Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Peter Waldo (1140-1218)



PETER WALDO (1140-1218)


Peter Waldo, Valdo, hoặc Waldes
, sanh năm 1140 và qua đời năm 1218. Ông cũng được gọi là  Pierre Vaudès hoặc de Vaux, được cho là người sáng lập phái Waldensians, một phong trào thuộc linh cơ đốc thời Trung Cổ, mà hậu tự của họ vẫn còn tồn tại ở các khu vực khác nhau của miền nam châu Âu. Do thiếu các tài liệu đáng tin cậy, nên cuộc tranh luận ở mức độ lớn lao về vai trò của Waldo trong giáo phái Waldensian, là giáo phái nầy có thể đã tồn tại trước khi có sự lãnh đạo của ông, trong khi nhà sử học Pháp, Thuanus, ghi ngày  chết của ông năm 1179 . Người ta báo cáo rằng từng hội đoàn tín đồ đã di chuyển từ Italy đến cư trú tại thung lũng Alpine vào thời của sứ đồ Phao-lô. Họ tuân giữ nội dung hội thánh sứ đồ. Họ coi kinh thánh là tiêu chuẩn cột trói đối với giáo lí của tín đồ và trật tự hội thánh.

 Cuộc sống và công việc
:.

Các chi tiết cụ thể về cuộc sống của ôngmột bí ẩn lớn. Nguồn tài liệu còn tồn tại liên quan sự việc rằng ông là một người thợ dệt và thương gia giàu có từ Lyon và một người đàn ông học thức. Một ít lâu ngay trước năm 1160, ông được cảm thúc từ một loạt các sự kiện, trước hết, sau khi nghe một bài giảng về cuộc đời của thánh Alexius, thứ hai, khi từ chối biến thể thuyết ( công giáo tin bánh và nước nho tiệc thánh biến thành máu và thịt thật của Chúa khi bẻ bánh), mà ông kể là thực hiện một tội ác chủ yếu, thứ ba, cái chết đột ngột và bất ngờ của một người bạn trong một bữa ăn tối. Từ thời điểm này trở đi, ông bắt đầu sống một cuộc sống cơ đốc triệt để, bằng cách ban tài sản của mình cho vợ, trong khi phần còn lại đồ đạc của mình, ông phân phối như của bố thí cho người nghèo. Ông là người khôi phục sự thực hành sai các tín đồ ra đi từng đôi để rao giảng phúc âm.

Vào khoảng thời gian nà
y, Waldo đã bắt đầu rao giảng và dạy dỗ cách công khai, dựa trên các ý tưởng của mình về cuộc sống đơn giản và nghèo nàn, ông có danh tiếng, đặc biệt là "không có người nào có thể phục vụ hai chủ, Đức Chúa Trời và Mammon". Ông cũng rao giảng kèm theo các sự lên án mạnh mẽ thái quá về Giáo hoàng và các tín điều Công giáo, bao gồm cả  ngục luyện tội biến thể thuyết. Ông cáo buộc họkỵ nữ theo sách Khải thị.

Vào năm 1170, ông đã thu thập một số lượng lớn môn đệ theo ông,những người nghèo Lyons, người nghèo Lombardy, người nghèo của Đức Chúa Trời, những người sẽ làm lan tràn lời giảng dạy của mình ở nước ngoài, trong khi cải trang như người bán hàng rong. Họ thường được gọi là nhóm người Waldensians (hoặc Waldenses), họ khác biệt với nhóm Albigensians hoặc Cathari. Họ lan tràn và rao giảng ở các nước Pháp, Italy, Đức, Áo, thụy sĩ và Bohemia. Sau nhiều năm công tác tại Bohemia, Waldo dấy lên một cuộc phục hưng lớn tại đó.

Phong trào Waldensian
ngay từ ban đầu mang đặc điểm qua cách cách giảng dạy bởi người tín đồ thường, sống nghèo nàn cách tự nguyện và tuân thủ nghiêm ngặt đối với Kinh Thánh. Giữa những năm 1175-1185, hoặc Peter Waldo đã ủy nhiệm một tutại Lyons dịch Tân Ước sang tiếng bản xứ, là tiếng Arpitan (Franco-Provence) hoặc tự mình ông  tham gia vào công việc dịch thuật này. Điều đó chưa xác quyết được. Bất kể nguồn gốc nào về bản dịch nầy, ông được tín nhiệm là người đã cung cấp cho châu Âu, bản dịch đầu tiên của Kinh Thánh bằng ngôn ngữ hiện đại, ngoài bản Kinh thánh Latin.

Vào năm 1179, Waldo và một trong những môn đệ của ông đã đến Rome, nơi họ đã được Giáo hoàng Alexander III và giáo triều Rôma chào đón. Họ phải giải thích đức tin của họ trước một nhóm người là ba vị giáo phẩm, bao gồm cả các vấn đề được tranh luận trong Giáo Hội, như chức tế lễ phổ quát, phúc âm giảng bằng lưỡi của người địa phương phàm tục, và vấn đề nghèo đói tự áp đặt. Các kết quả của phiên họp là không đến chỗ kết luận sau cùng về các ý tưởng của Waldo, nhưng chính nó không phải là phong trào, đã bị kết án tại  hội đồng Lateran lần thứ ba trong cùng một năm, mặc dù các nhà lãnh đạo của phong trào đã chưa bị rút phép thông công.

Sau khi bị trục xuất khỏi Lyons, Waldo và những người theo ông định cư tại các thung lũng cao của vùng Piedmont,  ở Pháp, ở Luberon. Cuối cùng, Waldo đã bị rút phép thông công bởi Giáo hoàng Lucius III trong thượng hội đồng được tổ chức tại Verona năm 1184, và các học thuyết của Người Nghèo của Lyon một lần nữa đã bị Hội đồng Lateran lần thứ tư năm 1215 lên án, nơi mà tên họ của họ được đề cập lần đầu tiên, và được coi là dị giáo. Giáo hội Công giáo La Mã đã bắt đầu bức hại các anh em Waldensians,  nhiều người đã bị thử thách và bị kết án tử hình ở nhiều nước châu Âu trong các thế kỷ 12, 13, và 14. Một số người của  giáo phái nầy tiếp tục tồn tại bằng cách chạy trốn đến dãy núi Alps và ẩn trốn ở đó. Nhiều thế kỷ sau cái chết của ông, anh em giáo phái Waldensian nầy gia nhập chi nhánh hội thánh Geneva hoặc Hội  Cải Cách Tin Lành./.