Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Đức Chúa Trời trong tiếng Trung Quốc


                        
Có một vài từ ngữ khác nhau được sử dụng trong ngôn ngữ Trung Quốc nói về Đức Chúa Trời và thiên đường. Mỗi từ ngữ, bởi nó là từ nguyên cho chúng ta biết điều gì đó về Đấng Tối Thượng thuộc linh mà là phổ biến với người Trung Quốc cổ đại và Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ.


Đức Chúa Trời - El Shaddai-
Chữ Thượng Đế





Hoàng đế Thuấn đã  thờ phượng ShangTi, nghĩa đen, Hoàng Đế trên trời. Thật là thú vị khi lưu ý sự tương đồng về ngữ âm giữa từ ngữ Trung Quốc xác định này về Đức Chúa Trời và tiếng Hê-bơ-rơ, Shaddai (Toàn năng).

Đức Chúa Trời - Đấng Tạo Hóa


Một hình thức chữ "Thần"




Một hình thức chữ "Thần"



Đức Chúa Trời cũng được thể hiện trong ngôn ngữ Trung Quốc bởi chữ Thần (Shen). Từ ngữ này có thể được viết trong hai hình thức khác nhau (xem bên phải và bên dưới). Từ nguyên của hình ảnh này cho thấy các chi tiết về công việc của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo. Ở phía bên trái của chữ nầy, chúng ta thấy một hình ảnh có nghĩa là sự Tiết Lộ, Mặc khải hoặc Tuyên bố. Nhiều chỗ hơn trong các văn kiện Kinh Thánh chép về sự sáng tạo, chúng ta biết rằng "... Đức Chúa Trời phán..." (Sáng thế ký 1: 3, 6, 9, 11, 14, 20, 24, 26, NKJV). Tác giả Thánh Vịnh tuyên bố về công trình sáng tạo của Đức Chúa Trời:
“Các từng trời được làm nên bởi lời Đức Giê-hô-va, Cả cơ binh trời bởi hơi thở của miệng Ngài mà có.... Vì Ngài phán, thì việc liền có; Ngài biểu, thì vật bèn đứng vững bền. (Thánh Vịnh 33: 6, 9,)

Ở bên phải chữ chữ nầy, hai hình ảnh được đan bện với nhau. Ở đó, chúng ta thấy một NGƯỜI và một khu VƯỜN. NGƯỜI, là mão miện quí báu cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời (Sáng. 1:26), được đặt trong khu vườn của Eden. Moses ghi lại,
Giê-hô-va Đức Chúa Trời lập một cảnh vườn tại Ê-đen, ở về hướng Đông, và đặt người mà Ngài vừa dựng nên ở đó (Sáng. 2:8)



Đức Chúa Trời – Linh









Linh là một từ ngữ khác có thể được sử dụng để ám chỉ Đức Chúa Trời. Trong Kinh Thánh Trung Quốc, từ ngữ này được dùng để chỉ Đức Thánh Linh. Từ nguyên của Linh tiết lộ rằng người Trung Quốc cổ đại đã có kiến ​​thức về ba thân vị của Thần cách (Godhead)! Ở nửa trên của chữ này, có  hình Một Đấng đang che phủ các giọt nước. Văn kiện sự tạo dựng trong Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ, cho thấy:... Linh Đức Chúa Trời vận hành  (ấp ủ) trên mặt nước. (Sáng thế ký 1:2)

Trong phần dưới của chữ Linh, có vẻ là một tham chiếu đến ba thân vị của Thần Cách. Nó phác họa hình ảnh ba Thân Vị chung với nhau. Dưới những điều nầy, chúng ta thấy một chữ về một Công Nhân có phép thần thông, liên tưởng quyền năng kỳ diệu của Đức Chúa Trời hoạt động trong sự sáng tạo. Trong hình ảnh sau nữa, ba thân vị Đức Chúa Trời được phác họa một lần nữa. Khi nhìn chữ nầy lần đầu, nó  chia thành hai Thân Vị mang hình ảnh về công tác. Tuy nhiên, đường thẳng trong chữ Công cũng có thể giới thiệu một Thân Vị. Đường ngang có thể có nghĩa  Đấng đang ở phần trên của Linh, nhưng nó cũng có thể đại diện cho TOÀN BỘ, TOÀN THỂ hoặc TẤT CẢ. Hai đường nằm ngang trong hình nầy có thể ám chỉ các tầng trời và trái đất, kết quả của của công tác từ quyền năng thần diệu của Đức Chúa Trời.


Đức Chúa Trời - Thiên Đường




Thiên (Tian) có thể ám chỉ bầu trời hoặc trời, nhưng khi chúng ta nhìn vào nguyên ngữ của hình ảnh, chúng ta thấy một cái gì đó lớn hơn. Nó nói về Đấng ở ngoài bầu trời! Hai chữ được sử dụng để tạo ra chữ Thiên là Đại (rất lớn) và Một Đấng. Thật vậy, ShàngTi là Đấng vĩ đại nhất!

Bốn chữ, ShàngTi (Thượng Đế), Shen (Thần), Ling  (Linh) và Tian (Thiên), ​​tất cả đều ám chỉ đến  Đức Chúa Trời toàn năng, và đồng ý với lời chứng của Kinh Thánh Hê-bơ-rơ. Trong đó, chúng ta thấy quyền bính của Đức Chúa Trời, công việc của Ngài như là Đấng Tạo Hóa của tất cả mọi thứ, ba thân vị của Thần Cách, và sự vĩ đại của Đức Chúa Trời được tán dương. Một số người có thể coi sự phù hợp giữa các ký tự Trung Quốc và Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ là việc hoàn toàn ngẫu hợp. Nếu có, thì đây là một sự trùng hợp! Tuy nhiên, có rất nhiều bằng chứng hơn chưa đến.

William J. Stewart