“Lòng con chớ phân bì (ghen tị)
với kẻ hung ác” (Châm 23:17).
“Kẻ báo thù huyết...vì nóng
giận...đánh chết người” (Phục 19:6).
“Chúng nghe những lời đó thì lòng
tức như băm và nghiến răng với Ê-tiên” (Công 7:54).
“Nếu anh em có sự ganh ghét, cay
đắng...sự khôn ngoan đó thuộc đất, thuộc hồn, thuộc quỉ” (Gia. 3:14-15).
Đam mê chăm rễ sâu xa hơn hết
trong hồn của cơ đốc nhân chưa biến đổi là sự phục thù. Hồn nuôi dưỡng, ấp ủ sự
phục thù rất sâu xa, con người sống vì nó còn hơn là vì các chứng say sưa, dâm
dục hay tham muốn tiền bạc. Tôi có nghe câu chuyện người nuôi rắn độc để lấy
nọc, làm xổng chuồng một con, sau khi đã may miệng nó bằng chỉ. Con rắn kiên
nhẫn trốn dưới đáy lu nước trong nhà ông ấy đến 13 năm. Khi các sợi chỉ miệng
nó đã mục, con rắn đó đã cắn cú trối, trả thù người đã bắt bọn chúng. Nạn nhân
đã chết!
Tại sao thính giả nghe Ê-tiên
giảng đã nghiến răng, ném đá vào đầu ông?—Để phục thù. Tại sao những người đồng
thời Giê-rê-mi, từ vua, quan, thầy tế lễ, thân nhân cứ luôn đòi mạng sống ông ?
–khi họ nói “người nầy đáng chết” như vậy? –Để báo thù. Và tại sao các trưởng
lão, văn sĩ, thầy tế lễ cũng luôn âm mưu giết Chúa Jesus? – Để trả thù. Nhưng
tại sao họ đã phục thù? Tôi tin tại vì Chúa và các tôi tớ Ngài dùng lời Đức
Chúa Trời như gươm hai lưỡi, như gươm bén đâm thấu lòng đen tối, ô tội của họ,
vạch trần cả động cơ lẫn tư tưởng ác ý thầm kín của họ, do đó họ nuôi dưỡng mối
hận thù, chờ cơ hội thanh toán người giảng.
Tên “Satan” có nghĩa “kẻ thù”.
Satan có mối thù truyền kiếp cùng Đức Chúa Trời. Nên cơ đốc nhân nào còn nuôi ý
tưởng phục thù ai, người đó đầy dẫy Satan trong lòng mình. Satan có sự ganh
ghét Đức Chúa Trời cách tuyệt đối, đó là sự thù ghét bất diệt.
Đọc qua Kinh thánh, ta thấy kẻ
rắp tâm báo thù huyết thật có sự kiên nhẫn kinh khủng. Khi đến gần đối tượng
của mình, kẻ báo thù huyết tỏ ra mình là người hòa ái, nhỏ nhẹ, rất mực yêu đối
tượng đó. Đó là cách mơn trớn, vuốt ve của loài rắn độc. Phi-e-rơ quan sát rất
kỹ, nên ông nhờ Mác ghi lại điệu bộ kẻ báo thù huyết, Giu đa Ích-ca-ri-ốt, như
sau: “Khi Giu đa tới rồi, tức thì đến gần Ngài mà nói rằng “Rabi! Rồi hôn riết
Ngài”. Bản nhuận chánh dịch rất gợi hình là “hôn riết”; bản RV dịch là “hôn nhiều”, hôn lâu lắm; bản anh ngữ dịch là
hôn một cách “affectionately”, hôn trìu mến, hôn âu yếm.. Ôi, đê tồi thay cái
hôn giả hình của kẻ báo thù huyết. Giô-áp xưa kia cũng vừa hôn vừa đâm đổ ruột
người ta như vậy.
Điều kinh khủng hơn là kẻ báo thù
huyết sau khi hại nạn nhân, hắn chỉ biết hối hận chớ không ăn năn, hối cải.
Biết bao người đã tự sát vào lúc cuối cùng sau một loạt hành động phục thù
ngoạn mục, vì anh ta không còn lý tưởng gì để sống nữa.
“Chúa Jesus đã nói thẳng trước
mặt Giu-đa Ích-ca-ri-ốt “mà này tay kẻ phản Ta ở trên bàn với Ta, Con Người hẳn
đi như đã định, song khốn thay cho người nầy là kẻ phản Người”, và nhiều lần
khác Ngài kết án Giu đa là “một trong các ngươi là Ma Quỉ...” (Giăng 6:70). Các
lời sắc bén của Chúa tạo mối hận thù trong Giu đa.
Tội của Satan, tức tội phục thù
là đỉnh điểm của mọi tội lỗi. Trừ khi được Đức Chúa Trời điều chỉnh động cơ tấm
lòng, nếu không thì cơ đốc nhân báo thù huyết sẽ kết thúc cuộc đời mình trong
bi kịch hối hận như Giu-đa.
Trong kinh cựu ước, có ghi lại
gương xấu của một thánh đồ thực hành sự báo thù huyết, nhưng sau khi thất bại,
ông cũng tự vẫn như Giu-đa. Đó là A-hi-tô-phe, người ở thành Ghi-lô.
Theo 2 Samuel 11: 3; 17: 23; 23: 34, 39, Bát-sê-ba
là vợ U-ri. Bà là con gái của Ê-li-am, và là cháu nội gái của A-hi-tô-phe. Bố vợ
Ê-li-am và con rễ Uri đều là kiện tướng của David. Còn A-hi-tô-phe là cố vấn an
ninh của vua David. Vì thất bại trong vụ báo thù David về vụ Đa vít chiếm đoạt Bát-sê-ba
và sự mưu sát Uri, A-hi-tô-phe treo cổ tự tử trong sự hận thù không nguôi!./
Minh Khải-