệm để thi hành kế hoạch phân phối của Ngài, và sự uỷ nhiệm này là sự quản gia. Sự quản gia của các sứ đồ là phải phân phối cho tuyển dân Ngài Christ là gì, Chrit đã làm gì, những gì Christ đang làm, những gì Christ sẽ làm và những gì Christ đã đạt đến cùng chiếm lấy. Sự quản gia này là sự gia tể của ân điển phân phát, phân phối các sự phong phú của Christ (câu 2, 7-9). Phân phối các sự phong phú của Christ phát sinh hội thánh.
Các sứ đồ được uỷ nhiệm phân phối các sự phong phú vô lượng của Christ cho tuyển dân Đức Chúa Trời. Rao giảng phúc âm là một loại phân phối. Phao-lô bảo rằng ông đã tiếp nhận ân điển Đức Chúa Trời để rao giảng các sự phong phú vô hạn lượng của Christ như phúc âm (câu 8). Việc chúng ta rao giảng phúc âm là một sự phân phối cho các tội nhân do Đức Chúa Trời chọn lựa về Christ là gì và về Christ đã làm gì. Sau khi chúng ta rao giảng phúc âm cho họ, chúng ta phải tiếp tục hoạt động với họ như các sứ đồ đã làm. Các sứ đồ rao giảng phúc âm, dạy lẽ thật, lập các hội thánh và rồi lao tác để xây dựng các hội thánh. Mọi sự họ đã làm đều là công tác phân phối. Những gì chúng ta đang làm trong chức vụ của Chúa là phân phối các sự phong phú của Christ cho tất cả dân Đức Chúa Trời chọn lựa và Christ cứu chuộc.

Các sự phong phú của Christ có thể được ví sánh với mọi thực phẩm phong phú được sản xuất tại Hoa Kỳ. Nước Mỹ có nhiều thực phẩm phong phú như trứng, thịt gà, thịt bò, cá, rau đậu, trái cây… Để phân phối các sự phong phú này của Mỹ, cần có kế hoạch. Rồi cần có một vài quản lý để làm công tác phân phối. Khi các sự phong phú được chúng ta ăn, tiêu hoá và đồng hoá, chúng trở nên một phần của chúng ta. Một người Mỹ to lớn mà tiêu hoá rất nhiều thực phẩm Mỹ là sự đầy đủ, sự biểu hiện các sự phong phú của Mỹ.  Người này là tổng thể lương thực phong phú của Mỹ. Tất nhiên các sự giàu có phát sinh một người và trở nên các thành tố cấu tạo nên người đó. Cũng vậy, các sự phong phú của Christ kết quả thành một người tập thể, hội thánh. Hội thánh là huyền nhiệm của Christ, đó là Thân Thể của Christ, cấu tạo bằng các sự phong phú không dò tìm được của Christ (câu 3-6, 8b).

Hội thánh phô diễn trí tuệ đa diện của Đức Chúa Trời
Hội thánh như được khải thị trong Ê-phê-sô thì chủ yếu vì sự phô diễn trí tuệ đa diện của Đức Chúa Trời cho các chấp chánh, quyền bính trong các nơi trên trời, đặc biệt cho Satan và các thiên sứ ác của hắn (câu 9-11). Đức Chúa Trời đã có một kế hoạch mà Ngài đã giữ gìn trong mình trải nhiều năm như một huyền nhiệm mãi đến ngày Ngài bày tỏ kế hoạch mình cho một số sứ đồ, làm cho họ trở nên các quản gia để phân phối  sự phong phú vô hạn lượng và không dò tìm được của Christ cho các kẻ chọn lựa của Đức Chúa Trời. Kết quả sự hưởng thụ các kẻ được chọn này của Đức Chúa Trời về các sự phong phú của Christ là họ được cấu thành hội thánh. Do đó, hội thánh trở nên sự triển lãm khôn ngoan của tất cả Christ là gì, phô diễn trí tuệ đa diện của Đức Chúa Trời.
Christ lập gia cư Ngài trong lòng chúng ta
Chúng ta có thể hưởng thụ Christ trong các sự phong phú của Ngài, nhưng chúng ta cần hưởng thụ Ngài thêm. Christ ở trong chúng ta, nhưng Ngài ở trong chúng ta nhiều bao nhiêu? Vì cớ khát vọng của lòng Đức Chúa Trời là hội thánh phải được cấu tạo bằng các sự phong phú của Christ, Phao-lô cầu nguyện cho hội thánh. Ông đã cầu nguyện hầu Cha sẽ ban cho chúng ta “tuỳ các sự giàu có của vinh hiển Ngài, nhờ Linh của Ngài lấy quyền năng mà ban cho anh em  được nên mạnh mẽ trong người bề trong” (câu 16).

Khi gần đến giờ ăn bữa chiều, có thể tôi rất đói và thậm chí kiệt lực. Nhưng sau khi ăn, lương thực vào bên trong củng cố và nâng đỡ tôi. Tôi được củng cố và nâng đỡ theo các sự phong phú trong lương thực của Mỹ. Phao-lô cầu nguyện hầu cho chúng ta có thể được củng cố theo các sự giàu có của vinh quang Cha.

Chúng ta cần được củng cố bằng quyền năng qua Linh trong con người bề trong hầu Christ có thể lập gia cư Ngài trong lòng chúng ta (câu 17). Câu “lập gia cư Ngài” (bản Việt văn dịch thiếu là: ngự, ở) chỉ là một chữ trong tiếng Hi Lạp: katoikeo. Kata, tiếp đầu ngữ của chữ này có nghĩa “xuống”, “dưới”. Christ đang lập tư gia Ngài sâu trong lòng chúng ta. Christ ở trong chúng ta, nhưng Ngài có định cư trong chúng ta chăng? Khi một người điều chuyển vào một ngôi nhà mới, anh cần định cư trong nhà đó. Nói cách khác, anh cần lập gia cư mình ở đó. Rồi mỗi phòng của ngôi nhà đó đều được anh đến ở. Khi tôi làm khách trong nhà ai, tôi không có sự tự do bước vào mỗi phòng được. Người khách bị giới hạn trong một số phòng nào đó. Christ không muốn làm khách trong lòng chúng ta bằng cách bị giới hạn trong một số phòng nào đó. Ngài khao khát định cư trong lòng chúng ta, lập gia cư Ngài sâu trong lòng chúng ta. Christ đã được cộng thêm vào chúng ta. Chính Đấng Christ mà đang ở bên trong ta, phải gia tăng bên trong ta.
Chúng ta có Christ nhiều bao nhiêu trong mình? Theo quan sát của tôi, Christ ở bên trong vài tín đồ như một tù nhân. Ngài bị giới hạn bên trong họ, trong khu vực nhỏ bé, tức là bị cầm tù trong phòng nhỏ bé bên trong họ. Christ có tự do chiếm cứ tâm trí chúng ta chăng? Đôi khi chúng ta có thể nói, “Chúa ôi, ít ra tối nay, xin ban cho tôi sự tự do trong tâm trí tôi”. Khi các chị em đến cửa hàng thương nghiệp, họ muốn mua cái gì đó, nhưng Chúa không tán thành. Rồi có thể họ thưa, “Chúa ôi, cho phép tôi mua lần này”. Chúng ta không cho phép Chúa lập gia cư Ngài sâu trong lòng chúng ta. Đây là tại sao Phao-lô cầu nguyện hầu Cha sẽ ban cấp chúng ta được củng cố theo các sự giàu có của vinh quang Ngài bằng quyền năng qua Linh Ngài trong người bề trong. Khi chúng ta được củng cố trong người bề trong, điều này sẽ mở đường cho Christ đưa chính mình định cư trong toàn hữu thể ta. Christ ở trong chúng ta, nhưng Ngài cần thấm nhuần và bảo hoà mọi phần của toàn hữu thể mình. Chúng ta cần bước vào thực tế của lời ca này:

“Sự thấm nhuần Linh trong tôi tinh diệu,
Bên trong mọi phần bấy lâu trác việt;
Người cũ của tôi từ lâu phế thải xong,
Theo đồ án thánh dân cùng tôi kết”.
Đạt đến cả sự đầy đủ của Đức Chúa Trời Tam Nhất
Christ lập gia cư Ngài sâu trong lòng ta là một sự việc hữu cơ đầy sự sống và không có gì liên hệ bất cứ tổ chức nào. Hội thánh không phải là một tổ chức nhưng cơ cấu. Với cơ cấu, sự trưởng tiến trong sự sống mới đáng kể. Chúng ta càng lớn lên trong sự sống, chúng ta càng ở trong cơ cấu này. Chúng ta càng trưởng tiến trong sự sống, Christ sẽ càng có thể lập gia cư Ngài sâu trong chính hữu thể mình. Khi Christ lập gia cư Ngài trong các phần bề trong chúng ta, chúng ta được đầy dẫy các sự phong phú không dò được của Ngài, phát sinh thành mọi sự đầy đủ của Đức Chúa Trời Tam Nhất – Thân Thể Christ như sự biểu hiện đầy đủ của Đức Chúa Trời Tam Nhất (câu 19b).

Trong lời cầu nguyện của Phao-lô, chữ “hầu” (hoặc dịch “thì”, “mà”) xuất hiện bốn lần. “Hầu Ngài lấy quyền năng mà ban cho anh em được nên mạnh mẽ trong người bề trong”; “hầu cho Đấng Christ có thể lập gia cư trong lòng anh em”; “hầu (thì) có thể cùng… các thánh đồ hiểu thấu bề rộng…” và “hầu cho anh em được đầy dẫy mọi sự đầy đủ của Đức Chúa Trời”. Chữ “hầu” thứ hai là kết quả của chữ thứ nhất, chữ thứ ba là kết quả của chữ thứ hai, chữ thứ tư là kết quả của chữ thứ ba. Tại đây, chúng ta thấy vài bước. Từ lời cầu nguyện của Phao-lô chúng ta được củng cố, từ tình trạng được củng cố, chúng ta tiến lên việc Christ lập tư gia Ngài trong lòng ta, từ đây chúng ta tiến hành am hiểu các kích thước của Christ và biết tình yêu vượt quá tri thức của Christ cho đến khi cuối cùng chúng ta được đầy dẫy mọi sự đầy đủ của Đức Chúa Trời. Lời cầu nguyện của Phao-lô khải thị rằng chúng ta được cung ứng đầy dẫy các sự phong phú vô lượng và không thể dò tìm được của Christ, đạt đến hay kết thành sự đầy đủ của Đức Chúa Trời. Nói cách khác, các sự phong phú này sẽ trở nên chính sự đầy đủ của Đức Chúa Trời trong chúng ta qua việc chúng ta kinh nghiệm và hưởng thụ Christ.

Việc chúng ta thực hành sinh hoạt hội thánh
và phụng sự của chúng ta trong sinh hoạt
hội thánh đều có tính hữu cơ

Về một mặt, chúng ta có thể nói về việc hưởng thụ và ăn Christ. Nhưng về mặt khác, chúng ta có thể nói về các sự việc trong sinh hoạt hội thánh trong lĩnh vực tổ chức. Nếu chúng ta nói về sự tổ chức khi có liên quan đến sinh hoạt hội thánh, chúng ta cách xa đường trung tâm trong gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Việc chúng ta thực hành sinh hoạt hội thánh và phụng sự của chúng ta trong sinh hoạt hội thánh phải có tính hữu cơ. Thậm chí phụng sự thực tiễn của chúng ta, như việc tẩy rửa phòng nhóm, cũng phải có tính hữu cơ. Chúng ta có thể tẩy rửa phòng nhóm của mình theo ba cách. Thứ nhất: chúng ta thuê vài người gác dan làm việc đó. Thứ hai, chúng ta có thể sắp xếp tổ chức để bổ nhiệm vài anh chị em chịu trách nhiệm tẩy rửa các khu vực khác nhau của phòng họp. Đường lối thứ ba là đường lối hữu cơ. Nếu một vài thánh đồ đang sống cách hữu cơ trong Christ, hưởng thụ Ngài cả ngày, họ sẽ có gánh nặng tẩy rửa phòng họp. Khi hội thánh nhận thức gánh nặng mình, họ có thể thông báo rằng sáng thứ bảy là thì giờ mọi kẻ có gánh nặng đến phụng sự tại phòng họp. Rồi các thánh đồ phụng sự, không do thuê mướn hay sắp xếp tổ chức, nhưng là người có tính hữu cơ với Christ hằng sống.

Tại Thượng Hải, chừng bốn mươi năm về trước có một chị em trong hội thánh vốn là vợ người quản lý một ngân hàng lớn. Dù chị có tôi tớ trong tư gia mình, chị em này có gánh nặng tẩy rửa phòng họp mỗi sáng thứ bảy. Sau khi bác tài của chồng chị đưa người chồng ra ngân hàng, chị yêu cầu bác đưa chị đến phòng nhóm. Vì cớ phòng nhóm không nằm ở đại lộ nhưng trong hẻm, bác tài cho chị xuống xe gần phòng nhóm rồi quay xe đi. Một ngày kia, người tài xế quyết định đi theo chị vì cớ muốn tìm hiểu tại sao chị cứ đến chỗ đó mỗi sáng thứ bảy. Bác tài xế xúc động mạnh khi nhìn thấy chị tẩy rửa phòng nhóm. Bác ngạc nhiên tại sao chị lại làm như vậy. Chị là vợ một người giàu, có nhiều tôi tớ tẩy rửa nhà mình, nhưng mỗi sáng thứ bảy chị lại đến phòng họp để lau chùi. Phụng sự của chị có đôi phần tính hữu cơ. Chị không tẩy rửa phòng họp vì cớ đã được giao phó hay thuê mướn. Chị rửa phòng theo tính hữu cơ.

Một số người bảo cùng chúng tôi rằng nếu chúng tôi cố gắng kiến tạo hội thánh cách hữu cơ, không có gì hoàn thành được. Họ hỏi làm sao phòng nhóm được tẩy rửa nếu không thuê mướn ai đó hay không có sự sắp xếp. Câu trả lời của chúng tôi: Đức Chúa Trời có thể. Đức Chúa Trời có khả năng hoàn thành dư dật vượt quá theo như quyền năng vận hành trong chúng ta (câu 20). Chúng ta phải tin lời Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh. Ngài có thể hoàn thành bất cứ điều gì Ngài đã phán về chúng ta. Chúng ta càng cung cấp Christ cho dân chúng, họ sẽ càng phụng sự. Phụng sự này có tính hữu cơ.

Toàn Thân Thể Christ là một sự việc hữu cơ. Trong sách Khải Thị, những người hướng dẫn trong các hội thánh không được ám chỉ như trưởng lão, nhưng như các ngôi sao, các sứ giả của các hội thánh (câu 1: 20). Các sứ giả là những người thuộc linh trong các hội thánh mang trách nhiệm về chứng cớ Jesus. Họ nên có bản chất thiên thượng và ở trong địa vị thiên thượng như các ngôi sao. Chức trưởng lão không phải là sự việc địa vị trong một tổ chức. Trưởng lão là người trưởng thành. Chúng ta phải kính trọng các trưởng lão trong sự trưởng thành của sự sống họ. Cảm tạ Chúa vì có vài thánh đồ thân ái giữa vòng chúng ta mà họ có tầm vóc nhiều hơn trong sự trưởng tiến của Christ. Chúng ta kính trọng họ vì cớ sự trưởng tiến của họ trong sự sống. Chúng ta không coi họ như các người có địa vị nào đó. Chúa Jesus bảo chúng ta rằng chúng ta đều là anh em (Math 23: 8). Không ai có địa vị để kiểm soát các thánh đồ khác. Sự khác biệt giữa các thánh đồ không căn cứ theo tổ chức nhưng theo tình trạng hữu cơ của họ. Nếu một anh em có kinh nghiệm nhiều hơn, trưởng thành hơn, và có mực lượng nhiều hơn trong sự trưởng tiến của Christ, anh hữu dụng nhiều hơn trong hội thánh.

Một em bé năm tháng tuổi không thể được giao phó làm gì trong nhà. Nhưng khi em lớn lên đến năm tuổi, cha mẹ có thể giao phó một việc nhỏ cho em. Em không có sự trưởng tiến hữu cơ, cha mẹ sẽ không sắp xếp cho em làm điều này. Sự sắp xếp của họ sẽ theo tình trạng hữu cơ của con mình. Nếu tôi đã không có sự trưởng tiến đầy đủ trong Christ, các anh em có thể sắp xếp cho tôi giảng và có thể tôi có gánh nặng để giảng, nhưng tôi có thể giảng gì đây? Tôi không thể giảng vì cớ sự trưởng tiến hạn chế của tôi trong Christ. Để gánh thêm trách nhiệm trong hội thánh, chúng ta phải ăn nhiều hơn, trưởng tiến nhiều hơn đến nỗi chúng ta chiếm được lượng trưởng tiến lớn hơn trong sự sống. Hội thánh không phải câu lạc bộ, tổ chức hay hội hiệp thế tục. Mọi sự liên quan hội thánh đều là sự việc trưởng tiến hữu cơ trong sự sống./.
W.L