Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

KHOA HỌC MINH HOẠ-- BIỂN



1.Biển
Xuất- Hành 20:7 chép, “vì trong sáu ngày Đức Giê-hô-va đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong đó”. Chúng ta phải tin Lời Đức Chúa Trời về các đại dương và điều gì đã làm cho chúng mặn. Chúa nói cùng chúng ta Ngài đã tạo nên biển cùng các vật trong đó. Các câu chuyện kỳ quái được viết ra trong các sách lịch sử của chúng ta thì quá phi lý và ngu muội đến nỗi tôi đã ngạc nhiên tại sao văn kiện như vậy lại được giảng dạy trong các lớp học. Những người mơ mộng nầy nói rằng khi trái đất nguội dần, hơi nước trong bầu không khí đặc lại và rơi xuống như mưa trên đồi núi. Rồi giả định rằng nước tuôn xuống các chỗ thấp tạo thành các ao hồ và đại dương. Nói theo cách thô thiển, theo sự kiện nầy, thì 1700 thể tích hơi nước ở nhiệt độ 212 F và dưới áp suất của không khí sẽ tạo nên một thể tích nước khi đông đặc lại. Với tỉ lệ nầy thì phải một dặm khối vuông hơi nước chỉ cho ra 3 bộ Anh (0,9 mét) nước lỏng trên bề mặt một dặm vuông. Nếu bạn quen nhà toán học nào, hãy nhờ ông ấy tính xem phải có bao nhiêu lượng hơi nước trong không khí để tạo ra các đại dương, ao hồ và sông suối. Điều nầy quá ngớ ngẩn! Những ai dạy lý thuyết nầy không thể tính ra giả định nầy sẽ đưa họ đi đến đâu. Các nhà mơ mộng nầy cũng không nói cho chúng ta biết tại sao nước đại dương lại có muối. Họ cảm thấy đủ khi bỏ dở những điều không thể nói. Kết luận hợp luận lý nhất là Đức Chúa Trời đã tạo nên biển và làm cho chúng nó mặn ngay hồi ban đầu khi sáng tạo. Những điều nầy không xảy ra theo các phương pháp tiến hoá.


2. Cá trong biển:
Nước biển đầy muối. Chúng ta bắt nhiều cá từ nước mặn nầy. Có bao giờ bạn ghi nhận rằng không có con cá nào bị ướp muối không? Mọi cá được bắt lên từ biển phải được nêm muối trên bàn và xường đóng hộp, cho thịt cá có vị mặn vừa ăn. Tại sao cá có thể sống cả cuộc đời của nó trong nước mặn mà muối không thấm vào cơ thể của nó. Đó chỉ là ếai đụng chạm nhỏ của bàn tay Đức Chúa Trời. Cơ Đốc nhân được sự kiện nầy nhắc nhở rằng dù chúng ta đang sống trong thế giới, chúng ta không thuộc về thế giới và thế giới không thể ở trong chúng ta. Chúng ta có thể sống nhiều năm giữa thế giới có lắm lạc thú, sự hấp dẫn và quyến rũ của nó, song le chúng ta hoàn toàn được phân rẽ cho Đức Chúa Trời.

3. Những Giọt Nước Mưa:
Gióp 36:26-29 chép, “Phải, Đức Chúa Trời là cực đại, chúng ta không biết được Ngài; Số năm của Ngài thọ không ai kể xiết được. Vì Ngài thâu hấp các giọt nước:
Rồi từ sa mù giọt nước ấy bèn hóa ra mưa,  Đám mây đổ mưa ấy ra, Nó từ giọt sa xuống rất nhiều trên loài người.  Ai có thể hiểu được cách mây giăng ra,Và tiếng lôi đình của nhà trại Ngài?” Điều gì làm cho các giọt nước mưa rơi xuống cách êm ái đến nỗi chúng không làm tổn hại điều gì cả? Nếu một giọt nước mưa chạm đến một tờ giấy mềm và mỏng, nó sẽ lan ra, không chọc thủng tờ giấy để lọt qua. Đức Chúa Trời ban các giọt nước mưa trong mùa xuân. “Mưa có cha không?” (Gióp 38:29). Khi tưới hoa,  bạn phải cẩn thận, canh chừng không làm hại hay dập các cây non, nhưng Đức Chúa Trời ban các giọt mưa cách xa mấy dặm qua bầu không khí, mà không làm tổn hại điều gì. “Ông có biết mây cân bình sao chăng?” (Gióp 37:16). Điều gì làm cho mây treo ở đó? Khi đi máy bay, bạn thường bay qua các đám mây. Xem Truyền-đạo 1:6-7, “Gió thổi về hướng nam, kế xây qua hướng bắc; nó xây đi vần lại không ngừng, rồi trở về vòng cũ nó. Mọi sông đều đổ vào biển, song không hề làm đầy biển; nơi mà sông thường chảy vào, nó lại chảy về đó nữa” nuớc thành mây qua tiến trình bốc hơi! Bạn thân mến, Cha thiên thượng ban mưa xuống vì Ngài thương bạn.

4.Cầu Vồng.
Cầu vồng tượng trưng các sự đối xử nhân từ của Đức Chúa Trời với chúng ta và các lời hứa của Ngài dành cho chúng ta. Ở dưới đây, không ai trong chúng ta thấy trọn vẹn câu chuyện. Chúng ta không bao giờ thấy một cầu vồng nguyên vẹn, nó luôn luôn đứt khoảng ở đâu đó. Tôi đã từng đến chỗ gần nhất để nhìn xem cầu vồng ở thác nước Niagara. Khi quan sát thác nước vào ban đêm, tôi tưởng tôi đã thấy cầu vồng nguyên vẹn. Tôi đã leo lên hàng rào của một trong các hòn đảo xung quanh đó và chăm chú nhìn. Tôi đã tìm thấy có khoảng đứt ở dưới làn sương mù, nơi đó cầu vồng đã không khép mối lại được. Tôi cũng đã cố gắng tìm thấy một cầu vồng trọn vẹn khi tôi ở trên phi cơ. Nhưng tôi đã không bao giờ thấy được. Ở dưới đây, chúng ta không bao giờ thấy được hết mọi sự nhân từ của Đức Chúa Trời  dành cho chúng ta, cũng như mọi sự chăm sóc và tình thương nhân từ của Ngài; nhưng ở trên kia, chúng ta sẽ thấy. Tại trên đó cầu vồng rực rỡ bao quanh ngai Đức Chúa Trời—“có cái mống dáng như lục bửu thạch bao chung quanh ngai" (Khải-huyền 4:3).

5. Bông Tuyết:
Sự hình thành bông tuyết là một trong các phép lạ kỳ diệu của Đức Chúa Trời mà không thể giải thích được. Không có hai cái giống nhau trong cấu trúc, dù mỗi  cái đều giống nhau trong hình dạng tổng quát. Mỗi hoa tuyết có 6 cạnh, mà luôn luôn cùng kích thước. Mỗi bông tuyết nhỏ như vậy được tạo thành cách kỳ diệu trong thiết kế phức tạp của nó.
   Các Cơ-Đốc nhân giống như vậy. Chúng ta giống nhau trong việc chúng ta được cứu bởi cùng một Cứu Chúa, được cứu chuộc bởi cùng một dòng huyết, và đã tiếp nhận cùng sự ban cho là sự sống đời đời; song le chúng ta khác nhau, như các hoa tuyết khác nhau. Không có hai Cơ-Đốc nhân giống nhau. Ân điển Đức Chúa Trời làm cho mỗi một đời sống đẹp đẽ trong cách riêng của nó, và rất hấp dẫn trong các thuộc tánh của nó.
   Tôi đã được kể lại rằng mỗi một bông tuyết khi rơi xuống có thể tự gom tụ các phần tử hơi ẩm nhỏ xíu khác. Nếu những mảnh vỡ nầy tự kết tụ với hoa tuyết nhỏ, chúng cũng trở nên các hình thể 6 cạnh, y như chính bông tuyết ban đầu. Điều nầy cũng giống chúng ta. Chúng ta sẽ gây ảnh hưởng phước hạnh về Đức Chúa Trời trên những ai đến cùng chúng ta hay với những ai mà chúng ta giao thiệp. Mỗi một hoa tuyết nhỏ có 6 nan hoa, bắt nguồn tứ cái trục trung tâm. Số 6 là con số sự đau khổ của con người. Nó nhắc nhở chúng ta về 6 ngày mà trong đó Chúa tạo nên mọi sự mà con nguời có thể có cần trong đời sống nầy.
   Các Cơ-Đốc nhân đã được rửa sạch trắng hơn tuyết, như Thi-thiên 51:7 chép, “Xin hãy lấy chùm kinh giới tẩy sạch tội lỗi tôi, thì tôi sẽ được tinh sạch;
Cầu Chúa hãy rửa tôi, thì tôi sẽ nên trắng hơn tuyết”. Nhưng làm sao có được điều đó, vì tuyết trắng tinh khiết mà? Điều nầy có thể không ám chỉ thật nhiều đến tính chất của tuyết nhưng đến sự vững chắc của tuyết. Tuyết chỉ bao phủ mặt đất dơ trong ít lâu. Rồi sự dơ bẩn lại hiện ra. Tội nhân được rửa sạch trong huyết của Chiên Con đến đời đời. và các tội lỗi của anh ta không bao giờ tái xuất hiện. Ha-lê-lu-gia! Một Cứu Chúa diệu kỳ biết bao!

6. Các ngôi sao và tuyết.
Trong Sáng-thế-ký 1:16 chúng ta đọc, “Ngài cũng làm các ngôi sao”. Chúng ta hãy nhìn vào điều lạ lùng mà Ngài đã tạo nên. Trước hết chúng ta nhìn bông tuyết. Các bông tuyết được tạo thành trong các đơn vị có số 6; mỗi một bông tuyết là một đơn vị 6 mặt, có 6 điểm và 6 mặt, và 6 mảnh. Không bao giờ có một bông tuyết mà có 5 hay 7 hoặc sự tổ hợp của con số nào khác, nhưng đó là các bộ số 6 từ trung tâm 6 mặt nhỏ tí xíu đến bên ngoài, các nhánh cũng có số 6, vả 6 điểm ở bên ngoài nữa. Có 6 phần xung quanh bông tuyết, và mỗi một phần đều có con số 6 được tìm thấy trong hình thức nầy hay hình thức khác.
   Một nhà quí phái ở New England, Hoa kỳ, đã xem xét hàng ngàn, hàng vạn bông tuyết nầy dưới kính hiển vi, và ông nói rằng ông không hề thấy hai hoa tuyết giống nhau, ông cũng không thấy sự tổ hợp nào khác, ngoại trừ con số 6. Tại sao vậy, há có sự kiện nào khác hơn là Đức Chúa Trời đã làm ra nó sao?
   Có hàng triệu và hàng triệu người trên thế giới, mỗi người có 2 tai, 2 mắt, 2 gò má, một cái mũi, hai cặp lông mi, và tất cả các điều còn lại của các nét đăc sắc tạo thành khuôn mặt, nhưng không có hai người giống nhau đích xác. Đôi khi chúng ta gặp những cặp song sinh khó phân biệt, nhưng những ai biết họ cách tốt nhất sẽ nói rằng họ không giống nhau. Làm sao lại không có người giống nhau? Đó là vì cớ Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời của những điều khác nhau, nhưng không lộn xộn.

7. Những con lươn:
Tôi có nghe về thói quen kỳ lạ của các con lươn. Tôi nghĩ đó là sự thật. Tôi được kể rằng con lươn thường bị kinh động bởi tiếng động và đặc biệt là bởi tiếng sấm. Dường như khi chúng nghe tiếng sấm, chúng tuởng sắp có mưa bão tuôn xối xuống dòng chảy và dự bị cho chúng nhiều thức ăn như con rệp, sâu bọ, sinh vật nhỏ li ti, để chúng có thể ăn. Vì lý do đó, chúng đã lên khỏi cái lỗ bùn để tìm thức ăn. Đây là mưu mẹo của các người câu cá: họ đem cái trống, chảo bằng thiếc, hay bất cứ cái gì tạo ra âm thanh vang rền. Một vài người đập trên dụng cụ đó để thu hút sự chú ý của các con lươn, làm cho chúng lên khỏi đáy sông. Người khác sẽ sẵn sàng cầm lưới hay cái sảo bắt cá để gom mấy con lươn bằng cách lừa gạt chúng. Tôi chắc rằng điều nầy là thật, vì tôi đã đọc từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, đều nói y như vậy.
   Nó nhắc nhở tôi về mưu mẹo quỉ quyệt của Ma Quỉ bắt các em trai và em gái đi lạc vào lối tội lỗi và con đường ác độc. Hắn cũng đưa ra nhiều màn trình diễn làm cho cả thanh niên và người lớn nghĩ rằng họ sẽ thu hoạch lợi ích, hạnh phúc và hạnh phước nếu họ vâng theo tiếng gọi của Sa-tan. Sau đó, Sa-tan có các thiên sứ ác của hắn sẵn sàng lừa đảo và gài bẫy những ai theo tiếng gọi của hắn.

8. Những  con lươn bé bỏng:
   Đấy là một hiện tượng: vào mùa sinh con, các con lươn bố mẹ từ nhiều phần khác nhau của trái đất bơi xuống biển Caribé, Trung Mỹ. Có một hố sâu trong đại dương ở đó. Và các con lươn thích con cái của chúng được sinh ra ở đó. Các con lươn con được sinh ra ở đó. Sau khi sinh con, bố mẹ sẽ trở về nhà cũ. Một số trở về bờ biển ở Pháp quốc, số khác về các con sông ở Canada. Một số về lại Na-uy, một số khác hồi cư Anh quốc. Tất cả các con lươn sơ sinh đã bị bỏ lại trong hố sâu trong biển Caribé. Sau vài tuần lễ, các con lươn bé bỏng quyết định rằng chúng cũng theo chân bố mẹ mình và chúng đã ra đi. Những con có bố mẹ Canada sẽ bơi về Canada, những con có bố mẹ Pháp, sẽ bơi về Pháp. Ai đã dạy dỗ những con lươn con nầy nơi chúng phải đi đến và làm sao chúng biết được phương huớng khi chúng ở dưới hố sâu trong biển? Tất cả điều nầy là phép lạ. Thậm chí không có Ai, ngoại trừ Đức Chúa Trời, đã có thể thực hiện một phép lạ lạ lùng, kỳ diệu như thế nầy? Chắc chắn điều nầy minh chứng rằng có một Đức Chúa Trời  hằng sống, diệu kỳ, Đấng đang vận hành vũ trụ.

9. Cá tốt và các xấu:
   Sự so sánh tiếp theo nằm trong Ma-thi-ơ chương 13 câu 47 và 48. Tại đây chúng ta tìm thấy sự so sánh giữa cá xấu và cá tốt. Chúng ta đọc, “Nước trời cũng ví như lưới quét thả xuống biển, gom đủ mọi thứ. Khi lưới đã đầy, thì người ta kéo lên bờ, rồi ngồi xuống mà dồn thứ tốt vào rổ, còn thứ xấu thì ném đi”. Tại đây có vấn đề cá tốt và cá xấu. Đây không phải là vấn đề công trạng hay luân lý, hay một người có là kẻ ăn cắp hay không, không phải là vấn đề các tội lỗi và lỗi lầm trong đời sống. Cá xấu là gì? Điều nầy không ám chỉ có thể là cá nguy hiễm hay xảo trá, cá như vậy là cá mập, nó sẽ bị ném bỏ.  Mấy năm trước, khi còn sống ở Seattle (Hoa Kỳ) tôi đi thăm xưởng công nghiệp cá biển, nơi họ phân loại cá từ tàu đem lên. Tại một góc phòng, có một người đang phân loại cá. Ông có một chỗ, và ông đang ném đi nhiều cá. Đối với tôi, chúng có vẻ là cá dễ thương. Tôi hỏi một người có quyền ở đó, tại sao anh đó lại ném bỏ các con cá đó. Ông ta khoác tay và nói, hôm nay chúng tôi chuyên chở được quá nhiều cá, phần lớn là cá xấu, chúng không ích lợi gì cả trừ ra đem chôn để làm phân bón. Chúng tôi không thể đem chúng vào kho, vì không ai sẽ mua chúng”. Có vẻ họ nói đúng với tôi (vì cớ tôi không biết chúng), nhưng ông ấy có cặp mắt phân biệt và biết loại cá nào là cá ăn được, và cá nào không nên ăn.

    Đó là cách mà chúng ta vừa đọc trong khúc Kinh thánh nầy. Bạn có giá trị nào cho Đức Chúa Trời không? Dân chúng có thể thấy sự bất lực của bạn. Bạn có thể thâm trầm, nhân từ và hay làm phúc, bạn có thể dành cả cuộc đời giúp đỡ đồng loại. Tuy nhiên, điều đó không làm cho bạn có giá trị cho Đức Chúa Trời. Động vật giúp đỡ lẫn nhau, chim chóc giúp ích cho nhau, kiến giúp đỡ bạn bè nó, nếu con kiến thấy con nào bị què chân, nó sẽ cõng con kiến què đó về đến nhà. Động vật các loại đều giúp đỡ lẫn nhau, và chiến đấu cho nhau. Điều đó không đáng kể nếu bạn nhân từ và sâu sắc, khi mà bạn lại không có giá trị nào cho Đức Chúa Trời.
   Vấn đề là “Đức Chúa Trời có được gì từ cuộc đời bạn?”. Nếu lòng bạn đúng với Đức Chúa Trời, mọi người sẽ thấy điều đó trong sự giúp đỡ và nhân từ của bạn đối với họ. Lý do những con cá nầy đã bị ném bỏ vì người chủ không có được lợi ích gì nào từ chúng. Ông không thể bán hay cho chúng được, tất cả chúng chỉ tốt cho việc đem chôn để làm phân bón.
Walter L. Wlison
Châu Quân sưu tầm và dịch thuật