Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Vầng Đá Đi Theo Dân Chúa



1.Đánh Đập Vầng Đá:
Xuất hành 17:1-7, “Cả hội chúng Y-sơ-ra-ên đi từ đồng vắng Sin, đi từng trạm, tùy theo lịnh Đức Giê-hô-va, đóng trại tại Rê-phi-đim; ở đó chẳng có nước cho dân sự uống. Dân chúng bèn kiếm cớ cãi lộn cùng Môi-se mà rằng: Hãy cho chúng tôi nước uống. Môi-se đáp rằng: Sao các ngươi kiếm cớ cãi lộn cùng ta? Sao ướm thử Đức Giê-hô-va vậy? Dân chúng ở đó không có nước, bị khát, nên oán trách Môi-se mà rằng: Sao người khiến chúng tôi ra xứ Ê-díp-tô, hầu cho chúng tôi, con và các bầy súc vật phải chịu chết khát thế nầy?  Môi-se bèn kêu cầu Đức Giê-hô-va mà rằng: Tôi phải xử thế nào cùng dân nầy? Thiếu điều họ ném đá tôi! Nước của hòn đá Hô-rếp Đức Giê-hô-va đáp cùng Môi-se rằng: Hãy cầm gậy của ngươi đã đập dưới sông, dẫn theo những trưởng lão Y-sơ-ra-ên, rồi đi trước mặt dân chúng.  Nầy ta sẽ đứng đằng trước ngươi, ở trên hòn đá tại Hô-rếp kia, ngươi hãy đập hòn đá, thì nước từ đó chảy ra, dân sự sẽ uống lấy. Môi-se bèn làm như vậy trước mặt các trưởng lão Y-sơ-ra-ên.  Người đặt tên nơi nầy là Ma-sa và Mê-ri-ba Ma-sa và Mê-ri-ba, nghĩa là ướm-thử và cãi lộn . Vì cớ việc cãi lộn mà dân Y-sơ-ra-ên kiếm cớ gây cùng người, và vì họ đã ướm thử Đức Giê-hô-va mà nói rằng: Có Đức Giê-hô-va ở giữa chúng ta hay chăng?

Theo lời Paul trong I Cor. 10:4, vầng đá ở đây là Đấng Christ. Hơn nữa, đó là vầng đá thuộc linh đi theo Israel trong các cuộc hành trình của họ. Việc đánh đập vầng đá rõ ràng là bức tranh đầy trọn về sự đóng đinh của Đấng Christ. Vầng đá bị cây gậy Moses đánh đập. Trong hình bóng đây, Moses ngụ ý luật pháp, và cây gậy tượng trưng quyền năng và quyền bính của luật pháp. Do đó, việc cây gập Moses đập vầng đá ngụ ý rằng Đấng Christ đã bị giết trên thập tự giá bởi quyền bính luật pháp của Đức Chúa Trời (Gal. 2:19, 20; 3:13).

Nước tuôn đổ ra từ vầng đá bị đập tiêu biểu Đức Linh (Giăng 7:37-38). Qua sự nhục hóa, Đấng Christ đã đến trên trái đất như một vầng đá. Trên thập giá, Ngài đã bị quyền bính  luật pháp công nghĩa của Đức Chúa Trời đánh đập để hoàn thành sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Sườn Ngài đã bị đâm, nước sống đã tuôn ra cho dân Đức Chúa Trời uống (Giăng 19:34), nước sống là nước sự sống trong sự phục sinh, Linh ban sự sống tổng bao hàm như sự xuất phát cuối cùng của Đức Chúa Trời tam nhất  (I Cor. 15:45).

2. Nói Cùng Vầng Đá:
Dân số ký 20:2-13, “Vả, không có nước cho hội chúng uống; chúng bèn dấy loạn cùng Môi-se và A-rôn.  Dân chúng cãi lộn cùng Môi-se mà rằng: Anh em chúng tôi đã chết trước mặt Đức Giê-hô-va, chớ chi chúng tôi cũng đồng chết luôn thể!  Sao người đem hội chúng của Đức Giê-hô-va vào đồng vắng nầy, làm cho chúng tôi và súc vật của chúng tôi phải chết?  Sao người khiến chúng tôi đi lên khỏi xứ Ai cập đặng dẫn đến chỗ độc nầy, là nơi người ta không gieo mạ được, và chẳng có cây vả, cây nho, cây lựu, và cũng không có nước uống?  Môi-se và A-rôn bèn lui khỏi mặt hội chúng, đến tại cửa hội mạc, sấp mặt xuống đất; và sự vinh quang của Đức Giê-hô-va hiện ra cùng hai người.  Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng:  Hãy cầm lấy cây gậy ngươi, rồi với A-rôn anh ngươi, hãy truyền nhóm hội chúng và hai ngươi phải nói cùng hòn đá trước mặt hội chúng, thì hòn đá sẽ chảy nước ra; ngươi sẽ khiến nước từ hòn đá chảy ra cho hội chúng và súc vật của họ uống. Vậy, Môi-se cầm lấy cây gậy ở trước mặt Đức Giê-hô-va, như Ngài đã phán dặn.  Môi-se và A-rôn truyền nhóm hội chúng đến trước hòn đá mà nói rằng: Hỡi dân phản nghịch! Hãy nghe, chúng ta há dễ khiến nước chảy từ hòn đá nầy ra cho các ngươi được sao? 11 Môi-se giơ tay lên, đập hòn đá hai lần bằng cây gậy mình. Nước bèn chảy tràn ra nhiều, hội chúng uống, và súc vật họ uống nữa.  Đoạn, Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se va A-rôn rằng: Bởi vì hai ngươi không có tin đến ta, đặng tôn ta nên thánh trước mặt dân Y-sơ-ra-ên, vì cớ đó, hai ngươi sẽ không đem hội chúng nầy vào xứ mà ta đã cho nó đâu. Ấy đó là nước của Mê-ri-ba nghĩa là: cãi-trả , tức là nơi dân Y-sơ-ra-ên cãi trả cùng Đức Giê-hô-va; Ngài tự thánh hóa trước mặt dân đó”.


Vầng đá trong chương nầy cũng tiêu biểu Đấng Christ bị đóng đinh và phục sinh, và nước tuôn tràn ra từ vầng đá tiêu biểu Đức Linh (I Cor. 10:4), như nước hằng sống đổ ra từ Đấng Christ bị đóng đinh (Giăng 19:34). Trong Xuất 17, Moses đã đập vầng đá bằng cây gậy, và nước đã tuôn ra cho dân chúng uống. Theo lời Phao lô trong I Cor. 10:4, vầng đá nầy là vầng đá thuộc linh đã đi theo sau dân Israel trong hành trình của họ nơi hoang dã. Điều nầy ngụ ý rằng Đấng Christ đã bị đóng đinh trở nên một vầng đá đi theo dân Ngài. Vầng đá đi theo nầy là Đấng Christ phục sinh như Linh ban sự sống (I Cor. 15:45), Đấng luôn luôn ở với Hội thánh để cung cấp nước sự sống cho tín đồ.

Vì Đấng Christ đã bị đóng đinh và  Đức Linh đã được ban cho, Đấng Christ không cần bị đóng đinh lần nữa, không cần đập vầng đá nữa để nước sống có thể tuôn đổ. Trong cuộc gia tể của Đức Chúa Trời, Đấng Christ chỉ nên được đóng đinh một lần mà thôi (Heb. 7:27; 9:26-28a). Để tiếp nhận nước sống từ Đấng Christ đã bị đóng đinh, chúng ta chỉ cần “cầm lấy cây gậy” và “nói cùng vầng đá”. “Cầm lấy cây gậy” là đồng nhất hoá với Đấng Christ trong sự chết của Ngài và áp dụng sự chết của Đấng Christ cho chính mình và tình thế của mình. “Nói cùng vầng đá” là nói một lời trực tiếp cùng Đấng Christ như vầng đá vỡ, cầu Ngài ban Linh sự sống cho chúng ta, căn cứ trên sự kiện Đức Linh đã được ban cho rồi. Nếu chúng ta áp dụng sự chết của Đấng Christ cho chính mình và cầu xin Đấng Christ ban Đức Linh cho chúng ta trong đức tin, chúng ta sẽ tiếp nhận Đức Linh hằng sống như sự cung cấp dồi dào của sự sống (Phil. 1:19).

3. Hát Cùng Vầng Đá:
Dân số ký 21:16-18, “Từ đó dân Y-sơ-ra-ên đến Bê-reNghĩa là giếng , ấy đó là cái giếng mà Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Hãy nhóm hiệp dân chúng, ta sẽ cho chúng nó nước. Y-sơ-ra-ên bèn hát bài nầy: Hỡi giếng, hãy tuôn lên! Hãy ca hát cho nó!  Giếng mà các vua chúa đã khai, Các tước vị của dân chúng đã đào với phủ việt cùng cây gậy mình!”.

Chữ “Bê- re” có nghĩa “cái giếng”. Vầng đá trong Xuất hành 17:5-6 và Dân 20:8 tiêu biểu Đấng Christ đã bị Đức Chúa Trời đóng đinh (bị đánh đập) trên thập giá, đến nỗi nước hằng sống, Linh tổng kết của Đức Chúa Trời tam nhất đã trải qua tiến trình và được tổng kết có thể tuôn đổ vào chúng ta, còn cái giếng tại Bê-re tiêu biểu Đấng Christ ở bên trong chúng ta (Giăng 4:11-12, 14), Việc đào giếng (c.18) ngụ ý đào bỏ các “sự nhơ nhớp”, là các sự ngăn trở của tấm lòng chúng ta—tâm trí, tình cảm, ý muốn và lương tâm của chúng ta—đến nỗi Đức Linh như nước hằng sống có thể trào lên từ bên trong chúng ta và tuôn đổ ra ngoài cách tự do./.