Kinh văn chủ yếu của chúng ta là Giăng 7:37-39, “Ngày chót,
là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Jêsus đứng lên kêu rằng: “Nếu người nào khát,
hãy đến cùng Ta mà uống. Kẻ nào tin Ta
thì các sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng người ấy, y như Kinh thánh đã
chép vậy.” Ngài phán điều đó chỉ về
Thánh Linh mà kẻ tin Ngài sẽ nhận lãnh; bởi bấy giờ Thánh Linh chưa ban xuống,
vì Jêsus chưa được tôn vinh”. Trong khúc đó chúng ta đặc biệt chú ý câu, “các
sông nước hằng sống”.
Tôi muốn qui tụ một số kinh văn quanh câu nầy, thí dụ Sáng
2:10, Exechien 47:1. Chúng ta đọc lướt qua các sự việc liên hệ con sông. Chúng ta
trở lại Giăng 4:14, cuối cùng xem Khải thị 22:1-2.
“Vì nước Ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó, văng
ra cho đến sự sống đời đời-- Thiên sứ lại chỉ cho tôi xem sông nước sự sống ở giữa đường của thành,
trong như thuỷ tinh, từ ngai Đức Chúa Trời và Chiên Con chảy ra. Bờ sông bên nầy và bên kia đều có cây sự sống
ra trái mười hai mùa, mỗi tháng một mùa; lá cây dùng để chữa lành cho các dân”.
“các sông nước hằng sống”. Anh em chú ý, tiếp theo cách phát
ngôn nầy của Chúa Jesus, Giăng đã đưa ra lời giải thích- một lời giải thích tiếp
sau kinh nghiệm đầy đủ và lâu dài của vị sứ đồ-- đó là “Ngài phán điều đó chỉ về
Thánh Linh mà kẻ tin Ngài sẽ nhận lãnh; bởi bấy giờ Thánh Linh chưa ban xuống,
vì Jêsus chưa được vinh hóa”. Phần đầu của
lời giải thích nầy đưa ra chìa khoá cho ý nghĩa và bản chất của các con sông
trong Kinh thánh. Đó là Đức Thánh Linh. Nếu chúng ta tập hợp mọi lời tham chiếu
về các sông, suối, giếng, thủy lưu, như là biểu hiệu Đức Thánh Linh, khi ấy chắc
chắn chúng ta có các tư tưởng đơn thuần và được minh định rõ rệt của Đức Chúa
Trời.
Chủ Tâm Của Đức Chúa Trời Dành Cho Dân Ngài:
Đây là tâm trí Đức Chúa Trời dành cho dân Ngài. Chủ tâm Đức
Chúa Trời là Đức Thánh Linh phải là “các con sông nước sự sống”. Đó là tâm trí
của Đức Chúa Trời. Bất cứ điều gì khác hơn điều đó thì hoặc thiếu hụt hay đi
ngược lại tâm trí Đức Chúa Trời. Kinh thánh khởi đầu với các con sông và chấm dứt
với con sông nầy. Theo một nghĩa, toàn bộ kinh thánh tóm lại như sau: tư tưởng Đức
Chúa Trời và tâm trí Đức Chúa Trời được ngụ ý trong các con sông nước sự sống.
Mọi điều nầy bày tỏ tâm tính ưa ban phát của Đức Chúa Trời – chúng ta có thể gọi
là tính cách ban phát của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời được diễn tả như Đấng
khao khát ban cho, có khuynh hướng ban phát, và cứ ban cấp rời rộng. Đó là thực
sự cơ bản về Đức Chúa Trời, ta cần nắm vững bằng đức tin.
Đôi khi chúng tôi đến các xứ nhiệt đới, tổ chức cuộc dạo chơi
ngoài trời, chúng tôi cần tìm nước. Nhưng nếu chúng tôi không có các kinh nghiệm
lâu dài về sự việc nầy, chúng tôi hoài công cũng không tìm ra nước. Chúng tôi
ngước mắt lên tìm xem chỗ nào có màu xanh, nhiều cây lá, chúng tôi biết nơi đó
có nước, và đã luôn luôn tìm được dòng nước. Anh em cũng có thể luôn luôn biết
Chúa thực sự đang ở đâu, hay đã ở đâu là căn cứ vào màu xanh thuộc linh, các
chòm lá xanh. Chúa ghi dấu vết Ngài theo lối đó, đó là tâm tính Ngài, thuộc
tính của Ngài.
Tâm trí Đức Chúa Trời dành cho tín đồ có thể là: “nếu người
nào khát…người nào tin…từ trong người ấy sẽ tuôn ra các con sông nước sống”. Tư
tưởng Đức Chúa Trời dành cho chúng ta theo từng cá nhân, các con sông nước sống
sẽ từ trong chúng ta chảy ra. Phương diện cá thể được nhấn mạnh sáng tỏ trong lời
Chúa Jesus phán cùng người đàn bà ở bên giếng Si-kha:, “sẽ thành một mạch nước
trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời”.
Nhưng đây cũng là ý tưởng của Ngài dành cho hội thánh. Trong
các chương cuối của Khải thị, chúng ta có thành phố trước mắt, có con sông ở giữa
đường phố của thành. Nếu đây là sự trình bày biểu hiệu về hội thánh, và chúng
tôi tin như vậy, vậy khải tượng của Đức Chúa Trời về hội thánh vào lúc cuối
cùng, mà Ngài đang vận hành hướng về đó, các dân tộc sẽ đến sự đầy đủ tuôn tràn
đó, ảnh hưởng đó, sông nước sự sống. Những gì đúng với hội thánh toàn thể, phổ
thông, thì dĩ nhiên cũng đúng với mọi biểu hiện địa phương của hội thánh. Ý tưởng
của Đức Chúa Trời dành cho mọi tập thể dân Ngài, là bất cứ họ ở đâu, các sông
nước sự sống cũng sẽ từ họ tuôn ra. Anh em để ý sự tương hợp giữa sách Khải thị
và sách Sáng thế ký. Trong Sáng thế ký, chúng ta đọc rằng Chúa trồng một miếng
vườn (2:8). Trong Khải thị chép, “Kẻ đắc thắng, ta sẽ cho ăn trái cây sự sống ở
trong Lạc viên của Đức Chúa Trời” (2:7). Trong các chương cuối của Khải thị,
chúng ta thấy cây sự sống bên cạnh sông nước sự sống. Nên miếng vườn trong Sáng
thế ký là tiền cảnh của lạc viên Đức Chúa Trời:- tư tưởng vĩnh cửu của Đức Chúa
Trời về những gì, để từ đó tuôn ra các con sông của Ngài.
Chảy Ra Là Bí Quyết Chảy Vào
Chúng ta cần sáng tỏ về điều nầy: nếu chúng ta, cá nhân hay tập
thể, địa phương hay phổ thông, không tuôn đổ ra, chúng ta sẽ mất lời biện chính
về sự hiện hữu của mình. Sự việc chảy ra phải được bảo vệ cách nghiêm khắc.
Nguy cơ là rút vào, rút về phía mình, không theo cách cá nhân mà tập thể nữa. Hãy xem một lượng năng lực,
hoạt động, kế hoạch đại sự đã tiêu xài để lôi kéo dân chúng, tạo tác cái gì đó.
Hãy xem mọi sự hấp dẫn được đưa ra, mọi nỗ lực để kéo lôi vào, để xây dựng. Há
đó không phải là lối thông thường sao? Nhưng đó không thể là đường lối Đức Chúa
Trời, không bao giờ là thứ tự của Ngài. Anh em không thấy như vậy trong Kinh
thánh. Đường lối Đức Chúa Trời là: hãy đổ ra, anh em sẽ nhận được- nó sẽ trở về.
Chúa phán, “Hãy cho, thì các ngươi sẽ được cho lại; họ sẽ lấy
lường lớn, giậm, lắc, đầy tràn, mà đổ vào lòng các ngươi. Vì các ngươi dùng lường
nào mà lường ra thể nào, thì cũng sẽ được lường lại thể ấy.”” (Lu ca 6:38). Đó
là nguyên tắc của Đức Chúa Trời- một nguyên tắc để sống. Anh em có muốn nhận
lãnh, muốn đầy đủ, muốn sự mở rộng chăng? Anh em có muốn mọi sự trong ý nghĩa:
“các sông nước sự sống chăng”? Nó sẽ đến từ khâu ban cho, nó sẽ trở lại từ sự đổ
ra. Dĩ nhiên anh em phải có gì để đổ ra, có gì để ban cho, nhưng đó chỉ là đưa
chính mình trở về tư tưởng thần thượng, trở về tuyên bố nầy. Tôi rất sung sướng
nghĩ về Giăng, một cụ già, sau một cuộc đời trường thọ trong sự cung phụng,
công tác và phụng sự, cuối cùng tiếp lấy các lời đó của Chúa Jesus và nói rằng,
“Đây là điều Ngài ngụ ý”. Hãy đọc kỹ những gì hàm ý. Một cụ già,- một người mà anh
em có thể nghĩ là một năng lực đã kiệt—ông đã dâng nhiều năm dài, và bây giờ có
thể đã kiệt lực- cuối cùng ông nói,” Đây là điều Jesus ngụ ý”. Đức Chúa Trời sẽ
ở trong người tín đồ như các con sông nước hằng sống, đổ ra. Đức Chúa Trời muốn
rằng cuối cùng chúng ta có thể giống như vậy, không bao giờ khô cạn.
Đây là tâm trí của Chúa, đây là bản chất thiết thực của phụng
sự. Đó là bí quyết của sự sống. Nếu chúng ta lôi kéo về phía mình, chúng ta kết
thúc. Nhưng nếu chúng ta quay ra, luôn luôn tìm kiếm từ Chúa những gì chúng ta
có thể ban cho, điều đó sẽ làm chúng ta phong phú và mở rộng. Đó là bí quyết của
đời sống. Đó là bí quyết của phụng sự. Hãy xem, từ ngày con sông được mở ra tại
Jerusalem-- ngày ngũ tuần—khâu ban phát định tính chất mọi người. Phiero và
Giăng lên đền thờ, thấy một người què xin bố thí: “bạc và vàng ta không có,
nhưng những gì ta có ta cho ngươi”. Tâm tính ban phát ấy định rõ đặc điểm hội
thánh ban đầu, vì cớ con sông đã lưu phát rồi.
Có một câu chuyện về nhà thần học Thomas Aquinas và giáo
hoàng thời đại của ông, giáo hoàng Innocent II. Ngày kia Thomas vào thăm giáo
hoàng, gặp ông đang đếm một số tiền lớn. Giáo hoàng nói: “Thomas, ngươi thấy,
giáo hội không còn nói: “bạc và vàng ta không có”. Thomas buồn bã đáp : “giáo hội
cũng không có thể nói: “hãy chổi dậy và bước đi”.
Đó là kiến hiệu của sự tuôn đổ ra, không phải là tích trử để
toại nguyện cách ích kỷ, đó là bí quyết thiết thực của đời sống và phụng sự. Dù
cá nhân hay tập thể, nếu chúng ta cố gắng hướng về mình, mọi sự sẽ trở nên giả
tạo. Nhưng nếu chúng ta có tâm tính ban phát, đổ ra, anh em khác sẽ có được giá
trị tự phát.
Các Đặc Chất Của Con Sông Hằng Sống
Chúng tôi đã bàn về tác nhiệm, tác nhiệm của Linh, tác nhiệm
của hội thánh, tác nhiệm của tín đồ cá nhân, là phải đổ ra sự đầy đủ của Đức
Chúa Trời. Chúng tôi tiếp tục bàn một ít về bản chất của sự sống nầy, sự cung
phụng nầy, đó là về các đặc chất của Linh, hay của nước. Chúng đơn giản, chúng
có ở đây. Theo định nghĩa đó là nước hằng sống, sự kiến hiệu sự sống của tín đồ
và của hội thánh địa phương hay phổ thông, là phải sáng tạo các điều kiện của sự
sống, tạo ra tình trạng sinh động, luôn luôn đó là sự trắc nghiệm các giá trị.
Đó luôn luôn là bằng chứng tối hậu của lẽ thật. Bằng chứng tối hậu của lẽ thật
không duy lý, tức là, chúng ta không thể lý luận, vì nhờ lý luận chúng ta đưa
ai đó đến chỗ chịu thuyết phục rằng chúng ta đúng. Bằng chứng tối hậu của lẽ thật
là tính chất sinh lực, không chỉ trong chính nó, nhưng sự kiến hiệu của nó. Sự
kiến hiệu của sự thật luôn luôn định ý làm sự sống: sự sống và lẽ thật đi đôi với
nhau. Minh chứng của mọi vật nằm trong các điều kiện sinh động mà sẽ kết quả,
và nếu có cơ hội, sẽ cứ kết quả. Chủ tâm của Chúa là hiện diện của chúng ta, tổng
thể đời sống chúng ta, sẽ ngụ ý làm cho các kẻ khác sống và có các điều kiện
sinh động- các điều kiện của sự sống—phải được sáng tạo.
Minh chứng khác của con sông là sự phì nhiêu. Tôi không cần
chỉ các khúc kinh văn cho anh em, tâm trí chúng ta nhớ rất nhanh. Sự phì nhiêu
là tính chất cốt yếu của nước hằng sống. Trong kinh thánh, ít ra chúng ta có một
sự việc về nước mà không phải là nước hằng sống.- chúng ta có thể gọi là “nước
chết” (2 Vua 2:14-22). Nước đó thiếu vài hạt nguyên tố, và kết quả, anh em nhớ,
mọi trái cây đều rơi rụng trước khi chin đỏ, không gì đạt đến cứu cánh và mục
đích trù định. Đó là nước chết. Dân thành Giê ri cô nói, “nước thì độc và xấu”.
Vị tiên tri sửa sai lại.
Chúng ta đang ban cho điều gì? Chúng ta có đang ban cho nước
chết đến nỗi không có gì tiến lên, vượt qua và đạt đến sự trưởng thành chăng?
Đó không phải là tư tưởng của Đức Chúa Trời. Nước hằng sống ngụ ý sự phì nhiêu,
hàm ý sự sản xuất, sự tái sản xuất, sự sung mãn. “Bên nầy và bên kia bờ sông có
cây rất nhiều” (Exech 47:7). “Rất nhiều cây”. Đó là tư tưởng của Đức Chúa Trời.
Đó là anh em và tôi khi từ giả khung cảnh nầy, dù ra đi nhưng để lại chứng cớ, như
nhiều “cây” trong nhiều đời sống, mà Đức Chúa Trời có được đường lối nầy và nước
hằng sống đã đụng đến các đời sống khác xuyên qua chúng ta. Điều đó phải đúng với
cá nhân và tập thể.
Kế đến, tình trạng tươi mát. Nước hằng sống là nước tươi mát.
Trái cây đã được sản sinh mỗi tháng tuyên bố sự tươi mát. Hầu như không có gì
cho phép sự già nua. Tuổi già hay tình trạng già nua, nếu tôi có thể dùng một từ
ngữ lỗi thời, thì đó là bị làm hớt, bị dùng trước. Trước khi có cơ hội cho nó
còn lại, cái tươi mát được sử dụng rồi.
Có các minh họa cùng nghĩa bóng khác trong kinh văn về nguyên
tắc mới mẻ và làm mới mẻ nầy. Chúng ta đọc lời, “cất cánh bay cao như chim ưng;
chạy mà không mệt nhọc, đi mà không mòn mỏi”. Anh em biết, lời đó do lời nầy giới
thiệu, “Những kẻ trai trẻ cũng phải mòn mỏi mệt nhọc” (Esai 40:30-31). Nên đây
là điều phản thiên nhiên. Anh em tìm
cách chạy mà không mệt nhọc, bước đi mà không mòn mõi trong tuổi trẻ, nhưng đây
là điều khác biệt, cao cả hơn—vì có tình trạng mới mẻ, tươi mát, đổi mới suốt
con đường dài. “Những kẻ trông đợi Đức Giê-hô-va sẽ làm mới lại sức lực mình”.
Đây là điều giới thiệu cho chúng ta và sự nhận thức của đức tin.
Thêm nữa, sự vững chắc. Lời “các con sông nước sống”, và có một
sự vững chắc kinh khủng về một con sông to. Tôi đã xem thấy sông Ơ-phơ rát và
Ti gơ rơ, khởi đầu của chúng được ám chỉ trong Sáng thế ký 2:10. Ô một lưu lượng
bao la tuôn đổ ào ào, cuốn phăng mọi sự phía trước, năng lực và sức chảy hầu
như kinh khủng, không có gì đứng nỗi giữa dòng chảy của chúng nó, vững chãi, vững
chãi, vững chãi. Không thể chống cự nỗi. Khi chúng ta chuyển điều ầy từ biểu hiệu
đến điều gì là biểu hiệu hóa, dĩ nhiên chúng ta có thể hiểu Đức Thánh Linh như
vậy—các con sông nước hằng sống sẽ tiến lên, tiến lên và cứ chảy tới. Nhưng hãy
nhớ rằng những gì chúng tôi kêu gọi phải nhận thức là điều nầy mà đã ở trong
chúng ta, và rồi tuôn ra từ trong chúng ta. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì các sự đổi
mới tiếp diễn và tái diễn của Đức Thánh Linh để gìn giữ chúng ta tiến lên! Cảm
tạ Đức Chúa Trời vì sự vững chắc của Ngài. Có phải nơi chúng ta ở chỉ vì Đức
Thánh Linh chăng? Nơi chúng ta đạt đến ngày nay há không gì cớ sự vững chắc nầy
sao? Ngài tiến tới và cứ tiến tới.
Chúng ta ghi nhận điều khác: sự có mặt của các cây ban sự chữa
trị bên cạnh con sông. “Lá cây để chữa trị các dân”. Đây là nước hằng sống có
các tài nguyên ban sức khỏe. Trong lời kinh thánh có chép về công tác Đức Thánh
Linh sản sinh các tình trạng chữa lành nhiều là dường nào, chúng ta có thể dùng
nhiều thì giờ tìm đọc về điểm nầy. Đức Thánh Linh sẽ, nếu Ngài có được con đường
mình, luôn luôn mang lại các điều kiện khang kiện. Mọi bệnh tật và yếu đau theo
loại thuộc linh mà gây khốn khổ cho hội thánh đều sẽ tan biến khi Thánh Linh có
lối tự do. Các tình trạng thiếu sức khỏe chỉ nói lên rằng Đức Thánh Linh đã bị
ngăn trở ở đâu đó. Sự đầy đủ của sự sống thần thượng nầy sẽ làm cho chúng ta
nên một dân tráng kiện, mạnh mẽ, đầy sinh lực cách thuộc linh.
Sự Thách Thức
Điều nầy rất đơn giản, nhưng chỉ là khởi đầu, là nền tảng.
Nhưng nó là một thách thức- đích thực, có thể là một sự khiển trách. Nó có khiển
trách anh em chăng? Nó khiển trách lòng tôi, nó thách thức, kêu gọi: “đây là điều
Chúa muốn, đây là điều Chúa đã dự bị, và đây là điều Chúa làm, khi Ngài có đường
lối của mình”. Tôi nhắc anh em lời nầy của Chúa” “nếu người nào…anh ta tin Ta…”.
Đó là sự thách thức để tin, anh em tin điều nầy có thể xảy ra với anh em chăng?
Anh em tin nó chưa ở trong anh em sao? Có phải đây chỉ là một ý tưởng tổng
quát, đẹp, to lớn, anh em bỏ qua cách cá nhân, và anh em không thể thấy hay nghĩ nó có thể đúng với
anh em ra sao? Chúa Jesus chỉ nói với anh em cách cá nhân: “người nào tin…”.
Anh em có cảm thấy khô khan, khô hạn
chăng? Đức tin có thể thay đổi tình thế. Nhưng không chỉ là đức tin suông có thể
thay đổi tình thế, nhưng phải là đức tin vào những gì Đức Chúa Trời đã phán. Đó
là những gì đức tin có thể bám vào—cái gì đó mà đức tin giúp anh em ghì lấy. “Người
nào tin…các con sông…từ trong người tuôn đổ ra…”.
Sự thách thức là đây, như tôi nói từ trước, nếu điều nầy
không đúng cho chúng ta là dân của Chúa, cách cá nhân và tập thể, thì không thể
biện chính cho việc chúng ta tuyên bố là dân của Chúa. Đối với tôi hầu như đây
là sự thách thức và khiển trách của lòng Chúa đối với các hội thánh tại Tiểu Á ở
đầu sách Khải thị. Một số hội thánh đã trở nên tự mãn, tự thị, tự túc, một số
khác tự xoay theo lối khác. Sự thách thức cho họ là dòng sông đã không tuôn đổ
nữa. Chúa phán, “nếu các con sông không đổ ra, không có lời biện chính cho việc
ngươi xưng là một hội thánh, hay dân của Đức Chúa Trời”. Nhưng sự an ủi, sự
khuyến khích là, nếu Đức Chúa Trời đã bày tỏ điều đó là ý chỉ Ngài, và nếu Ngài
đã làm điều đó là chính sự biện chính về sự hiện hữu của chúng ta và chắc chắn
đã dự bị rằng Ngài đã ban Linh Ngài- và Ngài ban Linh Ngài cho chúng ta cách
không chừng mực—khi ấy điều đó có thể có, có thể xảy ra.
Tôi tin chắc rằng Chúa khao khát khôi phục điều nầy trong dân
Ngài theo một đường lối mới. Nhưng chúng ta phải luôn luôn xác quyết lập trường
chúng ta và một điều chúng ta phải xác quyết là: Chúa có ngụ ý điều đó chăng?
Chúng ta có thể thực sự minh chứng rằng Chúa ngụ ý điều đó rằng đó là ý chỉ Đức
Chúa Trời chăng? Nếu tôi chỉ có thể xác tín rằng điều nầy là ý chỉ Đức Chúa Trời,
khi ấy tôi sẽ có đôi điều để tiến tới—đích thực tôi sẽ đi đầu. Điều đó là đây.
Chúa đã bày tỏ rằng Ngài là một Đức Chúa Trời ban phát rời rộng, Ngài muốn tuôn
đổ chính Ngài qua chúng ta—chỉ đổ chính Ngài qua chúng ta. “Các con sông nước hằng
sống sẽ từ trong người tuôn đổ ra”—đó là khát vọng của Ngài. Ước mong sự suy gẫm
của chúng ta ở đây có kết quả, đến nỗi mọi ống dẫn nước sẽ đầy dẫy, mọi vùng đất
khô sẽ thấm nhuần, và thủy triều ròng sót thấp thỏi của sự sống thuộc linh sẽ
nhường chỗ cho một thủy lưu dẫy đầy, và theo một đường lối mới, dù chúng ta biết
chính mình là một dân hoàn toàn vô nghĩa cách cá thể và tập thể, song le điều
đó sẽ tỏ ra Chúa đã vượt qua đường hướng đó. Không nói quá khi nói rằng đã có
thể có các lượng mở rộng cho các dân tộc, cho các đầu cùng đất, vì cớ những gì
Chúa làm trong chúng ta. Chúng ta hãy nắm chắc điều đó trong đức tin./.