Sau khi một tín đồ được tái sinh, anh ta nên biết hai điều rất quan trọng: anh ta đã chiếm được bao nhiêu qua sự tái sinh và tâm tính thiên nhiên của anh ta còn lại bao nhiêu. Sự hiểu biết này sẽ giữ gìn anh ta tiến tới theo con đường thuộc linh của mình. Bây giờ chúng ta cần giải thích xác thịt của một người bao gồm những gì và Chúa Jesus đã xử lý các yếu tố của xác thịt như thế nào trong sự cứu chuộc của Ngài. Nói cách
khác, chúng ta muốn nhìn xem những gì người tín đồ đã tiếp nhận vào lúc mới tái sinh. La-mã 7: 14 nói “tôi là xác thịt, bị bán cho tội lỗi”. Câu 17 và 18 nói “tội lỗi cư trú ở trong tôi tức là ở trong xác thịt tôi”. Từ hai câu này ta có thể thấy rằng xác thịt bao gồm “tội lỗi” và “tôi”. “Tội lỗi” này là quyền năng của các tội lỗi, còn cái “tôi” là những gì ta thường gọi là bản ngã.Nếu một tín đồ muốn hiểu sự sống thuộc linh là gì, anh ta phải có một sự phân biệt sáng tỏ về hai thành phần cấu tạo này của xác thịt. Chúng ta biết rằng Chúa Jesus xử lý tội lỗi trong xác thịt ta trên thập tự giá. Vì vậy, kinh thánh bảo chúng ta rằng “người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh với Ngài” (La 6: 6). Kinh thánh không bao giờ bảo chúng ta đóng đinh tội lỗi, vì cớ đây là điều mà Christ đã hoàn thành đầy đủ. Con người không cần làm thêm điều gì về tội lỗi. Vì vậy, kinh thánh bảo chúng ta kể chính mình là đã chết đối với tội lỗi (câu 1). Theo đường lối này ta có thể tiếp nhận hiệu quả của sự chết của Christ và có thể được giải cứu cách hoàn toàn khỏi quyền năng của tội lỗi (câu 14).
Dầu kinh thánh không bao giờ bảo chúng ta đóng đinh các tội lỗi mình, kinh thánh bảo chúng ta mang thập tự giá liên quan đến bản ngã. Nhiều lần Chúa Jesus đề cập rằng ta phải từ bỏ bản ngã mình và vác thập tự giá bước theo Ngài. Lý do cho điều này là có sự khác nhau giữa việc Chúa xử lý các các tội lỗi của chúng ta trên thập tự giá và việc Ngài xử lý bản ngã của chúng ta trên thập tự giá. Chúng ta biết rằng chỉ sau khi Chúa lên thập tự giá Ngài mang các tội lỗi ta. Ngài đã không mang các tỗi lỗi ấy trước thời gian này. Tuy nhiên, Ngài đã không từ chối chính mình sau khi Ngài đã lên thập tự giá; thay vào đó Ngài đã từ bỏ chính mình luôn luôn khi Ngài còn ở trên mặt đất. Một người tín đồ có thể đắc thắng tội lỗi trong một phút, nhưng anh ta phải từ bỏ chính mình suốt cả cuộc đời. Ga-la-ti làm sáng tỏ cho chúng ta về hai phương diện này của mối liên hệ giữa xác thịt và các tín đồ. Về một mặt, Ga-la-ti nói rằng “những ai thuộc về Christ Jesus đã đóng đinh xác thịt với các đam mê, và tư dục nó trên thập tự giá rồi” (5: 24). Điều này có nghĩa vào một ngày một người bắt đầu thuộc về Christ, xác thịt anh ta đã được đóng đinh. Nếu một người đã không được Đức Thánh Linh dạy dỗ, anh ta có thể nghĩ rằng không còn xác thịt nữa vì cớ xác thịt đã bị đóng đinh rồi. Nhưng kinh thánh bảo chúng ta “hãy bước đi bởi Thánh Linh, thì anh em hẳn chẳng làm trọn tư dục của xác thịt. Vì xác thịt ưa muốn trái với Thánh Linh, và Thánh Linh trái với xác thịt” (16-17). Hai câu này bày tỏ cách rõ ràng cho chúng ta rằng một người thuộc về Christ và người có Thánh Linh cư trú trong mình vẫn còn có xác thịt. Không chỉ xác thịt vẫn còn hiện hữu, nhưng nó có năng lực cách đặc biệt. Điều này tại sao? Hai khúc kinh thánh này có mâu thuẩn với nhau không? Không, chúng không mâu thuẩn nhau. Câu 24 đặc biệt bàn về phương diện tội lỗi trong xác thịt, còn câu 17 đặc biệt bàn về phương diện của bản ngã trong xác thịt. Thập tự giá của Christ xử lý với tội lỗi, còn Đức Thành Linh xử lý bản ngã qua thập tự giá.
Qua thập tự giá Christ đã giải phóng các tín đồ cách đầy trọn khỏi quyền năng của tội lỗi đến nỗi tội lỗi không còn chủ trị trên họ nữa. Qua Đức Thánh Linh, Đấng Christ đang cư trú trong các tín đồ đến nỗi họ có thể đắc thắng bản ngã hàng ngày và vâng phục Ngài cách đầy đủ. Đắc thắng trên tội lỗi là một sự kiện hoàn thành, còn đắc thắng trên bản ngã là một công việc được hoàn thành mỗi ngày. Nếu một tín đồ hiểu được sự cứu rỗi đầy trọn của thập tự giá vào lúc tái sinh (tức là vào lúc anh tiếp nhận Jesus là Cứu Chúa của anh), anh sẽ được giải phóng cách hoàn toàn khỏi tội lỗi về một mặt, và tiếp nhận sự sống mới về mặt kia. Thật đáng tiếc, nhiều công nhân đã không trình bày sự cứu rỗi đầy đủ của Đức Chúa Trời cho tội nhân. Kết quả, tội nhân chỉ tin vào sự cứu rỗi một phân nửa và chỉ tiếp nhận sự cứu rỗi phân nửa. Đích thực các tội lỗi anh đã được tha thứ, nhưng anh không có quyền năng đắc thắng tội lỗi. Thực vậy, khi đường lối sự cứu rỗi được rao giảng cách đầy đủ. Nhưng có sự kiện là người tín đồ chỉ khao khát ân điển sự tha thứ mà không chân thành khao khát năng quyền đắc thắng tội lỗi, cũng là kết quả của việc anh chỉ tiếp nhận sự cứu rỗi bán phần. Nếu một người tin và tiếp nhận sự cứu rỗi đầy đủ vào lúc anh ta được tái sinh, anh ta sẽ có ít kinh nghiệm về việc bị thất bại khi đánh trận với tội lỗi, và có nhiều kinh nghiệm hơn về việc đánh trận với bản ngã. Nhưng rất ít tín đồ giống như vậy. Dầu chúng ta không thể nói có bao nhiêu người giống như vậy, chúng ta có thể nói rằng số lượng rất nhỏ. Đa số tín đồ chỉ tiếp nhận sự cứu rỗi một nửa, vì vậy đa số cuộc chiến đấu của họ là với tội lỗi. Thậm chí có một số người không biết bản ngã là gì vào lúc họ được tái sinh. Điều này có đôi điều liên hệ với kinh nghiệm của một người trước khi được tái sinh. Dĩ nhiên, họ không có năng quyền giúp họ đủ khả năng làm làm lành. Dầu lương tâm họ tương đối sáng tỏ, họ có chút ít sức mạnh làm lành, và cuộc xung đột không thể tránh khỏi. Đây là những gì thế giới gọi là sự xung đột giữa lý trí và tư dục.
Sau khi những người này nghe về sự cứu rỗi đầy trọn, họ chân thành tiếp nhận ân điển của sự đắc thắng trên tội lỗi trong cùng đường lối mà họ tiếp nhận ân điển sự tha thứ tội lỗi. Những người khác có lương tâm tối tăm trước khi họ tin, và họ rất là ô tội. Họ đã không bao giờ có sức làm lành. Khi họ nghe về sự cứu rỗi đầy trọn, tự nhiên họ nắm lấy ân điển sự tha thứ và xao lãng (nhưng không từ chối) ân điển sự đắc thắng trên tội lỗi. Loại người này lúc nào cũng kinh nghiệm sự xung đột với tội lỗi trong xác thịt sau khi được tái sinh. Tại sao có điều này? Lý do cho điều này là ngay sau khi một người được tái sinh và tiếp nhận sự sống mới, sự sống này chuyển đổi anh ta khỏi sự sự trị vì của xác thịt để thuận phục sự sống mới này. Sự sống Đức Chúa Trời thì tuyệt đối, và nó sẽ không dừng lại cho đến khi nó chiếm được sự kiểm soát đầy trọn trên một người. Một khi nó vào linh một người, nó sẽ giải phóng anh ta khỏi người chủ trước kia - tội lỗi – và sẽ đưa anh ta vào sự vâng phục đầy trọn đối với Đức Thánh Linh. Tuy nhiên, tội lỗi đã châm rễ sâu xa trong con người. Dầu ý muốn con người được đổi mới qua sự sống tái sinh, ý muốn anh sẽ vẫn còn liên kết với tội lỗi và bản ngã, và nhiều lúc nó vẫn xu hướng về phía tội lỗi. Vì lý do này, có sự xung đột lớn lao giữa sự sống mới và xác thịt. Vì có nhiều người kinh nghiệm sự xung đột này, chúng ta sẽ đặc biệt chú tâm đến kinh nghiệm này. Nhưng chúng tôi phải nhắc nhở đọc giả rằng xung đột kéo dài như vậy với tội lỗi (chú ý, không phải với bản ngã) và các sự thất bại như vậy là không cần thiết. Xác thịt muốn có sự chi phối toàn thể. Sự sống thuộc linh cũng muốn có sự chi phối toàn thể.
Xác thịt đòi hỏi rằng con người thuộc về nó mãi mãi, còn sự sống thuộc linh yêu cầu rằng con người thuận phục Thánh Linh đầy trọn. Xác thịt và sự sống thuộc linh khác nhau trong mọi đường lối. Bản chất của xác thịt thuộc về A-dam thứ nhất, còn bản chất của sự sống thuộc linh thuộc về A-dam sau cùng. Các động cơ của xác thịt thuộc về đất, còn các chú tâm của sự sống thuộc linh thì thuộc thiên. Xác thịt lấy chính nó làm trung tâm cho mọi sự, còn sự sống thuộc linh tiếp lấy Christ làm trung tâm cho mọi điều. Vì chúng rất khác biệt nhau, nên điều không thể tránh khỏi là con người thường gặp sự xung đột với xác thịt. Xác thịt xui khiến con người phạm tội, còn sự sống thuộc linh thuyết phục con người hướng về sự công nghĩa. Sau khi một tín đồ được tái sinh, luôn luôn có kinh nghiệm sự xung đột này bên trong anh ta, vì cớ anh ta dốt nát về sự cứu rỗi đầy trọn của Christ. Một tín đồ trẻ tuổi thường hoang mang về loại xung đột này bên trong anh. Kết quả một số người trở nên chán nản. Họ tự coi mình là quá gian ác và cảm thấy rằng không thể tiến lên thêm nữa. Thậm chí một số người bắt đầu nghi ngờ tính chân thật của sự tái sinh. Ít nhiều họ nhận thức rằng họ kinh nghiệm các sự xung đột như vậy cách chính xác vì cớ họ đã được tái sinh. Hồi ban đầu, xác thịt đã từng trị vì, không có gì ngăn trở sự trị vì của nó cả. Hơn nữa, vì cớ linh họ vốn đã chết, họ đã không cảm thấy tội lỗi thậm chí họ từng vi phạm nhiều tội lỗi. Bây giờ sự sống mới đã bước vào, đem theo bản chất thuộc thiên, với chú tâm mới, sự sáng mới, và một ý muốn mới. Một khi sự sáng mới này vào trong con người, nó vạch trần tình trạng cực kỳ ghê tởm và đồi bại trong con người. Chắc chắn chú tâm mới không muốn cứ mãi mãi ở trong sự đồi bại và ghê tởm, nó muốn bước đi theo ý muốn Đức Chúa Trời.
Tự nhiên xác thịt chiến đấu với sự sống thuộc linh. Sự xung đột như vậy khiến cho người tín đồ nghĩ rằng có hai con người bên trong anh ta, mỗi người có ý kiến và sức mạnh riêng, và mỗi một người thi đua chiến thắng người kia. Nếu anh ta bước đi theo sự sống thuộc linh để chiến thắng, anh ta sẽ cảm thấy vui mừng nhiều. Nếu xác thịt anh thắng hơn, anh sẽ cảm thấy bị định tội. Loại kinh nghiệm này chứng tỏ rằng người đó đã được tái sinh rồi. Mục tiêu Đức Chúa Trời không phải cải cách xác thịt, nhưng tiêu hủy nó. Đức Chúa Trời ban sự sống cho con người vào lúc tái sinh để tiêu hủy bản ngã trong xác thịt qua sự sống của Ngài. Dầu sự sống Đức Chúa Trời ban cho con người rất quyền năng, nhưng một người được được tái sinh chỉ giống như một đứa bé mới sinh; anh ta vẫn còn rất yếu. Vì xác thịt đã trị vì quá lâu rồi, nó trở nên rất có năng lực.
Thêm vào đó, con người chưa nắm được sự cứu rỗi đầy đủ của Đức Chúa Trời bằng đức tin. Vào những lúc như vậy, dẫu một người đã được tái sinh rồi, anh ta vẫn còn xác thịt. Ý nghĩa của tình trạng sống xác thịt là bị xác thịt cai trị. Rất đáng thương cho một tín đồ đã được tái sinh, được sự sáng thuộc thiên soi sáng, nhận thấy sự gian ác của xác thịt mình, và hoàn toàn khao khát chiến thắng xác thịt mình, song le không thể làm những điều này vì cớ sự yếu đuối của sức mạnh mình. Đây là thì giờ khi nước mắt tuôn chảy nhiều nhất và buồn rầu lớn nhất. Thật không thể thay đổi, mọi người được tái sinh có vài sự mong muốn trừ tiệt các tội lỗi và làm vui lòng Đức Chúa Trời. Song le ý muốn không đủ mạnh và thường thường xác thịt đắc thắng. Kết quả chúng ta thấy nhiều lỗi lầm hơn là các sự chiến thắng. Làm sao một người không cảm thấy hối hận chứ?
Kinh nghiệm Phao-lô được miêu tả trong La-mã 7 là câu chuyện sự xung đột trong suốt giai đoạn này. “vì điều tôi làm thì tôi không hiểu (thừa nhận); bởi điều tôi muốn thì tôi không làm, còn điều tôi ghét thì tôi lại làm… tôi biết rằng trong tôi, tức là ở trong xác thịt tôi, chẳng có điều gì tốt cư trú; vì lòng muốn thì ở nơi tôi, nhưng quyền lực làm điều tốt thì lại không có. Cho nên điều tốt tôi muốn thì tôi không làm, còn điều ác tôi không muốn thì tôi lại làm. Song nếu tôi làm điều tôi không muốn, thì chẳng còn phải là tôi làm điều đó nữa, bèn là tội lỗi cư trú trong tôi. Vì tôi thấy trong tôi có luật này: khi tôi muốn làm điều lành, thì điều ác lại cặp theo tôi. Vì theo người bề trong, tôi vẫn vui thích luật pháp của Đức Chúa Trời; nhưng tôi thấy trong các chi thể tôi có một luật khác chiến đấu với luật trong tâm trí tôi, bắt tôi làm phu tù cho luật tội lỗi vẫn ở trong các chi thể tôi” (câu 15, 18-19, 21-23).
Lời than dài cuối cùng của ông tìm được tiếng vọng trong lòng nhiều người có cùng kinh nghiệm: “Ôi, tôi là người khốn nạn là dường nào! Ai sẽ giải cứu tôi khỏi thân thể của sự chết này?” (câu 24). Ý nghĩa của tình trạng chiến tranh này là gì? Tình trạng chiến tranh này là một phương diện kỷ luật của Thánh Linh. Đức Chúa Trời có sự cứu rỗi đầy đủ chuẩn bị cho con người. Nhưng con người không chiếm được nó hoặc do dốt nát hay do không sẵn sàng chiếm lấy. Đức Chúa Trời chỉ có thể ban cho con người những gì anh ta tin, những gì anh ta tiếp nhận, và những gì anh ta đặc biệt yêu cầu. Vì vậy, con người đòi hỏi sự tha thứ và sự tái sinh, Đức Chúa Trời tha thứ và tái sinh anh ta. Bởi đường lối tình trạng chiến tranh này, Đức Chúa Trời làm cho các tín đồ tìm kiếm và nắm được sự đắc thắng đầy đủ trong Christ. Nếu Đức Chúa Trời không có sự đắc thắng đầy trọn vì cớ họ không biết các điều đó, họ sẽ tìm cách biết về điều đó tiếp sau tình trạng chiến tranh như vậy. Theo cách này, Đức Thánh linh sẽ có cơ hội khải thị cho họ đường lối xử lý người cũ trên thập tự giá. Ngài sẽ khiến cho họ tin và tiếp nhận. Nếu một tín đồ không muốn tiếp nhận sự chiến thắng đầy đủ vì cớ anh ta không muốn điều đó, mọi lẽ thật anh ta có đều chỉ đơn thuần ở trong đầu óc mà thôi. Sau tình trạng chiến tranh này, anh ta sẽ nhận thấy rằng tri thức suông là vô dụng, dẫu tiếp tục lỗi lầm, anh ta sẽ có lòng ao ước kinh nghiệm lẽ thật mà anh ta đã biết rồi. Loại tình trạng chiến tranh này gia tăng theo thời gian. Nếu các tín đồ không ngã lòng, nhưng trung tín tiến lên, sẽ còn có thêm tình trạng chiến tranh ác liệt hơn ở đằng trước mặt họ. Tình trạng chiến tranh như vậy sẽ không dừng lại cho đến khi các tín đồ được giải cứu cách hoàn toàn./.WN.