Joab theo đường ngầm chiếm Jerusalem |
Chương 5 - Các nét
đặc trưng của người đắc thắng (tiếp theo)
Từ Sáng Thế Ký 22
(núi Moriah) Jerusalem không xuất hiện nữa cho đến khi sách Các quan
xét đạt tới. Ngay sau cái chết của Giô-suê, Giu-đa
và Simeon đã cố gắng chiếm thành phố đó, mà thời điểm đó được gọi là Jebus.
Josephus cho chúng ta biết rằng chỉ có phần dưới của thành phố đã được chiếm
lấy. Người Bên-gia-min theo sau Giu-đa trong các nỗ lực, nhưng đã không thành
công hơn, và thành phố vẫn nằm trong tay người Jebusites trong suốt thời gian Các
quan xét, trong suốt triều đại của Saul, và thông
qua triều đại của David tại Hebron.
Jerusalem trong
những ngày của Các quan xét.
Nếu bạn nhìn vào
thời gian đó, bạn sẽ nhận ra rằng đó là một trong những điểm yếu đuối thuộc
linh, và do đó thất bại. Chúng ta đã quen thuộc
với các điều kiện qua giai đoạn của Các quan xét. Chúng ta chỉ cần đọc sách đó để nhận ra rằng nó bao gồm
mấy trăm năm, và chúng ta được ấn tượng
cách buồn bã với trạng thái thuộc linh thấp
thỏi của dân Chúa, và sự yếu kém lớn lao mà định tính chất họ trong thời gian
đó. Chúng ta đến phần cuối của thời kỳ này, và Samuel bước vào hiện trường,
nhận thấy một trạng thái đáng buồn về những điều đích thực. Sau-lơ được đưa vào
thông qua Samuel, và vẫn còn tình trạng yếu ớt thuộc linh nầy, và do đó thành phố không phải là sở hữu, và không chiếm được
vị trí của nó trong mục đích của Đức Chúa Trời.
Điểm là đây, hầu cho
Jerusalem thể hiện tâm trí của Đức Chúa Trời, và đời sống thuộc linh rất cao và đầy đủ nhất được yêu cầu từ dân của Chúa. Thực
tế mặt phải cũng đúng, bất cứ khi nào đời sống thuộc linh của dân Chúa thấp hơn so với tình trạng đáng phải có, vinh quang
của Jerusalem bị che kín, thành phố không còn chiếm ưu thế, và danh Chúa không
được tôn trọng trong đó.
Chúng ta thu thập từ cuộc khảo
sát rộng rãi này, liên quan thời gian cho đến nay, Jerusalem thể hiện trạng
thái thuộc linh của dân Chúa. Đó là sự thật chạy suốt Cựu Ước bằng cách minh
họa, và được thực hiện hơn trong ý nghĩa thuộc linh cho Hội thánh. Đó là lý do
tại sao chúng ta nói về Jerusalem và các nét đặc trưng của người đắc thắng.
Cuối cùng thành Giêrusalem thuộc thiên, Hội thánh, sẽ hiện ra trong vinh quang thuộc
thiên, trên lập trường của sự trưởng thành thuộc linh, sự đầy đủ thuộc linh. Nó
sẽ là một biểu hiện của sự sống cao cả nhất mà dân của Chúa bao giờ có thể đến,
và biểu hiện đó sẽ là quyền năng của người đắc thắng.
Chúng ta biết, trong
việc đọc ngược từ phần cuối cùng, rằng cuối cùng Jerusalem đại diện cho một
tiêu chuẩn rất cao của đời sống thuộc linh, và rằng tập thể người
đắc thắng, như đã trình bày cho chúng ta trong
sách Khải huyền, là một tập thể đã đạt
đến điểm thuộc linh cao nhất.
Điều quan trọng là chúng ta nhận
ra rằng trong khi Jerusalem của Cựu Ước, thành Giêrusalem trần thế, có tính
lịch sử theo nghĩa đen, Jerusalem mà ở trên cao có lịch sử của nó trên cơ sở
thuần túy thuộc linh. Sự thăng trầm của nó, nếu chúng ta có thể nói về nó theo
cách đó, là một vấn đề những thăng trầm của đời sống thuộc linh, và trong khi
bây giờ Chúa ở trên trời, có trong tâm trí riêng của Ngài về một thành phố hoàn
hảo, đang tìm cách đưa dân của Ngài, Hội thánh của Ngài, đến tình trạng của sự
hoàn hảo thuộc linh đó, mà khi hoàn thành, sẽ hiển thị vinh hiển của Ngài và
mang lại cho ta việc thực hiện tầm nhìn đó đã được vị sứ đồ nhìn thấy: "Tôi
bèn cảm Thánh Linh, được người đem tôi đến một núi lớn và cao, chỉ cho tôi thấy
thành thánh Giê-ru-sa-lem, từ trời ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống, 11 có sự vinh quang của Đức Chúa Trời, vị sáng
của thành giống như bửu thạch rất quí, dường như bích ngọc, trong như thuỷ tinh
" (Khải Huyền 21:10-11). Đó là một trạng thái thuộc linh mà Chúa đang tìm
cách thực hiện trong Hội thánh của Ngài. Cuối cùng nó sẽ được thực hiện trong
những người thật sự cấu tạo nên Hội thánh, thành phố đó.
Chúng ta thấy, sau
đó, thông qua thời gian dài mà chúng ta
đã nói Jerusalem không đi vào vị trí của
nó, và không được coi là thể hiện các tư tưởng thần thượng, bởi vì sự yếu kém
và thất bại thuộc linh của dân Chúa.
David và việc
chiếm lấy Jerusalem.
Lâu dài chúng ta đến
với thời điểm khi David đi lên Giêrusalem và xuất phát một thách thức đối với
những người hùng mạnh của ông, những người
chấp nhận thách thức và cố gắng chiếm lấy thành lũy của người Jebusites, và
trong đó Giô-áp thành công. Giô-áp là một nhân vật thú vị. Ông ta không luôn
luôn tỏa sáng một cách tốt nhất, nhưng điều đáng chú ý về Giô-áp, điều xác định
những gì là Giô-áp, là mối quan hệ của ông với vua David. Nếu Giô-áp theo đuổi
lợi ích cá nhân, hoặc nếu lợi ích của ông đã được chuyển hướng khỏi David đến các
sự cân nhắc khác, ông đã không xuất hiện rất tốt. Nhưng bạn thấy rằng bất cứ
khi nào Giô-áp đã được gắn liền với David cách vị tha, và có sự quan tâm và
vinh quang của David hoàn toàn có trong tấm lòng, ông luôn luôn được nhìn thấy là
có lợi thế. Tại đây trong việc chiến lấy đồn lũy, Giô-áp vượt trội, vì sự tận
tâm không hạn chế của ông đối với David, và do đó ông trở nên một tiêu biểu
khác của người đắc thắng, người chiếm
được đồn lũy.
Có một nét
đặc trưng mới được giới thiệu như đối với thành
phố, và của người đắc thắng liên quan
đến thành phố, cụ thể là các người đắc thắng sẽ là những người có tấm lòng tận hiến hoàn toàn dành cho vua,
Chúa của họ, và những người, vì từ bỏ chính mình với Ngài, sẽ đi đến nơi có
quyền ưu thế. Nếu chúng ta có lợi ích cá nhân, hoặc nếu lợi ích của chúng
ta ở trong bất kỳ cách nào chuyển hướng khỏi Chúa,
chúng ta sẽ không được làm người đắc thắng, và chúng ta sẽ không đứng rất tốt trong các vấn đề chính. Trong lĩnh
vực này chúng ta nhớ lại những đoạn văn trong sách Khải huyền 3:7-12. David
được đề cập ở đó, và đền thờ được đề cập, và bạn có thành phố, và kết hợp với
những gì được thể hiện bởi ba điều đó được xem là phần hưởng của người
đắc thắng.
Khảo sát một lần
nữa, chúng ta lưu ý rằng Abraham,
Melchizedek, và David, đại diện cho sức mạnh của điều mà hoàn toàn của Đức
Chúa Trời theo một cách thuộc linh. Hai thứ đã rõ ràng trước mặt chúng
ta. (1) Vương quyền thuộc thiên. (2) Chức tế lễ
thuộc thiên. Chúng ta thấy rằng những điều nầy được thực hiện trong Đấng Christ.
Sau đó, chúng được dân thuộc thiên chia sẻ, và chúng có liên quan trải suốt với
Giêrusalem thuộc thiên.
Bây giờ Chúa lập
giao ước với David rằng ông không bao giờ thiếu một người ngồi trên ngai vàng của mình, như được ghi lại trong sách I
Các vua, chương 8. Sau đó, bạn thấy rằng David và Israel đã không có một vị
vua, không có đền thờ, và không có một thầy tế lễ trong nhiều thế kỷ dài. Chỉ
có hai cách, như tôi có thể thấy, giải thích sự mâu thuẫn rõ ràng. Một là con
đường của "Israel theo Anh quốc," cách khác là cách nhìn nhận rằng
tất cả được chuyển giao cho Chúa Giê-su, hầu giao ước với David được hoàn thành
trong Con lớn hơn của David, và Ngài ở trên ngai vàng, quyền cai trị trên vai
Ngài, và chìa khóa của David là sở hữu của Ngài. (Chú thích: Từ các phân đoạn
như Công vụ. 2:30, điều này chắc chắn là cách giải thích đúng duy nhất.)
Ở
nơi đầu tiên, sau đó, tất cả những gì được tiếp lấy trong Đấng
Christ trong một địa vị thuộc thiên, nhưng trong
một ý nghĩa phụ thuộc nó được chuyển giao cho và đưa lên trong Giêrusalem thuộc
thiên, mà bây giờ được coi là đang tồn tại. Phaolô nói: " Nhưng
Giê-ru-sa-lem ở trên là tự do, và là mẹ của chúng ta
" (Galati 4:26). Cũng như Hội thánh
trong các thư của Phaolô luôn luôn được coi như đã hoàn thành và hoàn hảo, mặc
dù chúng ta biết nó không theo nghĩa đen, vì vậy Jerusalem bây giờ được coi như
đang tồn tại trên cao, và tất cả những gì nói về nó mang nét đặc
trưng này. Do đó, Giêrusalem thuộc thiên, mà bây
giờ chúng ta là một phần trong đó, cho thấy
rằng chúng ta đang ngồi với Đấng
Christ trong các nơi trên trời, chiếm lấy và thể
hiện vương quyền thuộc thiên và vương quốc, và chức tế lễ thuộc thiên này.
Chúng ta được đưa vào điều đó, và nó được chuyển giao cho chúng
ta. Nếu Kinh Thánh cần đem điều đó ra, chúng
ta đã có các báo cáo rất chính xác về vấn đề này.
Với người Do Thái Chúa Giêsu nói, như được ghi trong Matt. 21:43: " nước
Đức Chúa Trời sẽ cất khỏi các ngươi, giao cho một dân sanh hoa lợi của nước đó". Bên cạnh đó bạn đặt Lu-ca 12:32: " “Bầy
nhỏ ơi, đừng sợ, vì Cha các ngươi vui lòng ban nước cho các ngươi". Sau đó, những lời của Phi-e-rơ trong thư đầu tiên
của mình, chương 2, câu 9: " Nhưng anh em là giống được lựa
chọn, là chức tế lễ nhà vua, là nước thánh, làm dân thuộc riêng về Đức Chúa
Trời..".
Đến nỗi Hội thánh như Jerusalem thuộc
thiên chiếm lấy vương quốc, vương quốc này được trao cho Hội thánh, và Hội
thánh có chức tế lễ. "Quốc tịch của chúng ta ở trên trời." Đó là thì
hiện tại. Cùng một lúc điều đó liên kết với thành Giêrusalem thuộc thiên như đang
tồn tại bây giờ. Vương quốc vào thời điểm này là, tất nhiên, như chúng ta quan
tâm đến nay, một vương quốc thuộc linh. Vương quyền và vương quốc hiện nay là
biểu hiện thuộc linh. Về sau nó sẽ được thể hiện theo nghĩa đen, đó là Hội
thánh theo nghĩa đen sẽ chiến lấy sự quản lý thế giới này trong thời đại tới.
Chức tế lễ cũng có
tính thuộc linh hiện nay. Bây giờ chúng
ta là các thầy tế lễ. Chúng ta sẽ làm các thầy tế
lễ sau đó. Chúng ta thấy thế nào sách Khải Thị trình bày một tư tưởng rất đầy
đủ về những gì đã có được, cũng như những gì đang chờ đợi tổng kết. Ở hai nơi,
cả hai đầu của sách Khải thị và xa hơn một chút, trong chương 1, câu 6, và trong
chương 5, câu 10, chúng ta có tuyên bố
rằng Ngài đã làm cho chúng ta nên một
vương quốc và các thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời của chúng ta.
Điều quan trọng
nhất, mà chúng ta đã nói tất cả mọi
thứ, hoặc có thể nói, mọi sự tùy thuộc vào đó, là tất cả mọi sự đều được gắn
liền và không thể tách rời sự sống lại. Phục Sinh là một điều sâu sắc hơn, quan
trọng hơn, lớn hơn nhiều so với bất kỳ điều gì mà chúng ta vẫn chưa nhận biết. Sự sống lại là chìa khóa cho tất cả
mọi thứ, và bạn sẽ thấy rằng tất cả mọi thứ có liên quan đến mục đích thuộc
thiên của Đức Chúa Trời là ràng buộc
với sự phục sinh. Thực vậy, sự sống lại, nếu là ở trong Đấng Christ, đều ngụ ý và liên quan đến các điều thuộc thiên.
Thành phố, như chúng
ta đã thấy, phô bày ra trong trường hợp đầu tiên với Abraham, và chúng ta biết
rằng điều trung tâm cuộc sống của Abraham là sức mạnh lớn lao và sự kiện của sự
sống lại, khi Abraham đã đi đến bàn thờ, và đã quyết tâm từ bỏ tất cả những gì
là của trái đất, mặc dù điều đó có nguồn gốc từ Đức Chúa Trời, sau đó Abraham đã
di chuyển vào những gì nhiều hơn là một tầm nhìn và mục đích của Đức
Chúa Trời trên trần thế, để vào những gì là mục
đích trên trời và phổ quát của Đức Chúa Trời. Đó là sự phục sinh đã trở thành cơ sở những gì đã có và
đang có tính thuộc thiên trong giao ước với Abraham.
Sự phục sinh là
một điều phân rẽ.
Sự sống lại là chìa
khóa cho tất cả mọi thứ. Đây là chìa khóa cho mọi chuyển động mới của Đức
Chúa Trời trong việc đảm bảo về ý định và tư tưởng
đầy đủ nhất của Ngài, và nó luôn luôn là một điều phân rẽ hoặc phân chia.
Hãy xem một chương như Giăng 5.
Trong chương đó Chúa Giêsu được tìm thấy đang nói về sự phục sinh. "Giờ
sắp đến, mà nay đã đến rồi, kẻ chết sẽ nghe tiếng của Con Đức Chúa Trời, và kẻ
nghe ấy sẽ được sống"(câu 25). Điều đó, tất nhiên, phải được tiếp lấy cách
thuộc linh. Ai nghe tiếng nói? Không phải tất cả mọi người. Đó là những người
nghe mà sống, nhưng tất cả không sống. Đó là tiếng nói, sức mạnh của sự phục
sinh trong Lời của Chúa phân chia cách thuộc linh giữa những người sống và
những người ở lại và chết. Phục sinh là một điều phân chia. Nó phân chia tập
thể thành hai. Một số nghe lời nói và sống. Họ được sống lại từ cái chết thuộc
linh. Những người khác không nghe. Bạn có biết rằng về sau Chúa Giê-su nói:
"Chiên ta nghe tiếng của Ta ...." Tại đó chúng ta có hình thức đầu tiên của sự sống lại. Đó là thuộc
linh. Nó là một sự dức dấy từ cái chết thuộc linh, hoặc từ giữa những người
chết thuộc linh, và trong cách thuộc linh những con người trở thành hai tập thể,
người sống và người chết.
Trong cùng một chương, Chúa Giêsu
dư định thêm điều nữa trong tương lai. " vì giờ đến mọi người ở trong mồ
mả đều nghe tiếng Ngài (không phải lời nói)". Liên kết chúng ta với 1
Thess. 4:16. “Giờ đến, mọi người ở trong
ngôi mộ được nghe giọng nói của Ngài."
Điều đó phải được hiểu theo nghĩa đen, không theo thuộc linh. Những gì xảy ra
trong sự sống lại đó? "Ai đã làm thiện, thì sống lại để được sự sống, ai
đã làm ác, thì sống lại để chịu định tội" (câu 29). Một lần nữa sự sống
lại phân chia.
Có các sự sống lại
khác trong Lời, và bạn thấy rằng mỗi một sự phục sinh trong số đó đều có sự phân
chia. Có sự sống lại tổng quát của các tín hữu được đề cập trong 1
Thessalonians, và có một sự phục sinh đặc biệt của các tín hữu được nói đến
trong Phi-líp 3, sự sống lại ngoại hạng từ trong kẻ chết. Paul khá chắc chắn về
vị trí của mình trong 1 Thessalonians. Ông không có nghi ngờ bất cứ điều gì của
mình ở trong sự sống lại đó, không có nghi vấn nào cả. Nhưng về sự phục sinh
được đề cập trong Phi-líp 3, ông không thật chắc chắn, không hoàn toàn chắc
chắn. Về điều đó, những lời của ông là: " mong bất cứ thể nào
tôi được đạt đến sự sống lại ngoại hạng từ trong kẻ chết ", "chẳng phải tôi đã được rồi", " tôi không kể mình đã giựt được
đâu". Đây là một sự phân chia trong sự phục
sinh.
Chúng ta buộc phải
đi đến kết luận này, tôi cảm thấy, mà cùng lúc đó sống lại đó phân chia, nó
cũng đặt ở một vị trí, và sự sống lại của Phi-líp 3 không phải là sự sống lại
của 1 Thessalonians 4. 1 Thessalonians 4 là một điều tổng quát xa hơn Phi-líp
3. Phi-líp 3 áp dụng cho một vị trí cao hơn trong sự biểu hiện của tư tưởng thần
thượng hơn là 1 Thessalonians 4.
Khi bạn đến Khải
huyền, bạn tìm thấy tuyên bố rằng phần còn lại của kẻ chết không sống cho một ngàn
năm. Vâng, đã có một sự phục sinh, sự sống lại đầu tiên, và nó đã tạo ra sự
phân chia. "Phước thay và thánh ông là người có phần trong sự sống lại đầu
tiên ..." (Khải Huyền 20:6), nhưng có rất nhiều người đã không đượcdư phần.
Sự phục sinh đã phân chia một lần nữa, bạn sẽ thấy: nó đã tiếp nhận một số, và
để lại những người khác.
Nhưng một lần nữa
vào cuối một ngàn năm có sự phục sinh khác, và một lần nữa có một sự phân chia.
Có sự sống lại, và liên hệ với sự sống lại này, chúng ta đọc: "
Nếu có ai không được ghi vào sách sự sống thì bị quăng xuống hồ lửa"(Khải Huyền 20:15). Tại sao tuyên bố điều đó, vì tại
thời điểm đó, trong quá trình của sự vật, tất cả những ai có tên trong sách sự
sống đã được sống lại một ngàn năm trước rồi? Bạn đánh dấu tầm quan trọng, rằng
ngay cả sau một ngàn năm sẽ có một số người được sống lại, mà có tên trong cuốn
sách, những người bị mất một cái gì đó trong một ngàn năm phải không? Vì vậy,
sau một ngàn năm có diễn ra một sự phục sinh, trong đó có sự phân chia giữa
những người có tên trong cuốn sách, và những người mà tên không được tìm thấy
trong cuốn sách. Nếu điều đó không phải như vậy, chắc chắn Lời đã
được cảm thúc cách thần thượng sẽ nói rằng vào
cuối một ngàn năm phần còn lại của người chết đã được sống lại và liền quăng
vào hồ lửa. Tại sao còn nói: " Nếu có ai không được ghi vào
sách sự sống... "? Sự phục sinh đã đến, ngay
cả vào ngày cuối cùng trễ nãi, cũng còn phân chia.
Tất cả điều này có
nghĩa là gì? Nó có nghĩa là có sự sống lại (không phải là một sự sống lại, không
phải hai sự sống lại), và mọi sự sống lại đại diện cho một số giai đoạn, một số
vị trí, một số ràng buộc về tiến bộ trong các mục đích thần thượng, và bạn có
thể nhanh chóng đến một kết luận này là sự phục sinh thứ nhất và ngoại hạng, là
của một tập thể mà đạt vị trí cao nhất.
Mỗi phục sinh tiếp theo đại diện cho một cái gì đó kém hơn. Chúng ta có thể là
các cơ đốc nhân và mất một ngàn năm. Nếu đó là sự thật, có thể có những thứ
khác mà chúng ta có thể bị mất.
Đó là ý nghĩa của người
đắc thắng liên quan đến Jerusalem. Các người
đắc thắng, như đã thấy trong Khải huyền 3, đến
ngai vàng, nhưng mà tập thể người
đắc thắng của Philadelphia và Laodicea là tập
thể người đắc thắng của Khải thị chương 12, của người con trai. Nó là một tập
thể phục sinh ngoại hạng đặc biệt, và chắc chắn điều
đó hợp với quan điểm rằng Chúa đã đưa chúng ta xem xét tính cấp thiết của việc làm một dân mà không ở
trong bất kỳ mức độ trần gian, bị thế giới trói buộc, nhưng hoàn toàn thoát ra
ngoài, đến nỗi chúng ta có thể hình thành một phần của tập thể đó, mà sẽ thể hiện đầy đủ nhất tư tưởng của Đức
Chúa Trời, và biết được sự sống lại ngoại hạng từ
trong người chết.
Nếu bạn có bất kỳ
nghi ngờ nào về việc liệu có nhiều hơn một sự sống lại không, hãy đọc Tân Ước theo
chỉ một đường hướng đó. Thật không may là bản King James trong trường hợp này
không mang thực tế lại một cách rõ ràng, nhưng bản Revised version sẽ giúp bạn
rất nhiều. Bạn sẽ thấy rằng hai từ ngữ được sử dụng liên quan đến sự sống lại
trong Tân Ước. Những từ ngữ đó là sự sống lại của kẻ chết, và sự sống lại từ
người chết. Bản Revised version làm sáng tỏ sự khác biệt đó. Sự sống lại của kẻ
chết là một chuyện. Phải có một sự sống lại của người chết có nghĩa là sẽ bao
gồm tất cả mọi người, nhưng có một sự sống lại ra khỏi người chết, từ giữa
người chết, mà không bao gồm tất cả mọi người.
Một chị em đẹp đẽ ở Bethany
vấp phải sự thật đó về điều tốt dành cho chúng ta: " Tôi biết
rằng trong cuộc sống lại ngày sau rốt thì người sẽ sống lại" (Giăng 11:24). Cô đang nói về sự sống lại của kẻ
chết, khi tất cả mọi người cần được sống lại. Chúa Giêsu kéo cô lên và nói:
"Ta là sự sống lại" (câu 25). Bây giờ hãy lưu ý: ngay lập tức Giăng
12 tiếp tục chép liền (nó là sự tiếp nối của câu chuyện): "Sáu
ngày trước lễ Vượt-qua, Jêsus đến Bê-tha-ni, nơi La-xa-rơ ở, là người Ngài đã
khiến từ (ek) kẻ chết sống lại". Từ ngữ
"ek" này có nghĩa ra khỏi giữa (out from among). "Ta là sự sống
lại" - "người mà Chúa Giêsu khiến sống lại từ người chết." Trong
mối quan hệ với Đấng Christ có cái gì
đó nhiều hơn sự phục sinh tổng quát từ người chết, có một sự phục sinh ngoại
hạng. Càng có mối quan hệ đầy đủ hơn với Đấng Christ, Đức Chúa Trời càng bảo đảm bằng sự sống lại càng hơn.
Đền nỗi Jerusalem
như nét đặc trưng cao nhất của nó, có người
đắc thắng, trên lập trường của một sự sống lại,
như chúng ta thấy, là của những người đã đi trọn con đường trong mối quan hệ
của họ với Chúa, hay, phù hợp với tư tưởng chung của chúng ta, của những người đã không có bất kỳ cách nào bị liên hệ trần gian, hay thế giới cột trói.
Sự phục sinh là sự
phân rẽ, nhưng sự phục sinh như sự phân rẽ chỉ đơn giản là theo nguyên tắc phân
rẽ thuộc linh bây giờ. Nếu bạn và tôi
đang thực sự được phân rẽ cho Đức Chúa Trời, đến nỗi mà Colose 3:1 là thực sự
của chúng ta: "Vậy, nếu
anh em đã được đồng sống lại với Đấng Christ, thì hãy tìm các sự ở trên, là nơi
Đấng Christ ngồi bên hữu Đức Chúa Trời".
Chúng ta đang trên đường đi theo sự phân rẽ
thuộc linh trong một sự phục sinh ngoại hạng từ kẻ
chết. Tôi không thuộc về những người tin rằng tất cả những người đã được cứu, những
người đang sống cuộc sống bán phần hoặc một phần thế tục, sẽ biết sự sống lại
ngoại hạng. Họ sẽ bị mất một cái gì đó, và có thể với mọi người có tên trong
sách sự sống và bỏ lỡ một ngàn năm, nếu Lời Chúa có nghĩa một điều gì đó. Tôi
yêu cầu bạn nhìn vào Lời Chúa. Nó có nói như thế không? "Ấy là sự sống lại thứ nhứt. Còn những kẻ chết khác chẳng
được sống lại cho đến chừng một ngàn năm đã mãn "(Khải.
20:5). Sau đó, có một sự phục sinh, những cuốn sách được mở ra, và những người
mà tên họ không có trong sách sự sống được ném xuống hồ lửa.
Bây giờ chúng ta
hiểu những cảnh báo kinh khủng trong bức thư gửi tín hữu Hê-bơ-rơ, ví dụ, về sự
thất bại của cơ nghiệp, không đạt mục đích của Đức Chúa Trời, và mất quyền con trưởng, ý định của Đức Chúa
Trời. Có tuyên bố to lớn đó về Ê-sau, anh đã bán
quyền con trưởng của mình cho một món canh hỗn độn. Và sau đó là gì? Anh đã tìm
kiếm bằng những giọt nước mắt, nhưng không tìm thấy chỗ của sự ăn năn. Sau đó,
thư Thơ Hê-bơ-rơ nói: "... nếu lại sa ngã thì không thể khiến
họ đổi mới mà ăn năn nữa ..." (Heb. 6:6).
Điều đó có nghĩa là họ bị hư mất không? Không! Họ đã mất quyền con trưởng của
họ, họ đã mất cơ nghiệp của mình, không nhất thiết phải là sự sống đời đời của
họ. Họ có thể xuất hiện vào cuối một ngàn năm, vẫn có tên trong sách của sự
sống, nhưng đã mất cơ nghiệp của họ.
Bây giờ bạn hiểu lý
do tại sao có sự căng thẳng như vậy đặt trên sự trọn vẹn cho Đức
Chúa Trời: có lẽ bạn hiểu một chút tốt hơn về bản
chất của những gì chúng ta gọi là chứng cớ, và lý do tại sao cần thiết để chúng
ta đi ra khỏi trong một cách thuộc linh đối với
tất cả mọi thứ, thậm chí theo cách tôn giáo, như là của thế giới này, và đứng
tách riêng cho Đức Chúa Trời. Lý do tất
cả là gì? Tại sao không cứu giúp điều thường được chấp nhận? Vì lý do này, mà Đức
Chúa Trời đã thể hiện một điều hoàn toàn về ý muốn
của Ngài, và tạo ra đòi hỏi hoàn toàn hơn, và đại diện cho một sự trả giá hoàn
toàn hơn. Nó đưa vào một lĩnh vực xung đột và đau khổ hoàn toàn hơn. Nhưng
những gì chúng ta có thể làm, khi chúng
ta đã thấy tầm nhìn thuộc thiên, ngoại trừ tiến tới? " Kẻ đắc
thắng, Ta sẽ cho ngồi với Ta trên ngai Ta, như Ta đã đắc thắng và ngồi với Cha
Ta trên ngai của Ngài...." Có vương quyền.
Sự sống lại là chìa
khóa cho tất cả mọi thứ trong mục đích của Đức Chúa Trời. Nó là cơ sở của tất cả mọi thứ. Và sự sống lại luôn luôn
là một điều phân chia. Bạn có thể đến với một sự sống lại và bỏ lỡ cái khác. Nó
phụ thuộc vào cách bạn đã tiến lên với Chúa được bao xa. Đây không phải là một
câu hỏi về sự cứu rỗi, điều này theo sau sự cứu rỗi. Phao-lô đã không có nghi
ngờ về sự cứu rỗi của mình, và không nghi ngờ gì về điều được gắn liền với sự
cứu rỗi đến sự sống. Nhưng có sự phục sinh khác bên trong đó, và ông không thật
chắc chắn về điều đó. Vì điều đó ông đã cực lực trong sức mạnh thần kinh cách thuộc
linh: "Nếu bằng mọi cách tôi có thể đạt
được." Sự phục sinh đó không phải là sự sống lại cặp theo sự sống đời đời,
sự sống lại đó là giải thưởng của sự kêu gọi ở trên. Nó dành cho người
đắc thắng.
T.Austin-Sparks
(1935)