Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

NẾP SỐNG THANH BẠCH CỦA CÔNG NHÂN



Người được sinh ra và lớn lên tại xứ Abên Mêhôla, thung lũng Giôđanh, thuộc chi tộc Ycasa. Cụ Saphát đặt tên cho người là Êlisê, có nghĩa “Đức Giêhôva sự cứu rỗi của người”.
Abên Mêhôla là xứ trù phú trong chi phái Ycasa, dân cư chuyên sống nghề làm ruộng lúa mì và chăn nuôi. Gia đình cụ Saphát sống rất kỉnh kiến và thuộc hàng phú nông, giàu có nhất nhì trong xứ đó. Êlisê được sinh ra ở Bắc quốc, nơi không có đền thánh Đức Chúa Trời. Sinh hoạt tín ngưỡng của dân chúng bị đão lộn vì các cuộc hội đồng cưỡng bách thường niên thờ lạy bò con vàng ở Đan và Bêtên. Gia đình cụ gặp nhiều khó khăn khi trốn tránh các cuộc nhóm họp tà đạo ấy, nhất là dưới thời cai trị hung ác khét tiếng của hoàng đế A háp và hoàng hậu Giê sabên.

Là một thanh niên tháo vát, một nông phu giỏi, Êlisê cũng có chút ít vốn liếng văn hóa. Người từng theo chân thân sinh thăm viếng thân nhân ở các thành phố trong chi phái mình. Người vẫn còn nhớ rõ mới năm nào mình cùng cha dự cuộc hội họp toàn dân cùng tiên tri Êli trên núi Cat mên. Lửa Đức Giêhôva giáng xuống, các tiên tri Baanh bị giết chết, và mưa như trút nước đổ xuống chấm dứt cơn hạn hán ba năm rưỡi. Dân chúng được mùa, gia đình người được sung túc.
Rồi một hôm gia trang cụ Saphát rộn rịp và các bạn thợ cày của Êlisê hội họp để cày ruộng vần đổi công với người. Người cùng bạn bè và đày tớ trong nhà, tổng số thợ cày là 12 người. Họ ra đồng, chăm chú cày thửa ruộng mênh mông của người. Đang khi đó, trên con đường mòn cạnh thửa ruộng dẫn vào thôn xóm, có một cụ già người quắc thước, mặc áo tơi chống gậy đi tới. Không ai màng nhìn kỹ cụ, nhưng khi đến gần Êlisê, cụ cởi chiếc áo choàng của mình và ném trên mình Êlisê. Đang cầm đôi bò thứ mười hai, Êlisê kinh ngạc nhìn kỹ lại, té ra là vị tiên tri dũng cảm trên núi Cạt mên mà mọi người hầu như quen mặt.
Người rước cụ về nhà, ngã bò làm thịt dọn tiệc cùng tỏ lời từ giã mẹ cha, bạn bè, tôi tớ, lên đường làm kẻ hầu việc cho tiên tri. Ôi phút chia li cảm động làm sau, khi người vừa từ biệt thân nhân và từ bỏ điền sản của cải, để theo chân một người không của cải và sống cuộc đời lữ khách!
Người theo cụ Êli hầu hạ người, làm kẻ đổ nước trên tay Êli, rửa chân người. Người nhẫn nhục học theo gương ăn uống đạm bạc của thầy suốt mấy năm cho đến ngày vị thầy khả kính được Đức Giêhôva cất đi. Năm ấy là năm vua Achaxia, con A háp băng hà. Bài học chia ly này còn thâm trầm hơn nữa!
Người khởi sự chức vụ vào năm vua Giôram đăng quang. Vua thừa hưởng mọi sự vua cha để lại. Nào quyền bính, giàu sang, cùng điện bằng ngà tại Gítvêên và hoàng cung tại Samari. Suốt 12 năm trị vì, vua Giôram và các vua miền nam, thông gia, thường xuyên đến thăm viếng thỉnh ý người. Có lúc người cũng lưu trú ở kinh đô Samari, hoặc Đô than hay núi Cạt mên. Người thường xuyên gặp các vua chúa. Trước cảnh giàu sang, quyền quí, xe cộ nghênh ngang, kiệu cáng rộn ràng, lầu son gác tía, đền ngã.v.v… người chỉ sống cuộc đời thanh bạch. Sinh kế lệ thuộc nơi Đức Giêhôva hằng sống, mà trước mặt Ngài người thường xuyên đứng chầu. Êlisê không tủi thân, không hổ thẹn khi sống nhờ vào của dân của dân Chúa, và lắm lúc chịu túng quẩn. Triều đình không hề biết rằng người xuất thân từ gia đình phú nông, nên họ chỉ nói với nhau về người là kẻ đổ nước trên tay Êli, bằng giọng nói kinh miệt.
Nhờ chức vụ người triều đình Giôram thịnh đạt. Người từ chối mọi quà tặng của vua chúa, quan quyền, chịu nghèo ngặt mà làm cho mọi người giàu có. Đó là lý do người dùng quyền bính Chúa nghiêm khắc trừng phạt Ghêhaxi, kẻ tôi tớ mình, khi anh ta mạo danh người nhận quà tặng của Na-a-man. Người đã vì danh Chúa ra đi, không nhận gì của người ngoại bang. Trong hành trình chức vụ, người không đem túi bạc, bị, dép nhưng không thiếu thốn chi cả.
Êlisê không sống cuộc đời định cư trong thế giới, nên mọi tiện nghi cuộc sống chỗ cư trú đều có tính cách tạm thời. Sau khi Giôram qua đời, có sự thay đổi chính quyền, nhưng cuộc sống người cũng không thay đổi, cũng không giàu có gì hơn. Người âm thầm phụng sự Đức Chúa Trời cho các vua Giêhu 28 năm và Giôacha 17 năm. Nhờ người trị vì bằng lời hiện hành của Đức Chúa Trời, ẩn mật xử lý các quỉ mà các hoàng đế an vị, thánh dân an cư lạc nghiệp.
Suốt gần 60 năm chức vụ ban sự sống, người chỉ sống cuộc đời thanh bạch, từ chối đến cả lễ vật của quốc vương Syri, là Bênhađát, dùng đến 40 lạc đà chuyên chở. Rất nhiều thánh dân, quan chức, quan lại, tức các bậc tạm gọi là chăn dân, chăn bầy lại nông cạn khinh khi Êlisê nghèo hèn, không có ngoại mạo như bậc vương giả. Họ tôn trọng lời thánh trong môi miệng người, mơ hồ cho người là bậc quyền bính của Chúa, nhưng tuyệt đối không muốn sống gần gũi người hay mời người hướng dẫn, chỉ vì cố Êlisê quá nghèo và có vẻ quá quê mùa!
Trong dân Chúa, phàm ai làm ác thì ghét sự sáng, không đến cùng sự sáng, e rằng công việc mình bị trách móc chăng. Chỉ có các thánh đồ nghèo, các phụ nữ kỉnh kiền gần gũi, thông công và bảo trợ người, vì họ được mặc khải rằng người là thánh nhân của Đức Chúa Trời. các bậc vua chúa, các người chăn dân giàu sang quyền quí đó chỉ đến với người khi họ gặp sự bế tắc mà thôi. Êlisê di trú từ núi Cat mên đến Đôthan, Ghinh ganh, Bê-tên, kinh đô Samari, nhưng dù ở đâu người cũng không hòa nhập vào nếp sống phong lưu hào nhoáng của các vua. Các vua phải đến với người, các đồi đời đời đều quì xuống, vì người là bậc quyền bính – và quyền bính phải sống biệt riêng. Rồi mãi đến lúc lâm chung, Êlisê vẫn xứng đáng là tôi tớ của vị Thầy Êli lớn hơn, Đấng “không chỗ gối đầu”.
Minh Khải