Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

Vương Quốc, Quyền Năng, Vinh Quang--6

VINH QUANG
Chúng ta đã nói nhiều về Vương quốc trong các buổi nhóm vừa qua, nhưng như trong mọi hội đồng, chúng ta vẫn còn 12 giỏ dư thừa, và cuối cùng chúng tôi còn có nhiều hơn khi khởi sự giảng. Một anh em vừa bảo tôi “chúng ta nên nhóm thêm một tuần lễ nữa là tốt”. Vâng còn có nhiều điều hơn về Vương quốc.
Chúng tôi cũng đã nói đôi phần về quyền năng, bây giờ là lời cuối cùng,
chúng tôi nói về vinh quang.

MỌI CÔNG TÁC VÀ ĐƯỜNG LỐI ĐỨC CHÚA TRỜI
ĐỀU LẤY VINH QUANG LÀM MỤC TIÊU TRƯỚC MẮT.
Vinh quang là điều tối thượng và tổng quản trị trong mọi công tác và đường lối Đức Chúa Trời. Thứ tự các lời này rất đúng: không phải vinh quang Vương quốc và quyền năng. Nhưng Vương quốc, quyền năng và vinh quang. Chúng tôi đã nói rằng Vương quốc là sự cai trị tối thượng của Đức Chúa Trời, và sự cai trị tối thượng của Đức Chúa Trời và quyền năng Đức Chúa Trời đều hướng về vinh quang của Đức Chúa Trời. Chớ không chỉ cai trị không thôi. Thực ra Đức Chúa Trời cai trị, nhưng Ngài cai trị với một mục đích. Thực vậy quyền năng thuộc về Đức Chúa Trời, nhưng Ngài không chỉ dùng quyền năng mình mà không có mục đích. Sự cai trị và quyền năng của Ngài đều vì vinh quang mình.

CÁC SỰ KHỞI ĐẦU MỚI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG CỰU ƯỚC
Chúng tôi đã nói rằng vinh quang cai trị mọi đường lối và công tác Đức Chúa Trời. Vinh quang đã hướng dẫn Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo. Ngài dựng nên mọi sự vì vinh quang mình, rồi khi quan sát toàn cõi sáng tạo mình Ngài phán: “rất tốt lành”. Trước đây tôi đã nói rằng nếu Đức Chúa Trời nhìn trên chúng ta và phán: “rất tốt lành!”, đó sẽ là vinh quang cho chúng ta. Một số anh em chúng ta hi vọng rằng cuối cùng Ngài có thể phán cùng họ: “tốt lắm, đầy tớ lương thiện, trung tín ta ơi”, đó cũng chỉ là cách nói khác của câu “rất tốt lành”. Nếu Ngài đã có thể phán cùng chúng ta điều đó, đích thực là vinh quang cho chúng ta. Vậy vinh quang là nhân tố thống trị trong công cuộc sáng tạo.
Rồi anh em sẽ thấy rằng trải khắp lịch sử, mọi cuộc khởi đầu mới của Đức Chúa Trời đều bắt đầu bằng vinh quang. Thực là một cuộc chuyển động mới mẻ, lớn lao và diệu kỳ của Đức Chúa Trời khi Ngài đã thăm viếng Ápraham tại Urơ,  xứ Canh đê. Êtiên đã bảo rằng: “Đức Chúa Trời quang vinh đã hiện ra cùng tổ phụ chúng ta, Ápraham” (Sứ 7:2) mà có nghĩa là đã có vinh quang trước mắt khi Ngài nắm lấy Ápraham.
Trong thời Nôê mọi sự đều tồi tệ, nhưng khi Đức Chúa Trời tạo ra một khởi đầu mới sau cơn nước lụt. Nôê đã kiến tạo bàn thờ trên trái đất mới, và khi làm như vậy ông nói: “Trái đất thuộc về Chúa, và mọi sự cũng vậy” (Thi 24:1). Nói cách khác ông ngụ ý rằng trái đất vốn vì  vinh quang Đức Chúa Trời, và tiếp sau sự đoán phạt, Ngài trở lại đòi hỏi trái đất cho vinh quang Ngài.
Chúng ta tiến lên sự chuyển động lớn lao của Đức Chúa Trời với Ysơraên, một dân tộc. Đức Chúa Trời thăm viếng dân ấy tại Ai Cập, đưa họ ra hầu dân ấy làm dân tộc cho vinh quang Ngài. Tôi tưởng rằng một trong các câu đẹp đẽ nhất trong Cựu ước là câu khi Chúa phán: “Ysơraên là vinh quang ta” (Ê sai 46:13). Chuyển động mới mẻ của Ngài với Ysơraên tại Ai Cập là để có một dân cho vinh quang Ngài, Ngài đã đạt bước kế tiếp sau khi đưa họ ra khỏi Ai Cập và dẫn vào sa mạc. Ngài đã truyền khuôn mẫu đến tạm, và rồi “mọi sự đều đã được làm theo khuôn mẫu tỏ ra trên núi” (Hê 8:5), vinh quang đã giáng xuống ngự trên đền tạm và vì vậy đền tạm đã trở nên đền tạm quang vinh.
Chúng ta lướt qua hàng trăm năm. Đức Chúa Trời đã ban khuôn mẫu đền thờ cho Đavít, và khi mọi sự đã được tạo thành theo tâm trí của Đức Chúa Trời, chúng ta đọc rằng: “vinh quang của ĐGHV đầy dẫy nhà của ĐGHV” (I Vua 8:11).
Chúng ta cứ tiến tới trải nhiều năm và đến thời kỳ các tiên tri. Khi chúng ta đã tóm tắt mọi tiếng nói của các tiên tri, họ được giải quyết thành một điều – tiếng kêu để khôi phục vinh quang giữa vòng dân Đức Chúa Trời.

NHỮNG KHỞI NGUYÊN MỚI MẺ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
TRONG TÂN ƯỚC
Chúng ta tiến lên Tân ước, và đến thành nhỏ, Bếtlêhem. Đấng mà được gọi là “Chúa vinh quang” đã được sinh ra ở đó, đêm đó ca đoàn thiên sứ hát: “vinh quang cho Đức Chúa Trời ở nơi chí cao” (Lu 2:14). Đây thực sự là chuyển động mới mẻ của Đức Chúa Trời, và Ngài đã đưa vinh quang vào thế giới này. Sự sinh ra của Jésus liên hệ đến vinh quang, và mọi công tác của Jésus khi Ngài còn ở đây đều có một đích điểm trước mắt – Chúng đều vì vinh quang của Đức Chúa Trời. Trong phúc âm Giăng, chúng ta có 7 dấu hiệu (phép lạ) và rồi đến dấu hiệu thứ tám, cái cuối cùng gom mọi cái khác lại, dĩ nhiên, như anh em biết, ý nghĩa biểu hiện của 8 là sự phục sinh. Trong dấu hiệu thứ tám, Jésus phán: “bệnh này không đến nỗi chết, nhưng vì vinh quang của Đức Chúa Trời” (Giăng 11:4). Mọi công tác của Ngài đều vì vinh quang.
Chúng ta sẽ nói gì về sự phục sinh của Ngài? Vâng, sự phục sinh của Ngài là mão miện của mọi sự, nhưng đó là một chuyển động mới mẻ của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đang tiến lên trong quyền năng của sự phục sinh, và không ai sẽ chất vấn rằng sự phục sinh của Chúa Jésus là một điều vinh diệu.
Rồi sự tôn cao của Ngài ra sao? Ngài đã được tiếp vào vinh quang. Vào một dịp kia Giăng nói: “Linh chưa được ban cho, vì có Jésus chưa được vinh hóa”, đến nỗi điều tối thượng về lễ ngũ tuần là Jésus đã được vinh hóa.
Chúng ta cứ tiến lên. Sự hiện ra vinh diệu của Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, Jésus Christ thì thể nào? Khi Ngài đến đó sẽ là vinh quang.

VINH QUANG TRONG HỘI THÁNH
Chúng ta suy nghĩ về Hội thánh. Sứ đồ Phao lô nói rằng cuối cùng Christ sẽ “trình diện cho mình một hội thánh vinh diệu” (Êphêsô 5:27). Hội thánh đã bước vào vinh quang vào ngày ngũ tuần. Hội thánh đã khởi đầu hành trình tại đây chung với vinh quang, còn các chương đầu tiên về lịch sử của Hội thánh là các chương về sự tiến triển của Hội thánh trong vinh quang. Được sinh ra trong vinh quang, tiến triển trong vinh quang, và phải dược hoàn tất trong vinh quang: “không tì vết, không nếp nhăn, không chi giống như vậy” (Êphêsô 5:27).
TÍN ĐỒ CÁ NHÂN
Chúng ta hãy đến người tín đồ về mặt cá nhân. Tân tín đồ được sinh ra với vinh quang, và nếu không có vinh quang ở khởi đầu sinh hoạt cơ đốc của anh em, anh em bị chất vấn có phải là một cơ đốc nhân chăng? Mọi cơ đốc nhân chân chính đều nhìn lại ngày đầu của mình với lời ngợi khen Đức Chúa Trời, vì ngày ấy là một điều vinh diệu. Được sinh ra trong vinh quang.
Anh em có tán thành với tôi khi tôi nói: “tiến triển trong vinh quang” chăng? Anh em có nghi vấn về điều đó chăng? Anh em đã làm cơ đốc nhân bao lâu rồi? Một năm, mười, hai mươi hay năm mươi năm? Hoặc một năm hay năm mươi năm, mọi sự đều dễ dàng sao? Há không có lúc anh em sợ rằng đức tin anh em sẽ sa bại hay sao? Há không có những lúc anh em đã kinh ngạc khi anh em có thể tiến lên hay sao? Mọi sự quá dễ dàng sao? Há anh em không có nhiều khó khăn sao? Tại sao tối nay anh em nhóm ở đây? Tất cả vì vinh quang Đức Chúa Trời mà anh em ở đây, không vì cớ anh em quá mạnh mẽ, cũng không vì cớ anh em có một đức tin diệu kỳ như vậy, nhưng “đã được quyền năng Đức Chúa Trời gìn giữ” (I Phi 1:5). “Quyền năng và vinh quang đều thuộc về Cha”. Việc chúng ta tiến tới trong sinh hoạt cơ đốc nhân đều chỉ vì vinh quang Đức Chúa Trời. Được sinh ra trong vinh quang, được gìn giữ trong vinh quang, và được gia miện bằng vinh quang.
Tôi đã trình bày đủ để minh chứng rằng mọi công tác và đường lối của Đức Chúa Trời đều có vinh quang cặp theo. Cơ đốc giáo Tân ước là một hệ thống của vinh quang. Hội thánh bắt đầu với vinh quang và bức tranh cuối cùng trong Kinh Thánh là biểu hiệu về dân Đức Chúa Trời trong Giêrusalem mới từ trời nơi Đức Chúa Trời mà xuống, “có vinh quang của Đức Chúa Trời” (Khải 21:11).

VINH QUANG CỦA ÂN ĐIỂN
(Êphêsô 1:6)
Nhưng chúng ta phải dừng và suy nghĩ lại vinh quang của Đức Chúa Trời trong thời kỳ phân phát này là gì? Đó là vinh quang của ân điển. Có bao giờ anh em ghi nhận “ân điển” và “vinh quang” đi đôi với nhau chăng? Thậm chí Cựu ước chép:”ĐGHV sẽ ban ân điển và vinh quang” (Thi 84:11) còn trong thơ Ê phê sô, ân điển và vinh quang đã được đặt bên nhau trong một đường lối kỳ diệu. Ân điển luôn luôn là nền tảng của vinh quang Đức Chúa Trời. Ngài bày tỏ vinh quang Ngài và các sự phong phú của vinh quang Ngài bằng đường lối của ân điển. Điều đó liên hệ đến sự cứu rỗi chúng ta, Đức Chúa Trời cứu chúng ta vì vinh quang của Ngài, và để Ngài có thể nhận được vinh quang do ân điển Ngài tác thành. Không do các công việc mình mà chúng ta được cứu đâu, nhưng chỉ do ân điển của Đức Chúa Trời. tại sao nhiều người nhọc nhằn để được cứu? Vì cớ họ đã nỗ lực để tự cứu lấy mình. Họ đã tranh đấu với tội lỗi của họ. Họ đã cố gắng bằng mọi cách và mọi phương tiện hầu tìm sự cứu rỗi cho chính mình, và nếu họ có thể thành đạt chút nào họ sẽ đoạt vinh quang. Nện hoặc một người chưa được cứu hay đã được cứu rồi, Đức Chúa Trời cứ để cho họ tiến lên nếu họ còn nỗ lực, sớm hay muộn họ cũng sẽ đến chỗ thú nhận rằng: “Tôi không thể làm gì cả. Nếu tôi được cứu, ấy chỉ do ân điển Đức Chúa Trời”, khi ấy Đức Chúa Trời bước vào, vì cớ bây giờ Ngài bắt đầu nhận vinh quang.
Có thể anh em nghĩ rằng điều đó quá sơ đẳng, song le anh em biết rằng điều đó không sơ đẳng. Anh em biết rằng nguyên tắc đó vận hành xuyên suốt sinh hoạt cơ đốc nhân. Chúng ta cứ trở lại chỗ chúng ta thú nhận “nếu không vì ân điển Đức Chúa Trời tôi sẽ không bao giờ vượt qua”. Có thể anh em không nghĩ như vậy, nhưng đó là địa vị rất hữu ích, phải đạt đến. Chúng ta vừa khởi sự buổi nhóm này với lời hát “Hội thánh ca hát khải hoàn: Chiên con xứng đáng được vinh quang!” – chớ không bao giờ “là tôi đáng”, hay “anh em đáng”… Đức Chúa Trời dùng rất nhiều hoạn nạn đau thương để móc vinh quang ra khỏi chúng ta, vì “Chiên Con đáng được vinh quang”. Trong sự cứu rỗi chúng ta, mọi vinh quang đều quy về Đức Chúa Trời.
Những gì đúng với sự cứu rỗi của chúng ta cũng đúng với phụng sự của chúng ta. Mọi phụng sự chân thật cho Chúa đều do một luật này cai trị - Đức Chúa Trời được vinh quang. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một gương mẫu lớn về điều này trong lịch sử. Tôi không nghĩ rằng tôi đang nói thái quá khi tôi nói rằng sứ đồ Phao lô là tôi tớ lớn nhất mà Chúa đã có – dĩ nhiên, chúng ta không kể đến Chúa Jésus. Phao lô đã có các ân tứ thiên nhiên lớn lao và nhiều tư cách. Ông đã có nhiều tài nguyên thiên nhiên kinh khủng nhưng chưa bao giờ có ai đã sẵn sàng nhìn nhận rằng mọi công tác của mình đều do ân điển Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời đã dùng nhiều đau thương lớn lao để giữ con người đó trên nền tảng của ân điển. Ngài đã dốc cạn sức mạnh vật lý của ông – Phao lô đã thường nói về các sự đau yếu thân xác của ông. Ngài đã dốc cạn mọi sức mạnh trí năng của ông, và Phao lô đã thường không biết phải làm gì hay xoay theo lối nào. Ông đã tìm sự chỉ đạo từ Chúa. Tôi tưởng tôi không cần đi vào chi tiết, vì mọi sự đều rất hiển nhiên. Phao lô đã tổng kết mọi sự trong tuyên bố này: “vì vậy tôi rất vui vẻ thà khoe khoang về các sự yếu đuối của tôi, hầu cho quyền năng của Christ có thể đóng tại trên tôi” (II Cô 12:9). Sự bạc nhược của loài người, sức mạnh thần thượng và vinh quang thần thượng. Chúa giành quyền năng và vinh quang cho Ngài.
Vâng, chúng tôi có thể cứ cung phụng lời về vinh quang Đức Chúa Trời, nhưng chúng tôi chỉ nói qua ít lời để bàn về đôi điều có lẽ hữu ích hơn.
Chính vị sứ đồ này đã diễn giảng rất nhiều về các nỗi đau khổ của mình, và thái độ của sứ đồ Phao lô đối với các nỗi đau khổ ấy cũng kỳ diệu. Tôi mong rằng tôi được càng giống như Phao lô ở điểm này! Ông trình bày cho chúng ta vài bảng liệt kê dài dòng về các nỗi thống khổ của ông – các sự đau khổ trong thân xác, các đau khổ trong các loại hoàn cảnh, các sự đau khổ trong thế giới, các sự đau khổ trên đất liền, các sự đau khổ trên mặt biển, các sự đau khổ từ các anh em giả ở bên trong. Đó là một bản liệt kê dài dòng về các nỗi đau khổ, nhưng ông đã nhìn vào chúng như thế nào? Ô, nguyện Chúa giúp đỡ chúng ta trong sự việc này! Phao lô gom góp tất cả lại rồi nói: “vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta khối lượng vinh quang cao trọng đời đời” (II Cô 4:17). Điều đó có nghĩa như vầy: “Đây chỉ có một ít đau khổ. Điều này xác thực khó mang, nhưng có đôi phần của vinh quang của Đức Chúa Trời được nhận thức trong điều này. Tôi không thể thấy điều này lúc nào, nhưng nó sắp sinh ra vinh quang… “nhưng thường thường thể nào thì nay vẫn thể ấy, Christ được tôn đại trong thân thể tôi cách dạn dĩ mọi bề, hoặc bởi sự sống hoặc bởi sự chết cũng vậy” (Phi líp 1:20).
Há anh em không mong được giống như vậy sao? Tôi mong rằng mỗi lần hoạn nạn đến tôi phải nói:” Đây vì vinh quang của Đức Chúa Trời!” hoặc chúng ta có thái độ đó hay không, Đức Chúa Trời qui định điều đó vì vinh quang Ngài.

HẬU CẢNH CỦA VINH QUANG ĐỨC CHÚA TRỜI
Vinh quang của Đức Chúa Trời luôn luôn đi ngược lại hậu cảnh của những gì đi ngược lại với hoàn cảnh sống của chúng ta, đó là nơi ân điển bước vào. “Lại e tôi quá tự cao, … nên đã cho một cái giằm xóc (hay cây chông) vào thịt tôi, tức là một sứ giả của Satan” (II Cô 12:7). Phao lô nói rằng điều này đã thấu vào xác thịt ông để dìm sự kiêu ngạo của ông xuống. Ông nói: “về điều này tôi đã ba lần nài xin Chúa khiến nó lìa khỏi tôi. Nhưng Ngài phán cùng tôi rằng: ân điển ta đủ cho ngươi rồi…” nên Phao lô nói thêm: “cho nên vì cớ Christ tôi vui lòng chịu sự yếu đuối…” Đau khổ … ân điển … vinh quang.

NHIỆM MẠNG CƠ ĐỐC CỦA CHÚNG TA.
Tôi có nhiều điều muốn nói cùng anh em, nhưng tôi muốn kết thúc với điều sau đây. Tất cả những gì tôi đã nói đều đưa chúng ta đến một điều: nó bày tỏ nhiệm mạng cơ đốc của chúng ta là gì. Nhiệm mạng cơ đốc là gì? Nhiệm mạng cơ đốc nhân là biện minh Jésus Christ. Chúng ta ở đây để biện minh cho Chúa Jésus, và trước hết mọi sự là biện minh cho tình trạng sinh động hiện hữu của Chúa Jésus.
“Ngài sống, Ngài sống…
Nếu hỏi chứng cớ Chúa sống đâu nào…”
Ô Tân ước bảo rằng Ngài đã chết, và sống lại hai ngàn năm rồi. Không, đó không phải là một biện minh kịp thời về Chúa Jésus hằng sống!
“Ngài sống ở trong lòng này!”
Kinh Thánh chép: “Christ trong anh em, hi vọng về vinh quang” (Cô lô se 1:27).
Chúng ta ở đây để biện minh về tình trạng sinh động của vị phẩm Jésus Christ và để biện minh thực tế của công tác Ngài trong các người nam và nữ. Theo văn kiện, thực ra Ngài đã làm vài điều diệu kỳ trong các người nam và nữ khi Ngài còn ở đây, và đó là một câu chuyện diệu kỳ từ lâu, nhưng là sự biện minh về Jésus Christ rằng Ngài chỉ làm công tác lớn trong chúng ta ngày nay như Ngài đã làm khi ấy. Ngài đã mở nhiều đôi mắt mù trong lòng còn quan trọng hơn mắt của thân thể. Chiều hôm qua chúng ta đã hát điệp khúc này: “mau xoay hướng chiêm quan Jésus …” Một anh em bảo bài hát đó quá quí báu, nay tôi xin kể thêm câu chuyện như sau:
Một lần kia khi tôi đến thăm Los Angeles, California chị Helen Lemmel, người viết bài hát ấy mời tôi đến tương giao và cầu nguyện với chị. Tôi đã đến tư gia chị, và gặp chị em cao niên đang mù lòa này. Chị viết các bài hát mình trên đầu gối. Chị nói: “anh Sparkes, tôi có một nan đề và tôi muốn anh cầu nguyện cho tôi về một điểm. Bác sĩ giải phẫu bảo rằng nếu tôi chịu giải phẫu mắt, ông ta nghĩ tôi có thể được chữa lành. Nhưng nan đề tôi là đây: nếu tôi đã được phục hồi mắt thiên nhiên, tôi e sẽ mất nhãn quan thuộc linh của mình. Tôi đã học rất nhiều từ Chúa trong tình trạng mù lòa của mình, nên thà tôi chịu mù lòa thiên nhiên mà giữ được nhãn quan thuộc linh. Xin anh cầu nguyện cho để tôi biết cư xử thế nào”. Trước khi cầu nguyện tôi đã nói cùng chị: “Chị Lemmel, lòng chị bảo chị làm gì?” chị đáp, “Tôi nghĩ tôi đã quyết định rồi. Tôi sẽ không giải phẫu”. Rồi tôi đã cầu nguyện, nhưng tôi không có đức tin xin cho chị được sáng mắt. (xem chú thích ở trang cuối).
Bây giở nếu anh em muốn lý luận về điều đó, anh em có thể lý luận, nhưng điều tôi đang nói ở đây là Christ mở mắt thuộc linh quan trọng hơn mắt vật lý. Và theo cách ấy, giữa nhiều điều khác, chúng ta ở đây để biện minh cho các công tác của Chúa Jésus.
Và chúng ta ở đây để biện minh cho ân điển của Ngài trong sự đau khổ. Phao lô nói: “những sự khổ sở của Christ chan chứa trong chúng ta” (II Cô 1:5). Bây giờ tôi lưỡng lự nói theo cách này vì cớ tôi biết sự yếu đuối của lòng tôi, nhưng thực ra không phải các cơ đốc nhân đều có nhiều đau khổ. Há anh em đã không thường nói: “Tại sao điều này xảy ra cho tôi? Điều đó không xảy ra cho người khác. Tại sao có điều đó vậy?” Vì cớ nhờ ân điển chúng ta đến vinh quang bằng con đường đau khổ. Đức Chúa Trời được vinh hóa bởi ân điển trong các sự đau khổ của chúng ta. Phao lô diễn giảng về thời kỳ khi ông đã bị đè nén quá chừng”, và đã mang “án tử hình trong chính mình” (II Cô 1:9). Đây là một lời mà anh em không mong nghe từ môi miệng của sứ đồ Phao lô, Người này có đức tin lớn, có sức mạnh thuộc linh lớn lao, lại nói rằng: “thậm chí chúng tôi đã tuyệt vọng về sự sống” (II Cô 1:8). Phao lô tuyệt vọng sao? Vâng, ông đã nói như vậy, nhưng rồi ông nói thêm:” hầu cho chúng tôi không tin cậy mình, nhưng tin cậy Đức Chúa Trời là Đấng khiến kẻ chết sống lại”. Chúng ta đã bị  nhận xuống càng lúc càng thấp hầu Đức Chúa Trời, Đấng khiến kẻ chết sống lại có thể được vinh quang. Không phải kẻ mạnh, kẻ khôn ngoan hay nhân vật quan trọng mang vinh quang cho Đức Chúa Trời, nhưng “Đức Chúa Trời đã chọn lựa những sự yếu đuối của thế giới… những sự hèn hạ” và nếu điều đó chưa đủ, còn “những sự không có…” (I Cô 1:27-28). Anh em biết rằng đó là những gì Phao lô nói. Tại sao? “hầu chẳng một xác thịt nào khoe khoang trước mặt Đức Chúa Trời”.
Nên, anh em yêu dấu ơi, mọi sự trong các đường lối và công tác của Đức Chúa Trời đều vì vinh quang của Ngài. Chúng ta hãy ghi nhớ điều đó trong lòng mình. Đang khi anh em giải tán hội đồng này để trở vào thế giới của sự tranh chấp và vào các kinh nghiệm đau khổ, chúng ta hãy giấu lời này trong lòng mình và cầu xin ân điển để cứ nói rằng:” Điều này vì vinh quang”.
Vì vương quốc, quyền năng và vinh quang đều thuộc về Cha đời đời”. Anh em có đồng thanh “A men” chăng?./.
 


Bài hát
TƯƠNG GIAO VỚI CHRIST
1- Ô tâm hồn sao đớn đau với bất an?
 Tìm đâu trần gian tối tăm nguồn sáng?
 Mau quay nhìn Jésus ta có ánh quang,
 Và luôn sức sống tự do đầy tràn.
ĐK.
Mau xoay hướng chiêm quan Jésus,
Cùng xem vinh quang trổi cao tuyệt vời,
Mọi vật trên dương gian sẽ luôn mờ nhạt dần,
Nhờ vinh hiển, hồng ân Christ soi rạng ngời.

2- Jésus từ nơi chết đến chốn vĩnh an,
Giờ ta cần theo bước chân Ngài dẫn,
Nay tội ô không thể quản chế chúng ta,
Vì nay ta đã vượt qua hoàn toàn.

3- Nương nơi lời Jésus hứa sẽ vững an,
Nhờ tin, Ngài luôn giữ ta mọi lối,
Nên mau chạy kêu thế nhân hấp hối đây,
Thuật ơn cứu rỗi hiệu năng muôn đời./.