Bây giờ chúng ta xoay qua môt trong các sách khó nhất trong
Kinh thánh, song le đối với tâm trí tôi, nó là một trong những sách phong phú
nhất. Đó là sách các lời tiên tri của Exechien. Chúng ta khởi sự đọc chương 1 ,
các câu 1,4, 5a, 15, 16, 20, 22, 26 và chương 47. Hãy chú ý rằng chương tiếp
ngay sau chương 46. Câu đầu tiên của chương 47 chép, “người dẫn ta đem ta về cửa
của ngôi nhà”, đưa chúng ta trở về những gì trước mặt chúng ta, tức ngôi nhà,
và đây giờ tác giả tiếp tục, “và nầy, có những nước văng ra từ dưới ngạch cửa,
về phía đông; vì mặt trước nhà ngó về phía đông; và những nước ấy xuống từ dưới
bên hữu nhà, về phía nam bàn thờ”. Sau đó anh em cần thoáng nhìn phần còn lại của
chương 47, rồi đọc phần cuối chương 48. Chúng ta sẽ giải luận tuần tự.
Bây giờ chúng ta hãy tự nhắc nhở về câu chìa khóa cho mọi sự
suy gẫm hiện hữu trong Giăng 7:37, “Ngày chót, là ngày trọng thể trong kỳ lễ,
Jêsus đứng lên kêu rằng: “Nếu người nào khát, hãy đến cùng Ta mà uống. Kẻ nào tin Ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy
từ trong lòng người ấy, y như Kinh thánh đã chép vậy.” Ngài phán điều đó chỉ về Thánh Linh mà kẻ tin
Ngài sẽ nhận lãnh; bởi bấy giờ Thánh Linh chưa ban xuống, vì Jêsus chưa được
vinh hóa”.
“Các con sông nước hằng sống”. Đương khi tiếp xúc sách
Exechien, chúng ta cần xác quyết một điều, đó là các lời tiên tri của Exechien
đích thực chứa đựng một sứ điệp cho thời kỳ chúng ta-- tức vì chúng ta, bây giờ,
chứ không chỉ chứa đựng các mảnh vụn nhỏ bé mà đang giải thích và có thể giúp
ích, nhưng tại đây thể hiện sứ điệp của Đức Chúa Trời cho chúng ta. Bây giờ nếu
thực sự Exechien có một giá trị hiện hữu nào, điều đó chỉ là thuộc linh. Có nhiều
lịch sử ở đây, và có nhiều lời tiên tri, và lời tiên tri trong diễn trình được ứng
nghiệm đang khi Exechien còn cung phụng, nhưng trong bất cứ trường hợp nào, phải
nhận thức điều đó có tầm quan trọng lớn lao, tuy nhiên các lời tiên tri nầy được
giải thích, hoặc theo lịch sử, tiên tri hay thuộc linh, lịch sử và biểu hiệu
chì là sự giới thiệu tạm thời của cái thuộc linh. Điều đó đúng như vậy trong bất
cứ trường hợp nào. Tôi ý thức có các trường phái khác giải thích các lời tiên
tri nầy, và tôi nói điều nầy với tri thức đó. Cái thuộc linh ở đó trong bất cứ
trường hợp nào, và đó là điều quan trọng. Cái lịch sử sẽ đến và qua đi, lời
tiên tri có thể hay không có thể có sự ứng nghiệm trực tự, nhưng cái thuộc linh
thì vĩnh cửu và cái thuộc linh thì cốt yếu. Do đó trong sách Exechien, chúng ta
không thể tìm thấy một sự tưởng tượng, nhưng một sự tượng trưng thật về những
gì nắm được theo nguyên tắc, trong đường lối thuộc linh trong thời kỳ phân phát
nầy. Điều nầy sẽ tỏ ra trong các phần sau, tôi nghĩ không khó lắm, nhưng rõ rệt.
Con Sông liên quan Đến Cái Ngai
Exechien nói rằng ông thấy “những sự hiện thấy” (dị tượng) của
Đức Chúa Trời”. Chúng ta hỏi, ông đã thấy gì? Ông đã thấy trời mở ra, qua thiên
đàng mở ra, ông đã thấy cái ngai, và trên ngai có hình dạng của một Người ở đó.
Điều đó ở trên trời. Rồi ông đã thấy đôi điều giữa trời và đất, môi giới quản
trị của ngai đó có liên quan đến thế giới nầy, được biểu hiện trong lửa, trong
các “đấng sống” (trong nguyên văn Heboro không có chữ “vật”), và trong các bánh
xe. Từ điểm đó tiến tới, có một lọat sứ điệp dài dòng về các hình ảnh thí dụ, các ẩn dụ, các tín hiệu,
kế đến là ngôi nhà, dòng sông, miếng đất được chia đều làm cơ nghiệp, và cuối
cùng một thành phố với lời tối hậu, “ Đức Jehovah Shammah” (Jehovah ở đó). Thậm
chí với dàn bài đơn giản, rộng rãi đó, cũng không khó cho con người phân biệt
nhìn nhận rằng điều nầy có liên hệ đến điều khác chớ không chỉ với các sự việc
tạm thời và lịch sử thôi. Hiển nhiên tại đây có sự việc có ý nghĩa thuộc linh.
Trong các bài học sau đây, chúng ta chủ yếu liên hệ đến con
sông- “các con sông nước hằng sống”. Song le, khó bàn riêng con sông trong
chính nó, vì dòng sông ấy liên hệ đến tất cả. Nó liên quan đến cái ngai, liên đới
với ngôi nhà, vì sông ra từ nhà, rồi sông có liên hệ đến miếng đất, vì sông tưới
miếng đất. Cho nên đang khi chúng ta xem con sông trong tương quan với các điều
khác, chúng ta mới có thể thấu triệt, hiểu và biết giá trị cùng ý nghĩa riêng của
nó.
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách ngắm con sông trong mối tương
quan đến cái ngai và ngôi nhà. Để tránh cho anh em chỉ nắm được hình ảnh trong
tâm trí và các ý tưởng trừu tượng, tôi xin nhắc anh em một lần nữa lời chú giải
của sứ đồ Giăng về các lời của Chúa Jesus phán về “các dòng sông nước hằng sống”—Ngài
ám chỉ Đức Thánh Linh và đích thực chúng ta đang thảo luận về Linh dùng các biểu
hiệu. Lời chú giải của Giăng đưa chúng ta đến rất gần với những gì chúng ta
đang có trong Exechien. Anh em biết rằng Giăng và phúc âm của ông khoác lấy một
trong các sự tương tợ của các “đấng sống”. Phương diện chim ưng của cherubim là
điều Giăng đã phô diễn. Tôi không theo đuổi điều đó bây giờ, chúng ta sẽ trở lại
sau. Điểm chính của tôi lúc nầy là sứ điệp của Giăng liên hệ chặt chẽ với những
gì trong Exechien. Đây là khởi điểm, “Ngài phán điều đó chỉ về Thánh Linh mà kẻ
tin Ngài sẽ nhận lãnh; bởi bấy giờ Thánh Linh chưa ban xuống, vì Jêsus chưa được
vinh hóa”. Trước hết mọi sự, anh em phải đến với Người trên ngai trước khi
anh em có thể có con sông. Lời chú giải
của Giăng, trong đó ông ta đã chọn danh “Jesus”, để giới thiệu ngay về kỳ quan
và thực tế bao hàm và tổng quản trị nầy—ý tưởng thần thượng về con người. Có một
Người trên ngai, hay “sự tương tự như dạng của một người ở trên nó”( 1:26)., và
Giăng chép, “Jesus đã chưa được vinh hóa”, chọn danh hiệu của nhân tính Ngài,
danh làm người của Jesus.
Đến điều nầy, ý tưởng thần thượng về Người—trước hết với một
chữ “N” hoa, rồi sau đó với chữ “n” thường- vì xuyên qua Người sự đầy đủ thần
thượng sẽ được đổ ra cho cả cơ nghiệp Ngài. Hãy nghĩ về điều đó. Đức Chúa Trời
đã ấn định đổ chính Ngài, trong sự đầy đủ của Ngài, cho cơ nghiệp Ngài, xuyên
qua con người! Điều đó diệu kỳ! Nếu anh em quay đến Epheso 1:20-22 anh em thấy
điều nầy, “Ngài đã vận hành trong Đấng Christ, khi khiến Đấng ấy từ kẻ chết sống
lại, và làm cho ngồi bên hữu mình tại trên trời, vượt qua cả các bậc chấp
chánh, quyền bính, thế lực, chủ trị, và mọi danh xưng, chẳng những trong đời nầy
thôi đâu, mà cũng trong đời hầu đến nữa, và khiến muôn vật phục dưới chân Đấng ấy…”. Có
Người của anh em ở trên ngai. “khiến muôn vật phục dưới chân Ngài, lập Ngài làm
đầu mọi sự cho Hội thánh, là Thân Thể của Ngài, tức là sự đầy đủ của Đấng làm đầy
dẫy mọi sự trong mọi người.” Anh em biết điều gì trong thơ Epheso có liên quan
điểm nầy rồi: thứ nhất, Đấng Christ trên ngai; kế đến ngôi nhà- hội thánh, là
Thân thể Ngài, Người Mới, Người tập thể mà Ngài là Đầu, và rồi từ Ngài, tức các
dòng sông nước hằng sống sẽ đổ vào và xuyên qua ngôi nhà.
Con Sông Liên Quan Đến Ngôi Nhà
Để quán triệt và hiểu con sông, chúng ta phải nhìn nhận một số
điều khác mà Exechien phơi sáng cách rõ rệt như ngôi nhà. Vì ngôi nhà được cột
chặt với con sông, và con sông cột chặt với ngôi nhà. Điều đó rất diệu kỳ--chúng
ta sẽ bàn điều nầy trong hướng khác ở chỗ khác. Nhưng nếu anh em phác họa ngôi
nhà nầy như Exechien giới thiệu, trước hết mọi sự anh em sẽ có khu vực lớn của
ngôi nhà, hình vuông vức, mỗi cạnh đều nhau, rồi đến bên trong khu vực to lớn
đó, anh em có sân ngoài của ngôi nhà,
sau đó là sân trong của ngôi nhà, và chính ngôi nhà trong các phần chia. Nếu
anh em lấy hình vuông đó của toàn khu vực, và vẽ các đường chéo góc, từ góc
vuông nầy đến góc vuông kia, anh em sẽ tìm thấy điều gì ở trung tâm mọi vật,
nơi các đường vẽ cắt ngang? Anh em sẽ thấy bàn thờ, với con sông tuôn đổ ra.
Chúng ta sẽ lìa bàn thờ chốc lát, vì cớ có điều khác; nhưng như anh em thấy,
con sông phát nguyên ngay chính giữa trung tâm mọi sự-- nó ở trung tâm, và vì vậy
nó liên quan và vươn ra đến mọi sự khác. Đây là Đức Thánh Linh đang hoạt động
liên quan đến mọi sự.
a/ Ngôi Nhà Được Khải Thi:
Bây giờ hãy nhìn vào Exechien. Trước hết mọi sự, chúng ta có
Linh đang khải thị ngôi nhà. Anh em biết thế nào Linh thường thường ám chỉ đến
các lời tiên tri nầy: Ngài tuyệt đối vượt trổi—tất cả đều do Linh: “Linh cất
tôi lên…””Linh nắm tôi lên…””Linh cất tôi đi….”- mọi hoạt động của Linh. Trước
hết mọi sự Linh khải thị ngôi nhà.
Trước khi ý nghĩa thiết thực của sự đầy đủ sự sống có thể được
biết đến và bước vào, hay biểu lộ và biểu hiện, ngôi nhà của Đức Chúa Trời cần
được biểu lộ. Trước hết mọi sự, Đức Thánh Linh phải hành động với nhà Đức Chúa
Trời, đó là điều Ngài phải tìm đến. Đó là đích điểm của Linh trong thời kỳ phân
phát nầy. Hãy cẩn thận đừng đu đưa ra khỏi đích điểm của sự phân phát nầy. Có mọi
loại lưu tâm khác và các vật say mê, về tương lai và các sự việc khác, mà không
phải là đích điểm hiện hữu của Đức Thánh Linh., và dân chúng bị mắc vào niềm
say mê các đường hẽm và các cuộc triển lãm bên lề. Họ bị chúng nắm lấy và lôi
kéo trệch khỏi đường cái đối với chuyển động đặc biệt của Linh trong thờ kỳ
phân phát nầy. Cần hiểu rằng, hội thánh, ngôi nhà của Đức Chúa Trời, đó là đích
điểm của Linh, và chúng ta sẽ không bước vào giá trị và các lợi ích trong thủy
lưu đầy trọn của Linh, trừ khi chúng ta ở chung đường hướng với đích điểm của
Linh, là nhà của Đức Chúa Trời.
Dĩ nhiên có nhiều điều liên quan trong đó, nhưng chuyển động
đầu tiên là Linh đang bày tỏ ngôi nhà cho tôi tớ Đức Chúa Trời. Có đủ sức nhìn
nhận đích điểm của Linh trong thời kỳ phân phát nầy là một điều lớn, một điều rất
quan trọng và một điều rất thiết yếu. Mọi sự khác đều phải đứng chung đường với
điều đó. Thậm chí trong một bộ phận công tác cho Đức Chúa Trời, một bộ phận
công tác có giá trị, một bộ phận công tác tốt, một bộ phận công tác đáng khen,
nếu điều đó trở nên mọi sự, tạo ra một quỷ đạo cho chính nó, không có liên quan
đến đích điểm trung tâm, không thiết yếu làm một phần của chủ tâm đầy trọn của
Linh trong sự phân phát nầy, chúng ta sẽ không được biết sự đầy đủ của Linh mà
Chúa khao khát tỏ ra, và các hoạt động khác của Linh thuộc về thời kỳ phân phát
nầy.
b/ Ngôi Nhà Được Đo Lường:
Điều thứ hai là đo lường ngôi nhà. Có nhiều chi tiết về điều
nầy. Mọi phần nhỏ nhất đều được đo lường, và kích thước của ngôi nhà được buộc
chặt với nó. Linh đang kể lại chi tiết nhà Đức Chúa Trời, đưa ra ý niệm lớn lao
về nhà Đức Chúa Trời ra cách chi tiết. Có được ý tưởng hay ý niệm, tri thức lớn
về hội thánh là một điều—thí dụ như sứ đồ Phao-lô cũng chi tiết hóa hội thánh—cả
đến các phần rất nhỏ. Bởi vì chúng đều có liên hệ đến ngôi nhà, nên chúng không
thể là nhỏ mọn. Trong đời sống những kẻ tạo thành nhà Đức Chúa Trời, không có
gì là “tư riêng”, không có gì thuộc về lãnh vực khác. Mọi chi tiết đều đáng kể!
Tại sao lưu lại và tốn quá nhiều thì giờ, với quá nhiều nhọc nhằn để chỉ chú ý
đến bộ phận nhỏ bé ở đây, mảnh vụn bé xíu ở đó, để đo điều nầy và viết kích thước
lên đó vậy? Tại sao không am hiểu hết mà chỉ nói toàn thể sự vật là quá lớn?
Nhưng Linh đang tỉ mỉ, Linh đang cẩn thận, Linh đang kê khai mọi sự, Ngài không
bỏ sót điều gì. Nếu chúng ta bất cẩn, nếu chúng ta chễng mãng về mối liên hệ của
chúng ta với dân Chúa, với mục đích và các mối lưu tâm của Chúa, Đức Thánh Linh
không bằng lòng. Khi chúng ta bất cẩn, chúng ta làm vô hiệu hóa Linh, chúng ta
giới hạn Linh và vì cớ Ngài là Linh sự sống, chúng ta làm hại chính đời sống
mình.
Phao-lô, vị kiến trúc sư lớn, bậc thấy bàn rất kỹ về nhiều chi tiết trong mọi lãnh vực của đời
sống—đúng ra, Đức Thánh Linh làm như vậy xuyên qua Phao-lô. Chúng ta phải đến
cùng lời Đức Chúa Trời, điều đó rất quan trọng. Anh em hãy đọc Kinh thánh, và đọc
cách cẩn thận! Tôi thường nói điều nầy nhiều biết bao, anh em có thể thường thấy dân Cơ Đốc tốt mà lại
vi phạm kinh văn cách hiển nhiên, trong các lối khác nhau. Có đôi điều Kinh
thánh nói đến, và đây là đôi điều mà là một sự tương phản tuyệt đối. Tại sao?
Không vì cớ họ làm cách có suy tính kỹ càng. Họ không đọc kinh văn. Đức Chúa Trời
đã ban lời, và Ngài ghen tương về mọi phần trong đó. Nếu anh em và tôi thực sự ở dưới sự cai trị của Đức
Thánh Linh, chúng ta sẽ bị kiểm soát cách chi tiết. Đáng chúc tụng Đức Chúa Trời,
Ngài ở trong chúng ta, Ngài là khả năng để đạt đến các chi tiết.
c/ Ngôi nhà được điều khiển hay xếp đặt:
Chúng ta nhận thấy Linh đang điều khiển ngôi nhà, chỉ dẫn vật
nầy thuộc về chỗ nào, vật kia đặt ở đâu, vật đó có tác nhiệm đặc biệt nào. Ngài
đang phân định chỗ tác nhiệm và các mối liên hệ mọi nơi. Đối với Ngài, mọi sự
là một toàn thể, tạo ra một trật tự thần thượng. Không có gì độc lập, không có
gì là không hòa hợp, mọi sự đều là một toàn thể đẹp đẽ và cân xứng. Nhà của Đức Chúa Trời là một trật tự.
Anh em hiểu tại sao tôi nói lời giới thiệu đó. Vì không có thể
tránh khỏi điều đó. Nếu chúng ta muốn biết sự đầy đủ của con sông, chúng ta phải
chịu ở dưới sự đầy đủ của Đức Thánh Linh về thứ tự trong nhà Đức Chúa Trời. Điều
đó không chỉ có ngụ ý trong các buổi nhóm. Chúng ta là nhà Đức Chúa Trời, ở bất
cứ chỗ nào, mọi nơi, mọi lúc, chớ không chỉ khi họp lại mà thôi. Theo quan điểm
thiên thượng, chúng ta vẫn là nhà Đức
Chúa Trời thậm chí khi chúng ta không họp lại, và chúng ta phải ở dưới trật tự
nầy của nhà Đức Chúa Trời.
Điều nầy không thể nói là quá nhấn mạnh đâu, vì cớ là điều nghiêm trọng, cột chặt
cuộc sống chúng ta rất nhiều. Điều đó ngụ ý sự khác biệt giữa sự mở rộng và sự
hạn chế, hoặc chúng ta có được Thánh Linh cai trị cách rất có trật tự hay
không. Nếu chúng ta từ bỏ địa vị mình hay nắm chỗ đứng mình, chúng ta gây sự
tàn phá khủng khiếp cho nhà Đức Chúa Trời, chúng ta lật đổ kế họach Đức Thánh
Linh trong mối liên hệ đặc biệt của chúng ta. Hãy xác quyết rằng chúng ta đang ở
đây là do Đức Thánh Linh đặt để và xức dầu chúng ta cho điều đó và cho chúng ta biết
điều mà Ngài đã gọi chúng ta.
Các tác nhiệm thì nhiều. Có biết bao phương diện của nhà nầy.—tất
cả đều xác định, có liên quan với nhau. Nhưng phải do Đức Thánh Linh chỉ định,
không do con người bổ nhiệm. Đừng cho con người—con người hay một phần của tổ
chức- bổ nhiệm anh em. Sự bổ nhiệm, thậm
chí có do các con người kỉnh kiền, cũng phải từ Linh.
d/ Ngôi Nhà Được Bày Tỏ Hay Biểu Hiện
Trong chỗ thứ tư, chúng ta thấy Linh ủy nhiệm và truyền lệnh,
“Hỡi con người, khá cho nhà Y-sơ-ra-ên biết nhà nầy, hầu cho chúng nó xấu hổ về
tội lỗi mình” (Exech. 43:10). Đây là một sự cung phụng, trước khi anh em bày tỏ anh em phải thấy. Nhưng đường lối tốt
nhất để bày tỏ ngôi nhà là gì? Không thảo luận, suy nghĩ nhưng biểu hiện nó.
Chúa muốn điều gì là một sự giới thiệu về ngôi nhà? Đây là nguyên tắc- có ngôi
nhà biểu hiện thực sự đây hay đó, đến nỗi dân Đức Chúa Trời biết nơi nào có ân
phước Đức Chúa Trời, nơi
nào có con sông và có sự sống, nơi nào có sự đầy đủ thuộc linh. “Khá cho nhà
Y-sơ-ra-ên biết nhà nầy”.Có lẽ không bao giờ có một thời kỳ nào khi có nhu cầu
lớn lao, là nên có một gương mẫu về nhà Đức Chúa Trời, nơi anh em thấy con sông đang tuôn đổ, nơi có thực tế.
Đây là sự quản trị của Người và ngai—Linh đang vận hành trong
liên quan với Người vinh hóa trên ngai: “Thánh Linh chưa ban xuống, vì Jêsus
chưa được vinh hóa”. Giăng dùng thì quá khứ, ông ta như có thể nói thêm”-
“Jesus bây giờ đã được vinh hóa, Linh đã được ban cho bây giờ”. Người đang ở
trên ngai. Chiếc bình hay ống dẫn được chọn lựa của Đức Chúa Trời đã đổ chính
Ngài ra là Người vinh hóa đó, mọi điều nầy là công tác của Linh: quản lý các
quyền hành, quyền thủ lãnh, quyền bính và trật tự của Người vinh hóa đó và của
ngai thiên thượng đó—tôi đang bàn theo các giới hạn của thơ Epheso, có lẽ anh em
nhận thấy?
Anh em thấy, bây giờ ngai là ngai của một Người. Quyền bính Đức
Chúa Trời được phú trong Người vinh hóa. Đó là quan niệm và ý tưởng Đức Chúa Trời
khi tạo nên con người. Chúa làm nên con người để quản trị…và Linh đang làm cho
điều đó nên kiến hiệu. Mọi điều thiết yếu cho con sông, chúng ta cần giữ chặt
là: ngôi nhà, sự cai trị thiên thượng về ngôi nhà, quyền bính tối thượng của Đức
Thánh Linh trong mọi việc liên hệ đến ngôi nhà. Tất cả những gì con sông ngụ ý
đều liên quan đến ngôi nhà, hội thánh, Thân Thể Đấng Christ. Chúng ta sẽ tìm thấy
sự cai trị tối thượng của Người trong vinh quang do Đức Thánh Linh ở đâu? Nếu
không ở trong hội thánh, thì không ở trong đâu cả. Điều thiết yếu là chúng ta
phải ở trên lập trường của nhà Đức Chúa Trời.
Nhân Tố Hiệp Nhất Hóa Của Danh Chúa
Dĩ nhiên hội thánh nầy, nhà nầy của Đức Chúa Trời, không tìm
được tại đây trên đất hiện nay theo đường lối trực tự, theo khuôn mẫu đó. Đó là
nhà thuộc thiên, nhà thuộc linh, nhưng là một thực tế, không chỉ là một ý tưởng.
Khi anh em và tôi tiếp lấy lập trường tập
thể trong Đức Thánh Linh, thậm chí với một tín đồ khác, tại một địa phương,
chúng ta có điều gọi là lập trường của ngôi nhà hay hay hội thánh. Khi chúng ta
nhóm lại một số người trong danh Chúa Jesus, không do loài người lập nên, nhưng
do Linh, chúng ta có cùng lập trường. Điều quan trọng là Đức Chúa Trời nhìn nhận
lập trường như vậy. “Nơi nào có hai hay ba người được họp lại trong danh Ta”,
chớ không phải hô la: “chúng ta hãy nhóm, hãy mở buổi tương giao, lập hội
thánh…”.—không, nhưng “được họp lại trong danh Ta, Ta ở đó” (Mathio 18:20). Đó
là lập trường hội thánh. Cứu cánh là: “Đức Jehovah ở đó” (Exech. 48:35), và bất
cứ nơi nào có thể nói như vậy, đó là ngôi nhà, là hội thánh. Đó là điều thuộc
linh, không phải việc sắp xếp; tổ chức do chúng ta quyết định, nhưng vì cớ
chúng ta thuộc về Chúa, chúng ta mang danh Ngài, vì cớ chúng ta họp trong danh,
danh hiệp nhất đặt trên chúng ta, Ngài đang ở đó. Danh là nhân tố hiệp nhất lớn
lao.
Có một lời về điều nầy trong Giăng 10 : “Ngài kêu tên chiên
mình” (câu 3). Tên nào? Ngài không gọi tên chiên Ngài là ‘Tom’, ‘Dick’ hay
‘Henry’ hay các tên nào khác. Danh nào? Các phúc âm không đưa ra ý nghĩa đầy đủ,
các sách ấy chép các ẩn dụ, các hình thể, nên các lẽ thật lớn trong phúc âm được
giới thiệu và biểu thị về sau. “Danh đáng tôn là danh đặt cho anh em” (Gia
2:7). “Báp-têm vào danh của Jesus” (Sứ 19:5). Chúng ta được gọi bằng danh Ngài.
Trước kia tôi đã đưa ra lời minh họa về những gì tôi đã thấy ở
Đông phương. Vào một dịp kia, tôi ở nơi hoang dã. Tôi thấy một số gã chăn chiên
dẫn bầy mình từ nhiều hướng khác nhau đến giếng nước, sau khi đã đến, các bầy
chiên dê trộn lẫn nhau, còn các kẻ chăn chiên thì bước ra và nói chuyện, bàn
cãi. Tôi nghĩ thầm, chiên lộn mất rồi, làm sao họ lựa bầy mình ra. Khi họ đã
nói chuyện xong, các gã chăn chiên chia tay, đi về các hướng khác nhau. Một gã
đi ra, bỏ mặc bầy mình xen lẫn trong đó. Bằng một cử chỉ khác thường, anh ta khởi
sự dùng một tiếng kêu, một âm thanh—tôi gọi đó là một danh mà tôi không thể bắt
chước. Anh ta gọi lại, và âm thanh vang dội.
Tôi thấy một bầy bắt đầu tẻ đám đông, rồi mọi con chiên thuộc về anh ta
đều đi về phía anh ta. Gã ấy chỉ dùng một lời, một danh mà chúng biết. anh ta gọi
chúng, không phải tên của chúng, nhưng chỉ bằng một danh, danh đó thống nhất
chúng, làm chúng hiệp nhất với người chăn.
Đó là sự ứng nghiệm trực tự những gì Jesus phán: “chiên Ta
nghe tiếng Ta, Ta biết chúng, và chúng theo Ta” (Giăng 10:27). Đó là danh làm
hiệp một. Đó là lập trường của ngôi nhà, lập trường của hội thánh. Chúng ta được
cột chặt bởi danh. Nếu chúng ta nhận lập trường nầy, chúng ta ở trong đường lối
của Linh, chúng ta ở trong đường lối sự sống. Chúng ta biết câu: “Ta ban cho họ
sự sống đời đời”—đó là đường sự sống—“và không một ai giựt chúng khỏi tay Ta”- đó
là con đường an toàn (câu 28). Đó là ý nghĩa của lập trường tập thể. Có giá trị
và tầm quan trọng bao la trong đó, cho sự an toàn và thực phẩm.
Con sông và Sự Phục Sinh
Trở về cùng Exechien đó là con đường của con sông. ”Các con
sông nước sự sống”. Khi Jesus dùng các lời đó, Ngài ở trong đền thờ vào dịp lễ
lều tạm. Anh em biết lễ hội lều tạm có một
đặc chất mà không lễ tiệc nào có. Nó có ngày thứ tám trọng thể. Ngày thứ tám là
“ngày cuối, ngày trọng thể của kỳ lễ” (Giăng 7:37), nó làm cho lễ nầy khác biệt
các lễ khác. Ngày thứ tám là gì? Đó là ngày Cơ Đốc đầu tiên, ngày của sự phục
sanh. Số 8 luôn luôn là con số phục sinh. Ngày thứ tám trở nên ngày đầu tiên. Tại
đây anh em có luật của âm giai: 8 lặp lại
1. Ngày thứ 8 là ngày đầu, đó là ngày của sự phục sinh, ngày của sự sống, sự đầy
đủ của sự sống. “Chúc tụng Đức Chúa Trời và Cha của Chúa chúng ta là Jêsus
Christ! Ngài theo sự thương xót cả thể của mình mà tái sanh chúng ta để được hi
vọng sống bởi sự từ kẻ chết sống lại của Jêsus Christ, lại để được cơ nghiệp
không hư nát, không ô uế, không suy tàn, để dành cho anh em ở trên trời” (1
Phiero 1:3-4). Đó là ngày thứ tám của cơ nghiệp—ngày của sự phục sinh—lễ tiệc lều
tạm. Đó là sự sống. sự sống dư dật, đó là “các con sông nước sự sống”, trong sự
phục sinh liên hiệp với Ngài bởi đức tin./.