Tiên tri Giê-rê-mi |
Lu. 3: 1-2 chép “năm thứ 15 đời Sê sa Tiberơ, Bôn xơ Philát làm tổng đốc……Anne và Cai phe làm thầy tế lễ thượng phẩm, lúc ấy lời Đức Chúa Trời đến với Giăng, con Xachari ở đồng vắng”.
Lu ca đưa ra bản danh sách 7 yếu nhân thời đó để đánh dấu ngày lời Đức Chúa Trời đến cùng Giăng báp tít. Chữ “đến” theo nguyên văn là “to become, to happen”, trở nên , xảy ra. Tiếng Hi lạp là: ginomai.
Lời dịch đúng của Giăng 10:35 là: “nếu Chúa gọi những kẻ mà lời Đức Chúa Trời trở nên (ginomai: xảy ra) là các thần (gods)…”Bản Việt văn dịch là “nghe”, đúng a là “to become” như trên. Do đó, nên dịch là lời Đức Chúa Trời xảy ra, trở nên. Câu nầy có nghĩa, khi lời Đức Chúa Trời xảy ra, trở nên cho ai, thì kẻ đó là thần, các vị trời con, có đồng bản chất như Đức Chúa Trời.
Lời Đức Chúa Trời xảy ra, trở nên cho cơ đốc nhân có nghĩa là gì? Thí dụ một cơ đốc nhân bất ổn bên trong, rối loạn tư tưởng, sau khi đọc Philip 4:7 nhiều lần và cầu nguyện theo ý câu nầy, “sự bình an Đức Chúa Trời….canh giữ lòng và ý tưởng anh em trong Christ Jesus”. Khi đọc đi đọc lại câu nầy, anh tin lời, lời truyền sự sống mới điều chỉnh anh, an định các tư tưởng xáo trộn, đó là lời Đức Chúa Trời xảy ra, trở nên thực tế cho anh lúc đó. Lời nào trong Kinh thánh gây cho anh em sợ hãi, hoặc vui vẻ, đem lại sức mạnh, gây đau nhức, thấu suốt, ấp ủ, sáp nhập vào làm tư tưởng anh em, và anh em kinh nghiệm cùng vui hưởng được sự sống, quyền năng của lời đó, thì đó là lời Đức Chúa Trời xảy ra, trở nên thực tế cho anh em rồi.
II. Lời Là Linh Và Linh Là Lời:
Giăng 6: 63, “những lời Ta (Jesus) phán cùng các ngươi đều là linh và sự sống”.
Giăng 15:7; 1Giăng 2:14 và Colose 3:16 nói lời Chúa (kinh thánh) đầy dẫy trong chúng ta, thì chúng ta đầy dẫy Linh, vì lời là Linh và là sự sống. Lời biến thành Linh.
Càng có nhiều lời Kinh thánh đan bện, cấu tạo, tích luỹ, ghi khắc, cắt xẻ, sáp nhập trong chúng ta, chúng ta càng chiếm hữu thêm Linh của Chúa nhiều hơn. Và đó là sự tích tụ, sự kết khối của bửu vật tích cực, tức là Christ dần dần thành hình trong lòng chúng ta qua phương tiện của lời sáp nhập. Tuy vậy, có nhiều cơ đốc nhân thuộc lòng Kinh thánh rất nhiều như máy móc, nhưng Christ chưa thành hình trong họ.
Epheso 6:17, “cầm gươm của Đức Linh mà Linh là Lời Đức Chúa Trời” Heb. 4:12 nói Lời Đức Chúa Trời là gươm, còn theo câu nầy, gươm không phải là lời Đức Chúa Trời, nhưng theo nguyên văn Hi lạp gươm của Linh là Lời (Rhema) Đức Chúa Trời. Gươm của Linh là Lời và Linh cũng là Lời (Rhema) của Chúa.
Khi anh em có bửu vật tích cực trong lòng, đó là Christ nội trú, là khối Linh hiện thực, do sự cấu tạo lời Chúa, từ Linh đó sẽ thường xuyên phát ra lời kinh nghiệm, đó là “lời Đức Chúa Trời”, dù lúc đó anh em có hoặc không trích dẫn kinh thánh.
III. Một Gương Mẫu Cựu Ước:
Giê. 1:2-3 chép, “có lời Đức Jehovah phán cùng người trong đời Giôsia…..cho đến cuối năm thứ 11 đời vua Sêđêkia…tức là năm mà Jerusalem bị bắt làm phu tù”.
Giôsia làm vua 31 năm, Giêhôgiakim 11 năm và Sêđêkia 11 năm. Bắt đầu từ năm thứ 13 đời vua Giôsia, Lời Chúa mới đến với Giêrêmi và Lời Chúa cứ đến cùng ông cho mãi đến năm 11 đời vua Sêđekia. Tổng cộng chức vụ lời của Giêrêmi dài khoảng 40 năm, vì Lời Chúa đến với ông suốt 40 năm đó. Ở Giê. 25:1-3, Giêrêmi tổng kết đợt I từ năm thứ 13 triều vua Giôsia đến năm thứ tư triều vua Giêhôgiakim là 23 năm, “lời Đức Jehovah đến cùng tôi” suốt 23 năm đó.
Theo nguyên văn Heborơ, các câu “lời Đức Jehovah phán cùng Giêrêmi” hay “lời Đức Jehovah đến cùng Giêrêmi” đều nên dịch là “lời Đức Jehovah xảy ra (trở nên) cùng Giêrêmi”. Theo tiếng Hêbơrơ, đó là động từ hayah : trở nên, xảy ra, đồng nghĩa với động từ ginomai (xảy ra ) trong Lu ca 3:1-2. Trong sách Giêrêmi, thành ngữ “lời Đức Jehovah xảy ra” cùng ông đến 54 lần suốt khoảng 40 năm chức vụ cung cấp lời Đức Chúa Trời.
Với khối lượng lớn lời Chúa cấu tạo, nhục hoá, thành hình, xảy ra, tích lũy, kết tinh nhiều trong ông như vậy, cho nên Giêrêmi như là cột sắt, tường đồng, giữ vững lập trường của Chúa đối kháng các vua, các thầy tế lễ, các quan trưởng bội đạo thời mình. Có lúc ông muốn lìa bỏ chức vụ, nhưng ông không thể. Ông nói, “nếu tôi nói, tôi sẽ chẳng nói đến Ngài nữa, tôi sẽ chẳng nhân danh Ngài mà nói nữa, thì trong lòng tôi như lửa đốt cháy, bọc kín trong xương tôi, và tôi mệt mỏi nín lặng, không chịu được nữa” (Giê. 20:9). Đối phương cũng không thể tiêu diệt chúc vụ lời của ông đuợc.
Tóm lại, nhờ quá trình sáp nhập của lời Đức Chúa Trời, Christ sẽ thành hình dần trong lòng cơ đốc nhân./.