Kinh van: 1Cor15:46-47;Sáng 17:18-19;25:23; La 9:12-13;Sang 48:18-
19;1Sam 8:5;16:1;2Sam 12:14,24-25.
Sứ điệp mà Chúa ban cho chung ta chiều nay vướng mắc vào ít phần Kinh thánh nầy. Các câu nầy bày tỏ một nguyên tắc mà Đức Chúa Trời khải thị trong kinh thánh. Chủ đề bài giảng hôm nay có thể được gọi là"Nguyên tăc làm người thứ hai" hay "Luật làm người thứ hai".
Trong các phần kinh thánh ta vừa đọc, ta có thể thấy rằng Đức Chúa Trời chọn người thứ hai, không chọn người thứ nhất. 1Cor 15:46-47 nói rằng người thứ nhất thuộc về đất, và người thứ hai thuộc về trời; người thứ nhất thuộc hồn , người thứ hai thuộc linh.Tôi thường nghĩ rằng đây là một điều kinh ngạc trong kinh thánh khi Đức Chúa Trời luôn luôn chọn người thứ hai. Ichmaên là con trai cả và là anh lớn tuổi, còn Ysác la em nhỏ tuối. Song le Đức ChúaTrời chọn Ysác. Êsau cũng la con ca va anh lớn tuổi , và Giacốp là con thứ va là em.Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn Giacốp., không phải Êsau. Manase la con trai thứ nhất, Épraim là con thứ hai; tuy nhiên Đức Chúa Trời chọn Épraim. Bátsêba có hai con trai. Đức Chúa Trời đã đánh con trai thứ nhất và yêu con thứ nhì, Salômôn. Đức Chúa Trờ đã yêu Salômôn nhiều đến nỗi Ngài sai tiên tri Nathan ban cho Salômôn tên là Giêđiđia có nghĩa là "Người yêu dấu của Đức Giêhôva". Chúa của chúng ta đã được sinh ra từ dòng dõi nầy theo xác thịt.
Vì vậy , theo kinh thánh, ta thấy rằng Đức Chúa Trời luôn luôn chọn người thứ hai, không chọn ngưới thứ nhất. Điều nầy chưa hết. Đức Chúa Trời không muốn vua thứ nhất, Saulơ; Ngài chọn Davít, vua thứ hai. Đức Chúa Trời nói rằng Đavít là người vừa lòng Ngài.
Tại sao Đức Chúa Trời loại bo anh cả va thich người em? Tại sao Đức Chúa Trời ghét người thứ nhứt và chọn người thứ hai? Đây là những gì chúng ta phải tìm ra.
Đức Chúa Trời không chỉ xử lý dân Itxraên va các tín đồ theo cách nầy, Ngài cũng xử lý các tội nhân theo đường lối nầy. Trong Xuất Ai cập ký, tại sao Đức Chúa Trời muốn dân Itxraên bôi huyết trên hai cột cửa và mày cửa cho các con đầu lòng của họ? Tại sao con đầu lòng có nguy cơ và con thứ hai không có? Tại sao Đức Chúa Trời đòi hỏi con đầu lòng của gia súc va chiên phải được cứu chuộc, và nếu chúng không được cứu chuộc, cổ chúng nó phải bị bẻ gãy.Bẻ cổ tiêu hủy hệ thống thần kinh trung tâm va se chết. Tại sao con đầu lòng của gia súc và chiên cần được cứu chuộc? Tại sao con thứ hai của gia súc va chiên không cần được cứu chuộc?Thậm chí các con trai đầu lòng đã phải được cứu chuộc , them vao số con đầu lòng của gia súc và chiên.Tuy nhiên, con trai thứ hai đã không cần được cứu chuộc. Nếu con đầu lòng đã không được cứu chuộc với một giá, anh ta không được kể la một người dân của Đức Chúa Trời, đã phải bị khai trừ. Tại sao Đức Chúa Trời đã không hài lòng con đầu lòng? Tại sao chung không đượcyêu chuộng? Tại sao những đứa con thứ hai được Đức Chúa Trời yêu thương? Tại sao Đức Chúa Trời nhân từ đối với họ? Tại sao Ngài cũng đã ấp ủ họ? Tại sao Đức Chúa Trời đã làm cho toàn chi phái Lêvi trở nên giá chuộc cho con đầu lòng của Itxraên? Khi số lượng thiếu hụt, tại sao Ngài đã đòi hỏi lấy bạc thay thế số lượng? Tại sao Đức Chúa Trời loại bỏ con đầu lòng và chọn con thứ hai?
Chúng ta biết rằng kinh thánh không phải là một văn kiện cẩu thả. Lý do Kinh thánh ghi chép nhiều điều theo lối đặc biệt khải thị một nguyên tắc quan trọng, thậm chí dầu nguyên tắc nầy có thể không đụơc nhiều người hiểu biết. Đức Chúa Trời không làm điều gì theo cách bừa bãi. Ngài lặp lại cac hành động theo lối nầy vì cớ đây là cách của Ngài. Mọi hành động của Ngài đều được các đường lối Ngài kiểm soát. Vì vậy, nếu chúng ta có thể học được từ nguyên tắc nầy, ta sẽ tiến bộ cách lớn lao trong tri thức của chúng ta về Đức Chúa Trời va các điều thuộc linh.
Ý nghĩa của việc Đức Chúa Trời chọn người thứ hai va từ bỏ người thứ nhất là gì? Chúng ta hãy đọc 1Côr 15:46 "nhưng chẳng phải cái thuộc linh có trước, bèn là cái thuộc hồn, rồi mới đến cái thuộc linh". Trong khi 1Côr 15 chủ yếu bàn về sự phục sinh của thân thể, mục đích của chúng tôi khi đọc khúc kinh thánh nầy thì không chú tâm vào sự phục sinh thân thể. Chú tâm chúng tôi là về nguyên tắc thuộc linh.Theo phân đoạn nầy của kinh thánh, trứoc hết có thân thể thuộc hồn và kế đó la thân thể thuộc linh.Nguyên tắc ở đây là: mọi sự đến trước thì thuộc hồn, và mọisự đến thứ hai thì thuộc linh.
Cái thứ nhất là gì? Trong Giăng 3:3 chép "quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu người nào chẳng được tái sanh [sanh một lần nữa] anh ta không thể thấy được nước Đức Chúa Trời". Kế đó câu 6 chép "hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt , hễ chi sanh bởi Đức Linh là linh". Chúa Jêsus đã nói về sự tái sanh. Chúa nói rằng đã được sinh ra một lần không đủ; một người phải được sanh lại lần nữa. Ngài phán rằng chỉ có một sự sanh ra thì không đầy đủ; người không thể thấy vương quốc Đức Chúa Trời theo lối nầy.Nhưng nếu anh được sinh lại một lần nữa, anh sẽ có sự sống đời đời và có khả năng thấy vương quốc Đức Chúa Trời. Tiếp theo điều nầy, Chúa Jêsus giải thích rằng sự sinh ra thứ nhất thì thuộc về xác thịt. Ngài cũng giải nghĩa rằng sự sanh ra thứ nhì thuộc về Đức Linh. Cái thứ nhất là mọi sự xuất phát từ xác thịt chúng ta, sự sanh ra thiên nhiên. Cái thứ hai là mọi sự không từ xác thịt, đó là sanh ra từ Đức Linh, và điều đó đến như kết quả của sự sinh ra từ Đúc Linh.
Chúng ta hay suy gẫm nhiều điều bao gồm trong câu : "sanh bởi xác thịt'. Ta thừa kế mọi điều nầy từ cha mẹ chúng ta. Chúng bao gồm tình cảm, tài năng, sự thông minh và mọi sự khiêm nhường , nhu mì, yêu thương , bình an, tính kiên quyết, kiên nhẫn v.v…xuất phát từ sự sinh đẻ thiên nhiên của ta. Mọi mỹ đức mà ta đã sở hữu trước khi ta tiếp nhận Đức Linh va đượctái sinh, và mọi điều mà người khác coi là đáng yêu chuộng đều gồm tóm trong hạng loại mà Chúa Jêsus gọi là "điều gì sanh bởi xác thịt". Anh chi em ơi, ta phải hỏi chính mình: Có điều nào mà ta có, sau khi tái sanh, do Đức Chúa Trời sanh ra không? Hay vẫn có những điều do xác thịt sanh ra? Ta không nên nghĩ rằng chỉ những điều nhơ bẩn và tội lỗi là do xác thịt sinh ra mà thôi và rằng chúng là các điều cần được cất bỏ. Ta không nên coi sự nhu mì, kiên nhẫn, đáng yêu, thông minh, tài năng như là các điều ta co thể giữ lại và không cần trãi qua diễn trình được Đức Chúa Trời sanh ra.Chung ta có nhận thức rằng mọi điều ta có thể chiếm được và làm và có thể hiện hữu mà không có Đức Thánh Linh, không tin Chúa, hay không tin cậy Đức Chúa Trời đều thừa kế từ cái thứ nhất không? Chúng ta có nhận thấy rằng chúng ra từ xác thịt và từ cha mẹ không? Mọi điều nầy nên được loại trừ và từ bỏ. Chỉ những điều mà ta chiếm được và chiếm lấy cùng hiện hữu qua Thánh Linh , qua việc tin Chúa, qua việc tin cậy Đức Chúa Trời mới làm hài lòng Đức Chúa Trời; chúng là những gì Đức Chúa Trời khao khát.
Vì vậy điều thứ nhất là sự tái sanh. Phước cho những ai có hai sự sống! Phước cho những ai có hai bản chất! Miệng một số người nói rằng họ tin Chúa Jêsus; thậm chí họ tham dự các buổi nhóm Hội thánh. Nhưng nếu tất cả những gì họ có là những điều họ thừa hưởng từ cha mẹ họ, họ vẫn còn là tội nhân được định cho sự hư mất. Nếu mọi điều một người có, va la, và mọi điều anh ta đã chiếm được và nắm lấy đều chỉ là những gì anh có từ sự sinh ra của anh, anh la một con người tuyệt vọng và vô dụng trước mặt Đức Chúa Trời.Nếu một người tin Chúa và chiếm được chỗ thứ hai, anh ta được tái sanh, cứu rỗi và có sự sống đời đời.
Các cơ đốc nhân nên chú ý sự khác biệt giữa cái thứ nhất và cái thứ hai.Họ phải có khá năng phân biệt giữa điều gì họ đã thừa hưởng từ cha mẹ và những gì Đức Chúa Trời đã ban cho họ qua Đức Linh. Nhiều cơ dốc nhân có quan điểm lẫn lộn; họ không thể phân biệt giữa cái thứ nhất và cái thứ hai.Họ không biết những gì từ cái thứ nhất và những gì từ cái thứ hai. Nhiều cơ đốc nhân nghĩ rằng nếu họ hăng hái , kiên nhẫn, nói năng những lời tốt đẹp, nếu họ cầu nguyện giỏi, sốt sắng phân phát chứng đạo đơn, cứu người ta, sự sống, nếp sống, bản chất và công việc của họ đầy đũ rồi.
Xin chú ý những gì tôi đang nói. Tôi không nói những gì tôi không biết; tôi đang nói những gì tôi biết. Đúc Chúa Tròi không chú ý công việc lành của anh em. Đức Chúa Trời chỉ chú tâm công việc anh em phát xuất tù đâu.Công việc bắt nguồn từ đâu? Nguồn gốc là gì? Thậm chí, dầu anh em đã làm đôi điều tốt lành, sự tốt lành từ đâu mà đến? Điều nầy không có nghĩa Đức Chúa Trời ghét sự nhu mì; đúng ra , chúng ta phải hỏi sự nhu mì từ đâu mà đến? Nó xuất phát từ bản ngã ta hay từ Đức Thánh Linh?Sự sốt sắng của chúng ta dến từ đâu? Nó ra từ bản ngã ta hay từ Đức Thánh Linh? Nguyên tắc là gi? Nguyên tắc là trong mọi sự ta phải hỏi hoặc điều đó xuất phát từ cái thứ nhất hay cái thứ hai. Đức ChúaTrời luôn luôn loại bỏ cái thứ nhất và luôn luôn chấp thuận cái thứ hai. Vì vậy, anh em phải thấy hoặc sự sốt sắng của anh em xuất phát từ cái thứ nhất hay cái thứ hai.
Giả sử tôi có tánh nhạy giận. Khi tôi thấy anh em khác kiên nhẫn, , tôi khâm phục họ rất nhiều và khen họ. Nhưng Đức Chúa Trời quan tâm về sự việc khác. Ngài muốn hỏi về nguồn gốc sức mạnh cho sự kiên nhẫn nầy. Ngài muốn hỏi năng quyền đàng sau sự kiên nhẫn nầy xuất phát từ đâu. Khi chúng ta thấy sự nhân từ trong cái thứ nhất, ta nói điều đó tốt. Nhưng Đức Chúa Trời sẽ chỉ nói rằng điều gì tốt thì phải là điều tốt từ Ngài. Chỉ điều gì Đức Chúa Trời cho là tốt mới là thực sự tốt. Khi ta thấy một giảng sư có tiếng nói to, sự phát âm rõ ràng, có sự say mê công việc, nhiệt thành cứu hồn người, chúng ta thường nói rằng anh ấy thuộc linh. Nhưng Đức Chúa Trời hỏi hoặc các thuộc tính nầy từ người thứ nhất hay người thứ hai. Một lần kia một anh em nói rằng các cơ đốc nhân không có sự phân biệt gì cả. Khi họ thấy một giảng sư nắm tay đập tòa giảng, họ nói rằng ông ấy rất quyền năng! Nhưng quyền năng ông xuất phát từ đâu? Bất cứ tài năng , sức mạnh, và thuộc tánh thiên nhiên nào xuất phát từ người thư nhất không đáng tin cậy. Đức Chúa Trời chỉ muốn những gì chiếm được từ sau sự tái sanh; Ngài muốn mọi sự xuất phát từ người thứ hai.
Giảng sư không chỉ nên từ bỏ mọi sự từ người thứ nhất, nhưng mọi tín đồ nên loại bỏ điều gì từ người thứ nhất. Sự tốt đẹp và kiên nhẫn thiên nhiên giống như sợi dây cao su; khi cao su bi kéo căng đến giới hạn co giãn của nó, nó không còn co giãn nữa.Chúng không bao giờ sánh ngang Đức Chúa Trời. Nếu điều gì từ Đức Chúa Trời, nó có thể được kéo căng không hạn định. Nguồn gốc xác thịt không thể cung ứng một nhu cầu thuộclinh; sự kiện nầy là xác thực. Ađam không thể giúp đỡ Christ. nhiều người nghĩ rằng đang khi họ yêu anh em khác , mọi sự đều "đúng cả". Nhưng sự "đúng cả" nầy không đủ; ta vẫn phải hỏi hoặc sự "đúng cả"nầy có do Đức Chúa Trời ban cho anh em không.
Một lần kia một anh em nói rằng chỉ điều gì xuất phát từ trời sẽ trỡ về trời.Tôi nghĩ lý do chúng ta thường nói rằng trời là tư gia của chúng ta vì cớ mọi sự chúng ta là và có đều xuất phát từ trời; đây là tại sao đi lên trời là trở về nhà. Nếu tất cả những gì chúng ta có thuộcvề trái đất, khi ấy trời phải là nhà khách và không phải là tư gia của chúng ta! Đức Chúa Trời không bao giờ tiếp nhận những gì không xuất phát từ Ngài. Đây là chắc chắn.
Có sự khác biệt giữa ngày đầu tiên chúng ta tin và ngày nay chăng? Co phải làm cơ đốc nhân thì vướng mắc suông đến sự tháo bỏ các tội lỗi, lỗi lầm, yếu đuối, nhơ bẩn và các điều tiêu cực khác mà hiện hữu trước khi ta tin chăng? Nếu điều nầy là vậy, khi ấy người khác sẽ nói rằng là cơ đốc nhân chỉ là tháo bỏ mọi điều gì xấu xa. Nhưng điều nầy không đủ tốt cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không chỉ không hài lòng những điều xấu xa, Ngài cũng không hài lòng với những điều tốt. Đức Chúa Trời không chỉ tháo bỏ mọi điều gì xấu xa; Ngài khước từ mọi sự xuất phát từ cái thứ nhất. Đức Chúa Trời không chỉ từ bỏ tội lỗi trong xác thịt; Ngài cũng từ bỏ sự lanh lợi trong xác thịt. Ngài không chỉ từ bỏ sự nhơ bẩn của xác thịt; Ngài cũng từ bỏ sự tốt đẹp va công nghĩa của xác thịt. Đức Chúa Trời không hài lòng với bất cứ điều gì xuất phát từ cái thứ nhất--sự sống xác thịt và thiên nhiên. Không có cái gì của cái thứ nhất có thể trộn lộn với cái gì mới mẻ.
Trong bốn phúc âm, chúng ta thấy Chúa Jêsus nói với người ta rằng nếu họ không yêu Ngài nhiều hơn cha, mẹ, vợ, con cái, anh em chị em và chính sự sống của họ, họ không đáng được gọi là môn đồ của Ngài. Trong chỗ khác Chúa nói rằng nếu một người không ghét cha, mẹ, vợ, và con cái , anh ta không đáng làm môn đồ Ngài.Trong các thư tín của Phaolô, ông đã không chỉ khuyên con cái thuận phục cha mẹ họ, nhưng cũng nói về cha mẹ không chọc tức con cái họ. Trong chỗ khác ta thấy một lời về người chồng và vợ: chồng yêu vợ và vợ yêu chồng.Các phúc âm liên tục nói rằng ta nên ghét, còn các thư tín liên tục nói rằng ta nên yêu. Nếu anh em không thể phân biệt giữa các thứ nhất và cái thứ hai,anh em không thể phân biệt giữa xác thịt và Đức Linh, anh em sẽ không hiểu ý nghĩa phía sau các lời nầy. Nếu anh em không thể phân biệt giữa các thứ nhất và cái thứ nhì, cái thiên nhiên và cái siêu nhiên, anh em sẽ nghĩ rằng anh em có thể đối xử các thân nhân mình với bất cứ cách nào anh em muốn khi anh em đọc rằng Chúa nói ai không yêu Ngài nhiều hơn cha, mẹ, và con cái thì không đáng được gọi là môn đồ Ngài. Khi Phaolô nói rằng cha mẹ, con cái và vợ chồng nên yêu lẫn nhau, anh em nghĩ rằng anh em có thể quên về mọi sự khác ngọai trừ yêu các thân nhân mình. Chúa Jêsus cấm tình yêu thiên nhiên, còn Phaolô truyền lịnh chúng ta phải có tình yêu thuộc linh. Nếu tình yêu của anh em thiên nhiên, anh em sẽ trôi giạt khỏi Chúa, sự tương giao của anh em sẽ kém đi, tình yêu của anh em sẽ bị trệch hướng, sự thân mật của anh em sẽ bị mất mát vì cớ thân nhân mà anh em yêu. Nếu anh em sẵn sàng đặt cha mẹ, vợ, con cái vào tay Đức Chúa Trời, và nếu anh em sẵn sàng ghét họ nếu Đức Chúa Trời muốn điều nầy, tức thì anh em sẽ ý thức điều răn thứ nhì của Đức Chúa Trời, đó là yêu cha mẹ, vợ ,con cái anh em. Rồi anh em sẽ đượcgiải cứu khỏi cái thứ nhất và bướcvào cái thứ nhì. Nhiều người chỉ tiếp nhận phân nữa thứ nhất trong các phúc âm, còn nhiều người khác chỉ tiếp nhận phân nữa sau trong các thư tín của Phaolô. Cả hai đều sai trật.
Anh em ơi, công việc và sự sống anh em phải được giải cứu khỏi cái thứ nhất. Thí dụ, dễ hiểu các từ liệu xác thịt và thuộc linh theo văn tự, nhưng khó phân biệt hai điều nầy trong nếp sống của chúng ta.Làm sao chúng ta có thể nói hoặc sự tốt lành và công nghĩa của chúng ta xuất phát từ cái thứ nhất hay cái thứ hai? Có dấu hiệu nào có thể giúp đỡ chúng ta định dạng cách rõ ràng cái nào là cái nào? Tôi xin nói cùng anh em một luật: mọi sự thuộc linh đều đã trãi qua sự chết. Những ai có kinh nghiệm đều nói "amen " với điều nầy. Nói cách khác,mọi sự thuộc linh đều ở trong sự phục sinh. Bất cú điều gì xuất phát từ sự sinh đẻ, mà chúng ta chiếm được mà không cần sức mạnh của Đức Chúa Trời , đều là cái thứ nhất. Mọi sự thông minh, đáng yêu, nhân từ và các khả năng mà ta sở hữu từ lúc ta sinh ra cho đến lúc ta tin Chúa đều bị Đức Chúa Trời coi là xac thịt. Mọi sự rơi trong thời kỳ nầy không thể hài lòng Đức Chúa Trời. Bất cứ điều gì Đức Chúa Trời đặt vào sau khi tái sinh và những điều Đức Chúa Trời thêm vào ta qua Đức Linh từ lúc ta tin Chúa Jêsus đều thuộc cái thứ hai. Liên hệ các mỹ đức thiên nhiên, chúng nên được đặc biệt từ bỏ; ta không nên sống bởi chúng và khoe khoang về chúng. Thay vào đó , ta nên hết lòng tin cậy Thánh Linh, trông chờ Ngài hướng dẫn và cầu xin Ngài ban sức mạnh, sự đắc thắng, và đường lối sống bày tỏ Christ. Mọi sư của cái thứ hai đều ra từ Đức Chúa Trời và đòi hỏi sự từ bỏ đặc biệt về sự khôn ngoan , sức mạnh, và các khả năng của chúng ta. Chỉ sau khi có sự từ bỏ nầy ta sẽ có điều gì là thuộc linh, phục sinh , và từ cái thứ hai.
Chúng ta đã tiếp nhận quá ít của cái thứ hai từ Đức Chúa Trời. Ta hiếm khi sống theo cái thứ hai. Chúng ta luôn luôn làm điều gì? Ta nổ lực dứt bỏ các điều xấu khỏi cái thứ nhất và vay mượn các điều tốt. Nhưng Đúc Chúa Trời nói thậm chí dầu các điều xấu, nhơ bẩn,tội lỗi nên được tháo bỏ, các điều thông minh, có tài năng, nhu mì, và đáng yêu cũng nên rơi rụng và trải qua sự chết. Ta có thể nghĩ: nếu ta không dùng sự thông minh, ta có vô cảm giác chăng? Nếu ta không dùng sự nhu mì, ta sẽ lỗ mãng sao? Không. Điều nầy chỉ có nghĩa Đức Chúa Trời muốn đem mọi sự qua sự chết. Thí dụ, tôi là người rất thông minh và có thể có khả năng tìm ra nhiều ý tưởng trong kinh thánh qua sự thông minh của tôi. Tuy nhiên, tôi sẽ không tin cậy sự thông minh của tôi, nhưng nơi Đức Chúa Tròi mà thôi. Tôi sẽ tin cậy Đúc Chúa Trời khi đọc kinh thánh và khi cầu nguyện. Không tin cậy Đức Chúa Trời , tôi không thể làm gì. Kinh thánh nói rằng, "ngoài Ta các ngươi không thể làm chi được"[ Giăng 15:5]. Nếu ta không làm cái gì ngoài Ngài, ta sẽ trải qua sự chết, và bản ngã ta sẽ bị từ bỏ. Ta sẽ thấy Đức Chúa Trời dùng sự khôn ngoan đổi mới của ta, và ta sẽ thấy Đức Chúa Trời tiếp lấy và dùng mọi sự mà đã trải qua sự chết và thập tự giá.
Đây đích thực là cuộc đời đau khổ! Loại đời sống nầy đau đớn biết bao! Nếu ta sống lối nầy ta sẽ mất mọi sự tự do của mình. Ta không làm bất cứ điều gì cách nhanh chóng. Ta phải chờ đợi Đức Chúa Trời, cầu nguyện thêm,và biết tình trạng vô dụng và đồi bại của chúng ta .Song le chỉ đời sống nầy là đời sống kết quả. "nếu hột lúa mì chẳng rơi xuống đất mà chết, thì cứ chỉ một mình, nhưng nếu chết đi , thì kết quả nhiều."[Giang 12:24].Nhiều người không sẵn sàng theo thái độ nầy. Vì vậy, họ sống trong cái thứ nhất suốt đời. Họ không bao giờ sống trong cái thứ hai vì cớ bản thể thiên nhiên của họ không chết. Dầu trông họ có vẻ tốt ở bề ngoài,họ không thể có bông trái thuộc linh chân thật. Hãy coi Chúa Jêsus, Đấng không biết tội lỗi.Nếu Ngài tự mình nói bất cứ điều gì, Ngài không bị sai lầm. Nếu Ngài đã tự mình làm điều gì, chắc chắn Ngài làm điều đó cách tốt đẹp vì cớ Ngài vô tội, tinh sạch, và không chỗ chê trách. Sự sống và bản chất Ngài hoàn hảo. Song le Ngài nói rằng Ngài đã không thể nói và làm điều gì bởi chính Ngài. Ngài chỉ nói những gì Ngài nghe từ Cha. Tại sao Ngài không làm nhiều điều theo Ngài? Ngài nhận thức rằng làm như vậy là thiên nhiên và không theo Đức Chúa Trời.Thậm chí một người như Chúa Jêsus, mà bản thể thiên nhiên của Ngài vốn là hoàn hảo, tinh sạch, và đẹp đẽ, Ngài đã không theo chính mình. Chúng ta càng nên làm như vậy nhiều hơn biết bao! Chúa đã đến từ trời. Ngài đã không tin cậy xác thịt hoàn hảo của Ngài, nhưng tin cậy Đức Thánh Linh. Chúng ta càng nên làm giống như vậy biết bao! Cách mà Ngài đã nhấn mạnh về việc bước đi theo ý muốn Đức Chúa Trời và sống bởi quyền năng Thánh linh bày tỏ cho chúng ta rằng chỉ vô tôi thì không đủ. Đời sống chúng ta không là đời sống đắc thắng tội lỗi suông ; nó cũng phải đắc thắng xác thịt.Không chỉ đắc thắng sự nhơ bẩn, nhưng cũng phải đắc thắng bản thể thiên nhiên.Sự sống và công việc của chúng ta đã đựơc ý muốn riêng của mình kiểm chế, và sự khôn ngoan riêng của mình thúc đẩy nhiều nhất. Ta đã nỗ lực hầu việc Đức Chúa Trời bằng sức mạnh thiên nhiên của mình quá nhiều.Ngày nay Đức Chúa Trời kêu gọi ta nhìn thấy sự vô ích của mọi sự xuất phát từ lãnh vực thiên nhiên đến nỗi ta sẽ hạ mình và làm cho mình trống không trước mặt Đức Chúa Trời, hoàn toàn vâng phục và tin cậy Ngài.
Tôi nhìn nhận rằng đây là con đường đau thương! Cuộcđời nầy là cuộcđời lệ thuộc, cuộc đời thấp hèn, cuộc đời nô lệ, tù ngục va tôi mọi. Loại đời sống nầy là đời sống đau khổ.Nếu anh em sống bằng cái thứ hai, anh em sẽ bị hạ xuống và bị trói buộc như tù nhân và như nô lệ mỗi ngày. Nhưng đây là loại đời sống duy nhất làm hài lòng Đức Chúa Trời. Chỉ loại công tác nầy có sự hiệu quả thuộc linh. Mọi sự từ xác thịt, hoặc là sự thánh khiết xácthịt hay sự nhiệt thành xác thịt, rốt cuộc cũng không ra gì trước mắt Đức Chúa Trời đang khi nó xuất phát từ bản năng thiên nhiên hay sự thúc đẩy tình cảm.
Cuối cùng, chúng ta hãy nhớ rằng bất cứ điều gì chúng ta có thể làm, sẽ làm, hay có khả năng làm mà không cầu nguyện nhiều, không tin cậy Đức Chúa Trời cách đầy đủ, và không có quyền năng Đức Thánh Linh, thì không làm hài lòng Đức Chúa Trời và chắc chắn sẽ bị Ngài định tội vì cớ nó là điều gì đó của xác thịt. Mọi điều chúng ta có đều phải được tiếp nhận cách khiêm nhường qua sự tin cậy Đức Chúa Trời.. Ước mong chúng ta nhờ sự sống của Đức Chúa Trời đặt sự sống thiên nhiên vào chỗ chết hằng ngày cho
đến ngày Chúa trở lại. Nguyện xin sáng tạo mới của Đức Chúa Trời nuốt mất sáng tạo cũ của chúng ta.
WN