Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Khai Thi 12--VI. SÔNG NƯỚC SỰ SỐNG


 ( Khải 22:1-2)

A.     Khải 22:1
   Thiên sứ lại chỉ cho tôi xem sông nước sự sống ở giữa đường của thành, trong như thuỷ tinh, từ ngai Đức Chúa Trời và Chiên Con chảy ra”.
Câu nầy tiếp tục nói về thành phố mới. “Đường của thành”. Phải là miếng đất vuông ở trung tâm như trong 21:21. Paradise trước kia có 4 con sông, tuy nhiên tong thành phố mới chỉ có một con sông nước sự sống, trong sáng như thuỷ tinh. Vì vậy quang cảnh nầy tốt hơn Paradise trước kia.


     “Ngai”. Sách nầy nói về ngai trong các thời đại khác nhau:
1.      Trong thời đại phúc âm, Đức Chúa Trời ngồi trên ngai và Chúa đồng ngồi với Đức Chúa Trời (Khải 3:21b).
2.      Trong thiên hi niên, Đức Chúa Trời ngồi trên ngai trên trời, trong khi Chúa Jesus cũng có một ngai trên đất.
3.      Thời kỳ ngai lớn và trắng lại giống như thời dại phúc âm; Con ngồi trên ngai của cha (20:11).
4.      Trong thành phố mới, chỉ có một ngai, là “ngai Đức Chúa Trời và Chiên Con” (22:1). Sẽ không còn có sự phân biệt nào giữa Cha và Con nữa.

Trong cõi đời đời, danh Chúa mãi mãi sẽ là Chiên Con. Danh nầy sẽ nhắc nhở con người rằng đã có tội lỗi trong thế giới, nhưng Chúa đã bước vào thế giới như Chiên Con cứu chuộc. Điều đó cũng nhắc nhở con người rằng bây giờ họ có thể ăn cây sự sống và uống nước sự sống, là vì Chúa đã từng trở nên Chiên Con.

B.     Khải thị 22:2
Bờ sông bên nầy và bên kia đều có cây sự sống ra trái mười hai mùa, mỗi tháng một mùa; lá cây dùng để chữa lành cho các dân”.
“Cây sự sống” là thật. Mặc dù trong Châm Ngôn 3:18, 11:13, 13:12; 15:4, cây sự sống là một dấu hiệu, nhưng không thể giải thich như vậy ở đây được. Trong 17:15, khi “các dòng nước” được đề cập đến, thiên sứ lập tức giải thích chúng chỉ về điều gì. Vì vậy, nếu sông nước sự sống và cây sự sống trong 22:2 cũng là dấu hiệu thì thiên sứ cũng đã lập tức giải thích. Nhưng ở đây, thiên sứ không giải thích, do đó, đây không phải là các dấu hiệu.

   Khải 2:7 nói rằng cây sự sống ở trong paradise của Đức Chúa Trời . Khải 22:2 nói rằng con sông ở giữa đường của thành. Điều nầy chỉ tỏ rằng Jerusalem mới là paradise của Đức Chúa Trời. Khu vườn trong Sáng thế ký 2:8 là paradise của con người, nhưng đây là paradise của Đức Chúa Trời. Do đó, điều nầy cho chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời sẽ đem con người đến một nơi tốt hơn.

  Cây sự sống” ở đây số ít. Vậy thì làm sao một cây sự sống có thể mọc lên ở hai bên bờ sông? Điều nầy cũng không có gì khó hiểu, vì thậm chí cây đa cũng có thể mọc ra nhiều thân từ một hệ thống rễ và bởi đó có thể vươn xa. “Ra trái mỗi tháng” chứng tỏ rằng vẫn còn các tháng. Ngày và đêm trong 21:25 được xác định bởi mặt trời và các tháng ở đây được mặt trăng xác định. Ban ngày có 12 tiếng, ban đêm cũng có 12 tiếng, và có 12 tháng. Con số cho cõi đời đời là số 12. “Lá cây dùng để chữa lành cho các dân”. Khải 21;4 nói rằng những điều trước kia đã qua rồi và sẽ không còn đau đớn hay sự chết nữa. Lời nầy cũng chỉ tỏ rằng sẽ không còn bệnh tật nữa. Tuy nhiên lời không nói rằng sẽ không còn yếu đuối nữa. Chúng ta có thể nhìn thấy trong Matthew 8:17 rằng bệnh tật và sự yếu đuối là hai điều khác nhau. Các sự yếu đuối đến từ đâu? Vì con người ở đây có thân thể bằng thịt và huyết nên họ không thể tuyệt đối thoát khỏi sự yếu đuối. Vậy thì làm sao họ có thể sống mãi mãi? Đó phải là bởi lá cây sự sống chữa lành các sự yếu đuối của họ liên tục hầu họ không bao giờ mệt mỏi.

   Một số người có thể hỏi các cư dân trên đất trong trời mới đất mới có thể có được sự sống đời đời không. Câu Kinh thánh nầy không đưa ra một lời rõ ràng về điều nầy. (Cây sự sống rõ ràng ở trong paradise của sáng thế ký 2:9. và từ câu nầy chúng ta thấy rằng cây sự sống cũng ở trong trời mới và đất mới. Tuy nhiên, chúng ta không biết dân của các quốc gia có ăn trái cây sự sống hay không).

                VII. BẢY PHƯỚc HẠNH KHÁC NHAU CỦA
              NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CỨU CHUỘC (Khải 22:3-5)

A.     Khải thị 22:3
            Chẳng còn có sự nguyền rủa nữa, nhưng ở trong thành có ngai của Đức Chúa Trời và Chiên Con, các đầy tớ Ngài sẽ phụng sự Ngài”.
              Chẳng còn có sự nguyền rủa nữa”. Lời bảo đảm là sẽ chẳng còn ai phạm tội trong trời mới đất mới. Công tác của cây biết điều thạên điều ác sẽ qua đi. Trước khi Ađam phạm tội trong paradise, lương tâm của ông chưa tác nhiệm, nhưng trong trời mới đất mới, mọi người sẽ  có một lương tâm có thể phân biệt tốt xấu. Ma quỉ cũng không còn nữa.

      Do đó sẽ không còn sự rủa sả vì:
(1)   Sự rủa sả trên thế giới ra từ việ các thiên sứ phạm tội. Tuy niên, trong cõi đời đời, các thiên sứ sẽ không còn cai trị nữa; thay vào đó, chúng ta sẽ cai trị.
(2)   Không đề cập áên các động vật trong trời mới đất mới vì con rắn đã bị Ma quỉ sử dụng.
(3)   Ngoài cây sự sống, không có đề cập đến bất cứ loại thực vật nào trong trời mới và đất mới. Đấy là vì rượu từ trái nho đã khiến Lót say, đem sự rủa sả đến một phần nhân loại.

     Trong thành có ngai của Đức Chúa Trời và Chiên Con”. Trong sách nầy, mối liên hệ giữa Chúa Jesus và thành phố mới được đề cập đến 7 lần và đều dựa trên danh chiên Con (21:9,14,22,23,27;22:1.30.
       “Các đầy tớ (nô lệ) Ngài” cũng giống như lời được đề cập ở 1:1. Họ không chỉ bao gồm chúng ta mà còn bao gồm mọi tiên tri, thánh đồ trong thời đại Cựu ước. “Sẽ phụng sự Ngài” ở đây không có ý nói đến như sự phục vụ như người làm công, mà phụng sự như các thầy tế lễ. Khải 20:6 nói rằng những người đắc thắng sẽ là các thầy tế lễ và các vua trong thiên hi niên. Vì sẽ không có tội lỗi trong cõi đời đời nữa, nên cũng không có các thấy tế lễ  giống như ở trong thiên hi niên nữa. Vì vậy các thầy tế lễ không được đề cập rõ ở đây. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách phụng sự Đức Chúa Trời. Điều nầy chỉ tỏ rằng chúng ta sẽ không nhàn rỗi trong cõi đời đời. Trong thiên hi niên, chỉ những người đắc thắng mới làm thầy tế lễ; nhưng trong cõi đời đời, mọi người được cứu đều phụng sự Đức Chúa Trời như thầy tế lễ.

B.     Khải thị 22:4
   Được thấy mặt Ngài và danh Ngài sẽ ở trên trán của họ”.
Họ “sẽ thấy mặt Ngài”. Liên tục nhìn thấy mặt Đức Chúa Trời là một đặc ân. Con người sa ngã mãi mãi bị xa cách mặt Chúa và vinh hiển sức mạnh Ngài (2 Thes.1:9). Trong Cựu ước, Moses chỉ được phép nhìn phía sau Đức Chúa Trời  (Exodus 33:18-23). Trong thiên hi niên, chỉ những người đắc thắng mới có thể nhìn thấy mặt Đức Chúa Trời  (Heb. 12;14), còn trong thành phô mới, mọi người được cứu sẽ nhìn thấy mặt Đức Chúa Trời và đến gần Ngài.
    Khải 22:3 nói “của Đức Chúa Trời và Chiên Con”, nhưng câu 4 chỉ nói “mặt Ngài”. Điều nầy cho thấy rằng Chúa và Cha là một. Cha và Con được phân biệt nhưng không phân rẽ. “Và danh Ngài sẽ ở trên trán của họ”. Trong thiên hi niên, chỉ có 144.000 người có danh của Ngài trên trán họ (14:1). Bây giờ, mọi người được cứu đều có danh Ngài trên trán họ.
               
C.     Khải thị 22:5
     “Đêm không còn có nữa; họ không cần ánh sáng đèn hay ánh sáng mặt trời, vì Chúa là Đức Chúa Trời sẽ sáng toả họ, và họ sẽ làm vua cho đến đời đời vô cùng”.
     Vào lúc nầy, sẽ không cần ánh sáng thiên nhiên hay ánh sáng nhân tạo vì Chúa Đức Chúa Trời sẽ chiếu sáng trên họ. “Và họ sẽ làm vua (trị vì) cho đến đời đời vô cùng”. Đấy là điều thứ hai mà các tín đồ sẽ làm trong cõi đời đời (điều thứ nhất là phụng sự Đức Chúa Trời). Trong thiên hi niên, chỉ những người đắc thắng mới làm vua và chỉ trong 1000 năm. Tuy nhiên, bây giờ mọi người được cứu sẽ là vua cho đến đời đời.

   Một số nhà giải kinh nổi tiếng nói rằng Khải thị 21:9- 22:5 không chỉ về quang cảnh trong trời mới và đất mới mà đúng hơn là mô tả thiên hi niên. Lý do cho sự giải thích của họ là theo 22:2, là câu nói rằng “lá cây thì để chữa lành cho các quốc gia”, sẽ vẫn còn bệnh tật, và vì vậy vẫn còn sự chết trên đất. Tuy nhiên, một số lý do sau đây có thể chứng minh họ sai trật:

(1)   Theo 21:2, Jerusalem mới chỉ xuống từ trời sau khi trời và đất trước kia qua đi (c.1). Trước khi trời đất cũ qua đi, Jerusalem mới không thể xuống, vì Jerusalem mới không thể xuống trái đất cũ.
(2)   Theo 21:2 và 10, Jerusalem ở đây là mới và xuống trái đất từ nơi Đức Chúa Trời. Nhưng trong thiên hi niên, Jerusalem cũ vẫn còn trên trái đất. Nếu Jerusalem mới xuống vào lúc đó, chẳng phải sẽ có hai Jerusalem trên trái đất sao? Jerusalem mới không thể xuống trước khi Jerusalem cũ qua đi.
(3)   Trong 21:1 và 2, truớc hết John đã nhìn thấy trời mới và đất mới, sau đó ông nhìn thấy Jerusalem mới. Làm sao có thể nói rằng Jerusalem mới trong trời mới đất mới là ở trong vương quốc thiên thi niên? Vậy thì một số người sẽ nói rằng, mặc dù 21:1-8 chỉ về trời mới và đất mới, nhưng Khải thị 21:9 – 22:5 chỉ nói trở ngược lại quang cảnh trong Jerusalem mới trong vương quốc thiên hi niên. Nhưng cả 21:2 lẫn 10 đều nói rõ rằng Jerusalem mới xuống từ trời, từ nơi Đức Chúa Trời. Vì vậy, chúng ta thấy rằng Jerusalem mới trong câu 10 là cùng một thành phố như trong câu 2.
(4)   Vì 21:5 nói rằng mọi sự đều được làm nên mới, nên làm sao Jerusalem mới có thể là một điều gì đó ở trong vương quốc thiên hi niên trước khi mọi sự được làm nên mới?
(5)   Những người trong 21:8 bị quăng vào hồ lửa sau vương quốc thiên hi niên và sau khi bị phán xét. Thành phố mới đứng đối lập với hồ lửa. Vậy thì làm sao có thể nói rằng thành phố mới đến trước, trong khi những người nầy bị quăng vào hồ lửa sau thiên hi niên?
(6)   “Trong đó tôi đã không thấy đền thờ nào” (21:22), nhưng chúng ta biết rằng sẽ có một đền thờ trong thiên hi niên. Ezekiel 40:48 nói rõ đền thờ trông như thế nào trong vương quốc thiên hi niên.
(7)   “Thành phố không cần mặt trời hay mặt trăng chiếu sáng”(21:23), nhưng chúng ta biết Kinh thánh nói rằng trong thiên hi niên “ánh sáng mặt trăng sẽ chói lói như ánh sáng mặt trời, và sự sáng mặt trời sẽ lớn hơn bảy lần, như vốn là sự sáng của bảy ngày” (E-sai 30:26). Sao chúng ta có thể nói rằng Jerusalem mới ngự xuống trong thiên hi niên?
(8)   Trong 21:24 và 26 có từ ngữ “vào trong”. Từ ngữ nầy chứng tỏ rằng con người có thể bước vào thành phố. Nhưng trong thiên hi niên, thành phố nầy còn lơ lửng trong không trung, vì vậy, con người bằng thịt và huyết trên đất  không thể đi vào thành.
(9)   Sách sự sống của Chiên Con (21:27) xuất hiện sau thiên hi niên (20:15). Làm sao những người có tên được ghi trong trong sách sự sống của Chiên Con, vốn là điều chỉ xuất hiện sau thiên hi niên, có thể ra vào thành phố trong thiên hi niên?

(10)                                                                 Sẽ không còn sự rủa sả  trong trời mới và đất mới (22;3), nhưng trong thiên hi niên, những sự rủa sả như bệnh tật, đau khổ, và sự chết vẫn còn hiện hữu. Làm sao chúng ta có thể nói rằng Khải 21:9-22;5 mô tả thiên hi niên?

(11)                                                                 Khải thị 22:3 nói về “ngai của Đức Chúa trời và Chiên Con”. Trong thiên hi niên chỉ có ngai của Chúa Jesus trên đất, không có “ngai của Đức Chúa trời và Chiên Con”. Do đó, làm sao có thể nói rằng Khải thị 21:8-22:5 mô tả những điều ở trong thiên hi niên?

(12)                                                                 Theo 22:1-3, ngai của Đức Chúa Trời và Chiên Con ở trung tâm của thành phố mới. Tuy nhiên, Ezekiel nói rằng vinh hiển của Đức Chúa Trời dẫy đầy nơi chí thánh (435; 44;4). Nếu Jerusalem mới thật sự ngự xuống trong thiên hi niên thì trung tâm thờ phượng của con người sẽ là thành phố mới hay nơi chí thánh? Đức Chúa Trời sẽ cư trú ở đâu?

Kết luận của chúng ta là Khải 6:1-21:8 bàn về phần nói tiên tri của sách Khải thị nầy; Khải 21:8-22:5 nói về Jerusalem mới; và Khải 22:6-21 không phải là phần chính của lời tiên tri mà đúng hơn là phần kết luận của cả sách Khải thị nầy.